Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

TIẾN SỸ CÙ HUY HÀ VŨ TUYỆT THỰC ĐỂ PHẢN ĐỐI HÀNH VI 'CỐ Ý GIẾT NGƯỜI' CỦA GIÁM THỊ TRẠI GIAM

Hôm 27/5/2013, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà - vợ tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ đã phổ biến lá đơn tố cáo khẩn cấp về việc 'Giám thị trại giam số 5 - Bộ Công An có ý giết công dân Cù Huy Hà Vũ'.

THỊ “THẮNG” NHƯNG CHƯA PHẢI LÀ CHIM UYÊN

 Phàm thường, khi người ta tạo ra một dụng cụ gì thì nó luôn có được vai trò đặc biệt của nó, dù có những vật dụng khác, cũng tương tự hình dáng đó, công dụng đó, nhưng chắc chắn là không thể nào thay thế vai trò riêng biệt của riêng mỗi dụng cụ. Cũng thế, một hành động, thái độ có thể được biểu hiện trên cùng một hình thức, ngay cả trường hợp ứng dụng, nhưng không thể quả quyết rằng tất cả những hành động, thái độ đó đều y giống nhau, ngay cả trong ý nghĩa, trạng thái của chúng.

TRẢ LẠI SỰ THẬT CHO VỤ THẢM SÁT HUẾ - MẬU THÂN 1968


Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

MƠ THẤY UYÊN VỀ


Đêm hôm qua mơ thấy dáng em về.
Giữa bầu trời sáng một sao Khuê.
Mà mọi người đang chìm trong mê.
Và bạn bè ngục tù sơn khê...

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP: PHIÊN TÒA PHÚC THẨM 8 THANH NIÊN KITÔ GIÁO YÊU NƯỚC

Thưa quý vị

Chúng tôi sẽ cố gắng nhất có thể, để đưa đến quý vị những thông tin về cái gọi là “Phiên tòa Công khai” phúc thẩm 8 Thanh niên Kitô giáo yêu nước sẽ diễn ra tại Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An hôm nay 23/5/2013.

Do điều kiện tác nghiệp vô cùng khó khăn bởi nhà cầm quyền CSVN đã tung hàng ngàn công an ngăn chặn người dân đến “Phiên tòa Công khai” này, do vậy việc tường thuật có thể không đáp ứng được ngay lập tức những thông tin như mong mỏi của lòng hiệp thông của quý vị khắp năm châu đối với nạn nhân này.

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

TƯỜNG THUẬT PHIÊN TÒA KẺ BÁN NƯỚC XÉT XỬ HAI SINH VIÊN YÊU NƯỚC NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN VÀ ĐINH NGUYÊN KHA



 Hôm nay, 16/5/2013, phiên tòa vụ án 2 sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha diễn ra tại Trụ sở Tòa án tỉnh Long An (116 Trương Định, phường 1, thành phố Tân An, tỉnh Long An). Đây là một phiên tòa được sự quan tâm, chú ý rất lớn của dư luận; đông đảo người dân khắp nơi đã kéo về Long An để ủng hộ tinh thần 2 sinh viên yêu nước...

ĐỪNG KHÓC CHO PHƯƠNG UYÊN MÀ HÃY SỐNG CÙNG MỚ ƯỚC CỦA EM


Trần Trung Đạo

Cô bé đứng trên bục cao, đôi kính cận có cọng dày, tóc vén cao, áo trắng học trò, thân hình mảnh mai trông giống như một cô bé học sinh 15 tuổi đang đứng bảng đen trong lớp học chứ không phải đứng trước tòa án Cộng Sản. Em không sợ hãi, không van xin, trầm tĩnh và tinh khôi như một thiên thần:"Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm".

