Tống Văn Công |
LỜI
CHIA TAY VỚI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Tống
văn Công
Trong bản tự kiểm điểm ngày 22-2, ở phần “tự nhận
một hình thức kỷ luật”, tôi đã viết:
Là một đảng viên hơn 55 năm đứng trong hàng ngũ Đảng, sống thanh bạch, 82 tuổi còn làm việc hợp đồng, lúc nào cũng nghĩ về vận nước và sự suy thoái của Đảng, tôi nghĩ rằng, tôi không phải thuộc số không nhỏ đảng viên thoái hóa chính trị mà chính những người bảo thủ, giáo điều không sáng suốt chấp nhận đổi mới chính trị, khiến cho một Đảng cách mạng, anh hùng trong sự nghiệp giải phóng, nay trở thành một Đảng độc đoán, tham nhũng mới đúng là những kẻ suy thoái chính trị. Do đó tôi không thể nhận bất cứ hình thức kỷ luật nào có tên là suy thoái tư tưởng chính trị.
Tuy vậy, tôi không muốn tuyên bố từ bỏ Đảng mà
xin nhường cho Đảng quyền khai trừ mình. Bởi vì làm như vậy, tôi sẽ yên lòng rằng,
Đảng khai trừ tôi không phải là Đảng mà tôi từng tha thiết xin được gia nhập và
thề phục vụ suốt đời. Và có lẽ nhờ đó mà mai kia tôi sẽ không còn quá băn khoăn
về trách nhiệm đối với Đảng, không còn quá bức xúc cứ muốn góp ý xây dựng.Là một đảng viên hơn 55 năm đứng trong hàng ngũ Đảng, sống thanh bạch, 82 tuổi còn làm việc hợp đồng, lúc nào cũng nghĩ về vận nước và sự suy thoái của Đảng, tôi nghĩ rằng, tôi không phải thuộc số không nhỏ đảng viên thoái hóa chính trị mà chính những người bảo thủ, giáo điều không sáng suốt chấp nhận đổi mới chính trị, khiến cho một Đảng cách mạng, anh hùng trong sự nghiệp giải phóng, nay trở thành một Đảng độc đoán, tham nhũng mới đúng là những kẻ suy thoái chính trị. Do đó tôi không thể nhận bất cứ hình thức kỷ luật nào có tên là suy thoái tư tưởng chính trị.
Ngày 24 tháng 2 năm 2014, tôi nhận được văn thư
của đảng ủy cho rằng tự kiểm điểm của tôi “chưa đạt yêu cầu”, phải “nghiêm túc
viết lại bản tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật“. Cùng với văn thư trên,
có bản gợi ý nêu ra ba trường hợp mà theo Quyết định 47 -QĐ/TW là phải khai trừ:
“Có quan điểm ủng hộ hoặc tán thành đa nguyên chính trị, đa đảng; công khai phê
phán bác bỏ chủ nghĩa Mác -Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc tập trung
dân chủ của Đảng.”
Tôi hiểu,
Ban chỉ đạo muốn bảo rằng: Khuyết điểm của tôi là phải tự nhận hình thức khai
trừ ra khỏi Đảng. Không làm như vậy thì tôi gây khó cho tổ chức Đảng. Nhưng làm
như vậy thì thật là khó cho tôi. Bởi vì cho đến nay, tôi vẫn tự hào về cái ngày
là anh lính vệ quốc đoàn, viết đơn xin vào Đảng để được noi gương các đảng viên
trong giờ phút gay go của chiến dịch Cầu Kè năm 1950 (Trà Vinh) đã hô to “Các đảng
viên cộng sản! Xung phong!” Tôi vẫn tự hào ngày được vào Đảng, giơ tay thề hy
sinh chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập, thống nhất, dân
chủ cho nhân dân. Còn chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là gì thì, thú thật
không chỉ tôi mà cả các bậc đàn anh cũng chẳng hiểu!
Càng tự hào về lý tưởng cao cả mà mình đã bỏ cả
đời để phục vụ, tôi càng day dứt, xấu hổ vì sự thoái hóa, tham nhũng của một bộ
phận không nhỏ những người trong guồng máy lãnh đạo, khiến Đảng cầm quyền phạm
nhiều sai lầm, làm mất hết niềm tin của nhân dân, làm khoảng cách tụt hậu của đất
nước càng ngày càng xa so với các nước khu vực. Những người lúc nào cũng hô hào
kiên trì ý thức hệ lỗi thời, cấm không được tự diễn biến, thực ra, họ chỉ nhằm
duy trì quyền lực, khai thác “lợi ích nhóm”, làm giàu cho bản thân, bất chấp
thiệt hại của nhân dân lao động và đất nước. Giặc “nội xâm” bao giờ cũng là chỗ
dựạ của giặc “ngoại xâm”. Bất kể bọn bành trướng hung hăng ra rả khẳng định
toàn bộ Hoàng Sa, Trường Sa, cả “lưỡi bò” biển Đông là của Trung Quốc, lời họ
đáp lại chủ yếu vẫn là kiên trì “16 chữ vàng” và “bốn tốt”, vì đây là “đồng chí
cùng chung ý thức hệ”, cùng chống lại các thế lực thù địch phương Tây. Truyền
thống bất khuất, lòng tự tôn dân tộc bị xúc phạm nghiêm trọng, làm mất dần sự đồng
thuận xã hội trước hiểm họa đe dọa sự tồn vong của dân tộc, mà thực ra cũng là
sự tồn vong của chính Đảng cộng sản Việt Nam.
Vì những lẽ đó mà thời gian qua, tôi hết sức tự
kiềm chế, cố gắng tiếp tục đứng trong hàng ngũ Đảng để cùng với các đảng viên
chân chính trực tiếp đấu tranh, góp ý xây dựng Đảng, hi vọng những người lãnh đạo
nhận ra sai lầm, vứt bỏ ý thức hệ lạc hậu, tiến tới một Đại hội Đảng đổi mới lần
2: Đổi mới chính trị, thực hiện nhà nước pháp quyền đúng như các thể chế chính
trị hiện đại. Từ đó mà vực dậy niềm tin đang cùng kiệt của nhân dân, tiếp tục sứ
mệnh mà đảng viên và nhân dân giao cho.
Hôm
nay, con đường ấy đã bị chặn lại. Đau lòng lắm, nhưng phải đành vậy thôi! Từ giờ
phút này, từ ngày hôm nay, 25-2-2014, tôi xin nói lời chia tay với Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Ngày 25 tháng 2 năm 2014
Tống văn Công
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét