Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: ĐỖ THỊ MINH HẠNH - THÀNH VIÊN LAO ĐỘNG VIỆT RA TÙ

1. TIN CHÍNH THỨC: ĐỖ THỊ MINH HẠNH ĐÃ VỀ ĐẾN NHÀ TÙ LỚN TẠI DI LINH 

 

Kính thưa quý vị,

Lúc 18 giờ tối nay, 28/6/2014, Đỗ Thị Minh Hạnh đã về đến nhà ba mẹ ruột cô tại địa chỉ 11 Bis, Nguyễn Thị Minh Khai, tổ 4, khu 5, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

LUẬT GIA TRỊNH HỮU LONG TỐ CÁO NHÀ CẦM QUYỀN CSVN TẠI HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HIỆP QUỐC


                               Phái đoàn dân sự độc lập phát biểu tại phiên họp UPR
Viet Nam UPR - Geneva, 24/6/2014 – Vào 9h sáng ngày thứ ba, 24/6 (giờ địa phương, tức 2h chiều cùng ngày, giờ Hà Nội), tại phiên Thảo luận Chung về UPR trong khuôn khổ phiên họp thường kỳ lần thứ 26 của Hội đồng Nhân quyền LHQ, luật gia Trịnh Hữu Long đã đại diện Phái đoàn dân sự độc lập, thay mặt cho 10 tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam, đọc bản báo cáo phản ánh tình hình nhân quyền trong nước đến cộng đồng quốc tế.

CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐÃ PHẢI CÚI ĐẦU KHUẤT PHỤC TRẢ TỰ DO TRƯỚC THỜI HẠN CHO NHÀ HOẠT ĐỘNG NHÂN QUYỀN ĐỖ THỊ MINH HẠNH: CÁNH CHIM BÁO BÃO ĐÃ SẢI CÁNH TỰ DO!

Phạm Chí Dũng - Không còn là tin đồn nữa. Khi chính một nữ cựu tù nhân lương tâm còn trong vòng quản chế như Phạm Thanh Nghiên nghẹn ngào cho tôi biết, và chính anh Đỗ Ty – cha của Hạnh – xác nhận qua điện thoại, thì mọi ngờ vực đều tan biến.

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

KIỆN TRUNG QUỐC VỀ BIỂN ĐÔNG: LỢI NHIỀU HƠN HẠI


Trọng Nghĩa
Sau khi đưa giàn khoan HD-981 vào cắm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngoài khơi Biển Đông vào đầu tháng 05/2014, Trung Quốc duy trì thái độ cứng rắn. Ngoài các hành vi đe dọa Việt Nam tại vùng tranh chấp, Bắc Kinh còn cử lãnh đạo ngành ngoại giao đến Hà Nội để đòi Việt Nam không được cản trở hoạt động của giàn khoan và nhất là không được phản đối hành vi đơn phương của Trung Quốc trên trường quốc tế.

KIỆN TRUNG QUỐC, VIỆT NAM ĐƯỢC GÌ NGAY CẢ KHI THUA?

Câu chuyện có nên kiện Trung Quốc hay không khi nước này ngày một lấn chân sâu hơn vào chủ quyển biển đảo của Việt Nam, đặc biệt là việc giàn khoan HD 981. Mặc Lâm trình bày lại những ý kiến mà các chuyên gia về Biển Đông cũng như công pháp quốc tế phát biểu về vấn đề này.

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

BÌNH LUẬN: VỀ MỘT NHÀ NƯỚC THẤT HỨA Ở GENEVA

Phạm Lê Vương Các (VietNam UPR)22/6/2014 – Việt Nam chấp nhận 182 khuyến nghị UPR (khoảng 80%) và bác bỏ 45 khuyến nghị (khoảng 20%) là điều không bất ngờ đối với những ai quan tâm đến UPR. Điểm lại, có thể dễ nhận ra rằng, Nhà nước Việt Nam đã chấp nhận hầu hết các khuyến nghị ít tranh cãi như quyền phụ nữ, quyền trẻ em, bảo vệ nhóm người yếu thế, và mang xu hướng cải thiện đời sống dân sinh như hướng đến mục tiêu Thiên Niên Kỷ của Liên Hiệp Quốc, cũng như chấp nhận các khuyến nghị chung chung, không rõ ràng.

Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

HOÀNG-TRƯỜNG SA: HÒA ĐÀM HAY HÒA ĐỜM?

“Người ta có thể bán trời mà không cần văn tự, nhưng bán nước - dẫu nước đó không phải của mình tức bán lậu, thì không thể không có chứng tích - dẫu là chứng tích u u minh minh liên hoàn, từ công hàm / công thư xã giao thời thế thế thời phải thế, qua sách giáo khoa, bản đồ đến biểu tượng trên cờ quạt.”

UỶ BAN BẢO VỆ QUYỀN LÀM NGƯỜI VIỆT NAM TỐ CÁO CSVN TẠI GENEVA

GENEVA, UBBVQLNVN 20.6.2014 - Hôm nay, tại khoá họp lần thứ 26 của Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Genève, Việt Nam đã bác bỏ những khuyến nghị quan trọng nhằm bảo vệ và thăng tiến nhân quyền được các quốc gia thành viên đưa ra sau khi nghe Việt Nam Báo cáo tại cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát ngày 5.2 đầu năm nay. Hội đồng Nhân quyền LHQ đã nghiên cứu bản báo cáo của Việt Nam tại cuộc Kiểm điểm đầu tháng 2.

UPR: VIỆT NAM BÁC BỎ 45 KHUYẾN NGHỊ

Geneva, 20/6/2014 - Vào 15h45 giờ địa phương (tức 20h30 giờ Hà Nội) ngày 20/6/2014, phiên họp toàn thể của UNHRC để thông qua bản báo cáo UPR của Việt Nam bắt đầu tại trụ sở Liên Hợp Quốc. Việt Nam chấp thuận 182 trên tổng số 227 khuyến nghị của các nước về cải thiện nhân quyền. Dưới đây là tường thuật chi tiết và nhận định của Phái đoàn dân sự độc lập vận động cho nhân quyền Việt Nam về phiên thảo luận này.

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

HÀ NỘI: CÔNG AN ĐÀN ÁP, BẮT GIAM NHIỀU NGƯỜI NGƯỜI BIỂU TÌNH CHỐNG DƯƠNG KHIẾT TRÌ VÀ TRUNG CỘNG XÂM LƯỢC



Hàng trăm công an đã được huy động nhằm đàn áp cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra vào chiều ngày 19/6/2014 tại Hà Nội. Ít nhất 7 người yêu nước đã bị bắt và đưa đi giam giữ tại trụ sở CA chỉ sau ít phút tiến hành cuộc biểu tình.

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

HỒ CHÍ MINH, MỘT GIÁN ĐIỆP HOÀN HẢO (KỲ 1)

Huỳnh Tâm  - "...Rất tiếc có một số trí thức của đảng cộng sản vẫn âm u trí tuệ, không thấy được sự giả trá của Hồ Chí Minh để rồi viết lên lời ca tụng lộ liễu, không khác nào những mũi tên tẩm thuốc cực độc ám sát cả dân tộc Việt Nam, như những bài của Nguyễn Trọng Hoàn, Nguyễn Đăng Lâm..."

HỒ CHÍ MINH - MỘT GIÁN ĐIỆP HOÀN HẢO (KỲ 2)


Huỳnh Tâm (Danlambao) - "...Sau khi khám phá được công văn mã số 361 của Hồ Chí Minh, ký tên Nhược Đái Lệ (弱戴), có những phân tích giải mã và diễn biến bí mật qua điệp vụ của "Nhược Đái Lệ", quả nhiên quá gây sốc bởi chúng ta bước vào thế giới ngôn ngữ của người gián điệp Trung Quốc mà dân tộc Việt Nam không thể ngờ đến."

NHỮNG LỜI TRĂNG TRỐI - TRẦN ĐỨC THẢO

Ðã có nhiều tác giả tây ta viết về nhân vật Hồ Chí Minh (HCM) riêng cuốn Trần Ðức Thảo Những Lời Trăng Trối là cuốn rất ðặc biệt vì sách ðã “phân tích sư thật về những hành ðộng khủng khiếp” của họ Hồ bởi một triết gia “lỗi lạc của Việt Nam và thế giới”. Nãm 1951 ông bỏ Paris về bưng, qua ngả Mạc Tư Khoa, tham gia kháng chiến chống Pháp; ðã từng “trải nghiệm gian khổ trong chiến tranh, trong cách mạng” suốt 40 nãm. Nhà triết học họ Trần trước khi mất ðã khẳng ðịnh, Marx ðã gây ra mọi sai lầm và tội ác. Ông còn nói, chính “cuồng vọng lãnh tụ” ðã khiến “ông cụ” là một con người “cực kỳ vị kỷ, bất chấp những chuẩn mực của lương tri, của ðạo lý”. Theo ông, ðây là “một Tào Tháo muôn mặt của muôn ðời” và “là một con khủng long ba ðầu, chin ðuôi”.
Lời trối trãng của nhà triết học Trần Ðức Thảo cho biết, “nếu không dám khui ra những sai trái lịch sử của “ông cụ”, không dám ðưa ra ánh sáng tội lỗi của Marx thì không bao giờ thoát ra ðược tình trạng bế tắc chính trị ðộc hại như hiện nay ở nước ta”. Theo ông, quá khứ cách mạng của Viêt Nam ðã tích tụ quá nặng ðầy những di sản xấu. Quyển sách dày 427 trang là những lời tâm sự sống ðộng của một nhà tư tưởng giúp ðộc giả hiểu rõ nguồn gốc của thảm kịch ðang bao phủ lên thân phận dân tộc, lên ðất nước ta. Ông cảnh báo xã hội Việt Nam “ðang bị ung thối bởi cãn bệnh xảo trá, cãn bệnh thủ ðoạn của ðảng”. Ông bị tống ði ra khỏi quê hương vĩnh viễn với cái vé ði một chiều, bị ðuổi khỏi Saigon, buộc phải ði Pháp, không ðược trở về Hà nôi.

BẢY DÂN BIỂU VICTORIA, ÚC KÊU GỌI NGUYỄN TẤN DŨNG TRẢ TỰ DO NGAY LẬP TỨC VÀ VÔ ĐIỀU KIỆN CHO ĐỖ THỊ MINH HẠNH



Nguyễn Quang Duy tường trình - Bảy Dân Biểu tiểu bang Victoria Úc, Luke Donnellan, Don Nowderlla, Marsha Thomson, Hong Linh, Martin Pakula, Cersa Melhem, Marlene Kairouz cho phổ biến một lá thư gởi Thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng về trường hợp của Tù Nhân Lương Tâm Đỗ thị Minh Hạnh. Bẩy Dân Biểu cũng kêu gọi ông Dũng thả ngay 3 thành viên Khối 8406, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng.

KHÔNG AI TRONG SỐ HỌ ĐÃ HÔ “VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG MUÔN NĂM”


Trần Trung Đạo - Vào khoảng thời gian này 84 năm trước, tức vài hôm sau Ngày Tang Yên Bái, ngày 17 tháng Sáu năm 1930, bức hình bên đây được đăng trên báo Pháp. Mười ba chiếc đầu của các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng vừa bị chém còn phơi trên bãi cỏ. Chiếc đầu được đánh dấu tròn được tờ báo ghi chú "đây là đầu của Nguyễn Thái Học".

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

VIỆT - MỸ LỘ DẦN NHỮNG TÍN HIỆU MỚI


Phạm Chí Dũng - Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel và người đồng nhiệm Việt Nam Phùng Quang Thanh tại Diễn đàn An ninh khu vực ở Shangri-la, Singapore ngày 31/05/2014.

TỌA ĐÀM ‘‘THOÁT TRUNG’’: TRƯỚC HẾT PHẢI THOÁT KHỎI CHẾ ĐỘ TOÀN TRỊ

Trọng Thành
Chiều 05/06/2014, tại trụ sở Liên hiệp các hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam, Hà Nội, đã diễn ra một cuộc hội thảo mang tên « Làm sao để thoát Trung ? ». Hội thảo do Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh tổ chức. Để chuyển đến quý vị các thông tin về cuộc hội thảo, RFI phỏng vấn nhà giáo Phạm Toàn (Hà Nội), một người có mặt tại chỗ.

CÔNG THƯ CỦA ÔNG PHẠM VĂN ĐỒNG

Gs Nguyễn Văn TuấnMột trong những di sản đau buồn nhất của các lãnh tụ cộng sản ở VN là cái công thư của ông Phạm Văn Đồng (PVĐ) gửi cho ông Chu Ân Lai vào ngày 14/9/1958. Có người nặng lời nói rằng đó là một công văn “bán nước”, nhưng cũng có người bình tĩnh hơn nói rằng công văn đó chẳng có giá trị pháp lí. Công văn ngắn nhưng có thể nói là tai hại này đã được Tàu cộng dùng làm một trong những chứng cứ để giành chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.Công thư này đã làm cho biết bao người Việt Nam phải đau đầu với nó, tìm cách hoá giải nó.

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

THỎA THUẬN THÀNH ĐÔ – BƯỚC LÙI LỊCH SỬ THẢM HỌA

Vương Trí Dũng
Phát triển quan hệ không thù địch, hơn thế nữa còn phải thân thiện với các nước láng giềng, là một chính sách đúng đắn của mọi nhà nước yêu chuộng hòa bình công lý. Chính sách láng giềng thân thiện lại cần được ưu tiên hơn, khi láng giềng là một cường quốc. Bởi vậy, năm 1990, các nhà lãnh đạo Việt Nam tiến hành chính sách bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc sau hơn một thập kỷ chiến tranh và xung đột biên giới là việc cần làm.

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

BỘ NGOẠI GIAO TRUNG QUỐC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÀN KHOAN HYSY 981: KHIÊU KHÍCH CỦA VIỆT NAM VÀ LẬP TRƯỜNG CỦA TRUNG QUỐC


I. Hoạt động của giàn khoan HYSY 981
Vào ngày 2 tháng Năm 2014, giàn khoan HYSY 981 của một công ty Trung Quốc bắt đầu hoạt động khoan bên trong khu vực tiếp giáp Quần đảo Tây Sa của Trung Quốc (xem Phụ lục 1/5về những địa điểm hoạt động) với mục đích tìm kiếm dầu và khí đốt. Khi công đoạn đầu của hoạt động đã hoàn tất, công đoạn thứ hai bắt đầu vào ngày 27 tháng Năm. Hai vị trí hoạt động cách Đảo Trung Kiến thuộc Quần đảo Tây Sa của Trung Quốc 17 hải lý và nằm trong đường cơ sở hải phận Quần đảo Tây Sa, cách xa khu bờ biển thuộc đất liền của Việt Nam từ 133 đến 156 hải lý.

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

CHÂN DUNG "BÁC" HỒ - PHẦN 1

Sau 10 năm quy ẩn, xuống núi phen này, Kiều Phong quyết định viết chuyện tình: mối tình lớn nhất của bác Hồ. Bác Hồ đã say mê… chính mình, mê như điếu đổ.
Như một anh si tình khờ khạo, bác Hồ làm nhiều trò quái đản để biểu lộ tình yêu. Chúng ta đều biết, muốn tìm một đội ngũ văn nô mạnh, phải tìm ở các nước Cộng Sản, muốn thấy một lực lượng nâng bi khỏe nhất, có nghiệp vụ cao nhất thế giới, phải hướng về Hà Nội, thủ đô của đỉnh cao điếu đóm. Quanh bác Hồ, các chuyên viên thổi ống đu đủ đông như kiến, tên nào cũng có những ngón nghề ác liệt, thế mà bác không hài lòng, không thỏa mãn, bác đích thân cắm cúi đi làm một công việc vô cùng độc đáo là ngồi viết sách tự ca tụng, tự bốc thơm.
Dưới bút hiệu Trần Dân Tiên, bác viết cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch” (từ đây sẽ được ghi ngắn là “Những mẩu chuyện…”). Sau đó, bác chế thêm bút hiệu Th.Lan, cũng với mục đích cao cả là viết bài tự khen nức nở.

CHÂN DUNG "BÁC" HỒ - PHẦN 1

Sau 10 năm quy ẩn, xuống núi phen này, Kiều Phong quyết định viết chuyện tình: mối tình lớn nhất của bác Hồ. Bác Hồ đã say mê… chính mình, mê như điếu đổ.
Như một anh si tình khờ khạo, bác Hồ làm nhiều trò quái đản để biểu lộ tình yêu. Chúng ta đều biết, muốn tìm một đội ngũ văn nô mạnh, phải tìm ở các nước Cộng Sản, muốn thấy một lực lượng nâng bi khỏe nhất, có nghiệp vụ cao nhất thế giới, phải hướng về Hà Nội, thủ đô của đỉnh cao điếu đóm. Quanh bác Hồ, các chuyên viên thổi ống đu đủ đông như kiến, tên nào cũng có những ngón nghề ác liệt, thế mà bác không hài lòng, không thỏa mãn, bác đích thân cắm cúi đi làm một công việc vô cùng độc đáo là ngồi viết sách tự ca tụng, tự bốc thơm.
Dưới bút hiệu Trần Dân Tiên, bác viết cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch” (từ đây sẽ được ghi ngắn là “Những mẩu chuyện…”). Sau đó, bác chế thêm bút hiệu Th.Lan, cũng với mục đích cao cả là viết bài tự khen nức nở.

CHÂN DUNG "BÁC" HỒ - PHẦN 2

Về gốc gác, gia tộc của bác Hồ, chú Trần Dân Tiên viết:
“Hồ chủ tịch sinh năm 1980. Quê người ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (Trung bộ). Phụ thân người là một cụ Phó Bảng, nhưng gia đình người là một gia đình nông dân” (trang 8).
Tại sao bác phải “nhưng gia đình người là một gia đình nông dân” thì ai cũng biết, bởi vì lũ dân con của bác, bác truy đến ba đời nhà chúng nó để hành tội, chả lẽ ông chủ tịch lại là con của một tay phong kiến hạng nặng. Thế nhưng tại sao ông già bác là Phó Bảng mà gia đình bác vẫn cứ là nông dân thì bác không chịu nói, không giảng giải một lời. Chỗ này chú Trần Dân Tiên gặp chuyện khó ăn, khó nói chăng?

CHÂN DUNG "BÁC" HỒ - PHẦN 3

Giã từ ông Bốn và nghề bồi tầu, bác Hồ đi Anh, nói là để học tiếng Anh. Người kể chuyện về cuộc đời bác khúc này là ông Nam. Ở Anh, việc đầu tiên của bác là đi cào tuyết cho trường học. Làm đúng được một ngày thì mệt bá thở, phải quịt. Sau đó, xin được một chân đốt lò. Nhưng nghề này cũng không khá. Bác than:
“Ở đây thật đáng sợ, luôn luôn ở trong cảnh tranh tối tranh sáng… Trong hầm hết sức nóng, ngoài trời hết sức rét, và không có đủ quần áo, tôi bị cảm…” (trang 25)Vì bị cảm, bác nằm phè luôn hai tuần. Lúc ăn gần cạn láng, bác xin được một chân rửa bát kiêm đổ rác. Ông Nam kể rằng trong lúc hành nghề đổ rác, bác biểu diễn được một trò ngoạn mục: Thấy những phần ăn thừa bị vứt đi phí quá bác “giữ gìn sạch sẽ và đưa lại cho nhà bếp”. Người đầu bếp Ét-cốp-phi-e bèn cảm khái và cho bác lên chức làm bánh. Công việc nhẹ nhàng hơn rửa bát mà lương cao hơn.

CHÂN DUNG "BÁC" HỒ - PHẦN 4

Đó là chuyện nghề ngỗng, bây giờ đến cái khoản ăn ngủ và hoạt động của bác.
Về khoản ăn, theo lời Trần Dân Tiên, bác thuộc loại dễ nuôi:
“Mỗi buổi mai, ông Nguyễn nấu cơm trong một cái sanh nhỏ bằng sắt tây đặt trên một ngọn đèn dầu. Với một con cá mắm hoặc một tí thịt. Ông ăn một nửa và để dành một nửa đến chiều. Có khi một miếng bánh mì với một miếng phó-mát là đủ ăn cả ngày” (trang 35)
Về ở, bác lại vận dụng trí sáng tạo đưa ra một kiểu chống lạnh rất ly kỳ:
“Ông trọ ở một phòng nhỏ trong một khách sạn rất rẻ tiền ở xóm lao động. Phòng chỉ vừa kê một cái giường sắt chật, một cái bàn nhỏ và một cái ghế. Chỉ thế thôi, không có gì khác. Về mùa đông lạnh, mỗi buổi sáng trước khi đi làm, ông để một viên gạch vào lò bếp của khách sạn. Chiều đến ông lấy viên gạch ra, bọc nó vào trong những tờ báo cũ, để xuống nệm cho đỡ rét.” (trang 36)

CHÂN DUNG "BÁC" HỒ - PHẦN 5

Những anh thân Cộng thường nhận định: Hồ là một người quốc gia, mãi sau mới thành Cộng Sản. Những ông quốc gia ngây thơ cũng phụ họa: Hồ khéo giấu cái đuôi Cộng Sản trong suốt thời gian kháng chiến, sau này mới lộ ra. Nhưng theo chính lời bác thì cờ liềm búa, bản chất tay sai đắc lực của Nga đã được bác trương lên ngay từ những ngày đầu. Trang 76 bác kể:“Trong thời kỳ đầu, phong trào lan rộng và ăn sâu… Trong những tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, nhân dân Việt Nam đã lật đổ chế độ cai trị của Pháp và phong kiến và lập chính quyền Xô Viết. Họ tuyên bố độc lập và thi hành tự do dân chủ. Những ủy ban xã, ủy ban huyện được dựng nên”
Như thế, vừa chiếm được vài nơi, bác đã áp dụng ngay cách cai trị, tổ chức kiểu Liên Xô, nghĩa là đúng sách vở của quan thầy. Bao nhiêu bài bản học được từ Nga (trong những khoảng thời gian “biến mất” , “mất tích” v.v…) được đem ra dùng cả.
Ấy thế nhưng khi bọn đế quốc kết tội những con người chủ trương “lập chính quyền sô viết ở Nghệ Tĩnh ấy là Cộng Sản, là đàn em Nga thì bác lại không chịu. Ngay ở trang sau (trang 77) bác hậm hực viết:

CHÂN DUNG "BÁC" HỒ - PHẦN 5

Những anh thân Cộng thường nhận định: Hồ là một người quốc gia, mãi sau mới thành Cộng Sản. Những ông quốc gia ngây thơ cũng phụ họa: Hồ khéo giấu cái đuôi Cộng Sản trong suốt thời gian kháng chiến, sau này mới lộ ra. Nhưng theo chính lời bác thì cờ liềm búa, bản chất tay sai đắc lực của Nga đã được bác trương lên ngay từ những ngày đầu. Trang 76 bác kể:“Trong thời kỳ đầu, phong trào lan rộng và ăn sâu… Trong những tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, nhân dân Việt Nam đã lật đổ chế độ cai trị của Pháp và phong kiến và lập chính quyền Xô Viết. Họ tuyên bố độc lập và thi hành tự do dân chủ. Những ủy ban xã, ủy ban huyện được dựng nên”
Như thế, vừa chiếm được vài nơi, bác đã áp dụng ngay cách cai trị, tổ chức kiểu Liên Xô, nghĩa là đúng sách vở của quan thầy. Bao nhiêu bài bản học được từ Nga (trong những khoảng thời gian “biến mất” , “mất tích” v.v…) được đem ra dùng cả.
Ấy thế nhưng khi bọn đế quốc kết tội những con người chủ trương “lập chính quyền sô viết ở Nghệ Tĩnh ấy là Cộng Sản, là đàn em Nga thì bác lại không chịu. Ngay ở trang sau (trang 77) bác hậm hực viết:

CHÂN DUNG "BÁC" HỒ - PHẦN 6



Con người độc tài, độc tôn hết cỡ này lại còn ham được tiếng là có tinh thần… dân chủ. Bác nhất định tổ chức tổng tuyển cử. Trò chơi ấy nhân dân chết vô số, bác vẫn cứ làm. Bác mô tả:
“Ở miền Nam Trung Bộ, cuộc tuyển cử tiến hành dưới bom đạn của Pháp. Chiến sĩ du kích một tay cầm súng một tay cầm lá phiếu. Ở Saigon và Chợ Lớn và các vùng tạm bị chiếm, cuộc tuyển cử tiến hành bí mật. Ban đêm những thanh niên nam nữ xung phong đi bí mật từ nhà này sang nhà khác, giấu kín thùng phiếu dưới áo. Tám mươi hai phần trăm cử tri ở Saigon và Chợ Lớn đã bỏ phiếu. Nhưng bốn mươi nhăm thanh niên xung phong đã bị địch bắt và bắt chết. Thật là một cuộc tuyển cử đẫm máu, rất anh dũng” (trang 123).Chính nhân dân và cán bộ đã làm hư bác. Bác nói cái gì nhân dân cũng hoan hô nhiệt liệt. Bác đưa ra kế hoạch nào Hội Đồng chính phủ cũng “hoàn toàn đồng ý”, riết rồi bác nói phét càng ngày càng tồi, kể cho độc giả nghe những câu chuyện rất rát tai. Cái thùng phiếu to bằng cỡ nào mà thanh niên nam nữ xung phong đòi “dấu kín dưới áo”?

CHÂN DUNG "BÁC" HỒ - PHẦN CUỐI

Truyền thống Việt bảo “nghĩa tử là nghĩa tận”, nhưng vẫn chấp nhận rằng những con người độc địa thâm hiểm có thể bị cuốc mả, đào mồ. Kẻ đốt sách chôn học trò, dù chết đã nghìn năm vẫn không thoát bị nguyền rủa là bạo chúa. Vả lại, bác đâu có chịu chết. Trong khi ngồi hì hục viết sách tự tâng bốc, bác đã mưu toan muốn sống vinh quang đời đời. Và tinh thần bác còn đang sống hùng sống mạnh nơi đám thừa kế để tiếp tục dẫn dắt quê hương đất nước xuống vực thẳm.
Chuyện tự tâng bốc của bác chỉ là một trò lố lăng vô hại chăng?
Trò ấy quả có vẻ vô hại, nhưng con người ở vị thế lãnh đạo mà tự say mê đến thế thì cực kỳ nguy hiểm cho dân tộc. Kẻ tự kính phục thường ít khi thấy mình không sáng suốt và chẳng bao giờ chịu là mình cũng có thể sai lầm. Bác Hồ đủ tài để lôi cuốn xô đẩy một nửa dân Việt vào con đường chém giết nửa kia, nhưng bác lại không đủ khôn ngoan để tìm ra một con đường đúng. Nước Nga sau hơn nửa thế kỷ cách mạng vẫn chưa dám để người dân sống cho ra con người, bác Hồ cứ khăng khăng chọn nó làm mẫu mực. Con đường đẫm máu dẫn tới bờ vực, bác Hồ cứ phăng phăng dẫn các cháu đi. Có người nhấn mạnh đến những thành tích của Hồ để làm lễ tôn bác làm vĩ nhân: nào là bác có ý chí thống nhất đất nước, bác vận dụng được sức mạnh của hàng triệu người, bác được nhiều kẻ theo, tôn sùng như thần thánh, bác có tài lãnh đạo v.v…

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

CHUNG QUANH CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG


Trần Gia Phụng - Vào đầu tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến đặt tại vùng biển gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đã đánh chiếm của Việt Nam Cộng Hòa ngày-19-1-1974. Sự xuất hiện giàn khoan nầy làm rộ lên trở lại dư luận trong và ngoài nước vấn đề công hàm ngày 14-9-1958 của Phạm Văn Đồng, thủ tướng Bắc Việt Nam trước đây.

NGHỆ THUẬT XEM TƯỚNG - TƯỚNG MỆNH KHẢO LUẬN

DẪN
Thế gian việc như ý thì ít, việc bất như ý lại nhiều, người đắc chí chẳng có bao nhiêu, mà người bất đắc chí thì hằng hà sa số. 

Ngàn xưa như thế, ngày nay cũng vậy. 

Bất luận là phương Đông hay phương Tây. 
Tại sao? 
Đó là một câu hỏi gắn liền với đời sống nhân loại ngay từ khi loài người nhận thấy sự thọ yểu của mỗi sinh mệnh. Nó lại càng gây thắc mắc hơn khi con người sống tụ thành xã hội và nhận thấy lẽ cùng thông trong đời sống. 

TẠI SAO CHÚNG TA PHẢI THAY ĐỔI THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ TRƯỚC KHI CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM HAY SỰ QUAN TRỌNG CỦA THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ TRONG ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI, XÃ HỘI, VĂN HÓA VÀ VĂN MINH

Chu chi Nam - Nhiều người chưa ý thức rõ vai trò của thể chế hay chế độ chính trị trong đời sống con người và xa hơn nữa là xã hội, văn hóa, văn minh. Chính vì lẽ đó, mà chúng ta nên có một cái nhìn xét lại, rõ ràng hơn, nhất là trước nguy cơ bành trướng của Tàu cộng. Hơn nữa bài học trước mắt tại Ukrain, người dân đã xuống đường lật đổ chế độ độc tài, tham nhũng của Yanukovych, kẻ đã vì quyền lợi cá nhân, gia đình sẵn sàng bó gối quy hàng Nga, sau đó bầu ra vị tổng thống mới với chủ trương đoàn kết toàn dân, thân thiện với thế giới tự do, đối thoại bình đẳng với Nga để bảo toàn lãnh thổ.

Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

NHỮNG CHUYỆN HUYỀN BÍ VỀ TƯỚNG PHÁP VÀ NHÂN TƯỚNG HỌC

GIỚI THIỆU
Để mở đầu thư, tôi xin phép được kể lại một vài mẩu chuyện khá kỳ lạ mà tôi thấy không sao giải thích được.
Hôm 29 tháng 7, 1981, tôi và nhà tôi làm một bữa tiệc nho nhỏ, mời bạn bè đến uống rượu chơi cho vui. Tình cờ hôm ấy lại đúng vào ngày diễn ra cuộc hôn lễ giữa công nương Diana và thái tử Charles của hoàng gia Anh. Đám cưới vương giả này được cử hành với đầy đủ nghi thức cổ truyền hết sức long trọng, và được hơn 750 triệu người trên khắp thế giới theo dõi qua các đài truyền hình quốc tế.

NHẠC SĨ TÔ HẢI, 1 CỰU ĐẢNG VIÊN CỘNG SẢN, TRỞ THÀNH NGƯỜI CÔNG GIÁO

Sài Gòn- “Trên thế gian này, mọi cuộc cách mạng đều bắt đầu bằng một sự giải phóng con người và đều kết thúc bằng một sự nô lệ hóa con người. Cuối cùng chỉ có Chúa mới làm cuộc cách mạng thường xuyên giải phóng chúng ta”, đó là một lời trích từ bài giảng hôm qua, 25 tháng 5, của cha Mátthêu Vũ Khởi Phụng trong thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hoà bình tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn.

MẸ VIỆT NAM ƠI! DÂN TA CÓ TỘI TÌNH GÌ? PIERRE DARCOURT – DƯƠNG HIẾU NGHĨA DỊCH - Phần 1

VÀI DÒNG CẢM NGHĨ
Đọc tác phẩm nguyên thủy cuốn sách “VIETNAM, QU’AS TU FAIT DE TES FILS?” củaPIERRE DARCOURT, nhân chứng những ngày cuối cùng của Miền Nam Việt Nam bị bức tử. Là một ký giả, ông không phải viết với khối óc, với mắt thấy tai nghe như những nhà báo ngoại quốc khác, mà ông viết với hơi thở, mạch tim, nước mắt của một Miền Nam Việt Nam bị bỏ quên!Họ là ai? Ông bạn đồng minh Hoa Kỳ và 12 nước đã ký vào Hiệp Định Ba Lê ngày 27 tháng giêng năm 1973, trong đó có cả Liên Hiệp Quốc. Họ giả đui giả điếc trước một nửa dân tộc chìm trong máu và nước mắt, chết chóc, tù đày, đói khát triền miên gần 30 năm qua! Ai nhỏ cho một giọt nước mắt đây? Họ về hùa với quân xâm lăng cướp nước Cộng Sản Bắc Việt, ngậm miệng bang giao và có một chỗ ngồi tại Liên Hiệp Quốc.

MẸ VIỆT NAM ƠI! DÂN TA CÓ TỘI TÌNH GÌ? PIERRE DARCOURT – DƯƠNG HIẾU NGHĨA DỊCH - Phần 2


CHƯƠNG 3
Vào đầu tháng giêng năm 1975, một phái đoàn quân sự Liên Xô do tướng V.A. Jukilov Tham mưu trưởng quân đội Liên Xô cầm đầu, đến Hà Nội . Về bài toán Việt Nam Mạc tư Khoa và Bắc Kinh luôn luôn có cái nhìn tương phản với nhau. Từ năm 1954, Liên Xô đã thúc đẩy Hà Nội mở cuộc tấn công quân sự quy mô và quyết định để chiếm Miền Nam. Ngược lại Bắc Kinh thì lại khuyên Hà Nội chỉ nên tăng cường các khu vực đã giải phóng và tiến hành một cuộc chiến tranh gậm nhắm lâu dài (trường kỳ kháng chiến).
Liên Xô đã khẳng định rằng thời cơ quốc tế đang rất thuận lợi nên đã cung cấp cho Hà Nội rất nhiều phương tiện có thể trang bị cho 55 trung đoàn chiến xa biệt lập, và hỏa tiễn, pháo binh phòng không, để tiến tới sự thành công. Các tàu hàng của Nga chở đầy ắp đạn dược đã chen chúc nhau ở hải cảng Hải Phòng.
Sau khi phái đoàn của tướng Jukilov rời khỏi Bắc Việt lại có một nhân vật cao cấp thuộc Bộ Ngoại Giao Liên Xô đến Hà Nội . Đó là ông Nicolai Firyubin. Cứ mỗi lần mà Mạc tư Khoa quyết định tiến hành một hoạt động chánh trị quân sự ở một khu vực đặc biệt nóng bõng nào đó thì y như rằng họ phải gởi ông Firyubin đến đó.

MẸ VIỆT NAM ƠI! DÂN TA CÓ TỘI TÌNH GÌ? PIERRE DARCOURT – DƯƠNG HIẾU NGHĨA DỊCH - Phần 3

CHƯƠNG 7: LINH MỤC THANH: ĐỘI QUÂN THANH LỌC
Ngày Thứ Tư, 9 tháng Tư- "Thiệu phải ra đi. Nếu ông từ chối không chịu ra đi thì ông sẽ bị quân đội đảo chánh, hay sẽ bị một sĩ quan giết chết để trả thù cho tất cả những người đã chết vì ông ta. Một người phi công trẻ đã thử giết ông ta rồi, nhưng anh ta thất bại. Nhưng mà còn có những người khác nữa. Thiệu là một tướng lãnh không có khả năng và là môt chánh trị gia tham nhũng. Ông không lãnh đạo một Chánh Phủ mà cầm đầu một "băng đảng" Tất cả mọi người đều ghét và khinh bỉ ông ta."
Người nói lên những lời buộc tội ngắn nầy không phải là môt quan tòa, cũng không phải là một dân biểu hay là một ông đại tá. mà là một linh mục: Cha Trần hữu Thanh, thuộc dòng Chúa Cứu Thế, chủ tịch "Phong Trào Tranh Đấu Chống Tham Nhũng Để Cứu Nước Và Vãn Hồi Hòa Bình".
Năm nay ông 50 tuổi, dáng người gọn ghẽ, tóc đã bạc hoa râm, mặt vuông, có đôi mắt sáng ngời lanh lợi sau cặp kính tròn gọng sắt , cha Thanh mặc một áo dòng đen cũ, tiếp tôi trong một văn phòng nhỏ bên cạnh nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở đường Kỳ Đồng. ông ta mạnh dạn nói tiếp:

MẸ VIỆT NAM ƠI! DÂN TA CÓ TỘI TÌNH GÌ? PIERRE DARCOURT – DƯƠNG HIẾU NGHĨA DỊCH - Phần 4

CHƯƠNG 12: VỚI NGƯỜI PHÁP LỚN TUỔI Ở SAI GON
Thứ Tư, ngày 16 tháng Tư
Bất chấp tử thần có thể ập tới bất cứ lúc nào, nhất là hành động do đức tin, từ nóc cao của nhà thờ Sai Gòn vọng lên những tiếng hát trầm bổng bằng tiếng la tinh. Bàn thờ Chúa chưng đầy hoa và được trải một tấm lụa sáng rực rỡ. Hàng ngàn tín đồ công giáo đang dự lễ tấn phong của 25 linh mục đại diện cho các địa phận trong nước.
Khi buổi lễ chấm dứt, tất cả tín đồ hiện diện nắm tay nhau chúc bình an và cầu nguyện cho tất cả các Giám mục, các Linh mục và các tín hữu tự nguyện ở lại nhiệm sở của họ trên lãnh thổ bị chiếm để chia xẻ thử thách của mọi anh chị em cả lương lẫn giáo.
Sau đó cả 25 vị linh mục vừa được tấn phong được cho mặc thêm một chiếc áo choàng trắng có thêu một chữ thập bằng sa ten đỏ, nắm tay nhau bước ra ngoài, người nào cũng có thân nhân và bè bạn mặc lễ phục tươm tất đi kèm. Đám đông thân bằng quyến thuộc nầy từ hàng trăm giáo xứ đến đây cùng nhau qui tụ dưới chân tượng đài Đức Mẹ Đồng Trinh nổi bật cao lên giữa công viên Nhà Thờ.Các linh mục với áo dòng đen và nón đen, các tu sĩ với áo chùng vải thô, các bà nữ tu sĩ, các anh em hướng đạo sinh, các nông dân tay lấm chân bùn nhưng vẫn mặc áo dài có mang huy hiệu Trái Tim của Chúa, các cô thiếu nữ với áo dài nhẹ nhàng, các bô lão với khăn đóng áo dài, các binh sĩ với quân phục rằn ri, chào nhau, ôm nhau kêu gọi nhau và kể cho nhau nghe về tin tức của những người bị cộng sản bắt đi làm tù binh hay những người bị coi là thất lạc trong cơn lốc loạn ly nầy.

MẸ VIỆT NAM ƠI! DÂN TA CÓ TỘI TÌNH GÌ? PIERRE DARCOURT – DƯƠNG HIẾU NGHĨA DỊCH - Phần 5

CHƯƠNG 17: ĐẾN LƯỢT ĐẠI SỨ M. MÉRILLON LÊN SÂN KHẤU
Thứ Ba, ngày 22 tháng Tư
Với sự thờ ơ nhẫn nại trên đường phố Sài Gòn, với sự bối rối ở Hoa Thạnh Đốn , với sự kín đáo ở Mạc Tư Khoa , với niềm hy vọng ở Ba Lê, với sự từ chức của Tổng Thống Thiệu được loan báo chiều hôm qua. . . cho tới giờ nầy chỉ thấy có phản ứng vừa phải ở khắp mọi nơi thôi. Trên cả thế giới, chánh phủ nào bây giờ cũng chỉ chú ý đến những gì gọi là "biến cố sẽ xảy ra" mà thôi.
Đài phát thanh Sài Gòn chỉ đưa ra hai đoạn trích dẫn từ những bài bình luận đầu tiên của báo chí ngoại quốc:
° Của tờ "Thời Báo Nữu Ước" (New York Times) ở Hoa Kỳ :
-"Sự từ nhiệm của Nguyễn văn Thiệu trong chức vụ Tổng Thống V NCH đã làm giảm đi khả năng sẽ có một cuộc chiến đẫm máu dẫn đến sự "kết thúc" (nguyên văn của tác giả: "finish" bằng tiếng Mỹ, trong dấu ngoặc).. Các bên hiện diện của Việt Nam cuối cùng sẽ có một cơ hội thiết thực để tìm đến một giải pháp phù hợp với các điều khoản của Hiệp Định Ba Lê năm 1973"

MẸ VIỆT NAM ƠI! DÂN TA CÓ TỘI TÌNH GÌ? PIERRE DARCOURT – DƯƠNG HIẾU NGHĨA DỊCH - Phần Cuối

CHƯƠNG 22: MỘT BUỔI LỄ TRAO QUYỀN ĐẦY SÓNG GIÓ
"Bớt âu lo và hy vọng", đó là đầu đề được báo Saigon Post cho chạy tít lớn trên trang nhứt.
Trưa nay, Tổng Thống Trần văn Hương sẽ trao quyền cho tướng Dương văn Minh.
Các chuyên viên thảo luận với nhau về thành phần của tân Chánh Phủ . Họ đưa ra tiểu sử của ba hay bốn nhân vật nổi tiếng nhất để cùng nhau phân tích rất là khoa học.
- Luật sư Nguyễn văn Huyền, vị Phó Tổng Thống vừa mới được bổ nhiệm sẽ mang đến cho tướng Minh một sự kết hợp của khối giáo dân ở Miền Nam .
- Ông Vũ văn Mẫu, như ông đã từng nói với tôi gần ba tuần lễ nay, hôm nay là Thủ Tướng. Ông ta sẽ đòi hỏi sự ra đi tức khắc của người Mỹ như ông đã từng xác nhận với tôi chăng ?
- Lý quý Chung, thủ lãnh của nhóm "tranh đấu trẻ" sẽ là Tổng trưởng Thông Tin.
Giao quyền cho tướng Minh, Tổng Thống mãn nhiệm Trần văn Hương và các dân biểu, nghị sĩ trong lưỡng viện Quốc Hội hy vọng sẽ đạt được trước nhất là một sự ngưng bắn. Sau khi tránh khỏi sự giao tranh rồi, thì sẽ tiến tới những cuộc thương thảo để đi đến một thành phần Chánh Phủ "trung lập" gồm có CPLTCHMN, lực lượng thứ ba và một vài thành phần của chế độ Sài Gòn
Sự phối hợp quá hấp dẫn nầy không cần phải xem xét gì nữa. Chế độ VNCH đứng vững là nhờ vào quân đội và viện trợ Mỹ. Nhưng QLVNCH tự nó đã tan rã rồi, và viện trợ Mỹ cũng không còn nũa.

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

THƯ NGỎ VỀ TÌNH HÌNH KHẨN CẤP CỦA ĐẤT NƯỚC

Kính gửi đồng bào Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, cùng toàn thể các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
Từ đầu tháng 5 năm 2014, Trung Quốc huy động nhiều loại tàu, đặc biệt là tàu vũ trang, tàu quân sự và cả máy bay yểm trợ cho việc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vị trí ở sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, xâm hại tàu, thuyền của ngư dân và tàu công vụ của Việt Nam hoạt động ở vùng biển này.

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

VIỆT NAM CỘNG HÒA, LỐI THOÁT CỦA HOÀNG SA VÀ DÂN TỘC

Trần Trung Đạo - Sau 40 năm nếu tính từ thời gian hải quân Trung Cộng tấn chiếm Hoàng Sa và 56 năm kể từ khi Phạm Văn Đồng gởi công hàm cho Thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai, lần đầu tiên lãnh đạo CSVN chính thức phủ nhận công hàm. Bao nhiêu lần lập đi lập lại câu thần chú “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý vững chắc về chủ quyền đối với Hoàng Sa” nhưng giới lãnh đạo CSVN không hề nhắc đến công hàm, tưởng chừng như văn bản đó không phải là của họ.

TƯỚNG HỌ PHÙNG LÀ MỘT TƯỚNG HÈN NHÁT NHẤT TRONG LỊCH SỬ NƯỚC NAM

Nguyễn Nghĩa - Nhiệm vụ chính trị của quân đội là đảm bảo sự bất khả xâm phạm của bầu trời, lãnh thổ, lãnh hải quốc gia. Đây không phải là nhiệm vụ từ trên trời rơi xuống. Đây là nhiệm vụ tự nhiên phải thực hiện, từ khi xã hội loài người tổ chức thành các quốc gia riêng biệt.

HỌC GIẢ VIỆT NAM TIẾC THÔNG ĐIỆP OBAMA ĐẾN MUỘN

Hoa Kỳ sẵn sàng đáp trả sự gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông, lời cảnh báo do Tổng thống Barack Obama đưa ra hôm 28/5 tại Học viện quân sự West Point (New York) được báo chí Việt Nam nhanh chóng chuyển tải. Phải chăng Việt Nam trông đợi sự ủng hộ của Hoa Kỳ và liệu việc này có giúp Việt Nam thoát khỏi hoàn cảnh đơn độc trong cuộc đấu không cân xứng với kẻ xâm lược phương Bắc.

TRUNG QUỐC CÓ TẤN CÔNG VIỆT NAM VÀO THỜI ĐIỂM NÀY?

Phạm Chí Dũng - Quân đội Trung Quốc không ngừng được hiện đại hóa, với ngân sách quốc phòng sẽ tăng mỗi năm gần 20%.

NGƯỜI VIỆT BỊ ÉP PHẢI KÝ NHẬN BẢN ĐỒ HOÀNG SA LÀ CỦA HÁN TẶC MỚI ĐƯỢC NHẬP CẢNH VÀO HÁN BANG

Vi phạm quy định chung của hai nước

Mới đây thông tin về việc người Việt Nam sang Trung Quốc làm ăn buôn bán hay du lịch, khi nhập cảnh trở ngược về lại Việt Nam thì bị ép phải ký thừa nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc.

VI PHẠM NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM : AI SẼ BỊ CHẾ TÀI?

Thụy My - Vừa qua vào ngày 14/03/2014, dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ đã đệ trình Dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam mang số hiệu HR 4254 ra Quốc hội Hoa Kỳ. Dự luật này dự kiến trừng phạt những quan chức Việt Nam «đồng lõa trong những vụ vi phạm nhân quyền nhắm vào người dân Việt Nam ». Biện pháp trừng phạt gồm những hạn chế về du hành và tài chính.

GIẢI MÃ NHỮNG BÍ ẨN CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH

Lời mở đầu
Lịch sử chính trị của Việt Nam trong gần 80 năm qua quy tụ xung quanh hoạt động của nhân vật Hồ Chí Minh, do đó chỉ cần dựng lại bối cảnh 50 năm hoạt động của ông Hồ Chí Minh thì kể như là giải thích toàn bộ mọi biến chuyển khó hiểu của lịch sử Việt Nam trong thế kỷ 20.

CHIẾN TRANH VIỆT NAM TRONG TOÀN CẢNH CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI


TRẦN GIA PHỤNG - Chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975. Cuộc chiến nầy là cuộc chiến phức tạp nhất trong lịch sử Việt Nam, xen lẫn nhiều yếu tố chính trị quốc tế lồng trong chiến tranh lạnh toàn cầu giữa hai khối tư bản và cộng sản. Vì vậy, để góp phần soi rõ chiến tranh Việt Nam vừa qua, thiết tưởng nên đặt chiến tranh Việt Nam trong toàn cảnh chính trị thế giới.

VAI TRÒ CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ VÕ NGUYÊN GIÁP TRONG TRẬN MẬU THÂN

BÙI ANH TRINHTrích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn Trong Chiến tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh.
Theo bài tùy bút “Bác Hồ với tết Mậu Thân năm ấy” của Vũ Kỳ, Bí thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đăng trên báo Văn Nghệ, số báo tết Mậu Dần 1998:
Ngày 21-12-1967 ( Trước trận Mậu Thân 1 tháng 10 ngày ) : Văn phòng Trung ương điện sang mời Bác trở về dự hội nghị sẽ khai mạc vào sáng ngày 28-12-1967 ( Lúc này HCM đang “nghỉ dưỡng bệnh” ở Bắc Kinh ).

TRẬN HOÀNG SA TRONG CHIẾN TRANH LẠNH TOÀN CẦU

 TRẦN GIA PHỤNG - 1.-  CHIẾN TRANH LẠNH
Chiến tranh lạnh bắt đầu từ năm 1946, sau thế chiến thứ hai (1939-1945), là tình trạng tranh chấp căng thẳng, gay cấn và quyết liệt giữa hai khối tư bản và cộng sản (CS).  Nói trắng ra, đây là cuộc tranh chấp giữa hai tập đoàn quyền lợi tư bản và CS.  Hai tập đoàn quyền lợi nầy đối chọi nhau về tất cả các mặt, nhưng hai bên không trực tiếp đánh nhau vì các cường quốc đứng đầu hai khối cùng thủ đắc võ khí nguyên tử, sợ chiến tranh nguyên tử xảy ra, thì cả hai bên đều thiệt hại nặng nề. 

VÀI MẨU CHUYỆN VỀ CUỘC ÐỜI HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MINH CẦN - Người viết bài này hy vọng góp thêm vài “mẩu chuyện” vào cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” của Trần Zân Tiên mà như lời giải thích miệng “từ Trên,” khi cuốn sách được xuất bản lần đầu ở miền Bắc — “tác giả của nó là một nhà báo nổi tiếng có cơ hội được biết rõ về thân thế của Người.” Thực ra, hồi những năm 50, đại đa số cán bộ, chứ nói gì đến nhân dân, chưa hề nghe tên và không ai biết cái ông “nhà báo nổi tiếng” Trần Zân Tiên, tác giả cuốn sách “bất hủ” đó, là ai cả. Chỉ có một số rất ít cán bộ cao cấp thì thầm rỉ tai nhau về điều bí mật quốc gia : “… Chứ còn ai nữa !”