Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

CHẾT DƯỚI TAY TRUNG QUỐC - KỲ 1

TÁC GIẢ NHỮNG CUỘC CHIẾN TRUNG QUỐC SẮP ĐẾN Những lời khen ngợi dành cho “Chết dưới tay Trung Quốc”

“Bản thân tôi đã thoát khỏi nanh vuốt của đảng Cộng sản Trung Quốc và bây giờ được hưởng một cuộc sống tự do ở Mỹ. Tất cả mọi người ở đất nước mà tôi yêu mến này cần phải hiểu rằng sự xâm lăng đối với quyền con người của chính phủ Trung Quốc không chỉ dừng lại ở biên giới Trung Quốc. Các lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc tin rằng họđang chiến đấu chống nền dân chủ và tự do, và chống lại bất kỳ chính phủ nào đang hỗ trợ các giá trị này. Chết dưới tay Trung Quốc là cuốn sách hoàn hảo để giải thích những nhà chiến lược của Bắc Kinh đang chiến đấu và đưa cuộc chiến tranh đó ra toàn thế giới như thế nào.”

CHẾT DƯỚI TAY TRUNG QUỐC - KỲ CUỐI


Phần III
Chúng ta sẽ chôn ngươi, theo phong cách Trung Hoa
8- Chết dưới tay hải quân biển xanh: Vì sao báo động đỏ từ việc gia tăng quân sự của Trung Quốc
Mọi quyền lực đến từ nòng súng.
Mao Trạch Đông

Lần cuối cùng mà hầu hết người phương Tây biết đến đến quân đội Trung Quốc là ngày 4 tháng Sáu năm 1989. Đó là ngày xe tăng cán lên xác người và xe đạp xung quanh Quảng trường Thiên An Môn, trong khi lính đặc nhiệm say mê nổ súng vào những cái bia sống là những người biểu tình bị dồn vào các bức tường Tử  Cấm Thành.

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

MÓN QUÀ DÀNH CHO QUÝ ĐỘC GIẢ CAO NIÊN, MẮT KÉM: AUDIO BOOKS

MÓN QUÀ DÀNH CHO QUÝ TÔN TRƯỞNG CAO NIÊN BÁCH HẠC

Click ngay các hàng tiểu tựa màu xanh để đi thẳng vào nơi quí bạn chọn, hoặc đi từ từ dần dần xuống để đọc đầy đủ hơn.

Hơn Nửa Đời Hư (Vương Hồng Sển) (4-Apr-2013)
Đường Tự Do Saigon (Nha Ca) (4-Apr-2013)
Cánh Đồng Bất Tận (Nguyễn Ngọc Tư) (4-Apr-2013)
Nắng Thu (Nhất Linh) (4-Apr-2013)
Uyên Ương Đao (Kim Dung)   26-Mar-2013
Tru Tiên (Tiêu Đỉnh)   26-Mar-2013
Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà (Victor Hugo)   26-Mar-2013
Tiểu Thuyết Hồ Biểu Chánh (5 quyển)   26-Mar-2013
o  Bạch Mã Khiếu Tây Phong (Kim Dung) 26-Mar-2013
o   Sở Lưu Hương (Cổ Long)
o   Những Người Thích Đùa (Azit Nezin)
o   Bố Già (Mario Puzo, Ngoc Thu Lang). <-- click ngay các hàng tiểu tựa để đi thẳng vào nơi quí bạn chọn.

VIẾT CHO NGÀY 30/04: NHỮNG SỰ THẬT CẦN PHẢI BIẾT (PHẦN 5) - MẤT! – NGÀY MÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM ĐÃ THỰC SỰ MẤT!

Đặng Chí Hùng  - Quá khứ đã qua, giờ là lúc nhìn lại quá khứ bằng lăng kính trung thực nhất để trả lại cho lịch sử những gì là của lịch sử. Từ ngày 30/4/1975, cái mất đã mất. Lúc này là lúc chúng ta đứng lên từ quá khứ đổ nát của dân tộc. 

Điều duy nhất an ủi chúng ta đó là chính nhờ cái mất đó mà chúng ta có cái được: Ít nhất là những người miền Bắc như chúng tôi đã được giải phóng bởi sự hi sinh của VNCH để chúng tôi không phải sống như dân Bắc Hàn ngày này. Và cũng nhờ cái mất đó mà người dân ngày nay nhìn nhận rõ cộng sản hơn. Để ai còn ảo tưởng về cộng sản nhận ra họ sai lầm...

'KẾ HOẠCH ĐỔI TIỀN CHI TIẾT' CÓ THỂ LÀM CHỈ TRONG 2 TUẦN!

Diễn Đàn Công Nhân tổng hợp - Hiện đang có khoảng 4 triệu tỉ đồng đang lưu hành, nếu đổi 1000 đồng cũ lấy 1 đồng mới, thì cần 4 ngàn tỉ đồng mới. Tờ lớn nhất 1000 đồng thì cần 4 tỉ tờ, tức 4 triệu kg, 4 ngàn tấn. Nếu mỗi chuyến bay đặc biệt chở 40 tấn, thì chỉ cần 100 chuyến. Vả lại không cần đổi hết 1 lần, mà vì muốn có HẠN ĐỊNH nên chỉ đổi 1/5, 1/10 số đang lưu hành mà thôi (số còn lại VC quỵt hết). Nếu chỉ đổi 1 triệu tỉ đồng trong số 4 triệu tỉ đang lưu hành, thì chỉ cần 1/4 số trên đây, tức 25 chuyến bay chở tiền. Mỗi ngày 5 chuyến thì chỉ trong 5 ngày là đủ.

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

UBND HUYỆN TRẢNG BOM "NGHIÊM KHẮC" PHÊ BÌNH GIÁO XỨ TRẢNG BOM GÓP Ý HIẾN PHÁP KHÔNG THEO Ý ĐẢNG

Dân Làm Báo - Trong thời gian qua, 28 giáo xứ Công giáo của huyện Trảng Bom đã tổ chức góp ý dự thảo Hiến pháp bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó là việc phổ biến Góp ý Dự thảo Hiến pháp của Hội đồng Giám mục Việt Nam. UBND Huyện đã gửi văn thư đến Linh mục Chánh xứ, "nghiêm khắc phê bình", yêu cầu "thu hồi ngay và không được tái diễn, tuyên truyền, tán phát..."

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

HỒI KÝ MỘT NGÀY GIÔNG TỐ CỦA TÂM PHONG - KỲ 1

Đại Lao Hỏa Lò Hà Nội
1      2      3      4
Một ngày giông tố và Những kẻ khổ nhục là hai phần của một tập hồi ký thời chiến, được viết bởi tác giả Tâm Phong, một chứng nhân và cũng là một nạn nhân của chế độ, thời kỳ Cải cách ruộng đất, xã hội Cộng sản trong cuộc chiến tranh hai miền Bắc Nam, tù cải tạo và cuối cùng là những năm trước đổi mới.

HỒI KÝ MỘT NGÀY GIÔNG TỐ CỦA TÂM PHONG - KỲ 2

Nhà Giam Hỏa Lò Hà Nội
1      2      3      4 
Kỳ 7
HỒI HAI – Hà nội
II Năm năm nối tiếp
Lúc đó, tôi đến nơi làm việc. Gần nửa đêm, cổng chùa đã đóng, bên trong mọi người đã tắt đèn đi ngủ, tôi đứng bên ngoài gọi:
– Anh Cương ơi, mở cổng cho em.
Gọi lần thứ hai, anh Cương ra mở cổng và hỏi:
– Chắc chú không ở được hàng Bạc nữa phải không?

HỒI KÝ MỘT NGÀY GIÔNG TỐ CỦA TÂM PHONG - KỲ 3

Nhà Giam Hỏa Lò Hà Nội

1      2      3      4 
Kỳ 11

HỒI HAI – Hà nội
II Năm năm nối tiếp
Gần năm năm sống trong chùa, nghe tiếng chuông ngân, hưởng mùi hương hoa ngào ngạt, tâm hồn tôi nhẹ nhàng, dễ chịu, Nơi cửa thiền tịch mịch đã xua đi vợi mùi ngột ngạt của cái gọi là đấu tranh giai cấp. Vì lẽ đó chế độ Cộng sản không muốn để một tôn giáo nào tồn tại ngoài tín ngưỡng vô thần. Nếu chủ nghĩa CS chiến thắng trên phạm vi toàn thế giới, chắc chắn nhà thờ, chùa chiền bị san bằng, thay vào đó là những tượng đài hai “đức chúa”Marx và Lénine. Nhân loại sẽ phải thờ hai “đức chúa”này. và mỗi nước thờ một ông “thánh sống”, chẳng hạn Việt nam thờ “thánh”Hồ chí Minh, Trung quốc thờ “thánh”Mao trạch Đông, Cuba…Fidel Castror, Triều tiên… Kim nhật Thành.

HỒI KÝ MỘT NGÀY GIỐNG TỐ CỦA TÂM PHONG - KỲ CUỐI

Kỳ 16
HỒI BA – Nhà tù
II – Trại cải tạo An thịnh
Ngày 28 tết, trung uý Nguyễn văn Hồng gọi tôi lên văn phòng, hắn hỏi:
– Gần đây, anh đã vi phạm nội quy?
– Thưa ông, tôi vi phạm gì? – Tôi bình tĩnh hỏi lại.

– Tại sao gặp ông Tưởng anh không chào?– Thưa ông, đúng thế. Nhưng các ông biết một mà chẳng xét hai. Nếu từ trước đến nay, gặp ông Tưởng tôi không chào là sai, nhưng gần đây mới thế là do ông Tưởng.

HỒI KÝ NHỮNG KẺ KHỔ NHỤC CỦA TÂM PHONG - KỲ 1

Những người Khổ Nhục
1      2      3
– Unfortunate people
“This is the voice of victim.
I hope to complete this work before closing my days”
Một buổi tối thứ bảy, tôi đến thăm anh Thư – một người bạn tù, đồng thời là thày Anh Ngữ của tôi ở trại Vĩnh quang. Năm 1972, Cộng sản không coi Anh ngữ là tiếng nói đế quốc nữa, bắt đầu cho học ở một số trường phổ thông. Tuy vậy, trong trại giam vẫn bị cấm đoán. Anh Thư phát âm tiếng Anh rất chuẩn, anh coi là sự nghiệp. Cả đời anh kiên trì học để thành tài. Sau khi có bằng tú tài văn chương, anh vào lính. Vì thạo ngoại ngữ, anh được chọn vào bộ phận thông tin cơ mật. Năm 1953, anh mắc một sai lầm nghiêm trọng về mật mã, bị bắt giam. Sợ bị đưa ra toà án binh xét xử, anh bỏ trốn ra vùng Việt minh kiểm soát. Là một cậu ấm về chính trị, lại có người anh cả theo Cộng sản nên 1954, anh không đi Nam. Sau này chính phủ của ông Hồ tiếp quản Hà nội, anh được coi là một trí thức trẻ yêu nước và được vào trường đại học nhân dân – một trường dành cho tầng lớp trí thức lưu dung, anh học được mấy tháng thì bỏ. Anh nói, chính trường này làm tôi sớm bừng tỉnh cơn mê. Các giáo viên là Trường Chinh, Phạm văn Đồng, Tố hữu và các cán bộ cấp cao khác của đảng dạy những thủ đoạn làm cách mạng. Họ dạy rằng: “mọi thủ đoạn là nham hiểm và tàn bạo đến mấy, nếu có lợi cho cách mạng, các đồng chí cứ làm… ”.

HỒI KÝ NHỮNG KẺ KHỔ NHỤC CỦA TÂM PHONG - KỲ 2

1      2      3
 Unfortunate people
 Kỳ 5
Ông Minh tù ở trại Vĩnh quang, được về năm 1974. Năm 1963 ông lên đường vào trại, gia đình bị cưỡng bức đi kinh tế miền núi. Năm 1969, gia đình ông cũng như hàng vạn gia đình khác liều lĩnh về Hà nội, đang trong tình trạng chiến tranh nên đảng khoan nhượng. Ông có tám người con, khi ông vắng nhà, vợ đi ngoại tình và ly dị. Chẳng phải riêng ông, phần lớn những người đi tù đều rơi vào cảnh vợ bỏ, con hư. Đầu năm 1976, vợ ông vào Nam. Bốn đứa con ra ga tiễn mẹ, chúng thấy bà khoác vai một gã kém tuổi đứa con trai cả của bà. Gã này đã có thời là con rể tương lai. Cả bốn đứa đứng xa khóc nhìn mẹ rồi bỏ về.

HỒI KÝ NHỮNG KẺ KHỔ NHỤC CỦA TÂM PHONG - KỲ CUỐI

Những Kẻ Khổ Nhục
1      2      3
Unfortunate people
 Kỳ 9
Tôi sống nhờ nhà chị có chiều hướng mỗi ngày một xấu thêm. Cũng may, thằng Lập vào trường đại học địa chất ở Phổ yên, hàng tháng chỉ về nhà một vài ngày bớt được một thành viên gây sự với tôi.
Ngày đổi tiền (4 – 5) Lập còn ở nhà. Tôi dành dụm được gần bốn trăm đồng, chị Hoa mang đi đổi lấy tiền mới, Lập nói:
– Nhà nước quy định, mỗi cá nhân chỉ được năm mươi đồng, mẹ cũng trả ông ấy như thế, còn bao nhiêu là tiền của gia đình.

TRỊNH CÔNG SƠN - 100 CA KHÚC CHỌN LỌC

100 CA KHÚC CHỌN LỌC - TRỊNH CÔNG SƠN

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

NÓI VÀ LÀM

Tôi không biết ông Thiệu,
Yêu mến lại càng không,
Nhưng buộc phải thừa nhận
Một thực tế đau lòng,

Rằng ông ấy nói đúng,
Thời còn ở Miền Nam:
“Đừng nghe cộng sản nói.
Hãy xem cộng sản làm!”

Tôi sống ở Miền Bắc
Sáu mươi lăm năm nay,
Và buộc phải thừa nhận
Một thực tế thế này:

Rằng ta, đảng, chính phủ,
Thường hay nói một đàng
Mà lại làm một nẻo.
Nhiều khi không đàng hoàng.

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

CHIẾN TRƯỜNG VIỆT NAM: CUỘC CHIẾN TRANH KHÔNG TUYÊN BỐ (TRỌN BỘ 12 TẬP PHIM)

CHIẾN TRƯỜNG VIỆT NAM: 1954-1975

GIỮA SỰ SỐNG VÀ CÁI CHẾT: TỘI ÁC ĐÁNH CẮP NỘI TẠNG NGƯỜI Ở TRUNG CỘNG

TỘI ÁC CỦA TRUNG CỘNG TRONG VIỆC MỔ ĐÁNH CẮP NỘI TẠNG PHIM HỒI HỘP VÀ NÍN THỞ VỀ MỘT VỤ KHÔNG TẶC
Over 300 people are believed to be held hostage in a Boeing 747 enroute from Sydney, Australia, to Los Angeles, California. The plane, under command of veteran pilot Captain John Prescott, is two hours from land; however, early reports suggest that a biochemical device hidden onboard the plane is timed to detonate within the hour. The device, believed to contain a nerve gas ten times deadlier than the Sarin gas released in a Tokyo subway in 1995, is reported to be tied to a countdown trigger with less than an hour remaining. Apparently disguised within passenger carry-on luggage, the bomb seems to have been planted not by a political terrorist, but by a madman acting in hopes of revenge. Alerted to the man's presence in Australia, both governments have begun the chase. The American FBI, present in Australia for security preparations in advance of the upcoming 2000 Olympic Games, have dispatched agents to work in collaboration with Australian police forces. Details at this point are unofficial, but sources indicate that the suspect's general whereabouts are known, and that active pursuit is currently in process. The world is holding its breath in hopes that the pursuit will be successful in time to save the lives of the 300 passengers currently at the mercy of a madman.

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

HỒI KÝ SÀI GÒN NGÀY DÀI NHẤT CỦA DUYÊN ANH - KỲ 1

1      2      3      4      KỲ CUỐI
SÀI GÒN TRƯỜNG CA
1.- Em thuở ấy còn hoa phong nhụy Trên bản đồ địa lý giáo khoa thư Rất thật thà và cũng rất ngu ngơ Anh mực tím vẽ giấc mơ viễn xứ Giấy trắng học trò viết tên em đầy vởViết đầy hồn tuổi nhỏ của anh xưa Chuyến tầu vô Nam còi thét trong mơ Nên ga bến chỉ đợi chờ tưởng tượng Thế đã đủ làm anh sung sướng Đủ làm anh chiêm ngưỡng em rồi Hỡi Sài gòn xa lạ của anh ơi Anh thầm gọi khi đất trời hiu quạnh Nuốt miếng nắng vàng lòng thôi mưa lạnh Và thèm bay như đôi cánh hạc hồng Đêm sách đèn chữ nghĩa chạy lung tung Ngày trường lớp cũng uổng công thầy dậy Cái bảng đen mịt mù sao anh thấy Xa nơi anh lộng lẫy một Sài gòn Một Sài gòn tươi mát ngọt ngon Đang vẫy gọi lời mật ong say đắm Bước chân đời hiền ngoan nhưng chậm lắm Anh theo nhanh mà vẫn cứ dại khờ Sài gòn ơi, biết đến bao giờ Anh khôn lớn để ước mơ đầy tuổi 2.- 

HỒI KÝ SÀI GÒN NGÀY DÀI NHẤT CỦA DUYÊN ANH - KỲ 2

1      2      3      4      KỲ CUỐI
CHƯƠNG 2
Tôi vụt thức khi thấy cổ họng mình khô rang. Ngó dạ quang của đồng hồ: 2 giờ 48 phút. Thì ra tôi đã chợp mắt trong cơn sợ hãi. Thuốc lá làm họng tôi khô, lưỡi tôi khô, môi tôi khô nhưng rượu đã không làm tôi say. Rượu đủ. Đó là tên truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu. Rượu chưa đủ, không đủ khả năng trấn áp nỗi sợ biển máu của tôi. Có lẽ, thuốc phiện đủ khả năng ấy. Tôi thèm được nằm bàn đèn với Nguyễn Mạnh Côn - với Hoàng Hải Thủy thì nhất - hút vài cặp. Thuốc phiện sẽ bắt tan loãng mọi sợ hãi. Nếu ta say, thuốc phiện giúp ta thoát thực tại ưu phiền, đưa ta lên cõi phiêu bồng lâng lâng. Thuốc phiện lâu say mà say lâu. Và hễ say, dao kề cổ vẫn tỉnh bơ, bởi chẳng còn ý thức nổi không gian, thời gian, nói chi sự việc quanh mình. Dẫu mắt vẫn mở. Mắt mở không phải là thức. Dù mắt nhắm. Mắt nhắm không phải là ngủ. Tai vẫn nghe người nói song không biết trả lời Lý Bạch mới say rượu mà đã trở thành thi bá và chết đẹp vì say. Thời nhà Đường, Trung Hoa chưa "sáng tạo" được dọc tẩu, đèn dầu lạc và cung cách nằm hít tô phe, nên Lý Bạch đã chưa phiêu diêu trong cõi say phù dung. Do đó, nhân loại vẫn thiếu những bài thơ trác tuyệt của thi sĩ thịnh Đường. Giá tôi được chết say thuốc phiện, tôi sẽ hoan hỉ vô cùng. Tôi sẽ vượt khỏi sợ hãi chờ chết. Hạnh phúc cho những nhà văn nào bị cộng sản đánh dấu, bị thất bại di tản, đang chong ngọn đèn dầu lạc soi tâm sự và thả tâm sự ấy theo khói thuốc phiện vào giây phút mà cái thòng lọng thù hận đang xiết chặt dần cổ mình.

HỒI KÝ SÀI GÒN NGÀY DÀI NHẤT CỦA DUYÊN ANH - KỲ 3

1      2      3      4      KỲ CUỐI
CHƯƠNG 5
10 giờ 40, mười phút sau lệnh đầu hàng cộng sản của Dương văn Minh, Đặng Xuân Côn và tôi ra vỉa hè trước cửa nhìn Sài gòn chờ đợi cộng sản vào. Tại sao chưa đánh đã đầu hàng? Tôi nghe rõ câu hỏi nghẹn ngào đó trong những ánh mắt ngơ ngác của người Sài gòn quanh tôi. Trời hết âm u, nhưng vẫn chưa có nắng. Vẫn thiếu nắng vàng rực rỡ. Dân Xóm Lách kéo lên. Lề đường Công Lý, gần nhà tôi đông nghẹt. Dẫu lòng ngổn ngang bối rối, tôi còn chút hạnh phúc trên những khuôn mặt buồn bã của đám dân "vô sản" Xóm Lách. Không một nụ cười. Khó tìm ra niềm hân hoan. Ngay cả những người đã truy nã kỹ thân phận mình, sự nghiệp của mình ròng rã hai mươi năm Việt Nam cộng hòa, thấy chẳng dính líu gì tới "nợ máu" với cộng sản, cũng hồi hộp vì "biển máu." Chưa bao giờ tôi thấy, kể từ nhận Sài gòn làm quê hương, một cảnh tượng Sài gòn não nề đến thế. Tôi có cảm tưởng Sài gòn đang sợ hãi cơ hồ tôi đang sợ hãi, cơ hồ mọi người đang sợ hãi. Xe cộ ngưng chạy. Những gia đình có "máu mặt" rút hết vào nhà. Cổng đóng kín mít. Cửa sổ gác cao he hé mở. Ai đã nhìn tôi qua ô cửa kính mắt lệ mờ?

HỒI KÝ SÀI GÒN NGÀY DÀI NHẤT CỦA DUYÊN ANH - KỲ CUỐI

1      2      3      4      KỲ CUỐI
CHƯƠNG 11
22 giờ 30. Tiếng loa réo gọi tham dự mít tinh chào mừng cách mạng thành công sáng sớm mai làm rung cửa kính. Côn đề nghị bật đèn. Tôi đồng ý. ánh sáng ngập căn phòng. Tàn thuốc lá bừa bãi trên bàn xa-lông. Chúng tôi đã uống cạn chai rượu thứ nhất. Thiếu úy Bảo và trung sĩ Thân thấm mệt. Tôi dục hai thằng em kết nghĩa đi ngủ.
- Các em yên tâm, không có chết chóc gì cả, không có biển máu. Một nhà cách mạng chính cống đã quả quyết với anh rằng, cách mạng đại xá, đại đại xá.

HỒI KÝ SÀI GÒN NGÀY DÀI NHẤT CỦA DUYÊN ANH - KỲ 4

CHƯƠNG 8
17 giờ. Đường phố Sài gòn ngập đầy bộ đội miền Bắc nón cối và giải phóng quân mũ tai bèo và cỏ đuôi chó. Cỏ đuôi chó mỗi lúc một đông thêm! Chắc ăn rồi, chắc ăn lắm rồi, lính sư đoàn 304 gây khí thế cách mạng. Xe tăng của cộng sản, trước sau chỉ có mười chiếc, nghiến xích sắt thị uy khắp đường phố Sài gòn. Xe tăng thị uy xong đến mô-lô-tô-va Liên xô và GMC Trung Quốc. Máy phóng thanh oang oang bài ca Giải phóng miền Nam của Lưu Hữu Phước.
Giải phóng miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

HỒI KÝ TRẦN ĐỘ - KỲ 1

1      2      3     4      5

Lời Đầu Sách
 Cái chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa của Việt Nam hiện nay nó tàn bạo hơn cả chế độ Tần Thủy Hoàng và sự dã man của chủ nghĩa phát xít Hít-le - Trần Độ
Trong những lúc xum họp với các con cháu trong nhà, hoặc những khi gặp gỡ bạn bè cũ và mới, tôi thường hay kể chuyện ngày xưa. Chuyện ngày xưa của tôi thường là những mẩu chuyện đời thường vui hoặc buồn, sâu sắc hoặc thú vị, có cái phong vị khác lạ mà trong cuộc sống ngày nay không hay có. Những người nghe câu chuyện đó của tôi thường bảo tôi là nên ghi lại, nên viết hồi ký.

HỒI KÝ TRẦN ĐỘ - KỲ 2


1      2      3     4      5
CHƯƠNG 8 CÂY GẠO BA ĐÊ
I
Chiều ngày mồng 9 tháng 3 nãm 1945 tôi có việc về nhà anh T. Cơ sở cách mạng ở làng Ngọc Giang. Một căn nhà lá lụp xụp tối tăm, nép mình trong một vườn chuối rậm rạp, nền nhà ẩm thấp, hơi đất bốc lên hôi và lạnh. Tôi đến giữa lúc anh chị T. và hai cháu đã ngồi quanh mâm cơm. Gọi là mâm cơm, theo cách nói thông thường thực ra chỉ là cái mẹt nhỏ, với một ít củ chuối rau sam và rau má luộc. Anh chị chào đón tôi niềm nở. Trên khuôn mặt vàng sạm, hốc hác, răn reo của anh chị, đôi mắt và nụ cười vẫn ánh lên một niềm tin tưởng lạc quan và tình cảm thân thiết. Các cháu yêu quá không thể nhảy đến với tôi được.

HỒI KÝ TRẦN ĐỘ - KỲ 3

1      2      3     4      5
CHƯƠNG 17  VÀI KỶ NIỆM KHÓ QUÊN   
Đầu năm 1965, tôi và anh Tấn đi chỉ huy chiến dịch Đồng Xoài, lại đem thực hiện cái mẹo đánh điểm diệt viện đã có kinh nghiệm trong kháng chiến chống Pháp. Chúng tôi chủ trương đánh cứ điểm Đồng Xoài với dự đoán địch sẽ phải đưa quân tới tiếp viện hoặc là đổ bộ bằng trực thăng. Vậy phải bố trí lực lượng ở những nơi cơ động thì mới tiêu diệt được số tiếp viện. Kế hoạch này đã thực hiện được. Nhưng Đồng Xoài đánh không dứt điểm. Bên ta đã chiếm được đến 2/3 căn cứ song bị thương vong nhiều. Tôi với anh Tấn phải xử lý tình huống này, lại như hồi đánh Pháp ở Nghĩa Lộ, quyết định dừng lại, rút về. Việc trao đổi ý kiến về vấn đề này vẫn không dễ dàng, phải hết sức trung thực trình bày suy tính mọi bề để bàn bạc thật thông suốt mới đi đến quyết định.

HỒI KÝ TRẦN ĐỘ - KỲ 4

1      2      3     4      5
TẬP 2 CHƯƠNG 3  NGHỊ QUYẾT 5
I
Ngẫm lại cuộc đời hoạt động cách mạng gần 60 năm của mình tôi có khá nhiều niềm vui lớn. Đầu tiên là niềm vui chiến thắng được những đòn tra tấn dã man của kẻ thù ở nhà lao Thái Bình lúc tôi vừa tròn 18 tuổi. Năm 1943, trong đoàn tù từ Sơn La về Hà Nội để lên tàu ra Côn Đảo, đến Hòa Bình tôi đã vượt ngục thành công và một hạnh phúc lớn bất ngờ đến với tôi, được Đảng phân công làm người giúp việc cho đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh và trong đó được là người thay mặt Đảng phổ biến "Đề cương văn hóa" cho nhóm văn hóa cứu quốc. Đối với tôi đây là một hạnh phúc kép. Ngày 7 tháng 5 năm 1954, trong chiến hào Điện Biên phủ, tôi và anh Lê Trọng Tấn đã ôm chặt nhau, sung sướng nghẹn ngào khi được tin chính các chiến sĩ Đại đoàn 312 của mình đã bắt sống tướng Đờ Cát ngay trong hầm chỉ huy của nó.

HỒI KÝ TRẦN ĐỘ - KỲ CUỐI

1      2      3     4      5
CHƯƠNG 5  TỪ ĐẠI HỘI NHÀ VĂN LẦN 4 ĐẾN ĐẠI HỘI CỬA VIỆT
Giữa lúc không khí đổi mới trong Văn nghệ đang sôi nổi khắp nơi, đặc biệt là cao trào chuẩn bị cho nghị quyết của Bộ chính trị về văn hóa văn nghệ lên đến đỉnh cao thì ngày 23-6-1987, Ban bí thư Trung ương Đảng ra thông tư về việc các Hội Văn học nghệ thuật Trung ương.
Thông tư do anh Đỗ Mười, Ban bí thư ký viết:
"Ban bí thư đồng ý để các Hội văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức đại hội toàn quốc trong năm 1988. Trên cơ sở tinh thần nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng, Đại hội các Hội văn học, nghệ thuật cần quán triệt sâu sắc tinh thần đổi mới -đổi mới tư duy, đổi mới phong cách làm việc, đổi mới tổ chức và cán bộ, giải phóng năng lực sáng tạo của giới văn học nghệ thuật, nhằm lích cực tham gia vào việc giải phóng sức sản xuất, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế xã hội do Đại hội VI của Đảng đề ra. Đại hội các hội kỳ này phải đánh dấu một chặng đường mới trong sự phát triển văn học nghệ thuật và trong tổ chức hoạt động của các Hội sáng tạo ở nước ta".