MẸ CỦA PHƯƠNG UYÊN KỂ LẠI THÁI ĐỘ KIÊN CƯỜNG CỦA NGUYÊN KHA VÀ PHƯƠNG UYÊN TRONG PHIÊN TÒA



Trà Mi (VOA) - Uyên phát biểu rất mạnh mẽ và cứng rắn. Điển hình như Uyên nói: “Tôi dùng máu viết khẩu hiệu ‘Tàu khựa cút khỏi Biển Đông’ và ‘Đảng cộng sản chết đi’, khẩu hiệu bị cho là ‘phỉ báng đảng cộng sản Việt Nam’, là vì tôi thể hiện lòng yêu nước khi tôi căm phẫn Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam đến tột cùng sự phẫn uất.” Khi cháu Uyên nói đến đây, quan tòa ngăn lại, không cho nói nữa. Tiếp đó, Uyên có nói về bức biếm họa Uyên vẽ đoàn người đứng trước một công an cầm dùi cui chỉ về hướng dân, phía trên ghi dòng chữ “Tự do-dân chủ”. Uyên nói tôi vẽ bức tranh này trong 15 phút để thể hiện thực tế người dân thấp cổ bé miệng khi nói ra thì bị đàn áp. Trước tòa, Uyên phát biểu mạnh mẽ, phản bác các công tố viên. Lời cuối cùng Uyên nói: “Việc tôi làm, tôi chịu, yêu cầu không gây khó khăn cho gia đình tôi. Tôi là một sinh viên, là đại diện cho tầng lớp trí thức, sức mạnh của đất nước, tôi mong muốn phiên tòa hôm nay xét xử công bằng để tôi sớm được trở về với cộng đồng, tiếp tục cống hiến cho đất nước và thể hiện lòng yêu nước.” Uyên chỉ nói vậy thôi chứ không xin xỏ gì hết..." 

HỒI KÝ MẶT THẬT CỦA BÙI TÍN - KỲ 1


MẶT THẬT


Tác giả quý mến tặng cuốn sách này tới

các bạn trẻ Việt Nam trong và ngoài nước

• với niềm ân hận của thế hệ đi trước

thành tích ít, lỗi lầm nhiều

• với lòng tin cậy ở thế hệ đang là động

lực chính đưa đất nước vào kỷ nguyên dân

chủ, xây dựng một xã hội dân sự - lỗ hổng

tai hại của chủ nghĩa Mác-Lênin.

Lời Nhà Xuất Bản

HỒI KÝ MẶT THẬT CỦA BÙI TÍN - KỲ 2


TỪ QUẢ BOM Ở MOSCOW

Nay hồi nhớ lại cả một thời kỳ "sôi nổi" trong trì trệ và u mê ấy, có thể thấy rõ hơn sự ràng buộc của những sự kiện. Việc phát hiện ra sai lầm cải cách ruộng đất quá chậm trễ, sang đến đợt 5, chỉ còn lại vài vùng rừng núi thưa dân. Người viết lại lịch sử sau này cần nhớ lại một điều: năm 1956 (tháng 2), Đại hội lần thứ 20 của Đảng cộng sản Liên xô có tác dụng chấn động lớn như một quả bom. Stalin chết năm 1953. Vậy mà chỉ 3 năm sau, "nhà lãnh đạo thiên tài của Đảng cộng sản Liên xô và của toàn phe xã hội chủ nghĩa cũng như cả loài người tiến bộ" ấy bị chỉ mặt vạch tên là kẻ giết người hàng loạt, kẻ tội phạm hai tay đầm máu người lương thiện, nhà độc tài đỏ...

HỒI KÝ MẶT THẬT CỦA BÙI TÍN - KỲ 3


CÁI SỢ

Biết lo thì rồi ắt phải biết sợ. Lo và sợ đi với nhau thành lo sợ. Nỗi sợ đói nghèo không đến nỗi nặng nề. Vì đã có chánh sách bao cấp. Gạo, muối, đường, xà phòng, vải, dầu đun bếp... có nhà nước lo cho ở mức tối thiểu. Khám bệnh cho thuốc không mất liền, tuy là ở mức thấp. Tiền học không phải trả. Mọi người sống ngang nhau, gần như giống nhau, không mấy ai băn khoăn phải vươn hơn người về vật chất. Nỗi sợ về chính trị có phần nặng nề. Lý lịch là bản mệnh cán bộ và công dân. Nhận xét của cơ quan tổ chức cán bộ và cơ quan công an là có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh chính trị mỗi người. Đối với công dân được nhận xét là trung thành với chế độ, thông suốt chính sách của đảng và nhà nước là điểm son.

