Tại sân của Nhà truyền thống nhà máy Thủy điện Hòa Bình có một
khối bê tông hình quả oản. Trên đó có tấm biển khắc dòng chữ: "Thư Gửi Các
Thế Hệ Tương Lai". Cho đến hôm nay, xung quanh chuyện lá thư này có rất
nhiều huyền thoại.
Tại sao lại có lá thư đó? Ai viết? Những ai tham gia bỏ lá thư vào khối bê tông? Tại sao đến năm 2100 mới được mở? Và lá thư đó viết điều gì?
Tại sao lại có lá thư đó? Ai viết? Những ai tham gia bỏ lá thư vào khối bê tông? Tại sao đến năm 2100 mới được mở? Và lá thư đó viết điều gì?
Nhân kỷ niệm 25 năm nhà máy Thủy điện Hòa Bình đi vào hoạt động,
Hòa Bình Mến Yêu xin giới thiệu lại bài viết về bí mật đó của một người trong cuộc.
Thứ hai, ngày 31 tháng 1 năm 1983, trên trang nhất báo Nhân Dân
trang trọng đưa tin "Hoạt động của đoàn đại biểu Thanh niên Cộng sản Liên
Xô" trong đó có đoạn "Tại Công trường Thanh niên Cộng sản, đông đảo
cán bộ, công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã tổ chức mít-tinh nồng nhiệt
chào đón các đại biểu đến thăm công trường. Trong không khi dạt dào tình hữu
nghị anh em, đồng chí Vũ Mão và đồng chí V.M.Mi-sin long trọng chuyển bức thư
"Gửi thế hệ trẻ Việt Nam mai sau" vào kho lưu trữ...".
Sự kiện này diễn ra sau lễ ngăn sông Đà đợt I và khởi công xây dựng
Nhà máy Thủy điện Hòa Bình 18 ngày.
Tất cả thông tin về "Thư Gửi Các Thế Hệ Tương Lai" chỉ có vậy,
và cái "kho lưu trữ" đó thực chất chỉ là một khối bê tông hình quả oản
có cạnh đáy 2 mét, chiều cao 1,8 mét, cạnh trên 0,8 mét nặng gần 10 tấn.
Hồi đó, chúng tôi ở trên công trường Thủy điện Hòa Bình và cũng
được nghe lõm bõm về lá thư đó và cũng chỉ được nghe giải thích là đến năm
2100, nhà máy hết hạn sử dụng phải phá đi thì lúc đó mới được mở lá thư ra xem.
Trong một lần đi với ông Ngô Xuân Lộc nguyên Phó Thủ tướng Chính
phủ và năm 1982 là Tổng Giám đốc Tổng Công ty xây dựng nhà máy thủy điện Hòa
Bình, tôi có hỏi ông về chuyện này... Rồi tiếp theo, tôi lại được gặp ông Đỗ
Xuân Duy, nguyên là thư ký của cố Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phan Ngọc Tường, và trước
đó là Tổng Giám đốc tiền nhiệm của ông Lộc.
Câu chuyện về lá thư được tái hiện như sau.
Khi nhà máy chuẩn bị được khởi công thì ông Bagachencô, Trưởng
đoàn chuyên gia Liên Xô có nói là theo thông lệ ở Liên Xô và một số nước trên
thế giới. Những người xây dựng đập thủy điện thường viết một lá thư và bỏ vào một
chiếc chai thủy tinh và chôn vào lòng đập và thường gọi là "lá thư gửi hậu
thế". Thấy đây là ý tưởng cũng hay và mang màu... huyền thoại nên lãnh đạo
Tổng Công ty đã báo cáo lên đồng chí Đỗ Mười, khi đó là Phó chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng, Trưởng ban chỉ đạo xây dựng Thủy điện Hòa Bình.
Sau khi được đồng chí Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng
và đồng chí Đỗ Mười cho phép, lãnh đạo Tổng Công ty mời một số nhà văn, nhà
báo, nhà tri thức tham gia viết lá thư. Tuy nhiên, đồng chí Đỗ Mười cũng khuyên
là vì Việt Nam không có tục lệ này, cho nên không được "chôn" vào
lòng đập mà đặt ở chỗ nào trang trọng. Và thế là sau khi bàn bạc với chuyên gia
Liên Xô, lãnh đạo Tổng Công ty quyết định đặt lá thư đó vào lòng khối bê tông.
Số lượng người tham gia viết khá nhiều trong đó có cả Bí thư đảng ủy Đoàn chuyên gia Liên Xô, đồng chí Giaseplin. Để chọn lựa những lá thư hay nhất Đảng ủy Tổng Công ty cử hẳn ra một nhóm soạn thảo, nhưng "rất bí mật".
Số lượng người tham gia viết khá nhiều trong đó có cả Bí thư đảng ủy Đoàn chuyên gia Liên Xô, đồng chí Giaseplin. Để chọn lựa những lá thư hay nhất Đảng ủy Tổng Công ty cử hẳn ra một nhóm soạn thảo, nhưng "rất bí mật".
Ông Đỗ Xuân Duy kể lại rằng: Lá thư hiện nay để trong khối bê
tông là một công trình tập thể bởi lấy ý hay, lời đẹp từ nhiều lá thư. Nhưng chắc
chắn là có đoạn văn của hai người đó là nhà báo Thép Mới và Giaseplin. Vì là
người đã dịch lá thư đó từ tiếng Việt ra tiếng Nga, hơn nữa, lời văn trong lá
thư lại rất nuột nà, mang "nét" như giọng văn của bài "Cây tre
Việt Nam", cho nên ông Duy đã thuộc lòng, thậm chí từng dấu phảy, dấu chấm.
Tuy nhiên, ông tôn trọng cái sự bí mật "gửi thế hệ đời sau" cho nên
chỉ đọc cho tôi một vài đoạn ngắn.
Đoạn mở đầu là của nhà báo Thép Mới: "Hôm nay, trước núi Tản,
sông Đà, những Sơn Tinh của thời đại mới - những người xây dựng Thủy điện Hòa
Bình Việt Nam và Liên Xô gửi đến các thế hệ trẻ Việt Nam mai sau những dòng tâm
huyết...".
Rồi tiếp theo, lá thư nói về những khó khăn: "Thế hệ chúng
tôi cơm chưa đủ no, áo chưa đủ ấm, những chúng tôi vẫn chắt chiu và quyết tâm
xây dựng công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, biểu tượng tốt đẹp của tình
hữu nghị Việt - Xô cho đời đời con cháu mai sau".
Còn đồng chí Giaseplin thì có đoạn: "Hòa Bình - tên gọi của
công trình là biểu tượng tuyệt đẹp và ước mơ của toàn nhân loại".
Vậy tại sao lại phải đến năm 2100 mới được mở?
Về việc này, có hai ý kiến giải thích.
Thứ nhất, đã là thư gửi "thế hệ đời sau" thì có nghĩa
là lúc đó, những người sinh ra vào lúc Thủy điện Hòa Bình khởi công, có lẽ
không còn mấy người, và những công nhân, kỹ sư... tham gia xây dựng nhà máy
cũng đã thành người "thiên cổ" từ lâu.
Thứ hai, vào năm 2100, lớp bùn dưới lòng hồ đã dày thêm khoảng
56m, như vậy là không thể phát điện được nữa. Cần phải cho nhà máy nghỉ ngơi để
nạo vét lòng hồ, hoặc phá bỏ nhà máy... Và lúc đó mới mở lá thư cho thế hệ ngày
đó biết ngày xưa, lớp cha ông đã lao động như thế nào.
Lá thư viết xong và đã được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước
duyệt.
Còn nghi lễ đặt lá thư cũng được tiến hành rất cầu kỳ, đặc biệt
là việc lựa chọn... Bốn người đế bắt 4 vít gắn tấm biển với khôi bê tông.
Bốn người được lựa chọn theo tiểu chuẩn như sau:
Phải có già, có trẻ. Phải có nam có nữ. Phải có Việt Nam và Liên
Xô. Và phải có người... trên trời và người... dưới đất.
Phải có già có trẻ thì không khó. Hai người được chọn là đồng
chí Vũ Mão, khi đó là Bí thư thứ Nhất Trung ương Đoàn và đồng chí Misen, Bí thư
Đoàn thanh niên Công sản Liên Xô.
Có nam, có nữ thì hơi khó hơn. Có nam thì dễ, nưng nữ thì chọn
ai? Chị Lê Thị Ngừng, công nhân lái máy xúc EKG, sau này là Anh hùng lao động
được đề cử. Một nữ kỳ thủ vô địch thế giới người Grudia ở trong đoàn đại biểu
thanh niên Liên Xô cũng được giới thiệu.
Nhưng còn... người trên giời và người dưới đất thì ai đây?
Người dưới đất thì là Tổng Giám đốc Ngô Xuân Lộc, hoàn toàn xứng
đáng.
Nhưng còn người trên giời? Cuối cùng, mọi người chọn phi công vũ trụ thứ hai của
Liên Xô là chị Xavitxkaia.
Chiều ngày 30 tháng 1 năm 1983, tại sân nhà Điều độ Trung tâm. Một
buổi lễ long trọng được tổ chức với sự tham gia của 250 đại biểu thanh niên Liễn
Xô, 350 đại biểu thanh niên Việt Nam và hàng ngàn công nhân.
Đồng chí Ngô Xuân Lộc đọc lá thư bằng tiếng Việt, đồng chí
Giaseplin đọc bằng tiếng Nga.
Sau đó, hai lá thư được bỏ vào một chiếc thỏi đồng được khoan rỗng
và có nắp đậy rồi bỏ vào lòng khối bê tông.
Rồi tiếp theo, đồng chí Vũ Mão, Mi-sen; Ngô Xuân Lộc và
Xavitxkaia mỗi người một chiếc tuốc nơ vít bắt vít tấm biển thép có đề dòng chữ
"Nơi đặt lá thư gửi thế hệ đời sau" vào khối bê tông.
Buỗi lễ đã diễn ra trong sự trang nghiêm, xúc động và thiêng
liêng.
Nhưng mấy ngày sau, chả hiểu kẻ nào đã lấy đi một vít. Thế là
người ta cho hàn chặt lại.
Chúng ta hãy chúc cho nhau được sống đến năm... 2100 để được xem lá thư đó.
Lãng mạn thật!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét