CHƯƠNG 12: VỚI NGƯỜI PHÁP LỚN TUỔI Ở SAI GON
Thứ Tư, ngày 16 tháng Tư
Bất chấp tử thần có thể ập tới bất cứ lúc nào, nhất là hành động
do đức tin, từ nóc cao của nhà thờ Sai Gòn vọng lên những tiếng hát trầm bổng
bằng tiếng la tinh. Bàn thờ Chúa chưng đầy hoa và được trải một tấm lụa sáng
rực rỡ. Hàng ngàn tín đồ công giáo đang dự lễ tấn phong của 25 linh mục đại
diện cho các địa phận trong nước.
Khi buổi lễ chấm dứt, tất cả tín đồ hiện diện nắm tay nhau chúc
bình an và cầu nguyện cho tất cả các Giám mục, các Linh mục và các tín hữu tự
nguyện ở lại nhiệm sở của họ trên lãnh thổ bị chiếm để chia xẻ thử thách của
mọi anh chị em cả lương lẫn giáo.
Sau đó cả 25 vị linh mục vừa được tấn phong được cho mặc thêm
một chiếc áo choàng trắng có thêu một chữ thập bằng sa ten đỏ, nắm tay nhau
bước ra ngoài, người nào cũng có thân nhân và bè bạn mặc lễ phục tươm tất đi
kèm. Đám đông thân bằng quyến thuộc nầy từ hàng trăm giáo xứ đến đây cùng nhau
qui tụ dưới chân tượng đài Đức Mẹ Đồng Trinh nổi bật cao lên giữa công viên Nhà
Thờ.Các linh mục với áo dòng đen và nón đen, các tu sĩ với áo chùng vải thô,
các bà nữ tu sĩ, các anh em hướng đạo sinh, các nông dân tay lấm chân bùn nhưng
vẫn mặc áo dài có mang huy hiệu Trái Tim của Chúa, các cô thiếu nữ với áo dài
nhẹ nhàng, các bô lão với khăn đóng áo dài, các binh sĩ với quân phục rằn ri,
chào nhau, ôm nhau kêu gọi nhau và kể cho nhau nghe về tin tức của những người
bị cộng sản bắt đi làm tù binh hay những người bị coi là thất lạc trong cơn lốc
loạn ly nầy.
Họ ở đó hàng mấy giờ, cười đùa chuyện trò, chiếm hết các lề
đường, làm tắt nghẽn lưu thông và sau đó, vào khoảng 12 giờ trưa, theo một dấu
hiệu của các linh mục, đám đông kỳ lạ và bất thường nầy, kể cả các chánh trị
gia và thương gia, xem chừng như đã sung sướng và hảnh diện được biểu lộ đức
tin của mình ngay giữa trung tâm của thành phố kinh doanh nầy, mới chịu giải
tán hết trong vòng vài phút, mạnh ai nấy chạy về xe của mình , những chiếc xe
vận tải hay xe buýt đã đưa họ tận đây, từ các đồng ruộng và làng mạc của họ.
Mỗi xe khi ra khỏi bãi đậu đều được một linh mục cởi mô tô hướng dẫn mở đường.
Và nửa giờ sau đó là tất cả không còn một người công giáo nào ở đó nữa.
Trung tâm thành phố đã trở lại với những cảnh kẹt xe, xe xì cút
tơ, xe tắc xi, và các xe bán hàng dạo. Sự ồn ào của các sự vận động và mậu dịch
cũng đã trở lại trên đường Tự Do (Catinat) dài dài từ nhà thờ đến bờ sông . Các
chuyên viên về tin tức cũng bắt đầu vui vẽ phao tin, không cần biết - là đúng
hay thất thiệt . Chuyện khó nhất là phải biết lọc tin đó.
- Một kho đạn ở Biên Hòa đã bị nổ, làm rung chuyễn cả thành phố:
tin nầy đúng.
- Một bản tin đánh đi của UPI xác nhận đó là do sự đột kích của
đặc công Việt Cộng. An ninh quân đội thì thản nhiên quả quyết đó chỉ là một tai
nạn rủi ro: một tàn thuốc dụi tắt không kỹ, bén lửa qua cỏ khô gây lên một đám
cháy làm nổ một kho đạn phế thải.
- Ông Thiệu đã nhờ công ty Balair chở 16 tấn vàng thỏi, số vàng
dự trữ của Ngân Hàng Quốc Gia sang Thụy Sỹ. Ông Lý long Thân, một người Tầu
giàu có, cố vấn tài chánh của Tổng Thống V NCH đã bán cho một tổ hợp Nhật bản
một khối đồng của Chánh Phủ trị giá 300 triệu mỹ kim : tin thất thiệt. Vàng vẫn
còn trong hầm của Ngân Hàng (Giám Đốc Ngân Hàng từ chối không ký lệnh xuất
kho), và không một phi cơ thương mại nào có thể chở đi 16 tấn vàng một lần một
mà không vở sàn kho chứa hàng của phi cơ.
- Ở Việt Nam vẫn còn 2 tỷ mỹ kim "sắt vụn" do quân đội
Hoa Kỳ bỏ lại lúc họ rời khỏi Việt Nam . Chánh Phủ Sài Gòn đang thương lưộng
với một công ty lớn ở Hoa Kỳ định mua với giá 1 tỷ mỹ kim. Chuyện mua bán nầy
chưa ngã ngũ.
- Những người Mỹ ở khách sạn Brinks, gần trụ sở Quốc Hội đã rút
đi êm trong đêm tối trên 3 xe vận tải được cảnh sát Miền Nam họ tống : tin nầy
rất khó kiểm. Không ai có quyền di chuyển vì có lệnh thiết quân luật từ 9 giờ
tối đến 6 giờ sáng. Một điều chắc chắn là: tòa đại sứ Hoa Kỳ đã báo cho tất cả
các kiều dân Mỹ trong lãnh vực tư và những người làm việc cho Phòng Tùy Viên
Quân Lực Hoa Kỳ (D.A.O.) có trách nhiệm về tiếp vận quân sự , trừ những người
làm việc cho ngành Y dược và tiếp tế lương thực, là phải sẳn sàng rời Việt Nam
trong vòng 30 ngày sấp tới.
- Tất cả những chuyến bay quốc tế đều ngưng vì biện pháp an ninh
: Tin không đúng, chỉ có các phi công thuộc hãng Cathay Pacific đang đình công.
Họ đòi hỏi phải có một số tiền thưởng về nguy hiểm khi phải đáp xuống Sài Gòn .
Các hãng hàng không khác đều bảo đảm giữ nguyên các chuyến bay.
Tiếng đại bác nghe cách thủ đô chừng vài chục cây số. Sự uy hiếp
từ phía cộng sản Bắc Việt mỗi ngày mỗi đến gần hơn, nhưng khối lượng lớn dân
Sài Gòn cố gắng giữ bình tĩnh.
Các viên chức hành chánh làm việc bình thường. Các chợ búa đều
được tiếp tế đều đặn . Đồng mỹ kim còn đổi được 1000 đồng bạc. Người dân vẫn
còn đi lại với những xe ba bánh nặng trĩu, xe tắc xi vẫn vét túi hành khách, xe
kéo xe lôi lại thấy tái xuất hiện.
Ở Chợ Lớn, thương buôn không thấy hốt hoảng. Dự kiến cho một
cuộc tấn công có thể bị cúp điện, họ đã tìm mua hết nến để dự trữ, để có thể
bán lại với giá cao gấp ba lần. Dự trù trường hợp cộng sản vào được thủ đô, họ
cũng đã vét mua hết tất cả vải đỏ. Họ biết rằng ở những thành phố bị cộng sản
chiếm ở Miền Trung, dân chúng được lệnh phải treo cờ Hà Nội và M TGP MN trước
nhà. Họ đã tính toán rất kỹ. Bốn triệu lá cờ cộng sản phải cung cấp cho người
dân trong vòng 48 tiếng đồng hồ : ba tỷ đồng bạc lời, một áp phe không thể bỏ
qua được !
Những người Pháp cố cựu gồm các thầu khoán, kỹ thuật gia, giám
đốc xí nghiệp, các nhà trồng tỉa... gặp lại nhau ở tiệm Impérial, của Bonelli
(50 năm ở Đông Dương.) hay ở quán cà phê mát mẻ của "papa"
Charbonnier, ở cảng, một cựu tỉnh trưởng chuyển sang nghề bán cà phê, và dưới
bức tranh của ông lãnh sự đầu tiên Dominique, một người dân thuộc đảo Corse vô
cùng vui vẻ, đã phục vụ khách từ 27 năm món súp thập cẩm tôm cá biển ngon nhất
Sài Gòn và rượu chát quý hiếm Cinarca .
Người ta thấy có những anh cựu quân nhân của đội quân viễn
chinh, những người đã sống sót qua bao nhiêu biến cố. Họ đến từ những tỉnh xa
xôi của vùng Đồng bằng, hay từ những đồn điền nho nhỏ ở ven biên của chiến
trường. Rất mạnh khỏe, rạm nắng, nhưng kín đáo, họ biết tất cả mà nói thật ít
và giữ im lặng khi có người lạ xuất hiện.
Tôi đã gặp được ở đây nhiều bạn cũ :
Moulin, một cựu sĩ quan Dù. Chúng tôi đã cùng được
huấn luyện về biệt kích, ở Ấn Độ năm 1945. Đồn điền của anh bị Việt Cộng chiếm.
Nasica, con của một anh hùng kháng chiến bị Đức
xử bắn năm 1944, có một tượng kỷ niệm trước khi vào thị xã d Arnay-le-duc. Anh
là một cựu kháng chiến quân người Ý, kỹ sư nhiệt lượng, và chuyên viên đóng tàu
chuyên chở đường sông. Xí nghiệp cùa anh còn chưa gặp khó khăn nào.
Roger Routin, một binh sĩ gốc Tunisie, râu xồm nhưng rất
có tình huynh đệ. Anh là một phi công dân sự giỏi nhất của Miền Nam . Với chiếc
phi cơ nhỏ của anh, anh đã lái đi "nhặt" hết người Pháp ở Dalat và
Nha Trang dưới lằn đạn của cộng sản.
Le Gall, chín con, vợ là Lucienne. Mặc dầu đông
con nhưng anh đã xây cất một viện mồ côi để nuôi trẻ và mang từ mặt trận về đây
được hơn hai mươi đứa.
Tino Agopian, một người trên sáu mươi tuổi người nhỏ
thó rất tao nhã, luôn luôn ăn mặc rất kẻng, kỵ sĩ lão thành và đáng tin cậy của
các trường đua.
Cũng cần phải nói qua về những người truyền giáo và các mục sư,
đuối sức nhưng không mệt mỏi, đã biến những viện tế bần thành những trung tâm
xã hội . Tặng phẩm cứ dồn dập được gởi tới và xe nầy đến xe khác đầy thuốc men
được chở đến các trại dân lánh nạn.
Câu lạc bộ thể thao, với hồ tắm nổi, đầy đủ tiêu chuẩn tranh tài
quốc tế, với những dàn hoa vạn lý, với những sân tơ nít, và nhà thể thao đa
dụng, những phòng đánh kiếm và sân tập võ thuật và một vòng đua chạy bộ . . . .
đó là ốc đảo cuối cùng của "xã hội" người Pháp ở Sài Gòn. Được một
hàng me to và hàng rào xanh bao quanh, đây là một câu lạc bộ hạng sang và lịch
sự, ở đó những máy điều hòa không khí của Nhật chưa thể thay thế được các cây
quạt trần già nua nhưng còn rất êm lặng và đủ tiện nghi. . Người ta còn tìm
thấy phía sau các hàng hiên trong những căn phòng rộng rãi mát mẻ với những bàn
ghế toàn bằng gổ nặng, những ghế dựa rộng sâu, những ông chủ ngân hàng bình
thản, những nhà ngoại giao lạnh lùng, những giám đốc đồn điền, những tay vô
địch bài tây (bridge), những nhà sản xuất bia da đỏ ao như gạch, một vài anh
tóc dài, quần ống voi và những cô gái dịu dàng tươi trẻ. . . . .
Nhờ đi thăm người nầy đến người kia, từ một người bạn thân đến
một sự giao thiệp vững chắc, tôi thu lượm được một vài tin tức đã được kiểm
chứng:
Đức Giám Mục Seitz ở Kontum, 40 năm phục vụ ở Việt Nam , vẫn
còn, không hề hấn gì.. Bá tước del Fante, người có biệt danh là "vua ở Cao
Nguyên", vẫn còn sống. Con người quí tộc Ý nầy, người nói được tất cả thổ
ngữ của đồng bàoThượng, vừa là bạn vừa là cố vấn của tất cả các trưởng bộ lạc..
là một nhân vật rất lạ thường. Cứng rắn trong công việc nhưng khoan hồng độ
lượng với mọi người làm, ông có một sức khỏe sắt đá và một tinh thần lạc quan
không gì lay chuyễn nổi, và không có gì làm cho ông ta cảm xúc hết.
Ông M. Mercurio, niên trưởng của các nhà trồng tỉa, chết ở Ban
mê Thuột vì một trái bom của không quân Miền Nam đã làm sập nhà ông.
Hơn 30 người Pháp trong đó có 12 giáo viên còn ở lại Dalat, vì
thiếu phương tiện di tản, nhưng họ vẫn còn khỏa mạnh.
Những nhà trồng trà và cà phê (10.000 mẫu và khoàn 100 nhà khai
thác đặc biệt) trãi dài giữa Blao, Djiring và Ban mê Thuột, bị bắt hay đã chạy
khỏi , đều coi như bị phá sản hết. Mùa màng khá lắm, nhưng vì đường bị cắt đừt,
nên tất cả đều bị kẹt lại và hư thối hết tại đồn điền. Các nhà máy ở Sài Gòn và
Chợ Lớn chuyên sấy trà đen, trà xanh , và rang cà phê đều phải đóng cửa vì
không có hàng dự trử. Thua lổ tính ra đến hàng trăm triệu đồng.
Bỏ qua các nhộn nhịp và ồn ào của đường Tự Do, trở lại bệnh viện
Grall ở nửa đường giữa nhà thờ Đức Bà và vườn bách thảo. Với những dãy nhà xây
sáng sủa có hàng hiên chung quanh và nằm dưới tàng cây to rợp bóng mát, cơ sở
nầy vừa là một nơi trú ẩn vừa là một học đường. Được thành lập từ năm 1860,
bệnh viện 400 giùờng nói trên trong những tuần lễ sau cùng nầy đã có con số
bệnh nhân tăng lên gấp 4 lần. Toán quân y của bác sỉ tổng quát Mazeaud đã đến
nhập vào với 20 bác sĩ quân y người Pháp ở đây. Ngay sau khi thảm trạng ở miền
Trung bộ Việt Nam bắt đầu có tầm mức nguy kịch , thì vị cựu Giám đốc bệnh viện
Grall (4 thời phục vụ ở Đông Dương, chuyên viên về các bệnh của vùng nhiệt đới)
đã tình nguyện sang đây với một bác sĩ giải phẩu, một bác sĩ khoa tổng quát và
một bác sĩ nhi khoa. Mười bác sĩ dân sự đã tình nguyện đến tăng cường toán quân
y của ông. Và toán y sĩ nầy đi từ trại lánh nạn nầy đến trại lánh nạn khác, từ
Cân Thơ đến Vũng Tàu hay ra tận đảo Phú Quốc để chăm sóc cho các thương binh và
các thường dân bị thương vì chiến cuộc.
Chung quanh Sài Gòn hệ thống an ninh từ từ siết chặt lại. Các
đơn vị cảnh sát đặc biệt đều mang áo giáp và đội nón sắt, trang bị hùng hậu đã
đi tuần khắp các vùng ngoại ô và được lệnh bắn bất cứ người tình nghi nào mà
không cần phải gọi hỏi trước .
°
°
Chiều nay tôi nhận một lá thơ từ bên Mỹ rất đáng được chú ý. Lá
thư của một người bạn của tôi, anh Dick Benham 32 tuổi, cựu phi công trực thăng
võ trang thuộc lực lượng Tuần Giang (đơn vị giang thuyền). Hai lần bị thương ở
Việt Nam , chuyển sang ngành giáo dục sau khi về Mỹ lấy được bằng tiến sĩ về
chánh trị kinh doanh. Và đây là nội dung bức thơ :
" Anh Pierre thân mến,(1)
"Tôi đã gọi điện thoại tới Paris, vợ anh đã cho tôi biết là
anh đã đi Việt Nam . Bà ta cho tôi số hộp thơ của anh ở Sài Gòn (hộp thơ số
1303). Tôi hy vọng rằng mặc dầu có một "không khí hỗn loạn tại đó, nhưng
bức thư của tôi cũng có cơ may đến tay anh được . Có rất nhiều người bạn Việt
Nam viết thư hỏi tôi cái gì đang xảy ra ở Hoa Kỳ ? Họ không hiểu "được
thái độ chống đối của Quốc Hội và tính thụ động của người đứng đầu Nhà
Trắng." Có rất nhiều lý do để Hoa Kỳ bỏ rơi nước Việt Nam, nhưng tất cả
đều dính với câu "chuyện tai tiếng Watergate và chuyện bầu cử lại của dân
biểu Hạ viện và 1/3 nghị sĩ "trong tháng 11 / 1974 nầy. Cuộc vận động bầu
cử vào mùa thu 1974 được đánh dấu bằng một sự chán nản chung của dư luận quần
chúng. Đến độ mà tất cả các kỷ lục về "không đi bầu" đều bị phá hết !
Năm chục phần trăm cử tri Mỹ đã không đi bầu. Đảng Dân Chủ đã đạt được một
thắng lợi hoàn toàn áp đảo. Một vài tuần sau đó, ông Jay Lovestone từ lâu là
cánh tay mặt của ông George Meany trong tổ chức Công Đoàn Lao Động, đã ước tính
trong một cuộc nói chuyện riêng tư rằng trong số những người mới được bầu vào
Quốc Hội đã có đến ít nhất 80 là những người còn ướt sũng đằng sau
"xe"(2), có nghĩa là những trẻ con thất học (3) và vô trách nhiệm. Vả
lại đó chỉ là một đánh giá còn quá thấp, bởi vì 3 tháng sau đó ( tháng 3 /
1975) trong lúc Đông Dương đang trong cơn khủng khoảng, người ta ước lượng con
số của những tay "ngu dốt mới" đó đã vào được Hạ Viện Hoa Kỳ 140 đứa
(4). Nhất là đặc điểm của bọn "ngu đần" nầy được thể hiện qua thái độ
của con đà điểu, không cần suy nghĩ vẫn khăng khăng nhất quyết từ chối không
muốn quan tâm đến tình hình của vùng Đông Nam Á Châu. Tự mãn là đã "thuộc
một xã hội giàu có, bọn chúng không muốn nhìn ra ngoài những bức tường của
chúng đang sống. "Chúng tôi không muốn nghe nói về Việt Nam nữa !" .
Đó là câu mà "bọn chúng đã nhắc đi nhắc lại đối với những tiếng vọng từ
bên ngoài. Đến khi mà phải gởi một phái đoàn dân cử đi sang Việt Nam để điều
tra tình hình tại chỗ, thì người ta đã chọn những con "đà điểu" đẹp
nhất. Thí dụ như James Mac Closky (đại diện cho "California), người đã
từng khẳng định năm 1967 rằng không thể thắng Việt Cộng nổi; như bà Bella
Abzug, một người tranh đấu cho phụ nữ và cho hòa bình đã từng nổi tiếng trong
cuộc đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ. Cuộc điều tra của phái đoàn 8 người
dân cử đó chỉ được tiến hành vỏn vẹn có 2 ngày và chỉ thừa nhận những thành
kiến và định kiến mà họ đã có sẵn từ lâu rồi. Thái độ của những nhà lập pháp đó
thật ra chỉ đưa đến một chiến dịch đầu độc rộng lớn từng được các chương trình
truyền hình lớn và của báo chí như tờ New York Times, tờ Washington Post, những
tập san như New York Review of books (5) (không phải đơn thuần là những tập san
văn hóa mà là những phương tiện tranh đấu của những người trí thức như Mary Mac
Carthy và 500 người khác với "ý nghĩ "tốt " cùng loại như thế.
Những người to đầu cầm chịch cho trò chơi, cho chiến dịch nầy "chỉ là một
nhóm hạt nhân bé nhỏ, nhưng hành động của họ được sức mạnh của truyền thông báo
chí Mỹ nhân lên. Một vài nhà báo mà chúng tôi cho họ một biệt danh là "kẻ
cả" như James Reston, Antony Lewis, Kraft hay Broder, mà những bài viết
của họ được "nghiệp đoàn hóa" (có nghĩa là được phổ biến cùng lúc do
một số lượng báo chí địa phương ở các tiểu bang và như thế là có một số lớn độc
giã) đã làm mất uy tín của VNCH và những nhà lãnh đạo của họ một cách có hệ
thống. Chính những người nầy đã hạ ông Nixon và những người dân cử mới nầy là
hình bóng của báo chí đã tạo dựng cho họ lên. Tôi tin chắc là Quốc Hội không
chấp thuận ngân khoản viện trợ "
Chú thích:
(1) trong thư bạn của tác giả toàn dùng danh từ
"mầy" và "tao" vì họ là bạn chí thân, nhưng trong bản dịch
chúng tôi phải dịch là "anh" và "tôi"
(2) nguyên tác bằng tiếng Mỹ "who are still wet behind the
cars" (có vẽ khinh bỉ)
(3) nguyên tác của tác giả : des jeunes enfants ignares
(4) nguyên tác của tác giả : "nouveaux imbéciles". Lá
thư dùng đến 2 lần danh từ "imbéciles" .
(5) về tên của các tờ báo, chúng tôi không muốn dịch ra tiếng
Việt, để cho các độc giả nhận diện được rõ ràng những tờ báo Mỹ đó.
CHƯƠNG 13: QUỐC HỘI HOA KỲ BÀN CÃI VỀ NGÂN KHOẢN, TRONG LÚC NGƯỜI
DÂN MIỀN NAM LO CHÔN CON MÌNH
Ngày hôm qua 16 tháng 4, ngỏ lời cùng Hiệp Hội
các Chủ Báo Hoa Kỳ với tư cách là vị khách danh dự, Tổng Thống Gerald Ford
tuyên bố là "sự sụp đổ của Miền Nam Việt Nam là không sao tránh khỏi
được" Ông đã xác nhận :
"Theo các điều khoản của Hiệp Định được
ký kết tại Paris ngày 27 tháng giêng 1973, trong khuôn khổ một sự thỏa thuận
với Miền Nam Việt Nam , Hoa Kỳ đã cam kết cung cấp chiến cụ thay thế và ngân
khoản viện trợ kinh tế cho họ. Tôi nghĩ rằng Liên Xô và Cộng Hòa Nhân DânTrung
Hoa cũng đã có những cam kết tương tự như thế đối với Miền Bắc Việt Nam . Những
cam kết nầy hình như đã được thực hiện. Điều bất hạnh là về phần cam kết của chúng
ta, Hoa Kỳ đã không thực hiện được những lời hứa của mình. Nếu chúng ta thực
hiện đúng lời hứa thì Miền Nam Việt Nam không gặp cơn khủng khoảng quá bi thảm
như hôm nay. Tôi nghĩ rằng trong trường hợp đặc biệt đó, chúng ta không thể
trách Liên Xô hay Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc được. Nếu chúng ta giữ đúng lời
cam kết với đồng minh của chúng ta thì thảm trạng nầy tôi tưởng là có thể tránh
khỏi được ."
Từ hai ngày nay, ông Kissinger và ông
Schesinger, tổng trưởng ngoại giao và quốc phòng đã cùng với tướng Weyand, tham
mưu trưởng quân đội Hoa Kỳ sau chuyến đi thanh sát Việt Nam trở về, đã phải
tranh đấu "một trận cuối cùng về ngân khoản viện trợ" với Quốc Hội .
Họ đã nhấn mạnh đến sự cần thiết để chấp thuận 722 triệu mỹ kim mà Tổng Thống
đã xin, như là một "ngân khoản tối thiểu rất cần thiết cho cuộc phòng thủ
Miền Nam Việt Nam ". trong đó 326 triệu để tái trang bị cho 4 sư đoàn , để
tập họp các đơn vị lại và tái trang bị cho họ, phần còn lại sẽ cung cấp cơ phận
thay thế và dụng cụ y khoa và thuốc men để có thể "hổ trợ được cho 60 ngày
tác chiến mãnh liệt"
Ông Kissinger đã nói tới trách nhiệm tinh thần
tuyệt đối là phải nâng đở một đồng minh đang trong cơn nguy kịch . Vừa làm giảm
nhẹ những khuyến cáo từ trước của ông, Kissinger vừa nhấn mạnh là nếu Quốc Hội từ
chối không bỏ phiếu thuận cho ngân khoản viện trợ đòi hỏi thì "niềm tin
và danh dự của Hoa Kỳ dù không bị sụp đổ thì cũng sẽ bị giảm đi".
"Nếu hai bên muốn tiến tới một sự thương thuyết với nhau thì ít nhất tình
hình quân sự phải được ổn định, và nếu không có được sự ổn định tiên quyết đó ,
thì chỉ có một khả năng thương lượng duy nhất mà thôi, đó là sự thương lượng để
đầu hàng !"
Sau khi họp kín, tiểu ban ngoại giao Thượng
Viện đã thỏa thuận trên nguyên tắc "chấp thuận một ngân khoản khẩn
cấp" là 200 triệu mỹ kim dành để di tản trong vòng trật tự những công dân
Hoa Kỳ ở Sài Gòn và "vài người Việt Nam " có thể bị đe dọa đặc biệt
đến tánh mạng.
Trong lúc các cuộc bàn cãi đó tiếp tục một
cách tế nhị ở Hoa Thạnh Đốn , thì trận chiến vẫn tiếp diễn ở chung quanh Xuân
Lộc, và hiện đang mở rộng ra trên 100 cây số về hướng Đông và hướng Nam của thủ
đô Sài Gòn . Các khu trục phóng pháo cơ thuộc căn cứ Biên Hòa cứ bay lên và đáp
xuống theo nhịp độ từng 2 chiếc một, cách nhau mỗi 3 phút một. Cứ phải có 3 phi
công ứng trực để tuần tự thay phiên nhau trong 6 giờ cho mỗi chiếc khu trục.
Phía cộng sản họ có một lực lượng đại bác
phòng không rất hùng hậu cơ động bằng xe kéo . Các phi công phải nhận lấy nhiều
sự nguy hiểm không lường được để yểm trợ cho các đơn vị bạn dưới đất, như trong
khu vực Bình Giã (cách Sài Gòn 120 cây số về phía Đông Nam ) binh sĩ đang đánh
xáp lá cà với địch. Chỉ trong vòng 2 ngày pháo binh Bắc Việt đã rót 8000 quả
đại bác xuống các vị trí của sư đoàn 18 bộ binh . Liên lạc truyền tin với Bộ
chỉ huy của tướng Đảo. người có trách nhiệm mặt trận Xuân Lộc bị mất đi và sau
đó được thiết lập lại được . Binh sĩ của ông bám lấy trận địa, chống cự hết sức
mãnh liệt gần như điên cuồng, và không để mất một tấc đất nào mặc cho lửa đạn
như bão táp liên tục được trút xuống vị trí của họ.
Sáng nay, tôi rời khỏi thủ đô và đã qua cầu
Bình Lợi với một tóan 10 vị bác sỉ, do một người bạn của tôi hướng dẫn, bác sĩ
Triễn. Ông bác sĩ 60 tuổi nầy là một người công giáo thuần thành, đã có 11 đứa
con, có một đức tin và một tinh thần từ thiện không hề suy giảm, người ta
thường gọi ông là "bác sĩ của người nghèo" vì ông từ chối không nhận
một thù lao nào từ những người nghèo khổ mà ông thường chăm sóc mỗi ngày .
Qua cầu rồi chúng tôi đi theo xa lộ Đại Hàn,
và đi khoảng 10 cây số thì đến một bìa làng Tam Bình, một đồn điền cao su chừng
30 mẫu có bóng râm, nơi đó có trên 20 ngàn dân lánh nạn đang ở đó: một đám
người nghèo, khổ, ốm gầy, áo quần tơi tả, đi chân đất, toàn là đàn bà, trẻ con
và người già. Hầu hết đều không có gì cả, có khi nằm ngay dưới đất, có người
thì che tạm lều bằng một vài mảnh ván thùng, hay giấy bồi. Họ đến đây từ 10
tỉnh khác nhau, có nhiều người từ Quãng Trị và Huế, phải đi bộ trên 600 cây số
mới đến được bờ biển rồi chen chúc nhau trên những chiếc thuyền đưa họ tới bến
tàu ở Sài Gòn rồi từ đó nhờ những anh em công giáo đưa họ đến đồn điền cao su
nầy, nơi đây ít nhất họ cũng tránh được hỏa tiễn và đạn pháo binh của Bắc Việt
được trong vài ngày.
Các bác sĩ sấp xếp chỗ làm việc ở ngay bìa đồn
điền, trống trải, để săn sóc cho các bệnh nhân. Hơn 800 người bệnh (rét rừng,
sưng phổi, .. . . ) ngồi bẹp dưới đất yên lặng chờ đến phiên mình được khám.
Trẻ con thì mình đầy ghẻ, mắt thì sưng húp lên vì nhặm, vì toét, hay run lên
cầm cập vì rét rừng. Có nhiều bà bị thương và không được thay băng trong 3 ngày
nay, nên vết thương hôi thúi không chịu được nhưng không nghe người nào than
vãn một câu.
Một vị linh mục mặc áo chùng, vậm vỡ, đầu húi
ngắn tới đây bằng mô tô. Vừa xuống xe là cả đám đông vây quanh ông, chào ông và
lễ ông nữa. Đó là cha Joachim Châu, ở ngay họ đạo gần nhà thờ Đức Mẹ Fatima.
Ông đi dài trên đường dọc theo các hàng cao su , và tôi đi theo ông . Ông nói
với tôi :
- "Tình hình có vẻ khả quan hơn đôi chút
rồi. Binh sĩ thuộc sư đoàn 5 bộ binh đã cho tôi 200 tấm lều cá nhân, và cho tôi
mượn 3 xe bồn chứa nước.. Tôi lấy được của anh em thiết giáp 100 kí lô xà phòng
và 200 cái thau nhựa của Mỹ. Phần các bác sĩ thì mang theo 500 kí thuốc men,
nhưng chắc không đủ đâu, Ở đây đã có nhiều trường hỡp bệnh thiên thời và chúng
tôi hết thuốc chủng ngừa rồi. Từ khi Nha Trang bị thất thủ, viện Pasteur ở
thành phố đó không cung cấp được gì cho mình hết, và viện Pasteur ở Sài Gòn thì
không thể cung ứng nổi nhu cầu đòi hỏi. Mỗi đêm, đã có từ 10 đến 12 đứa trẻ
chết. Riêng tôi thì đang chờ đoàn xe chở gạo đến: ba chiếc ghe chài loại 10
tấn, có thể đủ để nuôi những người khốn khổ nầy trong 2 ngày ."
Ngay sát bên mấy lều đầu, khoảng 20 ông già
cởi trần trùng trục lòi xương ra, đang dùng cuốc cặm cụi đào đất. Trước mấy hố
vừa đào đó có hai hàng dài thây trẻ nít được quấn chiếu hay bọc ny lông trong
suốt , đó là 13 đứa vừa chết đêm qua.
Ngồi trước thây của con mình, mấy bà mẹ đờ đẫn
và im lặng không còn sức đâu mà khóc được nữa. Tôi đứng lặng người tại chỗ,
không sao có được một cử động nào. Nói gì bây giờ đây ? và làm gì bây giờ đây ?
Phải có một sức bật nào đó của cả thế giới để bốc tất cả những người nầy ra
khỏi cảnh nghèo đói, sợ sệt và chết chóc ! Một ông già mặt mày nhăn nheo tiến
đến gần tôi và nức nở nói với tôi:
-"Ông là một nhà báo Pháp phải không ?
Ông hãy viết trên báo của ông là hãy giúp chúng tôi cứu những đứa trẻ nầy,
chúng nó vô tội mà. Phải cho chùng nó một cơ hội để sống sót.. Còn chúng tôi
hả, chúng tôi có thể chết, chúng tôi đã chịu quá nhiều thử thách rồi, quá nhiều
điều khủng khiếp rồi, quá nhiều tang tóc rồi, nhưng chúng nó, chúng nó chỉ mới
bắt đầu thấy ánh sáng, chúng nó còn quá yếu đuối. . . .Chúng tôi không còn sữa
cho chúng nó nữa. Hằng ngày chúng tôi chỉ có thể cho chúng nó mỗi một chén cơm
. Rồi đây trong vài ngày nữa, khi những cơn bão đầu tiên của mùa mưa ập xuống
thì chúng sẽ nằm dưới bùn.Muỗi mòng sẽ hoành hành và con số tử vong sẽ tăng lên
gấp 4 lần ! Tôi van ông, ông ơi, ông hãy làm một cái gì đi !"
Tôi lấp bấp một vài lời hứa. Cổ họng tôi co
thắt lại, và tôi không có can đảm nhìn thẳng vào cặp mắt trang nghiêm chững
chạc nhưng đầy vẻ thất vọng của ông già nầy.
Nếu chiến trận đến gần chỗ nầy, nếu đạn pháo
hay rốc kết lại bắt đầu rơi xuống đây, xuống cái trại tạm coi là còn có cơ may
cuối cùng nầy, thì những người khốn khổ kia sẽ đi đâu ? trong lúc họ gần như
không còn sức để lê bước nữa ?
Linh mục Joachim Châu đã có dựng tạm một bàn
thờ trên một cái bàn khập khiễng, đặt bộ đồ làm lễ bằng bạc lên tấm trải vá
víu, rồi mặc lại bộ đồ giáo sĩ của ông, xong đâu đó ông bắt đầu làm lễ trên một
vùng đất rộng đầy cỏ khô cằn. Rất thong thả và trong vòng trật tự, hàng ngàn
tín đồ chạy loạn quỳ xuống thành một vòng chung quanh bàn thờ và lớn tiếng cùng
cầu nguyện. Tất cả cùng nắm chặt tay nhau họ làm thành một sợi giây thiêng tôn
kính, gắn chặt với nhau bằng sự nghèo khó khổ sở mà họ đang chia sớt với nhau.
Từ những tín đồ công giáo rách tả tơi nầy, kết giây thân ái chặt chẽ với nhau
trên mảnh đất khô cằn sỏi cát nầy, tôi thấy toát ra một cảm tưởng thật lạ kỳ
đầy phẩm cách, đầy ước vọng làm cho người ta phải kính nể. Bị người đời và cả
Chánh Phủ bỏ rơi, lạc loài lánh nạn trong một mảnh đất nhỏ bé đầy lùm bụi bị
lãng quên, không ai biết tới nầy, xa đường, xa lộ, vắng vẻ không ai lui tới
nầy, trong một giai đoạn chạy loạn mà không ai còn một món gì trong tay, họ chỉ
còn biết giao số phận mình cho Chúa một cách mù quáng. Nhưng Chúa có còn nghe
họ hay không đây?
CHƯƠNG 14: "PHNOM PENH THẤT THỦ" "MỘT
TRIỆU CHỨNG ĐÁNG BUỒN CHO SAI GON"
Thứ Sáu, ngy 18tháng Tư năm 1975
Phnom Penh đã thất thủ. Bị vây trong năm tháng
liền, bị pháo binh 105 và rốc kết nã vào, thủ đô Nam Vang của Campuchia đã
chống trả rất can đảm trong vô vọng, Bây giờ thì coi như đã hết rồi .
Nhiều cánh quân kháng chiến, mặc quân phục
bằng vải thô đen, đầu đội nón cối Trung Cộng, trang bị súng liên thanh và Súng
Không Zdật (SKZ), đã tràn vào thành phố, Không đầy 48 giờ sau khi tòa Đại sứ
Hoa Kỳ vừa mới di tản xong là Khmer Đỏ đã làm chủ đất nước Campuchia. Xuất phát
từ trong rừng, từ những đầm lầy và từ đêm tối , họ đến Phnom Penh để trừng phạt
bọn "phản động", đến để xóa hết tàng tích của bọn tham nhũng tư bản
và để trị vì dân chúng Campuchia. Họ dùng bá súng đập phá hết cửa nhà của những
người mà họ gọi là "trưởng giã", vứt hết các xe cộ, các máy chơi nhạc,
những máy thâu thanh , những lò tự động của mọi người dân vào những bãi rác
công cộng.Họ bắt buộc dân chúng ở thành phố mà họ gọi là đã quá hư hõng vì đồng
tiền,vì phương tiện và những tiện nghi, phải đi hết về đồng ruộng.
Sự thất thủ của thủ đô Campuchia là một biến
cố đe dọa nặng nề đối với Miền Nam Việt Nam . Mà còn hơn thế nữa với sự việc
Khmer Đỏ đã chiếm được thành phố nầy và cái lối mà người Mỹ đã bỏ rơi thủ đô
Pnhom Penh nầy , Sài Gòn đã có một cảm nhận rất nặng nề vừa như một xúc phạm ,
một sự sỉ nhục, vừa là một loại triệu chứng bất tường cho chính mình. Dưới sự
bảo vệ của một lá chắn bằng khu trục phản lực cơ bay lượn thường trực trên vòm
trời của sân bay Pochentong, gần bốn chục chiếc trục thăng đã đáp xuống một
thành phố đang bị vây hãm và đang bị pháo kích, các Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ
với một sự can đảm, một sự chính xác và một hành động khôn ngoan, đã bốc đi hết
82 người Mỹ và trên 100 cộng sự viên người Khmer. Nhưng hành động nầy không
được đánh giá là một hành động đầy tính chất kỹ thuật quân sự mà phải được coi
là một sự cố ý bỏ rơi một cách lạnh lùng, có tính toán và dự trù từ trước của
Hoa Kỳ. Người Việt Nam không thể không liên tưởng đến một hành động song song
giữa tình hình của Campuchia và tình hình của quốc gia họ. Họ sẽ nói: "Hoa
Kỳ đã can thiệp quân sự ở Campuchia trong khi họ chánh thức tố giác sự hiện
diện của các sư đoàn Bắc Việt trên lãnh thổ nầy. Họ đã cho quân đội và không
quân tham chiến ở đây, họ đã nhìn nhận Chánh Phủ của Tổng Thống Lon Nol ngay
sau khi ông Hoàng Sihanouk bị truất phế và lật đổ. Họ đã can thiệp vào nội bộ
nước Campuchia. Đại sứ John Dean của họ đã tự coi mình như một viên quan thái
thú, chấp chánh ở đây. Rồi đùng một cái, không có một lời báo trước không có
một câu giã từ đối với những người mà họ bỏ rơi lại phía sau, họ rũ áo ra đi mà
không muốn ở nán lại một giây nào nữa để tính sổ cho hành động can thiệp quân
sự của họ ở đây: 5 năm cho cuộc chiến, năm năm tang tóc và điêu tàn, với bao
nhiêu tỉnh thành làng mạc bị tàn phá, và một phần năm dân chúng bị chết hay bị
thương,
Những cuộc tranh cãi kéo dài vô tận giữa Lập
Pháp và Hành Pháp Hoa Kỳ về một sự "cần thiết tối khẩn" cho một ngân
khoản viện trợ cho Phnom Penh, cuối cùng bị ngưng trệ vô điều kiện vì những
người có trách nhiệm của Hoa Kỳ , đã thực sự báo động cho dân chúng Miền Nam
Việt Nam . Họ còn bồn chồn lo sợ hơn nữa khi thấy sự phản đối công khai và hiển
nhiên của đa số Quốc Hội Hoa Kỳ đối với những đòi hỏi nhắc đi nhắc lại của Tổng
Thống Ford mong muốn giúp cho Sài Gòn, cũng như một cuộc thăm dò dư luận gần
đây của đài NBC theo đó 70 % dân chúng Mỹ tin chắc rằng dù Hoa Kỳ có làm gì đi
chăng nữa thì cũng không thể ngăn cản được Miền Nam Việt Nam bị rơi chắc chắn
vào tay cộng sản . Những người Việt Nam đang lo sợ nhất là những người thuộc
mấy thành phần rõ rệt sau đây: nhiều nhất trước hết là những người trực tiếp
làm việc trong các cơ sở dịch vụ của Hoa Kỳ - như phòng thông tin tuyên truyền
và báo chí - các nhân viên tòa đại sứ, các nhà trí thức, các giáo sư, các nhà
xuất bản hay chánh trị gia đang hoạt động (số nầy hơn 40.000) kế đó là những
nhà hào phú: các ông giàu có nhờ biết lợi dụng chiến tranh (cũng đến hằng ngàn
) đang tìm cách mua giấy phép xuất cảnh hay giấy chứng nhận là công dân ngoại
quốc với bất cứ giá nào. Ngoài ra còn có tất cả cán bộ các cấp trong guồng máy
quân sự và hành chánh của Miền Nam Việt Nam các sĩ quan cao cấp, sĩ quan an
ninh quân đội , tỉnh trưởng hay quận trưởng, thanh tra cảnh sát. . . những
người đang lo sợ nếu cộng sản chiếm được Miền Nam . Con số những người nầy cũng
từ 150.000 đến 200.000. Đối với 20 triệu dân thì con số nầy chỉ đại diện cho
một thiểu số mà thôi (chừng 1 %).
Hầu hết dân chúng Miền Nam khiêm nhường và
siêng năng đều gắn liền với đồng ruộng của họ. Họ không muốn tự đặt mình dưới
sự cai trị của quân thù, nhất là những người đến từ Miền Bắc. Bằng chứng là đã
có hằng bao nhiêu ngàn nguời dân sống chết cũng phải bỏ chạy. Họ không chạy đến
những người tự xưng là "giải phóng cho họ" và họ cũng không chờ đợi
những anh "giải phóng" nầy ở tại làng của họ. Tất cả họ đều kéo nhau
chạy về Sài Gòn vì bàn tay sắt khát máu của cộng sản đã làm cho họ run sợ.
Hơn nữa, tránh được làn sóng hoảng loạn lan
truyền trên khắp miền Trung của đất nước, Miền Nam đang cứng rắn chịu đựng mối
đe dọa của các sư đoàn Bắc Việt.Ý thức kỳ thị và óc địa phương đã bắt rễ thật
sự rồi! Sài Gòn và Đồng Bằng Cửu Long là vùng đất cũ của người Nam Bộ, và họ
muốn giữ lấy cho họ. Quân dội Miền Nam sẽ đánh và sẽ cố giữ từng tấc đất của
họ. Các đơn vị địa phương quân tình nguyện tham gia các cuộc hành quân. Tại
Vùng 4, tướng Nam giữ chặt tính chủ động, đường sá vẫn được mở cho mọi sự lưu
thông và Sài Gòn vốn được tiếp tế đều đặn, không thấy có dấu hiệu hoảng hốt
nào.
Chánh Phủ mới, một "Chánh Phủ chiến
đấu" , cuối cùng đã được thành lập xong. Thành phần gồm có những người
liêm khiết, những kỹ thuật gia có giá trị, những người lãnh đạo các trường đại
học, các lãnh tụ tôn giáo, công đoàn và lần đầu tiên hầu hết đều là những người
gốc Miền Nam . Nhưng dù cho có một sự hợp tác rộng rãi của mọi thành phần dân chúng,
dù binh sĩ có đầy đủ tinh thần can đảm và ý chí chiến đấu, tương lai gần đây
của Miền Nam vẫn phải tùy thuộc vào thái độ của người Mỹ. Muốn đương đầu với
môt kẻ thù cứng rắn và cương quyết, được võ trang thật hùng hậu, lại được các
đồng minh lớn Liên Xô và Trung Cộng hậu thuẫn vô điều kiện, Miền Nam cần phải
có thêm thật nhiều võ khí nặng, đạn dược, cơ phận thay thế và xăng dầu. Chỉ có
Hoa Kỳ là có thể cung cấp được ngần ấy thứ mà thôi. Báo chí Mỹ loan báo là Quốc
Hội sẽ cho biết quyết định của họ vào ngày mai 19 tháng 4.
Nếu các nhà Lập Pháp Hoa Kỳ chấp thuận giải
tỏa ngân khoản do Tổng Thống Ford đề nghị, thì Chánh Phủ chiến đấu mới thành
lập nầy còn có cơ may làm tròn nhiệm vụ của họ được. Nhưng nếu không có một sự
trợ giúp về tiếp vận và tài chánh, thì Chánh Phủ này sẽ chỉ là một Chánh Phủ
chyển tiếp mà thôi, đối diện với một thảm kich tấn thối lưỡng nan: hoặc bán
đứng Miền Nam và đưa Miền Nam cho Hà Nội giám hộ, hoặc chống cự lại như kiểu
Campuchia với cái giá cuối cùng của một sự tắm máu thật kinh khủng.
Những tin tức từ mặt trận đưa về thường không
đầy đủ. Ba sư đoàn Bắc Việt được rút ra từ sau khi Campuchia bị hoàn toàn thất
thủ, đã được tung ra để cô lập hoàn toàn tỉnh Tây Ninh, thủ đô tôn giáo của Đạo
Cao Đài nằm về hướng Bắc của Sài Gòn khoản 100 cây số. Bốn sư đoàn khác tiến về
hướng Đông cốt đánh bật chốt Xuân Lộc . Trong khu vực nầy lực lượng Miền Nam
ngày hôm qua đã thành công giành được chút không khí khi họ tiến lên phía trước
khoảng 10 cây số, nhưng sau đó bị Bắc Việt cầm chân bằng nhiều cuộc phản công,
đồng thời các đơn vị Bắc Việt đã lợi dụng sự cầm chân nầy để tiến đánh bọc hai
bên sườn quân Miền Nam .
Hai Trung đoàn thuộc sư đoàn 7 Bắc Việt khóa
cứng ngã ba Dầu Dây (Suzannah) đồng thời tiến về hướng Trảng Bom. Quân Chánh
Phủ tung ra lực lượng trừ bị cuối cùng: sư đoàn 5 và một lữ đoàn Dù.
Chánh quyền quân sự đã phải cho lệnh về an
ninh trở lại cho dân chúng: đào hầm trú ẩn, thành lập các toán phòng thủ thụ
động và cứu thương.
Chiếc tàu hàng già nua Taboa đã phải ngược
dòng sông Sài Gòn mang thuốc men và dụng cụ giải phẫu cho các bác sĩ Pháp thuộc
bệnh viện Grall.
Lúc nãy, tôi có gặp được bạn tôi là ông Hoàng
đức Nhã, cựu bộ trưởng Thông Tin, ở tại biệt thự của ông trong khu vực của bệnh
viện Grall. Ông có vẻ bận rộn nhưng cũng tâm tình với tôi một vài điều:
" Ngưòi Mỹ chơi trò lạ lùng lắm .
Họ không bao giờ ngưng tiếp xúc với "phía bên kia". Phương tiện họ
dùng cũng giản dị thôi . Hằng tuần vẫn có một chiếc phi cơ Mỹ do người Mỹ lái
ra Hà Nội . Phi cơ đó chở những nhân viên đi phép thuộc phái đoàn quân sự Bắc
Việt trong Ủy Ban Kiểm Soát Ngừng Bắn đang đóng ở Tân sơn Nhứt. Chúng tôi biết
là viên phi công Mỹ lái chiếc máy bay liên lạc nầy, có mang theo một số thư mật
của Kissinger gởi cho Thủ Tướng Bắc Việt . Chúng tôi biết từ một nguồn tin chắc
chắn là cách nay mấy ngày có một đặc phái viên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đến
Hà Nội , mang theo một lá thư của Chánh Phủ Hoa Kỳ . Bức thư đó đã bảo đảm với
Bắc Việt rằng trong trường hợp quân đội Miền Nam sụp đổ hoàn toàn, thì Hoa Kỳ
sẽ cho rút hết toàn bộ nhân viên của sứ quán Mỹ ở Sài Gòn " với điều kiện
là lực lượng cộng sản không được bắn vào các trực thăng chuyên chở đang lo việc
di tản nầy ". Để cho lời cảnh cáo nầy được thêm nặng ký, bức thư nầy cũng
có nhấn mạnh với lãnh đạo Hà Nội rằng : "các pháo đài bay B.52 hiện đang
đậu trên căn cứ ở Thái Lan và hạm đội VII với tất cả các hàng không mẫu hạm của
mình đã ở trong tình trạng báo động." Bất cứ một sơ suất nhỏ nào của bộ
đội Bắc Việt cũng sẽ dẫn đến những hành động trả đủa thật ghê gớm."
Tin tức nầy có thể là một "ngòi nổ"
lớn được lắm đó, nhưng tôi tin chắc rằng người Mỹ sẽ đính chánh ngay thôi, và
dù sao hệ thống kiểm duyệt của Chánh Phủ cũng phải xóa ngay điện tín của tôi.
Và hơn nữa tôi không có môt phương tiện nào để kiểm chứng hay phối kiểm được..
Không còn nghi ngờ gì nữa, những ngày sắp tới
sẽ là những ngày quyết định. Trong khi chờ đợi, biện pháp duy nhất để tránh sự
ám ảnh về sự bí mật và nguồn tin nầy là phải ra sát mặt trận.. Bài toán tương
đối cũng không khó giải quyết: chiến trận chỉ còn cách đây chưa tới một giờ lái
xe. Ở một vài điểm người ta đang đánh nhau chỉ cách thủ đô chừng 40 cây số..
Tại Biên Hòa pháo binh bắn gần như liên tục, không ngừng. Pháo binh cộng sản
thì nã vào các vị trí (đồn) của bộ binh canh gác hay phòng thủ chung quanh vòng
đai căn cứ không quân, và pháo binh của Chánh Phủ thì bắn phản pháo.. Những quả
đạn pháo 130 ly của Liên Xô chạm mục tiêu nổ rền trời và làn sóng âm thanh vang
dội nặng nề trong vòng hàng trăm thước chung quanh..
Trên các đường bay của căn cứ không quân,
trông thật là nhộn nhịp trong không khí chiến đấu. Các chiến đấu phóng pháo cơ
bay lên và đáp xuống với một nhịp độ 3 chiếc mỗi 5 phút. Các phi công với quần
áo bay và súng cá nhân nai nịch gọn gàng lúc nào cũng sẳn sàng chờ bay ngay tại
phi cơ của mình, trong lúc mà các thợ máy và các nhân viên lo đổ xăng và tiếp
thêm đạn dược, sau đó cất cánh ngay sau khi thấy chiếc phi cơ của mình đã được
đầy đủ bom và rốc kết.
Có nhiều anh phải bay đến 8 phi vụ mỗi ngày.
Đối với anh em phi công, chuyện quan trọng là
phải định được vị trí của ánh sáng lóe lên lúc đạn đại bác của pháo 130 liên xô
được bắn vào căn cứ của mình, để họ có thể dùng vài tràng đại liên chính xác,
vô hiệu hóa khẩu đại bác đó. Nhiệm vụ không phải dễ dàng lắm.
Những phi cơ quan sát nhỏ hơn và các trực
thăng thay phiên nhau để có mặt thường trực trên vòm trời căn cứ và đặc biệt
canh chừng khu vực rừng Tri Han. Các khẩu pháo130 được ngụy trang rất kỹ duới
các tàng cây to cứ mỗi 2 phút bắn đi hai tràng 6 viên đạn đại bác vào căn cứ
rồi sau đó thì chạy ngoằn nghoèo di chuyễn đi tìm chỗ khác cách đó từ 2 hay 3
cây số.. . .
Tôi phải chờ ở đây lâu đến 2 tiếng đồng hồ để
tìm trực thăng đi Xuân Lộc, nhưng vô ích, nên tôi đành phải dùng xe đến Hố Nai,
một cộng đồng 60.000 giáo dân tỵ nạn từ Miền Bắc vào năm 1954.. Người ta gọi Hố
Nai là "Hà Nội nhỏ", gồm có một cuộc đất cao và một cuộc đất thấp;
đây là một thị trấn nhỏ nhưng rất năng động, đông dân, và quy tựu chung quanh
các thánh đường (gần 20 nhà thờ), mỗi khu có một nhà thờ riêng, có linh mục
riêng tuy ốm yếu nhưng được mọi người tín đồ tin theo một cách mù quáng.
"Chúng tôi chỉ tin chắc có một thực tế,
Cha Sửu nói với tôi, là chúng tôi phải chiến đấu. Chúng tôi không có con đường
nào khác để chọn lựa, chúng tôi đã từ bỏ Miền Bắc hai chục năm nay rồi, để chạy
khỏi chế độ cộng sản . Khi chúng tôi đến đây, chúng tôi chẳng có gì. Không tiền
bạc, không dụng cụ. Chúng tôi chỉ mang theo với chúng tôi những cái chuông bằng
đồng của các nhà thờ cũ của chúng tôi , những tượng thánh bằng gỗ chạm và vật
dụng làm lễ. Chúng tôi đã xây cất thánh đường mới, cất nhà cho chúng tôi ,
trồng vườn cây ăn trái và những vườn hoa nầy cưốp đất từ những cánh rừng nầy,
và chúng tôi có phải chết thì sẽ chết ở đây thôi !"
Giáo dân ở đây rất có kỷ luật, rất siêng năng,
và được tổ chức rất chặt chẻ, đoàn kết với nhau chung quanh các giáo xứ có ảnh
hưởng còn hơn Chánh Phủ nữa. Giờ đây họ đang chuẩn bị để chiến đấu. Để chứng tỏ
ý chí chiến đấu và lòng tin vững mạnh của mình, các linh mục mời những đồng bào
tản cư từ vùng Xuân Lộc hãy ở lại Hố Nai, Có hằng ngàn người được chia ra ở
trong những lều thấp được dựng lên quanh các nhà thờ, hay dưới sân trường học,
được giáo dân và hướng đạo sinh săn sóc cho họ chu đáo.
Ông xã trưởng Nguyễn xuân Phiệt đã khẳng định
với tôi : " Không có một người nào sẽ rút lui. Tôi có 4 tiểu đoàn
nhân dân tự vệ và xin tỉnh trang bị cho chúng tôi . Chúng tôi muốn có súng
không zdật, súng liên thanh nặng và súng M.16. Nếu được trang bị như vậy chúng
tôi sẽ dùng nhà thờ làm căn cứ để giữ vùng nầy. Nếu không thì chúng tôi cũng sẽ
chiến đấu nhưng với súng ống xấu hay bằng vũ khí thô sơ . Chúng tôi không có gì
phải nói với bọn Quốc Hội Hoa Kỳ và Tổng Thống Ford của họ. Mọi người đều nói
nhiều quá, nhưng lời nói không dùng được việc gì hết. Bây giờ chỉ có hành động
mà thôi. Mỗi gia đình của chúng tôi đều đã mất hoặc một người con trai, môt đứa
em hay một người cha, hy sinh trong chiến trận, trong hàng ngũ của quân đội .
Nếy Hoa Kỳ giúp chúng ta thì cũng tốt nếu họ bỏ rơi chúng ta thì cũng tốt thôi,
không có gì gọi là quan trọng hết.. Tựu trung coi như chúng tôi không còn đất
để mà lui nữa. Chúng tôi sẽ ở nguyên tại đây để chứng tỏ đức tin của chúng tôi
. Chúa sẽ là chỗ dựa duy nhất của chúng tôi và chỉ có Chúa là không bao giờ phản
bội chúng ta!
CHƯƠNG 15: THỜI KỲ CỦA NHỮNG TRÁI BOM "THÍ NGHIỆM"
Thứ Bảy, ngày 19 tháng Tư
Ở đầu một đường bay, những người lính chữa lửa đang chữa cho một
phi cơ phản lực 2 động cơ, bị trúng một hỏa tiễn SA.7 của Liên Xô lúc mới vừa
cất cánh . Cạnh một chiếc xe vận tải tôi nhìn thấy 4 bao ny lông dài đã đóng
kín. Đó là những gì còn nhặt lại được từ thân thể của phi hành đoàn 4 người .
Vào lúc 2 giờ trưa, tôi lại lên được một chiếc phi cơ vận tải
"chinook" để bay lên vùng mặt trận. Tôi được tháp tùng với khoảng 40
anh em biệt kích người vậm vở, gọn ghẽ trong bộ quân phục đen, được trang bị
súng phóng lựu và tiểu liên 45 ly ngắn nòng M3 A.1 bá xếp. Huy hiệu mà họ mang
trên tay áo là một con ó và một chiếc dù được thêu trong một hình tam giác, chỉ
cho tôi biết họ thuộc lực lượng biệt kích dù Lôi Hổ (cọp bay). Đây là một đơn
vị đặc biệt, chuyên hành quân ban đêm từng toán 3 người một, trong vùng địch,
có nhiệm vụ tìm vị tríđịnh, các trục tấn công của địch, sau đó báo cho pháo
binh và không quân bạn để có hành động phản ứng kịp thời.
Giờ đây tôi lại đang trên đường đi đến Xuân Lộc : đây là lần thứ
ba trong tám ngày nay tôi lên khu vực nầy, mà lần nầy thì chuyến đi có vẻ thoải
mái và anh em đoan chắc với tôi là đến một vị trí tương đối yên tĩnh và sạch sẻ
hơn . Chiếc trực thăng bay độ 15 phút thì đến vùng Xuân Lộc , bay trên quốc lộ
1 và ngoặc hẳn về hướng Đông, hạ thấp xuống độ 700 bộ đến một vườn cao su bạt
ngàn thẳng tấp.
Chiếc "chinook" xuống rất nhanh. Từ trên nhìn xuống,
Xuân Lộc ít nhất nếu còn gì thì cũng chỉ có một quang cảnh mờ nhạt. Rất lo ngại
tôi ghi nhận là có nhiều chùm lửa, cột khói do đạn pháo cứ rơi đều xuống vòng
đai đã bị tàn phá. Chiếc "chinook" của chúng tôi hạ cánh đáp xuống
làm tung bụi mù đỏ thẳm. Khoảng 50 người dân rách rưới chạy lại bao quanh chiếc
trực thăng. Có nhiều người đã bị thương ; và vẫn một cảnh tượng cũ : các bà mẹ
bế con trẻ áo quần đầy máu, vẻ mặt hốt hoảng đang muốn đi khỏi đây. Một chiếc
xe Jeep, chạy gần như nhảy qua các đống gạch vụn, chở tôi đến một trạm cứu
thương.
Mỗi một làn gió nhẹ đưa tới là có một mùi hôi thối kinh người từ
mấy trăm xác chết của cộng sản Bắc Việt đầy ruồi nhặng xông lên.. Một người y
tá nói với tôi :
- "Chúng tôi làm gì có thì giờ để chôn cất họ, chỉ kịp rải
lên mình họ một lớp vài vá cát đá vụn mà thôi".
Ở trạm cứu thương nầy đầy những quân nhân bị thương. Có hai vị
bác sĩ trẻ đang làm những gì mà họ có thể làm được dưới một ánh đèn mờ màu
xanh. Họ gọt, họ cắt xén, khâu lại, hay cưa bỏ... Có nhiều người mang những vết
thương kinh hoàng đầy mủ trắng. Các tay chân bị cắt được vất lẫn lộn vào một
thùng phuy xăng mà các anh y tá đã mang tới lúc còn đầy xăng. Các mảnh vụn khác
thì được chôn ở một hố được đào lên cách đó chừng 20 thước có tưới thuốc khử
trùng và được lấp đất lại cẩn thận.. Ngoài sân trời đang vần vũ , mấy đám mây
đen kịt đang là đà dưới chân trời. Cơn bão lại sắp đến.
Tôi cố tìm đại tá Phước, chỉ huy trưởng đơn vị biệt động quân .
Một trung sĩ cho tôi biết là ông đang ở gần nhà bưu diện, nơi sắp có cuộc đụng
độ mạnh. Mưa đã bắt đầu rơi nặng hột xuống mảnh đất khô khan đầy máu nầy, và
sau đó thì mưa to, mưa quá to và chỉ trong vài phút đã làm ướt ngập trũng hết
nơi đây. Anh em binh sĩ ai cũng phải choàng áo đi mưa vào. Hằng đàn chuột to từ
những lổ cống hay từ các bức tường sập tuông ra. Có đến hằng ngàn con xám đen,
từng đàn, lì lợm tuông ra từ những đống thây ma chôn vội vàng.
Một sĩ quan biệt động quân dẫn tôi đi và bắt tôi phải ẩn nấp
trong một hầm trú ẩn lụp xụp trong đó có khoảng một tiểu đội với súng liên
thanh nhẹ được bố trí đạn đã lên lòng.. Viên trung úy liên lạc vô tuyến. Mưa
càng ngày càng to. Các anh em binh sĩ dù nằm hay ngồi dựa lưng sau bức tường
sập tất cả ai cũng đều trong tư thế sẵn sàng chờ chiến đấu.
Vào lúc cơn mưa bão đang hoành hành, một tràng đạn rốc kết bay
xuống nhà bưu điện và tất cả những vùng quanh đó. Tất cả phải chen nhau xuống
hố chiến đấu đầy bùn đầy nước nhầy nhụa hay nấp trong những ô tường không nóc
để chịu trận, nghe tiếng gầm rú xé tai và tiếng nổ chát chúa của các quả rốc
kết. Và sau rốc kết lại đến phiên đạn bách kích pháo, khô khan hơn, chát tai
hơn và chính xác hơn. Và thình lình, nhìn xuyên qua cơn mưa tầm tã, xuất hiện
những bóng người mặc quân phục xanh sậm. đội nón cối tròn, sát cánh nhau đi
tới: đó là bộ đội Bắc Việt đang tấn công. Họ đến từ dường rày xe lửa. Viên
trung úy ra hiệu và các súng liên thanh bắt đầu đua nhau nhả đạn. Toán nầy ngã
gục nằm xuống lại có toán khác tràn lên. Họ tiến vào bưu điện. người ta nghe
được nhiều loạt nổ của lựu đạn trong nhà bưu điện, và hai tiếng nổ thật lớn sau
đó. Một mảnh tường bay lên vụn vằn. Đó là 2 tên đặc công cộng sản đang mở đường
bằng cốt mìn. Một toán người nhỏ thó đang tràn vào nhà bưu điện. Cùng lúc với
cứ điểm nầy, nhiều loạt tấn công khác đã được tiến hành.
Cộng sản Bắc Việt hiện đang ở thế mạnh. ít nhất củng phải đến
một tiểu đoàn. Họ bắn liên tục không ngừng. Lần xung phong sấp tới, chắc là đến
lượt chỗ của chúng tôi . Nhưng một hàng rào chính xác và hữu hiệu của đạn pháo
105 ly trên chiến xa ở phía sau chúng tôi chừng 800 thước đã cứu vãn tình thế.
Những trái đạn đi rồi nổ trước mặt chúng tôi làm chúng tôi muốn ngưng thở,
nhưng đã sát hại kinh khủng hàng ngũ của cộng sản . Qua 10 phút bắn cuốn chiếu,
pháo đội ngưng bắn. Các biệt động quân ra khỏi hầm trú ẩn và phản công. Những
gì còn lại của nhà bưu điện đang cháy như một ngọn núi lửa. Đến 5 giờ chiều,
tất cả coi như xong.. Châu vi bãi chiến trường gần như quang đãng, cơn bảo củng
đã qua, bầu trời lại xanh trở lại. Một sự yên tĩnh không tả được đang ở đâu
đây, chung quanh chúng tôi .Chỉ có một con chó phèn duy nhất đang đau khổ chạy
quanh khu nhà sập đổ nát, kêu la ầm ĩ vì bị các mảnh đạn trên lưng.
Tôi quay trở lại bản doanh của sư đoàn . Dưới chân của tượng
Chúa trước nhà thờ, một anh lính Dù đội mũ nồi đỏ đang quì cầu nguyện, hai tay
chấp lại nhưng vẫn tì trên khẩu súng của mình..Tôi có cảm tưởng là thành phố
nầy đã bị cày xới lên bằng máy ủi . Tất cả chỉ còn là những đống gạch vụn của
các bức tường đổ nát, các tấm tôn và gạch vữa bị nhào đi nhào lại với nhau rải
rác thành từng đống một, và trên tất cả là chiếc thánh giá của nhà thờ với
tường lỗ chỗ dầy vết đạn, và những lỗ hổng tác hoác. Trong dãy nhà của trường
đạo đầy lỗ thủng đạn, tôi gặp đại tá Hiếu, 40 tuổi, quân phục vẫn láng cót, với
chiếc nón vải đi rừng nhưng vẫn có khẩu súng lục đeo ngang lưng. Ông rất tự hào
về trung đoàn 40 của ông, đơn vị đang phòng thủ cả mặt Nam của thành phố. Ơng
ta nói:
"Anh biết không , chúng tôi có thể đánh họ chớ sao không .
Chúng tôi đã đẩy họ ra khỏi thành phố rồi đấy chứ, và chúng tôi không rời khỏi
thành phố nầy đâu. Giả thiết mà chúng tôi có được một số đại bác 130 quỷ quái
mà họ dùng để nã vô tội vạ vào chúng tôi! Tinh thần dù sao cũng vững lắm, Chúng
tôi đã lãnh đủ 12 ngàn quả đạn pháo và ba ngàn quả rốc kết từ ngày 9 tháng 4
đến nay. Cộng sản đã tấn công chúng tôi 6 trận trong 8 ngày nay. Chúng tôi đã
đẩy lui được hết, nhưng trận tấn công quyết liệt nhất chưa đến đâu. Tôi chắc
chắn là nó cũng sẽ đến gần đây thôi .Trong vài ngày nữa đây, thế nào họ cũng
gom lực lượng của họ lại bằng cách tập trung các sư đoàn được rảnh tay sau khi
các tỉnh ở Miến Trung bị thất thủ, và đây có lẽ sẽ là trận chiến cuối cùng. Nếu
chúng tôi chịu không nởi, thì Sài Gòn chắc không đứng được lâu đâu."
Sau hai giờ tôi vừa sống ở đây, thật tình tôi không muốn nghĩ
tới "trận chiến cuối cùng" nó sẽ như thế nào.
Phía ngoài, giữa nhà thờ và những gì còn lại của các văn phòng
hành chánh, các chiến binh Dù, những người đã đụng trận nặng hồi đêm qua, đang
nằm dài nghỉ ngơi dưới đất ở bìa sân bay. Có 3 người trong số nầy gác súng của
họ vào môt cái cây và họ ngồi cạnh nhau, vừa đàn gui ta vừa hát nho nhỏ theo
tiếng đàn.. Trông họ cũng đã có tuổi rồi. ..
Tôi rảo chân đi về phía chợ. Binh sĩ thuộc khu phòng thủ trung
ương nầy được rải dài ra trên năm trăm thước khỏi nhà thờ (đã bay hết nóc, kính
thì củng vỡ tan, tường rạn nứt), nằm vững chắc trong những hầm núp kiên cố, có
bao cát che đầu được sấp trên các tấm đan bằng bê tông, tất cả đều có đường dây
điện thoại chôn duới đất nối liền với nhau. Các vị trí nầy đều tua tủa súng
liên thanh, súng phóng hỏa tiễn chống chiến xa, và đại bác không dật. Các chiến
xa M.48, có trang bị đèn chiếu hồng ngoại tuyến cho đại bác để tác chiến ban
đêm đang bố trí dài theo hai bên bệnh viện có một đại đội Dù trấn giữ.
Đến 6 giờ chiều thì tôi mới được gặp đại tá Phước, ông đi thanh
sát các tiền đồn vừa mới trở về. Là một sĩ quan với diện mạo và tướng đi trông
rất trẻ trung, 39 tuổi, người chắc nịch như một trụ đá, ông Phước không bao giờ
đeo súng hay nón sắt tác chiến. Chúng tôi đã biết nhau từ trận tấn kích Tết Mậu
Thân của cộng sản . Lúc đó ông chỉ huy các liên đội biệt động quân đến thay thế
các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến ở Chợ Lớn. Ông đã có tiếng là một sĩ quan đặc
biệt liêm khiết, ham tiến chớ ít chịu lùi, nhưng biết tiết kiệm gìn giử từng
mạng sống của binh sĩ mình. Sau đó tôi lại gặp ông ở Neak Luông, nơi đó các đơn
vị Miền Nam đã thiết lập một căn cứ lớn trong chiến dịch tấn kích lên
CampuChia. Đại tá Phước nắm tay tôi và nói :
-" Vào đây, vào phòng hành quân của tôi, chúng mình sẽ ăn
một chén cháo gà với nhau đã . Tôi chưa có ăn gì cả từ sáng đến giờ, đói muốn
chết đây bạn "
Phòng hành quân (phòng chỉ huy) của người chỉ huy biệt động quân
nầy nằm ngay trước chợ, trong một nhà xe được tổ chức cẩn thận lắm, có rào kẽm
gai và có gài lựu đạn, xem còn nguyên trạng. Các tường được tăng cường bằng các
khúc gổ tròn, các khúc sắt đường rầy xe lửa và những tấm thép dày. Trên bàn có
gắn những tấm bản đồ của từng khu vực của thành phố được vẽ lớn và ghi chú rõ
bằng tay và có cả đèn măng sông soi sáng. Một chiếc tủ lạnh chạy bằng dầu đang
ướp lạnh các thùng bia. Nhà bếp có năm cái lò bằng đất nung nằm gọn trong góc,
không tốn chỗ bao nhiêu. Các sĩ quan thì nằm trên chiếu thường. Ông Phước dẫn
tôi đến một chỗ trống, chỉ có một cái bàn thấp, trên đó có một bình trà và mấy
chén cháo nóng có vài cọng rau thơm và ớt. Chúng tôi ngồi bẹp xuống ăn. Phước
ăn vội tô cháo của anh, uống một tách trà nóng, xong dựa lưng vào vách và nói:
xà ngang của đường rầy lấy được bằng cách tháo gở đường xe lửa cũ . . .
Anh rót thêm một tách trà, hớp từng ngụm và tiếp tục:
- " Trước hết, chúng tôi thiếu cái gì ? Đó là một
sư đoàn hành quân di động tốt. Bao giờ chúng tôi mới thật sự đánh úp họ được và
bẻ gãy các cuộc tấn công của họ được .Nhưng chúng tôi không - " Như vậy là
anh tới thăm tôi ? Tướng Đảo có nói với tôi là anh đã tới đây 3 hôm trước . . .
Ê, được lắm ! Tình hình càng ngày càng quyết liệt hơn rồi đó. Trên phương diện
giá trị chiến đấu của binh sĩ, tôi không có gì lo ngại hết . Anh em Dù và Biệt
động quân đều có cú đấm của mình, và sư đoàn của tướng Đảo là một đơn vị ưu tú.
Trước mặt chúng tôi là bộ đội Bắc Việt còn rất trẻ nhưng thiếu kinh nghiệm hơn
chúng tôi, nhưng họ có quân trừ bị quan trọng, và có lực lượng tăng cường cho
họ đều đều. Vì không có đầy đủ quân số cần thiết nên chúng tôi phải nằm cứng ở
thế phòng ngự và vì thế bị chúng nó tấn công có phương pháp. Kết quả là chúng
tôi phải đào lỗ và sống như những con chuột chù và thiết trí những hầm trú ẩn
hay đường hầm tác chiến nhờ có các nên nằm mơ ! Tướng Đảo đã cố gắng gần một
tuần nay để đem về lại Trung đoàn 43 của ông (trung đoàn thứ ba của sư đoàn )
đang bị cầm chưn ở Củ Chi. Bộ Tư Lệnh đã từ chối, và ông rút trung đoàn về
không được . Nhưng còn một bài toán rất trầm trọng hơn nữa, đó là vấn đề tiếp
vận . Tôi sẽ cho anh một vài con số. Hiện giờ cấp số đạn của chúng tôi, mỗi
binh sĩ chỉ có được 100 viên đạn và hai trái lựu đạn mỗi ngày. Với khẩu súng tự
động M.16 (nhịp bắn thực dụng là 400 viên / phút ) 100 viên đạn thật ra là
không có gì cả ! Lúc còn người Mỹ ở đây, không có một binh sĩ nào có dưới 400
viên đạn khi đi hành quân. Cấp số tổng quát cho vòng đai phòng thủ là 15 tấn.
Với 20.000 người trên mặt trận, thì phải có 50 khẩu pháo binh, chưa kể bách
kích pháo, như vậy là chỉ tính cho một giờ tác xạ mà thôi đó nghen. Anh em pháo
thủ của chúng ta không thể nào thực hiện được những tác xạ "ngăn
chận" nhằm dùng hỏa lực của mình để đánh vào những trục tiến quân của địch
và ngăn chận được sự tập trung của địch ở những tuyến xuất phát. Chúng tôi xoay
sở bằng cách gài mìn cá nhân và tăng các đội tuần tiễu của biệt động quân trên
những đường tiến sát hay đường xâm nhập của địch mà thôi. Khi họ ghi nhận hay
khám phá được một sự di chuyễn của địch thì họ gọi Không quân. Còn thì chúng
tôi phải ấn định một kỷ luật tác xạ thật khắc nghiệt. Pháo binh chỉ tác xạ chận
các đợt xung phong của địch, và bộ binh thì chỉ bắn diệt địch thật hữu hiệu ở
tầm gần. Đây là một chiến thuật có nhiều nguy hiểm bởi vì mình phải chở cho các
làn xung phong của địch đến thật gần, ở cự ly xáp lá cà mới được bắn. Hiện giờ
thì coi như cũng được đi vì binh sĩ của chúng tôi toàn là dân thiện chiến,
không hốt hoảng và chịu nằm yên dưới làn đạn pháo binh của địch. Nhưng chuyện
đó không thể kéo dài tuần nầy qua tuần khác dài dài như vậy được . Chúng tôi
mất từ 60 đến 80 mạng hằng ngày như vậy, chỉ tính riêng cho Dù và Biệt động
quân thôi đó. Và một người lính thiện chiến già dặn khó mà tìm được người thay
thế lắm !
- Anh đã bi quan rồi sao đó ?
Phước nở một nụ cười có vẻ ngạo nghễ :
- " Bi quan hả ? nó có nghĩa gì ? Chúng ta đang ở
trong thời chiến. Không có ba mươi sáu giải pháp đâu. Chỉ có thắng, hay bại hay
chết mà thôi. Tướng Đảo có chín người con, tôi thì có năm. Gia đình chúng tôi ở
Sài Gòn . Cả anh em binh sĩ của tôi cũng vậy. . . . và chúng tôi không muốn bị
bọn Bắc Việt khốn kiếp nầy đè bẹp. Có thế thôi.
- Anh nghĩ là bọn cộng sản sẽ làm gì ?
- Ồ, đâu có gì hơn đâu ? Họ đang cố gắng bóp cổ chúng tôi . Họ
cắt đứt đường ở phía sau lưng của chúng tôi để ngăn chận không cho đạn dược tới
được . Họ tiếp tục dập chúng tôi bằng pháo 130 ly và tập họp 5 sư đoàn lại để
cuối cùng họ nghiền nát chúng tôi . Trong khi chờ đợi giây phút đó, tôi cố gắng
không cho mất cái mạng nầy. Tôi cho cái mũ nồi nâu của tôi đi dạo khắp nơi, tôi
cố gắng đứng thẳng khi bọn cộng sản Bắc Việt bắn tôi . . .
- Anh thích cuộc chiến hả anh Phước ?
- Anh nói thế có nghĩa là thế nào đó anh Pierre ? Thích cuộc
chiến hả ? Tôi thương vợ tôi, thương con tôi, thương đất nước tôi. Tôi thích
sống như cha mẹ tôi đã sống, có lễ độ, thích tổ chức nghi lễ theo truyền thống
của dân tộc tôi, thích đi xem chiếu bóng, thích đi dạo trên thuyền hay chăm sóc
vườn tuợc. Cái phiền là ở Việt Nam người ta không thể đi dạo chơi từ lâu rồi mà
không sợ lảnh một viên đạn vào đầu hay bị giẫm vào một trái mìn nào đó. Hồi Tết
Mậu Thân chúng tôi đã sửa soạn tất cả rồi để ăn một cái Tết.. Nhà cửa được
trang hoàng đầy hoa thủy tiên, bánh mức truyền thống cho Ông Táo bày ra rồi,
bánh chưng, chè, và một chai rượu nếp nhỏ nữa, lại có cả một bức tranh lụa vẽ
hình một con chim đại bàng đang tung cánh bay và một con ngựa đang phi. Các con
tôi đang cười đùa, vợ tôi vui lắm. Chúng tôi đã có một buổi tối thật hạnh phúc.
Nhưng đùng một cái đúng 4 giờ khuya thì Việt Cộng tấn công. Tôi phải rời khỏi
gia đình tôi tức khắc,, và chỉ được về phép năm tháng sau đó. Đêm đó thằng em
út của tôi, trung úy Dù, và vợ nó (chúng nó ở Chợ Lớn) đã bị Việt Cộng cắt cổ.
xơi tái. . .
Đại tá Phước đứng dậy và bước lại đài vô tuyến truyền tin của
ông. Tôi còn ngồi lại một mình ở cái phòng nhỏ còn có được một cây đèn măng
xông đang chiếu lên tường cái bóng chập chờn của bình trà.
Ở ngoài , đêm thật là yên lặng. Ở về hướng Gia Kiệm, tiếng súng
đại bác vẫn rền vang như một cơn bão xa xăm. Tôi nghĩ tới điều lạ lùng của một
sự bất ngờ . Cách đây 28 năm, tôi đang ở một cái đồn nhỏ có rào tre vạt nhọn,
gần hành dinh mà tôi vừa mới đến ban chiều. Các bạn thân của tôi gồm có một
người Pháp ở Miền Bắc (Bretagne), và một người Đức. Ông bạn Pháp thì vậm vỡ
hồng hào tên là Massé, là trung úy chỉ huy một đại đội thân binh, đi đâu củng
mang theo một cái máy hát quay tay và cả một chồng dĩa nhạc cổ điển, đã mòn gần
láng hết rồi vì xài quá nhiều. Còn ông bạn người Đức là một cựu sĩ quan quân
đội Đức, đã từng chiến đấu ở Tây ban Nha, sau dó vào lê dương (đã từng chiến
đấu chống lại tướng Rommel ở Ý), một tay lực sĩ với nước da ngâm đen và một cái
nhìn xám xịt, tên là Guerlach. Sau khi đã trở thành một nhà trồng tĩa rồi, anh
vẫn không chịu rời bỏ khẩu súng tự động KAR 43 của anh, mà anh gọi là
"dụng cụ cá nhân " của mình, và một khẩu súng ngắn Walther P.38.
Trung úy Massé đã chết trong một trận tấn công đoàn xe ngày 18 tháng 5, năm
1948, do Hoàng Thọ, một chỉ huy đặc công Việt Cộng có râu quai hàm như một linh
mục, mà tàn ác như một con hổ đói. Còn anh bạn Guerlach thì bị giết vài tháng
sau đó trong một trận phục kích trên đồn đỉền Courtenay. Nhưng trước khi chết
anh đã hạ chín Việt Cộng với hai khẩu súng mà anh gọi là "dụng cụ cá
nhân" của anh" .
Bao nhiêu năm đã trôi qua rồi nhưng tôi tự hỏi tại sao tôi luôn
luôn còn đây ? Mà cũng vẫn ở vùng Xuân Lộc, không ở nơi khác ? Trong cái thành
phố ma quỷ nầy, thành phố chỉ còn là một cái tên, với kỷ niệm của những con ma
khác mà tôi đang nhớ đến ?
Đại tá Phước trở lại với một chén cà phê nóng. Ông đặt chén cà
phê lên bàn và nói với tôi :
- " Nầy, cái nầy tốt cho anh đó, anh Pierre ! Anh
em Lôi Hổ đã thành công, họ đã tìm và định được vị trí của một trung đoàn cộng
sản Bắc Việt đang di chuyễn khoảng 10 cây số cách quận lỵ. Nếu Lôi Hổ mà định
được chính xác đúng dường đi của trung đoàn nầy thì chúng tôi sẽ dập tan họ
bằng Không quân trước khi họ mở cuộc tấn công. Như vậy sẽ tiết kiệm được cho
chúng tôi một cuộc chiến không mấy tốt. Trong khi chờ đợi, tôi không có quyền
đi ngủ.."
Sự bình tĩnh quá cứng rắn của vị sĩ quan nầy được thể hiện rõ
trên nét mặt điềm nhiên của một người có thói quen nhìn thấy trước một việc
không tốt sẽ xảy đến cho mình mà vẫn bình thản để có giải pháp đối đầu . . .xem
rất là cảm động. Ông ngồi xuống dựa lưng vào tường và hỏi tôi :
-" Ông bạn Thomann của anh thế nào rồi anh Pierre ? Không
thấy anh ta đến đây chuyến nầy ?
- Anh ta đang ở Ba Lê. Hiện anh đang có một đứa con trai nhỏ.
- Anh ta nghĩ không đi làm phóng sự nữa sao ?
- Không phải vì anh mới có con nhỏ đâu. Cơ quan mướn anh đã tính
sổ cho anh ta luôn rồi.
- Tôi thích anh đó lắm. Anh ta đã từng đi với chúng tôi trong
nhiều tháng hành quân ở nhiều khu vực khác nhau. Anh ta cũng dai như đỉa đói
vậy, không biết mệt mỏi là gì mà không nói quá ba tiếng trong cả tuần . Anh ta
cùng ăn với chúng tôi, cùng ngủ dưới đất như chúng tôi và không bao giờ rời
khỏi máy quay phim của mình. Anh ta bị thương 3 lần khi cùng lặn lội với chúng
tôi : lần thứ nhất bị thương trên đầu ở thung lũng A Shau, tháng hai 1969 , vì
miển đạn bách kích pháo; lần thứ nhì vào tháng giêng 1970 trong khu vực
"Thất Sơn" ở gần biên giới Campuchia, vì một trái đạn bách kích nổ
cách anh ta chỉ có 2 thước, lần đó tôi có 4 binh sĩ tử thương nhưng anh ta thì
2 chơn đầy miểng ; lần thứ ba vào tháng 7 năm 1972, trong khi anh ta đang quay
cảnh một đoàn dân chúng đang bị pháo 130 ly của Liên xô. Lần đó anh ta suýt nằm
luôn tại chỗ rồi ! Anh ta bị thương rất nặng: cườm tay trái gần đứt lìa và đùi
phải bị quá nặng. Các anh em biệt động quân của tôi đánh giá anh ta cao lắm.
- Đánh giá cao là phải rồi ! Tôi nghĩ là họ rất có lý . Anh
Phước nầy! tôi biết anh Raymond Thomann nầy từ lâu rồi. Anh ta là một cựu chiến
binh Biệt kích Dù của Algérie đó! Sau đó anh vào làm lính đánh thuê ở Yémen và
ở Congo, trước khi sang Việt Nam làm việc cho đài NBC và AP của Mỹ. Anh ta đi
bộ không bao giờ biết mệt và không sợ gì cả. Anh ta đã thành công rất đẹp vào
tháng giêng năm 1969. Không biết làm thế nào mà anh ta biết được là người Mỹ sẽ
trao đổi tù binh với Việt Cộng , nên đã đi trước hai ngày lên Tây Ninh, rồi từ đó
anh lôi bộ vào bưng, lang thang không biết chỗ nào là chỗ nào hết vì không biết
rõ địa điểm trao đổi chính xác nằm ở đâu . Anh tìm cách qua được Sông Bé bằng
xuồng, tránh được nhiều đội tuần tiễu của Việt Cộng và cuối cùng anh tìm đến
được một bìa rừng trống trải, ở đó sẽ có cuộc trao đổi tù binh. Cả người Mỹ và
Việt Cộng đều ngạc nhiên khi anh ta xuất hiện. Việt Cộng ngạc nhiên vì họ đã
lừa được hệ thống canh chừng của bọn họ, còn người Mỹ ngạc nhiên vì họ tới đó
bằng trực thăng và không thể tưởng tượng nổi một người tay không như anh ta mà
lại đột nhập thật sâu vao đây một mình được như vậy, để xuất hiện như một con
ma trong lúc không một bên nào chờ đợi sự có mặt nầy . Lần đó Raymond đã mang
về một số hình ảnh thật là tuyệt vời. Bọn Việt Cộng thì đội nón vải đi rừng mặc
quần cụt, người chỉ huy của họ có một lỗ mũi khá kỳ dị, nhọn hoắc và có một cái
bứu. Còn đại tá Mỹ là một người ốm gầy cao mặt xương, nói tiếng Việt rất rành
tên là Sauvageot (1). Ông ta quá đỗi giận khi thấy Raymond có mặt ở ngay nơi có
buổi trao đổi bí mật nầy, nên đã từ chối không cho anh ta về bằng trực thăng,
nên ông bạn tôi lại phải lội bộ trở về..
Đại tá Phước cười lên nắc nẻ, nấm tay đập xuống đầu gối và la
lên :
- " Tiếc quá, thật tình tôi không biết sự việc nầy, nhưng
nó chỉ xác nhận những gì tôi đã nói với anh về Thomann. Muốn làm được một
"cú" đẹp như thế, tôi nghĩ là phải có một bản lĩnh ! Nếuanh còn gặp
anh ta ở Ba Lê, anh cho anh ta biết cái tình bạn thật thân thiết của tôi đối
với anh ta nhé .
Một đại úy đến đứng nghiêm, chào đại tá Phước và trình :- "
Thưa đại tá, có "Lôi Hổ 6" gọi.
Đại tá Phước nhảy lên gọn gàng và chạy lại trung tâm truyền tin
của ông. Có một giọng nói chắc nịch đang bình tĩnh báo cáo :
- " Một trung đoàn cộng sản Bắc Việt đang tập trung ở 5 cây
số về hướng Đông Bắc trước khi xuất phát. Tiền sát của họ đã nằm ở cách sân bay
khoảng 2 cây số. Có hai tiểu đoàn chiến xa yểm trợ. xin đại tá ghi giùm tọa độ
đi." Phước ghi vội tọa độ và cho lệnh ngay, ngắn gọn:
-" Tránh ngay khỏi trục tiến quân của họ. Hết "
Sau đó ông báo động ngay cho Biên Hòa, tin tức, tọa độ, và xin
một "yễm trợ nặng". Sau đó ông mới liên lạc và chuyển hết tin tức cho
Pháo binh,
Tôi bước ra khỏi nhà xe. Bên ngoài, trời về đêm vẫn yên tĩnh,
thỉnh thoảng chỉ nghe một vài tiếng động nhỏ dều đều của tiếng vá đào đất ,
chắc hẳn là binh sĩ đang tu bổ các hầm trú ẩn của họ..
Mười phút trôi qua, Có tiếng máy nghe được xa xa, trên trời cao.
Pháo binh bắt đầu tác xạ. Có tiếng kẻn khua, tiếng đạn đi ngang qua và vài giây
sau đó là những tiếng nổ inh tai.
-"Họ bắn dài để chận đường rút lui của trung đoàn địch và
che lấp tiếng phi cơ bay đến"đại tá Phước theo đứng bên cạnh tôi và nói .
Có ba vừng ánh sáng liên tiếp lóe lên cao, và ba tiếng nổ kinh
hồn như những trái đạn của hải quân, cửa nhà xe rung lên ba lần.. Chúng tôi
nhìn thấy có mấy ánh lửa lóe lên nhưng ngay sau đó bị các cột khói lên che lấp
ngay, mấy chiếc nấm lớn khói đen kịt hình như đang tụ lại bao vòng một khỏang
lớn của chân trời. . . . Pháo binh đã ngừng bắn. Đại tá Phước trở lại đài chỉ
huy vô tuyến. Hai chục phút trôi qua. Có tiếng gọi của Lôi Hổ trên đài. Bây giờ
là 1 giờ sáng rồi.
- " Đơn vị Bắc Việt bị đánh trúng rất nặng. Có vài tên sống
sót đang chạy tán loạn. Thống kê kinh hoàng !"
Đại tá Phước dùng vô tuyến cho lệnh hai tiểu đội biết động của
ông tiến chiếm và tảo thanh vùng vừa bị dội bom. Ông xây qua tôi và nói :
-"Anh có thể vào ngủ yên, sẽ không có gì xảy ra nữa trong
đêm nay. Bọn chúng phải cần có một thời gian mới có thể tiêu hóa xong những
trái "C.B.U. 55" nầy.
- Anh muốn nói những trái "Cluster Bomb Unit" ?Tôi
cũng đã biết chúng nó rồi. Đó là loại bom có nhiều miển, chống cá nhân, được
thả từng chùm , khi đụng đất, nổ tung ra nhiều trái đạn nhỏ bằng trái banh
tennis phải không ? Loại bom nầy gây nhiều thiệt hại đáng kể . . ".
Đại tá Phước đưa tay chận tôi lại ngay
- " Loại CBU.55 nầy cũng được thả từng chùm, nhưng
là một loại bom đặc biệt, cho đến giờ nầy chưa bao giờ được xử dụng.
- Anh nói "đặc biệt", nó có nghĩa gì đây ?
- Tôi không muốn giải thích chuyện đó bây giờ cho anh nghe đâu.
Anh sẽ thấy rõ kết quả ngày mai khi trời sáng. Chúng ta sẽ đến đó xem tận mắt.
Bây giiờ anh hảy đi ngủ đi."
Tôi đến nằm trên một chiếc chiếu và ngủ ngon lành.
Đến 6 giờ sáng, có người đánh thức tôi dậy. Tôi nhận ra đó là
đại úy hồi hôm.
- " Đại tá tôi đang chờ ông "
Chúng tôi đi bằng xe Jeep. Ba cây số về hướng Đông Bắc, và sau
đó chúng tôi xuống xe và có ba anh biệt động quân vai choàng đại liên M.60,
mình mang đầy mấy giây đạn hướng dẫn chúng tôi đi.
Và thình lình giữa những hàng cây trụi lá, một cảnh tượng thật
rùng rợn, như một ảo tưởng ! Trong một khoảng trống mỗi bề độ 100 thước, hằng
trăm bộ đội Bắc Việt không còn hình dạng rãi rác cùng khắp nơi. Một chiến xa bị
lật ngữa. Các tử thi không thấy có một vết thương nào trên mình. Chỉ thấy cò
vài vết máu chung quanh mồm và mủi. người ta có thể nói là họ bị một cơn lốc
cuốn lên cao và ném họ nằm bẹp xuống đất. Đại tá Phước giải thích :
- " CBU.55 là một loại bom "rút hết khí trời".
Công thức của nó còn là " tối kín / mật". Bộ Tham mưu chỉ cho biết là
nó "đốt" hết dưỡng khí trong không khí và làm cho tất cả đều ngộp
thở, chết tức khắc. Thông thường thì dưỡng khí chỉ là một nhiệt khí, (có nghĩa
là không thể cháy được ). Theo tôi thì loại bom CBU.55 nầy đốt hết không khí,
gây ra sự bùng nổ mãnh liệt tạo ra một làn sóng va chạm cực mạnh làm vỡ hết
buồng phổi, và những người chết không có một dấu vết gì gọi là thương tích trên
thân thể. (2)
Dầu muốn dầu không thì kết quả thật khủng khiếp. Tất cả cây cối
bị thổi bay hết lá cùng tất cả bộ đội bất thần bị chết chung trong một thời
gian không đến một giây. . . tất cả để lại một cảm tưởng như một đoạn phim kinh
hoàng do các nhà phù thủy bí mật của phòng nghiên cứu đạo diễn. Nhưng đây thật
sự không phải một màn hay một cảnh trong phim, và người chết ở đây không phải
là những hình nộm !
Tôi vội vã ra đi. . . .
Vào lúc 8 giớ một trực thăng đưa tôi về lại Biên Hòa . Trực
thăng có chở một lô binh sĩ bị thương, ở bụng, ở đầu. Có nhiều người bị bể cặp
mắt.
Chú thích: (của dịch giả DHN)
(1)- đại tá người Mỹ tên Sauvageot nầy là một nhân viên tình báo
thuộc Cơ Quan Tình Báo Trung Hoa Kỳ ( CIA), nói và viết tiếng Miền Nam như một
người Việt Nam chính cống. Từ tháng 3 năm 1973 đến 30/4/75 đóng vai quân nhân
thông dịch viên chánh thức cho Phái Đoàn Quân Sự Mỹ trong Ban Liên Hợp Quân Sự
4 Bên Trung Ương tại Tân Sơn Nhất Sài Gòn nhưng không đeo cấp bực nào của quân
đội Mỹ.
(2) - Theo giải thích chánh thức của một đại tá Hoa Kỳ , cố vấn
trưởng cho một tiểu khu ở Đồng bằng Sông Cửu Long: loại bom nầy khi đến gần mặt
đất khoảng 100 thước thì có một chiếc dù bung ra, còn cách mặt đất chừng 10
thước thì nổ. Bom không có miểng, không giết người bằng mảnh bom. Nhưng khi nổ
sẽ "hút" hết dưỡng khí trong một vùng khoảng 1 cây số đường bán kính.
Tất cả mọi sinh vật nào ở trong vòng ảnh hưởng nầy đều tức khắc không còn dưỡng
khí để thở, (kể cả cây cối, nên lá phải rụng hết ), bị trào máu ra miệng và mũi
chết ngay tức khắc (kể cả những người ở dưới hầm sâu dưới đất). Chẳng những
không có một vết bị thương nào trên người mà chết trong tư thế tự nhiên (như
đang ngồi, nằm, hay đứng, đi v,v,) . Nguyên văn trong sách tác giả dùng danh từ
"đốt" nhưng sự thật phải nói là "hút đi" mới đúng. Loại bom
nầy được giao cho Hải Quân Hoa Kỳ thí nghiệm lần đầu tiên năm 1972 ở Đồng bằng
sông Cửu Long.
CHƯƠNG 16: TỔNG THỐNG THIỆU TỪ CHỨC
Thứ Hai, ngày 21 tháng Tư
Sài Gòn đã bắt đầu nhúc nhích và có hành động.
Tổng Thống Ford với lý do cấp bách của tình hình, đã đòi hỏi Quốc Hội phải công
bố những đề nghị viện trợ quân sự cho Miền Nam Việt Nam "trước ngày 19
tháng 4". Nhưng, bất chấp hạn định do Hành Pháp yêu cầu, các nhà Lập Pháp
Hoa Kỳ một lần nữa lại tiếp tục triển hoãn việc trả lời . Báo chí ở Sài Gòn đã
công khai nói đến chuyện người Mỹ bỏ rơi Miền Nam Việt Nam . Trong lúc mà quân
đội Miền Nam Việt Nam dựa lưng vào tường để chiến đấu, và đang cần có một số
lớn phương tiện để nuôi dưỡng và yểm trợ cho cuộc chiến, thì sự triển hạn bỏ
phiếu của Quốc Hội được coi như một sự "phản bội" đồng minh thật sự.
Người dân Việt Nam nói là "người Mỹ đang tái diễn hành động của họ ở Phnom
Penh (Campuchia). trước hết là cắt viện trợ, và sau đó là sẽ rút đi "
Thành phố Sài Gòn đầy rẫy tin đồn : Hoa Thạnh
Đốn đã quyết định tiến hành nhanh chóng cuộc hành quân di tản công dân của họ.
Một công điện của Bộ Ngoại Giao sẽ được gởi đến cho đại sứ Graham Martin để ra
lệnh cho ông ta phải thi hành sớm cuộc hành quân nầy.
Nhưng những chuyến di tản đầu tiên đã được bắt
đầu vào ngày 10 tháng 4, khi hầu hết những xí nghiệp lớn của Hoa Kỳ (các hảng
Hàng Không , các công ty xăng dầu, và công ty đang có những công tác lớn) đã có
quyết định cho hồi hương các cán bộ và nhân viên của họ. 2000 người Mỹ và 6000
người Việt (các chuyên viên kỹ thuật và gia đình của họ) đã được đi sang Hoa Kỳ
.
Trong tuần lễ từ 14 đến 20 tháng 4, các phi cơ
vận tải khổng lồ thuộc cầu không vận quân sự của Ngũ Giác Đài, chuyển quân dụng
thay thế cho quân đội Miền Nam (2 liên đội pháo binh, một số cao xạ phòng không
và 2 tiểu đoán chiến xa ) lượt về sẽ được xử dụng để chở những người dân tỵ
nạn. Các phi cơ có khả năng chuyên chở nhiều người, loại Galaxie, Starfighter
và Hercules. sẽ bốc đi trong 6 ngày khoảng 20.000 người Việt Nam tỵ nạn, và
2000 người Mỹ. Nhưng cũng còn hơn 5000 người Mỹ ở Sài Gòn và Bộ Ngoại Giao ước
tính có khoảng 130.000 người Việt Nam mà "tánh mạng bị cộng sản đe
dọa" cần phải được di tản . Như vậy con số người phải được bốc đi củng
không phải nhỏ .
Vào hồi 1 giờ trưa, tôi biết được là có một
điện tín của hảng thông tấn UPI loan báo là Xuân Lộc đã bị thất thủ. Tin nầy ở
đâu ra ? Tôi vẫn còn ở Xuân Lộc chỉ cách đây vài giờ, lúc đó binh sĩ còn giữ
chặt vị trí của họ kia mà. . . Tin tức nầy dù sao cũng đã được tung ra khắp
thành phố như một giây thuốc pháo và tinh thần của dân chúng do đó đang bị một
cú sốc.
Nếu cộng sản Bắc Việt thật sự đã chiếm được
Xuân Lộc thì tình thế trở nên thật là nghiêm trọng. Chiếm được một giao điểm
quan trọng trên quốc lộ, và tập trung lực lượng ở một nơi chỉ cách thủ đô Sài
Gòn có 50 cây số, cộng sản Bắc Việt sẽ có khả năng tiến nhanh về hướng Vũng Tàu
ở phía Nam , và về hướng Biên Hòa ở phía Tây. Nếu họ chiếm được Vũng Tàu (nguyên
tác :Cap Saint Jacques) thì họ sẽ cắt đứt con đường rút lui duy nhất còn lại
của Sài Gòn để đi ra biển, Nếu họ chiếm được Biên Hòa , họ sẽ vô hiệu hóa được
một trong hai căn cứ không quân sau cùng của Miền Nam Việt Nam và coi như thủ
đô Sài Gòn bị nằm trong tầm pháo binh nặng 130 ly của họ.
Tôi cố gắng liên lạc được bằng điện thoại với
đại tá Xuân ở phòng nhì. Ông ta xác nhận là - "Xuân Lộc chưa bị mất, nhưng
từ 10 giờ sáng nay cộng sản Bắc Việt đã nã vào thành phố điêu tàn nầy bằng pháo
binh nặng 130 ly với nhịp độ 2000 quả trong một giờ. Để tránh bị thiệt hại quá
nặng về nhân mạng, binh sĩ của tướng Đảo và anh em biệt động quân đã di tản
khỏi đống gạch vụn nầy để ra nằm bố trí chung quanh thành phố. Nhưng mặt trận
Xuân Lộc chưa bị chọc thủng, chiến trận vẫn còn đang tiếp diễn, liên lạc vô
tuyến vẫn chưa bị gián đoạn. Tất cả phi cơ đều sẵn sàng bay lên để thay phiên
nhau nện các đoàn quân cộng sản đang di chuyển."
Hai ngàn quả đạn đại bác 130 ly trong một giờ
! Tôi hiểu tại sao binh sĩ phải bỏ cả hầm trú ẩn.. Cả một biển lửa ập xuống
thành phố điêu tàn, đó là câu trả lời của cộng sản Bắc Việt đối với mấy trái
CBU được thả xuống đêm qua. ! Và để nói rằng : Xuân Lộc còn có nghĩa là mùa
xuân có lộc (hạnh phúc) hay không ?
Bắt đầu buổi trưa, tôi đi thăm bà Ngô bá
Thành, một người đàn bà nhỏ con đang ở trong một biệt thự khiêm nhường ở trung
tâm thủ đô, bên cạnh dãy nhà của những người Pháp và được nằm trong khu vực do
tòa đại sứ Pháp bảo vệ như những tấm bảng yết thị mới được thấy dán ở ngoài. Là
một mưu sĩ của "lực lượng thứ ba", bà tiếp khách thường xuyên ở ngoài
vườn, nhất là những nhà báo ngoại quốc..Bà đỗ ba bằng tiến sĩ luật học (Pháp,
Hoa Kỳ và Bồ đào Nha), nói được nhiều ngoại ngữ, bà là Chủ tịch "Phong
Trào Phụ Nữ đòi Quyền Sống", một trong nhiều tổ chức đào tạo về công dân,
về tôn giáo và về nghiệp vụ trong "Tổ hợp 36 chợ của Sài Gòn" thuộc
phong trào chống tham nhũng, dự định sẽ ngồi giữa CPLTCHMN và chánh quyền Sài
Gòn trong Hội Đồng Hòa Giải Quốc Gia được dự trù trong Hiệp Định Ba Lê.. Là môt
địch thủ hăng say của Tổng Thống Thiệu, điều làm cho bà phải 4 lần vào khám, bà
Thành hiện bị quản thúc tại gia. Báo chí Mỹ trong những tháng gần đây đã từng
lên tiếng ồn ào về vấn đề "giải phóng phụ nữ" của bà, đã cho biết là
bà hiện đang bị canh phòng cẩn mật.. Thế nhưng con trai của bà, một người trẻ
tuổi, cao lớn, tóc để dài, là lính đào ngũ mà vẫn sống kín đáo trong nhà nhiều
tháng nay mà không sợ gì cảnh sát hết. . . . Là con gái của một nhân sĩ Miền
Bắc , chồng là một bác sĩ thú y dễ dãi và sống âm thầm, bà Thành là một người
tranh đấu tiến bộ, quả quyết nhưng ương ngạnh. Bà nói với tôi :
- "Thiệu đã ở thế cùng rồi, Số
phận của ông ta được tính từng giờ. Ông ta dựa vào người Mỹ và quân đội . Người
Mỹ đã bỏ rơi ông ta, và quân đội thì đã tan rã rồi. Sĩ quan và binh sĩ đã chán
ghét ông ta rồi. Có lẽ ông không biết là các binh sĩ ưu tú - biệt động quân và
thủy quân lục chiến - có nhiệm vụ bảo vệ nơi chôn nhao cắt rrún của ông ta gần
Phan Rang, đã nổi dậy và đã dùng chất nổ để phá tan mồ mả của gia đình ông ta
rồi. Việc phá nát mộ phần của cha mẹ ông bà của ông ta là một sự chối bỏ nghiêm
khắc đối với Thiệu và tất cả những gì ông hiện đang nắm giữ. Ở Việt Nam , nơi
mà sự thờ cúng ông bà là nền tảng của Tôn Giáo của chúng tôi , không có một sỉ
nhục to lớn và nghiêm trọng nào như sự xúc phạm như thế. Đó vừa là một sự chửi
rủa, vừa là một sự khinh bỉ hoàn toàn và là một lời nguyền rủa nữa.. Còn về ông
Kissinger, thì mới chiều hôm qua đây, ông đã tuyên bố một câu ngắn gọn nhưng
đầy đủ ý nghĩa :" Hoa Kỳ chúng tôi ủng hộ một Chánh Phủ Miền Nam Việt Nam
, nhưng không ủng hộ đặc biệt một cá nhân nào cả " Quá rõ rồi phải không ?
Hơm nữa, những ngày sau cùng nầy, đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin và đại sứ Pháp
Jean Marie Mérillon đã tấn công ông Thiệu để bảo ông ta hãy rút lui đi, và
nhường chỗ lại cho một toán khác có khả năng chận đứng được chiến cuộc lại
"
Ông Ngô bá Thành mời khách dùng trà trong
những cốc đẹp màu xanh với cử chỉ chậm chạp giống như các bà, mà không hề nói
một tiếng nào. Vợ ông mặt rạng rỡ, cặp mắt sáng ngời, lại tiếp tục đánh tiếp
với những luận điệu của bà:
- " Ông Thiệu bao giờ cũng chỉ biết nghĩ
đến tương lai qua một cuộc chống trả cực đoan và một chiến thắng quân sự . Sự
tan rã của quân đội ngay tại chiến trường đã lên án ông không chống đỡ nổi. Ông
cứ khư khư tin rằng Hoa Kỳ không bao giờ bỏ rơi ông.. Ông không để ý tớí những
chuyện thay đổi đã xảy ra ở bên Hoa Kỳ. Từ hai năm nay, dân chúng Hoa Kỳ đã
gạch bỏ hai chữ Việt Nam rồi. Quốc Hội đã từ chối không bỏ phiếu cho mọi viện
trợ quân sự và họ đã gạt hẳn ra ngoài việc cho phép tái can thiệp bằng võ lực.
Ông Ford là một Tổng Thống được chỉ định chớ không phải do dân bầu, nên không
có đủ phương tiện để có thể giữ lời hứa của ông Nixon được . Còn Kissinger hả ?
ông ta là một con người quá thực tế nên đâu có dại gì đi khư khư bênh vực khi
đã nắm chắc phần thua? "Quân đội nhân dân giải phóng" chỉ còn không
đầy một tiếng đồng hồ nữa trên đường đến Sài Gòn rồi. Và Hoa Thạnh Đốn cũng dư
biết là vài trăm triệu mỹ kim, vài trăm chiến xa hay đại bác thêm nữa củng đâu
có cứu được nước Việt Nam của ông Thiệu ? Nhiều lắm là nó chỉ có thể kéo dài
giây phút hấp hối của một kẻ sấp chết mà thôi.. . . "
Bà đưa ngón tay trỏ chỉ ngay tôi và nói với
một giọng đổ lỗi :
- " Các nhà báo nước Pháp của anh
- ngoại trừ các phóng viên của tờ Le Monde - đều không biết làm công việc của họ.
Phải đập ông Thiệu. Phải tố cáo những tội sát nhân của ông ta, tố cáo chế độ
cảnh sát trị của ông ta. Các anh phải giúp chúng tôi mở cửa các nhà tù đang
nhốt 200.000 tù nhân chánh trị . Và hơn thế nữa các anh không đặt nặng tầm quan
trọng và một chỗ đứng cho "lực lượng thứ ba" của chúng tôi. Lực lượng
nầy có thực, các anh phải thấy rõ là nó cò một vai trò chánh trị quan trọng
trong đất nước chúng tôi , trong một tương lai rất gần đây thôi. Ngay như những
người cộng sản ,họ củng nhìn nhận là họ phải nghĩ đến chúng tôi .!."
- Thưa bà, các nhà báo Pháp, chưa bao giờ tỏ
ra quá mềm dịu đối với Tổng ThốngThiệu đâu. Nhưng chúng tôi không có phận sự
phải đề cao một phong trào chánh trị và cho phong trào nầy một tầm vóc hay một
sự kết hợp mà nó vốn không có. Về vấn đề tù chánh trị , thì con số 200.000 là
con số thật sự được Hà Nội, và phe đối lập của ông Thiệu thổi phồng lên. Con số
200.000 nầy đã nhiều lần được báo chí Tây Phương nhắc đi nhại lại nhưng không
bao giờ được Hội Hồng Thập Tự Quốc tế củng như hầu hết các Hội Nhân Quyền quốc
tế thuộc các tổ chừc Tôn Giáo hay không Tôn giáo xác nhận, dù là tất cả đều rất
quan tâm đặc biệt đến vấn đề nầy trong 2 năm gần đây. Theo thống kê thì nhân số
trong tất cả các nhà tù của Miền Nam Việt Nam (kể cả các người bị nhốt tạm ở
các xã ấp đến những tù nhân đang bị giam giữ ở các nhà lao lớn ở Côn Sơn) đều
không quá con số 36.000 người . . . "
Bà Ngô bá Thành nhảy dựng lên, giận dữ, tuông
ra một tràng :
-" Thật là đê tiện, quá buồn cười, Sai !
và hoàn toàn sai bét !" Gương mặt bà thay đổi thình lình, mặt
mày nhăn nhó. . .bà ho lên một tràng dài, ho và nấc lên từng cơn, rung động cả
người.
Bằng một giọng đau khổ lẫn trách móc, chồng bà
nói với tôi :
- " Lẽ ra ông không nên nói những
điều nghịch ý với vợ tôi. Bà vợ tôi đang rất hào hứng khi nói về vấn đề chánh
trị . Bà không thể chịu nổi những điều trái ngược với ý của bà ta. Bà ta giận
ngay, nhanh lắm, khó chịu lắm và cơn suyễn lại kéo đến và bà ta sẽ ngộp thở.
Mỗi lần như vậy là tôi phải cho bà một liều thuốc kháng sinh (nguyên tác :
hydrocortisone). Bà vẫn biết đó là thuốc độc, nhưng đó là phương thuốc duy
nhất. . . "
Tôi ra về mà không hỏi được bà Ngô bá Thành
một câu hỏi có ích lợi nào cả. Bà ta đã nằm co ro trong cái ghế bành lớn bằng
mây rồi. Trông bà có vẻ rất là yếu đuối để bảo đảm sự thay thế các tướng lãnh
đang đối diện trận chiến khốc liệt với cộng sản Bắc Việt, những bộ đội đã từng
sống cam khổ qua những trường huấn luyện rừng núi, nay đang sấp sửa tiến vào
Sài Gòn . Và sau đó tôi bỗng thình lình sực nhớ lại cách đây 2 năm, được gọi
phải ra gặp vị Chánh Án ở Toà Án tỉnh Gia Định, người đàn bà yếu đuối và bệnh
hoạn nầy đã rình trước cửa Tòa Án và dùng một viên đá lớn liệng vỡ kính trước
xe của ông Chánh án nầy . Sau đó bà chạy lại lôi tuột ông nầy ra khỏi xe, kéo
vào lề đường và dùng cán dù đánh ông nầy một trận nhừ tử, sau đó lại còn đá ông
mấy đá vào cạnh sườn làm ông nầy đo ván luôn.
Vào khoảng 4 giờ chiều, một tin đồn nữa được
tung ra khắp thành phố Sài Gòn. Tổng Thống Thiệu đang sửa soạn từ chức. Phải
chăng đây là những tiếng đồn bậy bạ, báo động một lần nữa? hay chỉ là lời đồn
giỡn chơi như thường ngày để làm cho thủ đô lên cơn sốt ? Có nhiều chỉ dấu ít
nhất cũng rất nghiêm trọng hơn là bình thường. Ngay như buổi sáng nay, vị
nguyên thủ Quốc Gia không dự buổi lễ Thanh Minh truyền thống. Bí thư của ông đã
dùng điện thoại báo cho tất cả những nhân sĩ là các buổi hẹn trong vòng 48
tiếng đồng hồ sấp tới đều được hủy bỏ. Rõ ràng là sẽ có một chuyện gì đó, quan
trọng lắm sấp xảy ra.
Vào lúc 5 giờ chiều , Hội đồng Chánh Phủ họp
bất thường tại Dinh Độc Lập. Nhiều người nói đây là một buỗi họp mặt để từ giã
nhau.
Vào 6 giờ chiều, đài phát thanh báo cho biết
là Tổng ThốngThiệu đã mời hết tất tất cả các Tổng Bộ trưởng, Tướng Tổng Tham
Mưu Trưởng, các nhân viên Tòa Thượng Thẩm và các vị dân cử thuộc lưỡng viện
Quốc Hội , có mặt lúc 7 giờ tối để Tổng Thống đọc một bài diễn văn của ông,
được trực tiếp truyền thanh. .
Trong ba tuần nay, chiến lược gia của các tiệm
cá phê ở đường Catinat đã tiên đoán là sự từ chức của Tổng Thống Thiệu là
chuyện đương nhiên rồi.
Trong những ngày đầu tháng tư, một nguồn tin
đã được loan đi và báo chí cũng đã có nói lại rõ ràng là một "hội đồng
tướng lãnh" của Miền Nam đã trao cho Tổng Thống Thiệu một tối hậu thơ,
khuyên ông nên từ chức trong vòng 3 ngày. . . nhưng rồi có thấy chuyện gì xảy
ra đâu ?
Khi nào nhịp độ tấn công của cộng sản Bắc Việt
càng mạnh thì phía đối lập lại cứng rắn thêm. Cảnh sát đã phá vỡ hai mưu toan
ám sát và dinh Độc Lập đã bị dội bom. Nhưng cho tới giờ nầy Tổng Thống Thiệu
không thấy có một dấu hiệu gì nhượng bộ.. Càng ngày càng có nhiều nhân sĩ chánh
trị hay tôn giáo đã công khai yêu cầu ông hảy ra đi, để người ta có thể đàm
phán với "phía bên kia". Phần đông các đối thủ của ông dường như tin
chắc rằng ông Thiệu muốn ngồi mãi ở cái ghế Tổng Thống nầy cho đến cùng. Ngày
hôm kia, ông ta còn dọa giết ông Ngô khắc Tỉnh, người anh em bà con bạn dì với
ông, đương kiêm Tổng trưởng Giáo dục, khi ông nầy muốn nói với ông ta về sự
nghiêm trọng của tình hình trong hiện tại, làm ông ta giận dữ hét lên :
-"Anh chỉ là một thằng chủ bại bẩn thỉu.
Nếu anh còn tiếp tục nói nữa, thì tôi sẽ cho anh ăn đủ 12 viên đạn của tiểu đội
hành quyết ngay bây giờ "
°
°
Ông Dominique, người chủ tiệm ăn Valinco,
chuồi cho tôi một tuy dô "hết ý"
Theo ông ta thì Tổng trưởng ngoại giao
Sauvagnargues của chúng tôi đã có điện thoại cho ông Mérillon (đại sứ Pháp ở
Sài Gòn) để bảo ông nầy :
"Anh hãy đi gặp ông Thiệu đi, và bảo
cho ông Thiệu là ông ta phải đi đi . . . "
(xin đính kèm nguyên văn lời chú thích của tác
giả: Trong một cuộc phỏng vấn dành cho tờ báo Nouvel Observateur, ông
Sauvagnargues xác nhận tin tức lạ lùng nầy :" Theo đúng chỉ thị
của tôi, đại sứ Pháp đã có đến gặp ông Thiệu và nói với ông nầy rằng :"Ông
phải ra đi thôi. . . ", một cách thi hành Hiệp Định Paris hết sức quái lạ.
. . . . )
Trước cổng vào dinh Tổng Thống, người ta phải
mất độ 30 phút để cẩn thận hướng dẫn các xe chánh thức . Vào một buổi hoàng hôn
ấm áp, với bãi cỏ và các vòi nước phun lên được đèn rọi chiếu sáng, với các anh
tài xế toàn đội kết trắng tinh, tất cả đều làm cho người ta liên tưởng đến một
dạ hôi nào đó. Nhưng những chiếc áo dài lụa xinh xắn của Sài Gòn hoa lệ thường
hay làm đẹp mắt cho các buổi tiếp tân lại không thấy góp mặt ở đây, mà chỉ thấy
toàn là quân cảnh khắp nơi trong khu vực..
Vào hồi 7 giờ rưỡi, nửa giờ trước giờ giới
nghiêm (thình lình được tăng lên 1 giờ), đường phố đã gần như vắng vẻ. Đằng sau
các tấm rèm che phía trước tiệm buôn, các gia đình tựu họp lại quanh chiếc máy
truyền thanh. Các cảnh sát cũng lẩn quẩn ở trước cửa tiệm để cùng nghe diễn văn
của Tổng Thống Thiệu.
7 giờ 43 phút: Trong căn phòng lớn ở tầng dưới
của Dinh Độc Lập, đứng trước bức họa tượng trưng của 18 vua Hùng, theo truyền
thuyết là những vị vua dựng nước Việt Nam, Tổng ThốngThiệu bắt đầu nói. Với một
giọng rắn rõi, bình tĩnh, nhưng không dấu được một sự bực tức, ông đi vào một
trong những sự trình bày dài mà đó là sở trường của ông. Ông nhắc lại từng giai
đoạn lớn của cuộc chiến ở Việt Nam và những giai đoạn của những cuộc thương
thuyết dẫn đến sự ký kết Hiệp Định Ba Lê. Ông hết sức nhấn mạnh các lần từ chối
liên tục mà ông đã phải đối đầu chống lại với Kissinger trong cuộc hòa đàm:
- từ chối không chấp nhận một "Chánh Phủ
ba thành phần" mà ở các tỉnh và xã ấp củng phải có một nền hành chánh với
ba thành phần.
- từ chối không chấp nhận "Đông Dương chỉ
có 3 nước là Việt Nam , Campuchia và Lào", và nhấn mạnh đòi hỏi của chúng
ta là phải trở lại Hiệp Định Genève 1954 với 2 nước Việt Nam, Bắc Việt và Nam
Việt..
Ở điểm thứ ba, Tổng ThốngThiệu đã xác nhận rõ
là:
- "Tôi nhìn nhận là tôi đã thất bại,
vì tôi chỉ đạt được thỏa thuận là "sự rút quân của người Mỹ phải được đổi
lấy sự rút quân của tất cả các đơn vị cộng sản Bắc Việt ra khỏi lãnh thổ Miền
Nam mà họ đã lấn chiếm." Tôi đã tranh đấu suốt 4 tháng để diều khoảng nầy
phải được đưa vào bản văn của Hiệp Định , một điều khoản cực kỳ quan trọng.
Cuối cùng tôi phải chịu thua dưới áp lực của
người Mỹ. Họ nói :"Nếu ông không chịu ký thì Quốc Hội sẽ "chấm dứt
ngay mọi viện trợ kinh tế và quân sự " . Để thuyết phục tôi phải chấp nhận
bản dự thảo Hiệp Định của họ, tôi đã nhận được một sự cam kết chánh thức của
Tổng Thống Nixon - một cam kết trong danh dự của một đại cường quốc, một lãnh
tụ của thế giới tự do - bao gồm có 2 sự bảo đảm:
° Hoa Kỳ sẽ can thiệp bằng võ lực và ngay tức
khắc nếu cộng sản Bắc Việt tiếp tục cuộc chiến.
° Hoa Kỳ chỉ nhìn nhận có một Chánh Phủ của
nước Việt Nam : đó là Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa, mà Hoa Kỳ sẽ viện trợ ồ ạt
và đúng lúc, viện trợ cần thiết về kinh tế và quân sự .
Tuy nhiên, việc gì đã xảy ra?
Khi cộng sản Bắc Việt đã chiếm căn cứ quân sự
Tống lê Chân vào tháng 5 / 1973, người Mỹ không có một phản ứng nào. Dựa vào
thái độ tiêu cực nầy của người Mỹ, cộng sản Bắc Việt từ đó đã không ngừng tiếp
tục các cuộc tấn công của họ. Sau khi đã lấn chiếm xong các căn cứ xa xôi hẻo
lánh, họ tiến chiếm đến các quận lỵ, rồi tỉnh lỵ. Nhưng rồi với thảm kịch
Watergate và những ảnh hưởng chánh trị tiếp theo cuộc khủng khoảng về năng
lượng trên thế giới, Hoa Kỳ tằn tiện từ từ cắt bớt viện trợ ngày nầy qua ngày
khác. Trong lúc Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh thì lợi dụng được các biến cố nầy và
gởi cho đồng minh Bắc Việt của họ một số lượng vũ khí chiến cụ to lớn , càng
ngày càng tăng lên rất quan trọng, giúp cho các đơn vị chánh quy Bắc Việt xâm
nhập không ngừng vào Miền Nam với nhiều chiến xa và chiến cụ, quân dụng tối
tân.
Vì thế mà trong khoảng thời gian không đầy 2
năm mà cán cân quân sự hoàn toàn bị đảo ngược với phần thất lợi về phía chúng
ta .Chỗ nào chúng ta có một sư đoàn thì cộng sản Bắc Việt có hai. Chỗ nào chúng
ta có 10 chiến xa thì họ có hai chục. Quân đội chúng ta mất đi 60% khả năng tác
chiến và khả năng di động.Chúng ta không có được sự yểm trợ ồ ạt của không lực
nữa và hỏa lực của chúng ta ở trận địa kém hơn hỏa lực của cộng sản quá nhiều .
Hoa Kỳ vốn cam kết phải thay thế với tiêu
chuẩn một đổi một các quân dụng và chiến cụ hư hỏng, nhưng kể như không có thay
thế chi hết.
Tổng ThốngThiệu cố nói to lên :"Trong
chiến tranh, không thể có phép lạ. Phải có bom, có đại bác, phải có đạn dược,
và những phương tiện tiếp vận. Chính vì tình trạng thua sút
nầy mà tôi đến phải có quyết định chánh trị và chiến thuật lui quân, không thể
làm khác hơn được như đã chứng minh."
Vừa trình bày cho thấy một số lỗi lầm và một
số trường hợp "yếu hèn" của một số cấp chỉ huy liên quan đến thảm
trạng quân sự trong sáu tuần lễ vừa qua, vừa nhìn nhận là ông rất tiếc là tình
hình các biến cố ở Cao Nguyên diễn tiến quá nhanh, ông Thiệu chỉ rõ: chính Hoa
Kỳ là kẻ phải chịu trách nhiệm chính trong vấn đề nầy:
- Tôi đã nói với người Mỹ là : các ông
muốn tôi làm những gì mà quân đội của các ông với 300 tỷ mỹ kim, đã không làm
được trong sáu năm.
- "Tôi đã nói với họ là : Các ông muốn
rút ra khỏi cuộc chiến tranh ở Việt Nam trong danh dự và bây giờ các ông đòi
hỏi chúng tôi phải làm những chuyện vô lý và không thể làm được. Điều hành một
cuộc chiến với viện trợ quân sự bị cắt xén thì có khác nào mấy ông trao cho tôi
3 mỹ kim mỗi ngày mà bảo chúng tôi phải sống như một du khách hạng sang."
Sau đó tường trình về những cuộc nói chuyện
vào cuối tháng 2 với những thành viên của Quốc Hội lúc họ sang Việt Nam nghiên
cứu tình hình, Tổng Thống Thiệu tuyên bố :
- "Tôi đã nói với họ rằng câu hỏi
duy nhất được đặt ra là liệu Hoa Kỳ có quyết định giữ những cam kết của mình
hay không ? và lời nói của Tổng Thống Mỹ có còn chút giá trị nào hay không ?
Tôi nói với họ rằng so với 300 tỷ mỹ kim mà người Mỹ đã xài ở đây thì 300 triệu
mỹ kim mà họ đang tranh luận chỉ là số tiền đủ chi tiêu trong 3 ngày tác chiến
mà thôi, vậy mà họ vừa trả giá với tôi trong lúc họ đòi hỏi tôi phải chận đứng
được làn sóng tấn công xâm lược của cộng sản , một điều mà ngay chính họ, với
sức mạnh vô địch của một đại cường quốc, Hoa Kỳ đã không có khả năng chận đứng
được trong sáu năm dài chiến đấu.
Thái độ vô nhân đạo của Hoa Kỳ là thái độ của
một cường quốc lớn đang trốn tránh trách nhiệm của mình."
Với một giọng giận dỗi và khích động, ông
Thiệu gào to lên:
-"Không bao giờ tưởng tượng nổi là tôi có
thể chứng kiến trong một thời gian nào đó tấn bi kịch của những sự trả giá bẩn
thỉu đang diễn ra bên trong toà nhà Lập Pháp của Quốc Hội Hoa Kỳ . Không bao
giờ tôi tưởng tượng nổi một người như Kissinger lại có thể đưa dân tộc Việt Nam
mình vào một định mệnh hết sức thảm khốc như ngày hôm nay ".
Đúng 8 giờ 36 phút, sau 53 phút đọc diễn văn,
Ông Thiệu loan báo là ông từ chức . Ông nói thêm :
- "Tôi nghĩ rằng sự hy sinh của
tôi sẽ giúp thay đổi được tiến trình viện trợ của Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng Hòa,
và giúp thay đổi được diễn tiến trên chiến trường. Nếu nó có thể mang lại hòa
bình cho toàn dân, và đem lại cho quân đội và cho đất nước sự giúp đở cần thiết
cho sự sống còn của họ thì đó chỉ là một sự hy sinh tối thiểu mà thôi. Đối với
những người luôn luôn chỉ trích tôi cho tôi là một chướng ngại cho nền hòa
bình, tôi xin họ vì tình yêu của Tổ Quốc họ hãy giúp đỡ người kế vị tôi, là
Tổng Thống Trần văn Hương, để ông mang lại hòa bình cho đất nước , một việc mà
tôi đã không thể làm được. Tôi hy vọng rằng hành động của Ông, căn cứ trên sự
thi hành Hiệp Định Ba Lê và căn cứ trên quyền tự quyết của dân tộc, sẽ đi đến
một giải pháp chánh trị trong hòa bình và ngăn chận được cộng sản Bắc Việt không
tiến chiếm Sài Gòn . Kể từ giờ phút nầy, tôi xin tự đặt mình hoàn toàn dưới sự
xử dụng của vị Tân Tổng Thống, của dân tộc và của quân đội . Tôi tiếp tục làm
việc bên cạnh đồng bào và các chiến sĩ để bảo vệ đất nước chúng ta ."
Bây giờ là 9 giờ đêm. Đèn ở Dinh Độc Lập đã
lần lượt tắt hết. Các bãi cỏ và các vòi nước cũng đã chìm trong bóng tối. Ông
Thiiệu không còn là Tổng Thống nữa. Trong thời gian 8 năm, đối với Hoa Kỳ cũng
như đối với tất cả những người thân của ông, Nguyễn văn Thiệu đã là một người
mạnh, một đồng minh trung thực và chắc chắn, là thành lũy cuối cùng chống chủ
nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á, và ngay đối với Tổng Thống Nixon, ông Thiệu là một
trong những chánh trị gia khôn khéo nhất của thời đại.. Đối với kẻ thù cộng sản
và những những đối thủ chống đối ông thì ông là một kẻ độc tài và một người
tham nhũng tay sai của đế quốc Mỹ . Chiều nay, ông chỉ còn là một người cô đơn,
chua chát và thất vọng, một người đang bất thần đứng ra đo lường sự khoa trương
hão huyền về danh dự con người , đo lường những sự cam kết và sức mạnh của
chánh trị . Có nhiều người sợ rằng nếu ông ta cứ giữ một thái độ hiếu chiến
muốn tử thủ, thì ông có thể sẽ đưa thủ đô Sài Gòn vào một trận chiến đẫm máu và
phá hoại điêu linh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét