Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

PHÁT BIỂU CỦA DÂN BIỂU ÚC CHRIS HAYES VỀ NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM


Mặc dù họ đã bị chính phủ Việt Nam và các phương tiện truyền thông của đảng và nhà nước phỉ báng bôi nhọ, hai nhà hoạt động trẻ tuổi này đã được tôn vinh như những anh hùng dân tộc bởi cộng đồng quốc tế. Hành động can đảm của hai thanh niên trẻ tuổi hiên ngang đứng lên và công khai tuyên bố những gì họ tin là đúng là rất đáng được khen ngợi. Điều này còn đặc biệt hơn do họ có độ tuổi rất trẻ... Ông Chris Hayes (Dân Biểu đảng cầm quyền Lao Động vùng Fowler)

VỀ VỤ ÁN NHÂN VĂN GIAI PHẨM


NHỮNG HỒI TƯỞNG CỦA MỘT NHÂN CHỨNG

LTS : Kể từ tháng 8.1945, tức là từ khi Đảng cộng sản Việt Nam nắm chính quyền, rất nhiều vụ án oan khuất đã xảy ra trên đất nước dưới chế độ cực quyền và toàn trị. Có thể nói "Nhân Văn - Giai Phẩm" là một vụ án điển hình. Điển hình vì nó đánh thẳng vào tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ đã từng tận tụy đi theo đảng cộng sản và đã có công lao to lớn trong cuộc kháng Pháp giành dộc lập dân tộc. Điển hình vì hậu quả của nó ngay lập tức lan tỏa ra toàn xã hội, tạo tiền đề cho "vụ án xét lại - chống Đảng" và suốt hơn 30 năm qua nó gây nên nỗi ám ảnh khủng khiếp trong đời sống văn hóa - nghệ thuật - giáo dục nước nhà. Trong nhiều năm gần đây, từ khi có việc "cởi trói" văn nghệ sĩ hồi tháng 10.1987, người ta đã được biết nhiều hơn, chính xác hơn về những sự việc, những con người trong vụ án này.

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

HOÀNG VĂN CHÍ

Chân dung Hoàng Văn Chí (1913-1988)
Hoàng Văn Chí sinh ngày 01 tháng 10 năm 1913 mất ngày 06 tháng 7 năm 1988, bút danh Mạc Định, là một học giả người Việt. 

Ông gốc người Mường, hấp thụ văn hóa Tây Phương, tích cực tham gia kháng chiến chống Pháp, nhưng sau đó đã từ bỏ Việt Minh và di cư vào Namnăm 1954. Tại miền Nam, ông thất vọng với chế độ thời Ngô Đình Diệm nên tìm cách bỏ ra hải ngoại. Ông trải qua một thời gian ở Ấn Độ, và tìm hiểu thêm nhiều ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ và Phật giáo trên văn hóa Việt. Ông cũng từng sống tại Nhật, Pháp và một thời gian dài tại Hoa Kỳ.

Ông đã có tác phẩm dịch ra trên 15 thứ tiếng (From Colonialism to Communism) từ thập niên 1960 và là một ngòi bút chống cộng đầu tiên của người Việt trên bình diện quốc tế. Cho đến hôm nay, các tác phẩm và tài liệu của ông vẫn được sử gia quốc tế tra dùng như kinh điển về kinh nghiệm Việt Nam.

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 1


                      TỰA
 Dự định tìm lại dấu vết phong trào Nhân Văn Giai Phẩm đã đến với tôi từ cuối thu 1984, khi trở lại lần đầu, sau ba mươi năm xa Hà Nội. 1984, lúc ấy tôi chưa cầm bút, và 1954, khi rời Hà Nội, tôi mới lên mười. Như phần lớn học sinh miền Nam, tôi đã thuộc lòng không chỉ những câu thơ nổi tiếng của Trần Dần:
Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà
chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ
mà còn cả những câu thơ ít nổi tiếng hơn, nhưng không kém phần đau xót:
Trời vẫn quật muôn vàn tảng gió.
Bắc Nam ơi! Ðứt ruột chia đôi.
Tôi cúi xuống quỳ xin mưa bão
Chớ đổ thêm lên đầu họ, khổ nhiều rồi!