HỒI KÝ MẶT THẬT CỦA BÙI TÍN - KỲ 4


XÍCH TAY ĐẤT THỦ RỒI THÁCH ĐẤU?

Vào quãng cuối năm 1990 dưới trang 3 của báo Nhân Dân đăng một bài luận văn dài hơn 3000 chữ với đầu đề: "Đi dưới bảng chỉ đường của trí tuệ là theo sự lãnh đạo đúng đắn của đảng cộng sản". Bài báo ký tên Quang Cận. Nhà "lý luận" quân sự trứ danh kể trên lại xuất trận? Bài báo nhằm bác bỏ một bài báo khác có đầu đề là: "Dắt tay nhau đi dưới những tấm biển chỉ đường của trí tuệ (hay: Thử giải bài toán lô gíc xã hội, mọi điều rắc rối bắt nguồn từ đâu?), bài báo ký tên Tú Xuân Hà Sĩ Phu.

HỒI KÝ MẶT THẬT CỦA BÙI TÍN - KỲ 5


Phần III
NOMENCLATURE VIỆT NAM
TẦNG LỚP QUAN CHỨC ĐẶC QUYỀN ĐẶC LỢI

Ở việt Nam có một tầng lớp quan chức đặc quyền đặc lợi trong chủ nghĩa xã hội hiện thực không? ở Liên xô và ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây, vấn đề này đã được chứng minh khá đầy đả rõ ràng. ở Nam Tư từ đầu những năm 1970, Milơvan Djilas nguyên là một nhà lãnh đạo cỡ lớn của Đảng cộng sản Nam Tư chống lại Broj Titođã nói về tầng lớp xã hội ấy trong cuốn sách La Nouvelle Classe (Giai Cấp Mới). Djilas cho rằng dưới chủ nghĩa tư bản, kẻ nắm quyền lực là những kẻ có của; do có của mà nắm được chính quyền. Còn dưới chủ nghĩa xã hội hiện thực thì ngược lại: do có quyền lực mà có của, nghĩa là tầng lớp nắm chính quyền dần dà trở thành một lớp người giàu sang, vượt hẳn lên trong xã hội. 

HỒI KÝ MẶT THẬT CỦA BÙI TÍN - KỲ CUỐI


PHẦN IV
ĐỂ CẤT CÁNH

Trên đây đã trình bày một số vấn đề cơ bản của tình hình mấy chục năm qua.

Người viết muốn nêu lên một số sự việc vẫn được che dấu hoặc ít được bàn luận lên để giúp người đọc, nhất là các bạn trẻ, hiểu được tình hình đất nước một cách đầy đủ, cân bằng. Trước đây, theo ý định: tốt đẹp phô ra (và còn thêu dệt thêm), xấu xa đậy lại (lại còn cấm kỵ nhắc đến), nên sự hiểu biết thường một chiều, theo kiểu tuyên truyền. Nay "mặt thật" được phơi bày, coi như bổ xung cho mặt đã rõ của tình hình. Mặt đã rõ thiết tưởng không cần nhắc lại. Đó là thành tích của đảng cộng sản , của chế độ trong cuộc chiến tranh chống xâm lược. Đảng đã khơi dậy được truyền thống yêu nước, bất khuất vốn có của dân tộc. Công lao lớn là của toàn dân, với hy sinh không kể xiết của đồng bào, của chiến sĩ. Đảng đã phạm sai lầm của chủ nghĩa công thần hòng xí xóa những nhầm lẫn và tội lỗi của mình.

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

HỒI KÝ HOA XUYÊN TUYẾT CỦA BÙI TÍN - KỲ 1


Tôi kính tặng cuốn sách nầy: 


Tất cả những người Cộng Sản, Quốc Gia, Không đảng phái, các tôn giáo... bị tù đày, bị đàn áp, bất công và oan ức do các chế độ thực dân, độc tài, độc đoán, đô/c đảng và chuyên quyền.


Các chiến sĩ kiên cường đang đấu tranh cho một nền dân chủ - đa nguyên.

Các bạn trẻ thân yêu trong cả nước sắp đưa tổ quốc vào kỷ nguyên dân chủ, tự do, hòa hợp và phát triển.

HỒI KÝ HOA XUYÊN TUYẾT CỦA BÙI TÍN - KỲ 2


Mấy tháng qua, một số bè bạn ở Paris và một số tỉnh ở Pháp cũng như một số nhà báo Anh, ý,... hỏi tôi rằng: Sống dưới chế độ cộng sản, ông đã rút ra được những bài học gì sâu sắc nhất? Quả vậy tôi đã gắn bó với chế độ chính trị do đảng cộng sản lãnh đạo hơn 46 năm, tôi là đảng viên cộng sản từ tháng 3. 1946, đến nay vừa tròn 45 năm. Tôi ở trong quân đội do đảng cộng sản tổ chức và lãnh đạo từ tháng 9. 1945 đến tháng 10. 1982, tức là hơn 37 năm. Nhìn lại cả một quãng đời vừa trải qua, quả thật có nhiều điều sâu sắc và thấm thía. 

HỒI KÝ HOA XUYÊN TUYẾT CỦA BÙI TÍN - KỲ 3



Hơn ba mươi năm chiến tranh đã in dấu sâu đậm lên cuộc sống của cả dân tộc Việt Nam ta, của mỗi gia đình và mỗi con người. Khi khởi đầu không ai nghĩ chiến sự sẽ kéo dài, kéo dài mãi đến như vậy. Về sau người ta chịu đựng, kiên trì và nhẫn nại chịu đựng với ý nghĩ rằng độc lập và tự do là điều quý nhất, có độc lập, tự do rồi sẽ có tất cả, mọi hy sinh đều là cần thiết cho mục tiêu cao cả ấy.

HỒI KÝ HOA XUYÊN TUYẾT CỦA BÙI TÍN - KỲ CUỐI



Tôi đang sống những ngày căng thẳng và chật vật. Mọi cuộc dấn thân đều phải thấu hiểu trước và chủ động chấp nhận. Những nỗi đau và bất hạnh của nhân dân thối thúc tôi có thể làm được gì thì phải làm hết sức mình. Những thảm họa mang tầm vóc dân tộc trẻ em gầy ốm, tỷ lệ chết khi sinh của các em quá cao (57/1000 cao gấp sáu lần ở Pháp và Mỹ), nạn thất học lan tràn, hàng 300, 000 học sinh bỏ học, hơn 70, 000 giáo viên bỏ dậy, hệ thống bệnh viện xuống cấp, người bệnh phải chung nhau hai người một giường, thiếu thuốc men. Nạn tham nhũng, ăn hối lộ của mọi cửa đè nặng lên cuộc sống người dân lương thiện. Tất cả những điều ấy không cho phép tôi do dự, tính toán cho riêng mình. Tôi tin là mình đã làm theo lẽ phải và lương tâm. 

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

TƯỜNG THUẬT BUỔI DÃ NGOẠI THẢO LUẬN QUYỀN LÀM NGƯỜI NGÀY 05 THÁNG 5 NĂM 2013

* Cập nhật tin tức về những người bị bắt:

Cập nhật lúc 19h00: Blogger Nguyễn Hoàng Vi hiện đang bị giam giữ tại CA phường Bến Nghé, số 74 Hồ Tùng Mậu, Q1. Số đt : 08 38298927 , 08 38213437.

Trước đó, lúc 14h30 trưa nay, hai cô em gái của Hoàng Vi tên Thảo và Chi đã trực tiếp đến trụ sở CA Phường Bến Nghé chất vấn. Tuy nhiên, những công an ở đây khẳng định không bắt Hoàng Vi.

Người nhà của Hoàng Vi đã yêu cầu nộp đơn trình báo về vụ bắt người. Tuy nhiên, phía CA phường Bến Nghé nhất quyết không tiếp nhận đơn theo chỉ đạo của một viên an ninh thường phục. Chính hành động như trên càng gây thêm nhiều nghi ngờ về việc CA phường Bến Nghé đang giở trò lừa dân.

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

HỒI KÝ VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT: "BA NGƯỜI KHÁC" CỦA TÔ HOÀI - KỲ 1


Mười bốn năm sau khi hoàn thành bản thảo, tác phẩm Ba người khác của nhà văn lão thành Tô Hoài nay đã chính thức ra mắt bạn đọc và đang được dư luận đặc biệt chú ý. Trong những ngày qua, chúng tôi đã có dịp đăng một số bài viết về tác phẩm này. Được sự cho phép của tác giả, Ký Tế kì này hân hạnh giới thiệu toàn văn Ba người khác đến bạn đọc.
Các đội công tác vùng đồng bằng hạ lưu sông Hồng kéo về tổng kết đợt ở huyện lỵ, đông có đến cả nghìn con người. Suốt tháng triền miên nghe kể lể thành tích và những anh những chị rễ, chuỗi [1] ở xã lấy lên nay đã thành cán bộ đội vừa khóc vừa nói về cuộc đời bị đoạ đày xưa kia. 

HỒI KÝ VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT: "BA NGƯỜI KHÁC" CỦA TÔ HOÀI - KỲ 2

Trời nắng ong ong đã mấy hôm, như sắp bão. Thôn Am rúc tù và từng hồi thúc người đi đắp đê quai phòng lũ. Người ra đồng cứ cung cúc như chạy mưa. Mọi khi chả việc công ích nào được nhanh nhẹn thế. Chính quyền xoá hết rồi, chưa có cả đến trưởng thôn. Vậy mà trên huyện vẫn có công văn thúc mọi việc. Thế là đội, các anh đội phụ trách xóm cáng hết. Ai cũng lội bì bõm như trâu đằm, cả các anh đội xung phong ra chuyển đất, bùn ánh lên mặt tôi nóng rát. Hò lơ... hó lơ... hò lờ... Lại hò hát. Kể ra mọi người cũng hăng thật, không việc công thì đi kiếm miếng ăn, cứ biền biệt từ mờ đất, trưa về lại ngồi học chữ. 

HỒI KÝ VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT: "BA NGƯỜI KHÁC" CỦA TÔ HOÀI - KỲ 3


Dai dẳng, ngắc ngoải, thoi thóp, rồi nạn đói cũng qua.

Buổi chiều không còn rào rạt gió giải đồng mùa hạ. Mây trắng lờ đờ từng tảng vần vụ trong nắng nhạt. Mấy chân lúa ba giăng đã lác đác được gặt. Lúa một vụ, mùa trên đồng cao, chiêm dưới đồng trũng với vài miếng ba giăng hiếm hoi. Lúa của nhà ai, nhưng mà thế là đã trông thấy cái sống người rồi. Tiếng liềm cắt xoèn xoẹt và tiếng cười phảng phất ở đâu. Trẻ con từng đám ra chân ruộng đã quang nhấc gốc rạ tìm cua, bắt chuột. 

HỒI KÝ VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT: "BA NGƯỜI KHÁC" CỦA TÔ HOÀI - KỲ CUỐI


Mười mấy năm sau.

Hồi ấy thành phố đương bị đe dọa máy bay Mỹ bắn bom. Mỗi chặp tối những đoàn xe chở tân binh ầm ầm ngang qua trên cầu Long Biên.

Rồi tôi lại trở về cơ quan. Người đi cải cách lũ lượt về, người công tác sửa sai lại ba lô lên vai. Đã thành nếp mỗi khi nơi nào có công tác quan trọng, mỗi cơ quan đều phải cử từng đợt đi. Ai cũng nhiệm vụ đi, từ anh nuôi, chị tiếp liệu văn phòng, đến các bộ phận chuyên môn. Chỉ có những chánh phó thủ trưởng "không đi được vì công tác lúc nào cũng bù đầu". Mà cũng không ai đề nghị thủ trưởng đi đâu. 

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

HỒI KÝ CHIỀU CHIỀU CỦA TÔ HOÀI - KỲ 1

Chương I
Nghé ơ nghé
Nghé bông hay là nghé hoa
Như cà mới nở
Mẹ cõng xuống sông
Xem rồng lấy nước
Mẹ gọi tiếng trước
Cất cổ lên trông
Mẹ gọi tiếng sau
Cất lồng lên chạy
Lồng ba lồng bảy

HỒI KÝ CHIỀU CHIỀU CỦA TÔ HOÀI - KỲ 2


Chương VIII

Những chuyện bâng quơ đâu đâu đến quàng vào đời người. Có khi thoảng qua, có khi tự dưng mà đổi đời. Năm 1947, chúng tôi làm báo Cứu Quốc ở châu Bạch Thông trên Bắc Cạn, có hôm chủ nhiệm Xuân Thủy kể với tôi: “Hồi bí mật, có thời kỳ báo Cứu Quốc đóng ở núi Thầy, gần vùng quê cậu. Chúng tớ định tìm cậu đưa đi thoát ly làm báo. Về thăm dò cơ sở Việt Minh ở làng cậu, mấy cô phụ nữ cứu quốc báo cáo cậu giăng hoa lắm” Cũng lại một tình cờ đã xảy ra và không xảy ra. Nếu ngày ấy tôi đi thoát ly, rồi thế nào, tôi có vẫn theo đuổi viết văn không và sau này tôi lên chức gì, tôi là ai, biết được. 

HỒI KÝ CHIỀU CHIỀU CỦA TÔ HOÀI - KỲ 3

Chương XIII

Đầu năm ấy, chiến dịch lao động đào sông Tô Lịch. Lao động công ích, mỗi năm một công dân thành phố góp bảy ngày bằng sức hoặc bằng tiền. Đào sông cũng như đắp công viên Thống Nhất, được trừ điểm lao động công ích lại được trả công đào. Không đi, thuê người khác đi hộ. Lấp mạch sủi đê sông Cái, đào hố chứa rác, vét bùn, đều được tính cả. ấy thế nhưng phải tổng vệ sinh trước lễ Quốc Khánh đã Sáng chủ nhật, sáu tổ lấy sáu người đem chổi và cái hót rác lên trường Trưng Vương tiễn đồng bào chạy nước về lại dưới bãi- thông tri viết thế, nhưng cung cách chỉ dẫn các thứ vậy thì hiểu nghĩa là lên quét dọn làm vệ sinh cho nhà trường các chỗ đồng bào đã tạm trú cả tháng qua.

HỒI KÝ CHIỀU CHIỀU CỦA TÔ HOÀI - KỲ 4

Chương XVII
ít lâu sau, Ina và Lêon ly thân. Rồi Lêon nhảy cửa sổ tự tử. Không khi nào tôi hỏi Ina những chuyện ấy Một lần Ina đến Hà Nội. Trong một buổi tiếp đoàn nhà văn Liên Xô trên khách sạn Thắng Lợi, Hoàng Trung Thông đứng lên, nâng cốc, sốt sắng. Không ai kịp cản, bởi không biết Hoàng Trung Thông nói một câu như thế. Thông nói: “Lêon dạo này thế nào? Đã xong quyển sách về Sác chưa? Cho tôi gửi một chén chúc sức khoẻ Lêon". Ina cúi mặt, không nói gì.

HỒI KÝ CHIỀU CHIỀU CỦA TÔ HOÀI - KỲ CUỐI

TÔ HOÀI
Chương XX

Về đến sứ quán ở Bắc Kinh thấy đông nhộn khác cái thoáng vắng hôm trước. Giữa vườn cây lê cây táo trơ trụi mùa đông, những đống cao lù lù như cây rơm phủ kín ni lông xanh, ni lông xám. Hỏi mới biết đấy là những núi đồ đạc mới đưa về, để trong nhà không có chỗ, phải chất ra giữa trời. Bắc Kinh đương mưa tuyết, mưa cả đêm. Những mảng băng đầu mùa bám ngoài ni lông, khi tuyết rơi nhiều, băng xụt xuống như bùn trắng nhão quanh chân các gò đống đồ đạc.