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 2


CHƯƠNG 3
GIAI PHẨM MÙA XUÂN

 Giai Phẩm Mùa Xuân do Hoàng Cầm và Lê Đạt chủ trương. Hoàng Cầm trong bài Con người Trần Dần[1], và sau này, trả lời phỏng vấn RFI, đều xác nhận Trần Dần không biết gì về việc in bài thơ Nhất định thắng vì lúc đó đang tham gia Cải Cách Ruộng Đất ở xa. Có lẽ là để gỡ tội cho Trần Dần. Sự thực Trần Dần có tham gia Giai Phẩm Mùa Xuân: Sau khi bị bắt lần thứ nhất, bị cấm trại 3 tháng, Trần Dần và Tử Phác bị gửi đi tham gia Cải Cách Ruộng Đất. Trong lời"thú tội", Trần Dần viết: "Sau thời gian đó, trên có cho tôi đi tham quan cải cách ruộng đất để tự cải tạo. Song, tôi lại dựa vào cái thế tham quan, cứ đi lại Hà Nội, tiếp tục quan hệ với một người vợ chưa được phép. Hơn nữa lại quan hệ với Hoàng Cầm, Lê Đạt, ra Giai Phẩm Mùa Xuân. Tuy là họ đề ra, song sau khi thống nhất trước với nhau là: “Tự do lấy bài tôi đưa vào”, thì tôi hoàn toàn đồng tình. Mỗi lần gặp lại thúc đẩy, dục dã, ra cho nhanh. Việc tập hợp bài vở, tôi không rõ chi tiết. Bài Lão Rồng là do tôi viết. Tôi ví đồng chí Văn Phác như tên lý trưởng đã chà đạp Lão Rồng[2]".

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 3


CHƯƠNG 5
 NỘI BỘ BÁO NHÂN VĂN

Nhân Văn Giai Phẩm do hai nhóm bạn cùng chí hướng hợp tác điều hành.
Theo Hoàng Cầm, ngay từ đầu năm 1955, Hoàng Cầm, Văn Cao, Lê Đạt, Trần Dần, Tử Phác, Đặng Đình Hưng, thường họp nhau, khoảng 5 giờ chiều, ở quán trà Phúc Châu của người Tầu ở phố Hàng Giầy[1] để bàn chuyện văn nghệ. Chính tại quán này, họ đã bàn nhau ra một số báo Tết và đó sẽ là Giai Phẩm Mùa Xuân. Báo Nhân Văn không có trụ sở, "toà soạn" là căn nhà của Trần Thiếu Bảo thuê, rất lớn, có nhiều buồng để làm nhà xuất bản, ở 25 Phan Bội Châu, Nguyễn Hữu Đang ở gần đấy; tầng trệt để mấy máy in nhỏ, chỉ in lặt vặt, những tờ báo to như Nhân Văn, kể cả các tập Giai Phẩm cũng không in được, phải in ở nhà Xuân Thu của Đỗ Huân[2].

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 4


CHƯƠNG 7
BIỆN PHÁP THANH TRỪNG

● Tình hình từ tháng 12/1956 đến tháng 2/1958
Nhân Văn Giai Phẩm xuất hiện từ tháng 8/1956 đến tháng 12/1956. Cuối tháng 12/1956, tất cả những tờ báo có khuynh hướng theo NVGP, đều bị đình bản.
 Từ 20 đến 28/2/1957, tại Đại Hội Văn Nghệ II, họp ở Hà Nội, có khoảng 500 đại biểu, Trường Chinh kêu gọi đấu tranh "đập nát" NVGP.
Tuy nhiên Trung Quốc chưa dẹp phong trào "Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng", cho nên Đảng Lao Động chưa thể mạnh tay với trí thức văn nghệ sĩ: đầu tháng 4/1957, Hội Nhà Văn chính thức thành lập thay Hội Văn Nghệ, Hoàng Cầm, Hoàng Tích Linh vẫn được bầu vào ban chấp hành.

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 5


CHƯƠNG 9
NGUYỄN HỮU ĐANG (1913-2007)

Nguyễn Hữu Đang là một trong những khuôn mặt trí thức dấn thân tranh đấu cho tự do dân chủ can trường nhất trong thế kỷ XX. Là cột trụ của phong trào NVGP, Nguyễn Hữu Đang đã bị bắt, bị cầm tù, bị quản thúc và mất quyền tự do phát biểu trong 59 năm, từ tháng 4 năm 1958 đến tháng 2 năm 2007, khi ông mất.
Là một trong những người hoạt động cách mạng trong phong trào Cộng sản từ khởi thủy, Nguyễn Hữu Đang sinh ngày 15/8/1913 tại làng Trà Vy, huyện Vũ Tiên, tỉnh Thái Bình, mất ngày 8/2/2007 tại Hà Nội. Theo bản "Tóm tắt quá trình hoạt động xã hội của Nguyễn Hữu Đang" do chính ông viết[1], thì từ 16 tuổi, Nguyễn Hữu Đang đã tham gia Học Sinh Hội[2] làm tổ trưởng và đã là đối tượng được kết nạp vào đảng, đó là năm 1929.

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 6



1 2 3 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
CHƯƠNG 11
 TRẦN DẦN (1926-1997)

40 năm sau Nhân Văn, Trần Dần đã chỉ thấy những hòm bản thảo của mình: 2/3 bị tiêu tán, mục nát, 1/3 còn lại bị kết án chung thân trong trạng thái nằm. Vậy mà vẫn viết. Viết đều. Bởi ông cho rằng viết hay ghi là phương pháp duy nhất nói chuyện với mình khi không thể nói được với ai.
 Từ 1958, "ghi trở nên một hình phạt", người thanh niên 32 tuổi ấy đã bị"đòn ngấm quá cuống tim rồi".
Tác phẩm chịu chung số phận với người: gần 30 tập thơ, 3 cuốn tiểu thuyết, và không biết bao nhiêu bản thảo đã bị mối mọt.

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 7


CHƯƠNG 13
VĂN CAO (1923-1995)

Văn Cao ở trong thơ, nhạc, họa, cho nên được giới nghệ thuật ba ngành mến phục. Là tác giả quốc ca, nhưng Văn Cao suốt đời bị chính quyền cộng sản nghi ngờ, tác phẩm bị trù dập, phân biệt đối xử.
Tìm hiểu cuộc đời của Văn Cao cũng là tìm hiểu giai đoạn lịch sử 45-46, mà các văn nghệ sĩ xuất thân từ nhiều ngành nghệ thuật khác nhau, nhiều thành phần chính trị và phi chính trị khác nhau đã theo Việt Minh để tranh đấu cho một lý tưởng: chống Pháp. Những Văn Cao, Phạm Duy, Tạ Tỵ, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Nguyễn Đình Thi, Lưu Hữu Phước,... đã có một thời hoạt động chung vai sát cánh, nhưng rồi chính trị sẽ phân lìa mỗi người một con đường, một chiến tuyến.

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 8


CHƯƠNG 14
PHÙNG CUNG (1928-1998)

Phùng Cung đại diện cho tất cả những người bị tù không có án, thậm chí không có lý do, hoặc lý do mơ hồ, khó hiểu, trong danh sách hàng trăm người bị xử lý nặng, hoặc hàng ngàn người đã "liên hệ" xa gần với NVGP. Mỗi cá nhân là một trường hợp, một chân dung bị xoá, bị đưa đi biệt tích, trong cô đơn, đau khổ.

Phùng Cung cũng là khuôn mặt văn nghệ sĩ cuối cùng trong nhóm NVGP mà chúng tôi đề cập trong loạt chân dung, trước khi bước sang địa hạt trí thức. Nhưng không có nghiã là những người khác không có giá trị: Mỗi con người đã góp phần vào việc đấu tranh cho dân chủ của Việt Nam từ đầu thế kỷ XX cho đến ngày nay là một giá trị, một biệt cách. Chỉ riêng trong phong trào NVGP không thôi, sự can trường của Hữu Loan không giống sự can trường của Phùng Cung. Lòng nhiệt tình của Phùng Quán không dễ ai sánh được. Sự đóng góp của Bùi Xuân Phái không giống Nguyễn Sáng. Kịch của Hoàng Tích Linh không giống kịch của Chu Ngọc. Mỗi văn nghệ sĩ là một chân dung mà ký ức lịch sử văn học sẽ không thể bỏ qua.

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 9


CHƯƠNG 15
CUỘC CÁCH MẠNG HIỆN ĐẠI ĐẦU THẾ KỶ XX

Trở lại những năm đầu thế kỷ XX, sau thất bại liên tiếp của các phong trào cần vương[1] và văn thân[2] một thế hệ kháng chiến mới hình thành với những trí thức khoa bảng nho học, trong hai chuyển động lớn: Phong trào Đông Du (1906-1908) do Phan Bội Châu lãnh đạo và phong trào Duy Tân (1905-1908) do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng chủ xướng. Hai phong trào này phát động tinh thần yêu nước, phát sinh hình thức kháng chiến hiện đại của các trí thức nho học, nguồn gốc của các tổ chức chống Pháp sau này.

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 10


CHƯƠNG 17

HỘI ĐỒNG BÀO THÂN ÁI
PHONG TRÀO ÁI QUỐC ĐẦU TIÊN TẠI PHÁP

● Phan Văn Trường thành lập hội Đồng Bào Thân Ái
Về sự thành lập Hội Đồng Bào Thân Ái - La Fraternité des Compatriotes, Phan Văn Trường viết: "Một ngày trong năm 1912, sau khi đưa đám một thiếu niên An Nam, học sinh trường Parangon [trường Nguyễn Thế Truyền học từ năm 1910], một số đồng bào đưa ra ý kiến lập Hội Ái Hữu Sinh Viên An Nam tại Pháp - Association amicale des étudiants annamites en France. Họ đề nghị tôi nghiên cứu dự trình để thực hiện càng sớm càng tốt. Tôi trả lời ngay: "Làm thì dễ, Pháp đã có luật 1/7/1901, tự do lập hội. Nhưng luật không chưa đủ, còn phải tính đến chính sách thuộc địa nữa. Các bạn nên biết, nếu ta lập hội mà không có phép, chính quyền thuộc địa sẽ tìm cách dẹp ngay"[1].

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 11


CHƯƠNG 19
KHẢO SÁT VĂN BẢN NGUYỄN ÁI QUẤC/QUỐC

 Sự khảo sát văn bản Nguyễn Ái Quốc dẫn tới sự xác định vai trò lãnh đạo phong trào Người Việt yêu nước của Phan Văn Trường trong giai đoạn đầu (1911-1920) và của Nguyễn Thế Truyền trong giai đoạn sau (1921-1927). Đó là cơ sở đầu tiên của phong trào Yêu Nước chống thực dân trên đất Pháp.

Từ 1927, khi Nguyễn Thế Truyền về nước, phong trào Yêu Nước sẽ do nhóm Trốt-kít tiếp tục lãnh đạo với Tạ Thu Thâu, Hồ Hữu Tường, Phan Văn Hùm, Huỳnh Văn Phương, Trần Văn Thạch... Những nhà ái quốc này, tới năm 1945, sẽ bị cộng sản thủ tiêu, trừ Hồ Hữu Tường sống sót vì trốn ở Hà Nội.

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 12


CHƯƠNG 21
PHAN KHÔI (1887-1959)

I ● Sự chôn vùi Phan Khôi
 Sau Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, từ thập niên 1930 Phan Khôi tiếp tục xây dựng nền móng mới cho Việt học, bằng phương pháp độc đáo: phân tích, phê bình và phản biện, cổ võ phải viết lịch sử cho đúng, kể cả các chi tiết nhỏ. Phải viết tiếng Việt cho đúng từng câu, từng chữ, từng chữ cái, từng chấm, phẩy. Phải dùng từ Việt và từ Hán Việt cho thích hợp. Phải hiểu Khổng học cho đúng. Sự tìm hiểu nguồn gốc ngôn ngữ và triết học Tây phương đi từ Thánh Kinh. Nữ quyền bắt đầu với Võ Tắc Thiên. Phan Khôi luôn luôn tìm đến nguồn cội để giải thích vấn đề. Là một nhà báo, nhưng không phải nhà báo bình thường. Là một học giả, nhưng không phải học giả cổ điển chỉ biết nghiên cứu. Phan Khôi là khuôn mặt học giả phản biện duy nhất của Việt Nam trong thế kỷ XX. Nhưng sự nghiệp văn học của Phan Khôi bị chôn vùi trong gần nửa thế kỷ[1].

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 13


CHƯƠNG 22
VỤ ÁN NAM PHONG

Tuy không chính thức có vụ án Nam Phong, nhưng sau khi Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Trác, chủ nhiệm và chủ bút Nam Phong bị xử tử năm 1945; tại miền Bắc, toàn bộ trước tác trên Nam Phong, được coi là tờ báo của thực dân do "trùm mật thám" Louis Marty điều khiển, bị khai trừ khỏi nền giáo dục và văn học. Tại miền Nam từ 1954 đến 1975, các nhà nghiên cứu như Thanh Lãng, Phạm Thế Ngũ... tuy có nhắc đến nguồn cội phát xuất Nam Phong, từ chính quyền thực dân, nhưng vẫn xác nhận giá trị Phạm Quỳnh và đưa Nam Phong vào chương trình giáo dục trung-đại học. Sự kết án Phạm Quỳnh của Nguyễn Văn Trung, chỉ là một hình thức phản phê bình, chống lại quan điểm Thanh Lãng và Phạm Thế Ngũ, nhưng không đủ bằng chứng thuyết phục.

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 14


CHƯƠNG 23
 NGUYỄN MẠNH TƯỜNG (1909-1997)

Ngày 30/10/1956, Nguyễn Mạnh Tường diễn thuyết 6 tiếng trước Mặt Trận Tổ Quốc tại Hà Nội -3 giờ buổi sáng, 3 giờ buổi chiều- về những sai lầm trong Cải Cách Ruộng Đất. Trường Chinh, Xuân Thủy và Dương Bạch Mai yêu cầu ông viết lại nội dung cuộc nói chuyện ứng khẩu thành văn bản. Ông viết lại với tựa đề:"Qua những sai lầm trong Cải Cách Ruộng Đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo",đánh máy làm hai bản, trao cho Trường Chinh và Xuân Thủy, chỉ giữ lại bản nháp viết tay. Bài chính luận sâu sắc, chủ đích phân tích những sai lầm của chế độ, từ Cải Cách Ruộng Đất ở thôn quê, sang Cải Tạo Tư Sản, quản lý mậu dịch ở thị thành, chỉ ra nguồn cội của sai lầm: vì chế độ chính trị không dân chủ; và trình bàyphương pháp sửa đổi: thực hiện những nguyên tắc của một nhà nước pháp quyền, trong một chế độ dân chủ.

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 15


CHƯƠNG 24
UNE VOIX DANS LA NUIT - CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT VÀ CẢI TẠO TƯ SẢN

Trong buổi nói chuyện trên RFI tháng 9/1995, trả lời câu hỏi: "Từ sự đoàn kết dân tộc thời toàn quốc kháng chiến 1946, đến thời kỳ phân hoá chia rẽ dân tộc chỉ có 10 năm. Tại sao?" Nguyễn Hữu Đang giải thích:

 "Có thể hiểu việc đó như thế này: Ngay trong cương lĩnh của đảng Cộng Sản Đông Dương cũng ghi rõ là làm cách mạng để tiến tới Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa. Cho nên 10 năm sau, nhất định nước Việt Nam phải tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội và muốn tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội thì phải tiến hành Đấu Tranh Giai Cấp, phải xóa bỏ địa vị, quyền lợi của hai giai cấp bóc lột là giai cấp địa chủ và giai cấp tư sản. Trước kia đoàn kết Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc, giờ đây phải Đấu Tranh Giai Cấp để tiến tới Chủ Nghĩa Xã Hội. Trong Đấu Tranh Giai Cấp như thế thì quyết liệt lắm, có ảnh hưởng chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Mao Trạch Đông là quá tả, rất ác liệt, (...) Chúng tôi chống, là chống cái chủ nghĩa Staline và chống chủ nghĩa Mao Trạch Ðông. 

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ CUỐI


CHƯƠNG 25
UNE VOIX DANS LA NUIT - VẤN ĐỀ TRÍ THỨC VÀ ĐỘC TÀI ĐẢNG TRỊ

Trong phần hai của tiểu thuyết Une voix dans la nuit, Nguyễn Mạnh Tường dùng hình thức đối thoại để mô tả cuộc chiến một mất một còn giữa người cộng sản và người trí thức, qua các cuộc nói chuyện tay đôi giữa Năng và Tổng Bí Thư; giữa Hiên và Đắc; giữa luật sư Mạn và bác sĩ Xuân. Người đọc tinh ý sẽ nhận ra Hiên và Mạn là hình ảnh Nguyễn Mạnh Tường, Đắc là Nguyễn Hữu Đang, người đến mời Nguyễn Mạnh Tường tham gia phong trào NVGP, và Xuân chính là bác sĩ Nguyễn Xuân Nguyên, người được chánh án Châu -Đặng Châu Tuệ- mời vào đảng Xã Hội cùng một lúc với Nguyễn Mạnh Tường. Tổng Bí Thư xuất hiện hai lần trong tiểu thuyết, lần đầu sau khi hoàn tất chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất -trên thực tế, trước tháng 10/1956, Trường Chinh làm Tổng Bí Thư, từ tháng 10/1956 đến tháng 9/1960, Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch kiêm Tổng Bí Thư- và lần thứ nhì, khi Đảng quyết định làm đám ma cho hai đảng Xã hội và Dân chủ[1] lúc đó Nguyễn Văn Linh làm Tổng Bí Thư.

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

SÁCH HIẾM XUẤT BẢN TRƯỚC NĂM 1975 TẠI MIỀN NAM

  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53  54   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95 

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

TRĂM HOA ĐUA NỞ TRÊN ĐẤT BẮC - HOÀNG VĂN CHÍ - KỲ 1


"... Nhược bằng bắt mọi người viết phải viết theo một lối với mình, thì rồi đến một ngày kia, hàng trăm thứ hoa cúc đều phải nở ra cúc vạn thọ hết." (Phan Khôi)

Mục lục

Lời tựa