Bước 5: Đấu địa chủ
Sau khi lập xong danh sách tội ác của mỗi địa chủ, những người được chỉ định ra “đấu trường” tố khổ công khai bắt đầu tập dượt vai trò của mình để có thể biểu diễn một cách trôi chảy, trước công chúng và trước người bị “đấu”. Đấu địa chủ là “trò” then chốt của cả chiến dịch, nên cần phải chuẩn bị hết sức chu đáo. Y hệt các diễn viên phải tập đi tập lại vai trò của mình trước khi lên sân khấu, những người đứng ra “đấu” cũng phải luyện tập lời ăn tiếng nói bộ điệu của mình cho thật hoàn hảo để khán giả có cảm tưởng là mình chân thật và những tội mình buộc cho địa chủ là có thực. Họ tập dượt về đêm, rất kín đáo, nhưng con cái nông dân thường có dịp thấy bố mẹ vừa xay lúa, giã gạo, vừa lặp đị lặp lại một câu để thuộc lòng.
Đóng vai trò “đạo diễn”, cán bộ phụ trách còn bày vẽ dáng điệu và uốn nắn lời nói cho họ. Trong những buổi diễn thử, có một hình nộm bằng rơm đặt ở giữa nhà thay thế cho địa chủ, để những người “đấu” tiến đến sát, đọc thử những lời họ sẽ phải đọc. Sau khi chuẩn bị đầy đủ, đội công tác cải cách ruộng đất công bố ngày “đấu”.
Vì có ba hạng địa chủ, A, B và C nên cũng có ba loại đấu.
Địa chủ hạng A bị đấu trong ba ngày liền, trước một đám đông từ một chục đến hai chục ngàn người, tức là dân một “liên xã”, một đơn vị hành chính gồm từ mười đến mười lăm làng.
Địa chủ hạng B bị đấu trước một đám đông một hai ngàn người, tức là tất cả dân trong một làng, liên tiếp trong hai ngày. Họ cũng bị gán những tội thường gán cho địa chủ hạng A, nhưng tương đối nhẹ hơn.
Địa chủ hạng C chỉ bị “đấu lưng”, nghĩa là “đấu vắng mặt”. Trong khi nông dân tố cáo những tội ác của họ thì họ bị giữ ở một nơi khác, đến khi tố xong họ mới bị điệu ra trước cuộc họp để nghe đọc một bản tổng kê các tội ác mà các tá điền, chỉ có tá điền của địa chủ mới được dự cuộc đấu này, đã “tố” họ. Nghe xong, địa chủ phải tuyên bố “nhận” hay “không nhận”. Nếu nhận, địa chủ phải ký tên vào biên bản buổi họp. Đảng giải thích rằng sở dĩ có “đấu lưng” là tại Đảng muốn khoan hồng đối với những “phản động phụ”, những phần tử mà Đảng còn hy vọng cải hoán được. Vì còn hy vọng họ sẽ cải hoán nên Đảng không muốn “cạn tầu ráo máng” đối với họ, làm họ mất mặt trước công chúng. Thực ra thì chẳng phải vì vậy, mà vì một lý do khác hẳn. Phần lớn những người bị quy là địa chủ hạng C là những người buôn bán ở thành thị nhưng có ít nhiều ruộng ở “quê cha đất tổ”, không cốt để thu lợi mà cốt để “đóng góp với làng nước”, khỏi mang tiếng “bỏ làng”. Vì họ thường sống ở tỉnh thành, thỉnh thoảng mới về làng cúng giỗ và nhân thể thu tô, nên người làng không biết nhiều về đời tư của họ. Vì không có đụng chạm trực tiếp nên việc “bịa” ra tội là một việc rất khó. Muốn cho “xuôi tai”, người “tố” phải nói rõ bị chủ ruộng đánh đập hoặc hiếp đáp trong dịp nào, ở đâu. Đảng biết rằng toàn là chuyện bịa nên sợ đứng trước mặt đương sự người tố có thể ấp úng, làm mất uy tín “anh em nông dân” và gián tiếp mất uy tín Đảng. Vì vậy Đảng tổ chức “đấu lưng”, giấu địa chủ đi một chỗ, để cho những người “bịa tội” được vững tâm hơn. Chỉ có tá điền nghe nên dù họ có ấp úng, ngượng ngùng cũng chẳng sao. Thật vậy đã có một vài cuộc đấu phải bỏ dở vì địa chủ, khi thấy nông dân buộc tội một cách lố bịch quá, nhịn không nổi, phải phá lên cười.
Mỗi lần đấu một địa chủ hạng A thì toàn thể nhân dân trong xã phải bắt buộc đi dự, kể cả phú nông và các địa chủ khác, mỗi nhà chỉ được một người lớn ở nhà để trông nom củi lửa và trẻ nhỏ. Người đi dự xếp hàng thành từng nhóm riêng. Trung nông và bần cố nông đứng theo “tổ nông hội”. Phú nông đứng riêng và đi riêng, nhưng địa chủ và con cái địa chủ thì đứng lẫn với bần cố nông, mỗi người do một “tổ nông hội” canh chừng. Cứ năm người họ thành một nhóm, mang theo một bình nước uống và một điếu cày vì một khi ngồi vào chỗ trong hội trường thì không ai được phép đứng dậy, đi lại. Mỗi làng vác theo biểu ngữ và cờ quạt trẻ con đi đầu đánh trống ếch. Địa chủ bị bắt đi giữa bần cố nông cũng phải vừa đi vừa hô khẩu hiệu như mọi người, thỉnh thoảng cũng dơ nắm đấm hô “đả đảo!”.
Mọi cuộc đấu đều tổ chức ngoài trời, thường là sân banh, hay tốt hơn trên sườn đồi. Dân mỗi làng ngồi trong một khoảng đất có vạch vôi trắng làm giới hạn. Khán đài bằng gỗ và tre, cao ba từng. Từng dưới có 14 “thư ký” ngồi, 13 người là bần cố nông chỉ ngồi làm vì, một người là trung nông, biết đọc biết viết, ngồi hí hoáy, có vẻ làm thư ký thực. Từng trên là chủ tọa gồm bảy bần cố nông, trong số có chủ tịch nông hội làm chủ tọa cuộc họp và một phụ nữ đóng vai công an trưởng (tác giả nhận thấy vai trò công an trưởng bao giờ cũng do phụ nữ đóng, trong năm cuộc đấu tác giả có dịp tham dự. Tác giả có cảm tưởng Đảng dành vai trò này, có tính cách hống hách, cho phụ nữ để đề cao uy quyền chính trị của phụ nữ trước công chúng). Người đàn bà này chỉ huy tự vệ xã, và cứ năm phút lại hò hét, ra lệnh cho người bị đấu đứng trước khán đài phải quỳ xuống, đứng lên, giơ tay lên trời, khoanh tay trước ngực, giang tay ra hai bên, v.v. Trên tầng cao nhất của khán đài treo ba bức ảnh khổng lồ, Hồ Chí Minh ở giữa, Malenkov bên phải và Mao Trạch Đông bên trái, trên mỗi chân dung lãnh tụ có cờ mỗi nước. Hai bên khán đài là những biểu ngữ rất lớn mang những khẩu hiệu như “Phóng tay phát động quần chúng đấu tranh giảm tô (hoặc Đấu tranh cải cách ruộng đất)”, và “Đả đảo tên địa chủ… Việt gian, phản động, cường hào, gian ác”.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp mọi cuộc họp đều phải tổ chức về đêm để tránh máy bay oanh tạc. Những cuộc đấu tố giữa trời đều đốt sáng bằng đuốc, lửa khói cao ngất từng mây, tạo nên một quang cảnh quái đản, một cảnh tượng ác mộng. Người tham dự có cảm tưởng chứng kiến một cảnh quỷ sứ đương hành hạ những vong hồn rơi xuống địa ngục.
Khán đài soi sáng bằng đèn điện. Đôi khi có máy phát điện nhỏ nhưng thường là dynamo xe đạp. Bốn năm chiếc xe đạp buộc phía sau khán đài, mỗi chiếc có người đạp luôn chân. Cán bộ đội Cải cách ruộng đất nấp phía sau khán đài để nhắc và ra lệnh cho chủ tọa đoàn. Đôi khi có cố vấn Tầu mặc quần áo Việt cùng ngồi với họ.
Chủ tịch chủ tọa đoàn khai mạc hội nghị và tuyên bố lý do cuộc họp. Sau đó là một bài thuyết trình về ý nghĩa và sự cần thiết của cuộc đấu tranh chống địa chủ; đại khái là vai trò chính yếu của nông dân trong kháng chiến, tính cách bội phản của giai cấp địa chủ, v.v. Sau đó người đàn bà giữ chức công an trưởng ra lệnh cho tự vệ xã lôi tên địa chủ Việt gian, phản động, cường hào, gian ác ra để “anh chị em nông dân hỏi tội”. Tức thì hàng vạn người đồng thanh hô: “Đả đảo thằng Việt gian, phản động, cường hào, gian ác (tên họ người địa chủ bị lôi ra)”. Nạn nhân không được đi bằng hai chân, mà phải bò bằng hai tay và đầu gối từ ngoài hội trường vào đến trước khán đài. Phía khán đài đắp hai ụ đất cách nhau chừng một thước, mỗi ụ cao độ một thước (để khán giả trông rõ) và rộng chừng một thước vuông. Địa chủ bước lên một ụ, và ụ đối diện để cho những người đấu lên đứng. Nếu người bị đấu là một linh mục Gia tô giáo, hoặc một hòa thượng Phật giáo thì cán bộ bắt phải cởi áo ngoài ra (áo tu sĩ hoặc áo nhà chùa). Cộng sản thanh minh rằng đương sự bị đấu với tư cách cá nhân là địa chủ, không dính dáng gì về tôn giáo nên không cho mặc áo tôn giáo, nhưng sự thực thì cộng sản cố ý tránh quang cảnh một cuộc khủng bố tôn giáo công khai và quá lộ liễu.
Chủ tịch chủ tọa đoàn gọi “anh chị em nông dân” lên “kể tội”. Tức thì, hàng trăm cánh tay giơ lên, nhưng liếc qua vào tờ giấy trước mặt, y gọi một tên. Người được chọn nhảy lên đài, chỉ tay vào mặt địa chủ, hỏi: “Mày có nhớ tao là ai không?”, và chẳng đợi câu trả lời, hắn tiếp luôn: “Tao là… ở làng… đã đi ở (hoặc làm ruộng cho mày trong… năm)”. Bao giờ người lên đấu cũng bắt đầu như vậy, hỏi “bâng quơ” một câu “Mày có nhớ tao là ai không?” rồi tự xưng danh, tóm tắt “tiểu sử” của mình. Cán bộ bắt họ làm như vậy để công chúng biết qua loa về quan hệ giữa người đấu và người bị đấu. Người ngồi xem nhớ lại những buổi tuồng Tầu, mỗi khi một vai mới ra bao giờ cũng xưng danh: “Mỗ đây tên tự là… “. Sau đó người đấu tuôn ra một tràng những tội ác, kể lể nào là bị cướp trâu, cướp bò, đánh đập, nhét phân vào mồm, hiếp vợ, giết con, rủ vào hội “Việt gian”, vẫy tay cho máy bay Pháp, v.v. Điều đáng chú ý là người đứng lên đấu thường dùng đủ danh từ tục tĩu; hình như cán bộ xui họ chửi rủa địa chủ bằng những câu tục tĩu nhất, một là để “hạ uy tín” địa chủ xuống tận đất đen, hai là để làm ra vẻ tự nhiên, dùng những lời ăn tiếng nói “một trăm phần trăm nông dân”. Người bị đấu không được phép trả lời, hoặc phản ứng. Họ chỉ được phép nói “có” hay “không”. Nhưng hễ họ nói không thì tức khắc toàn thể đám đông gầm lên như sấm: “Đả đảo thằng… ngoan cố”. Trong khi ấy, cứ chừng năm phút một, người bị đấu lại được chị công an trưởng ra lệnh quỳ xuống, đứng lên, giơ tay lên, giang tay ra, và cứ như thế mãi. Mỗi người được phép tố địa chủ trong 15 phút, và sau bốn người tố, nghĩa là vào khoảng một giờ đồng hồ, thì người địa chủ bị điệu đến trước “thư ký đoàn” ký nhận vào một biên bản. Trong khi đấu, người thư ký hí hoáy giả vờ biên chép, nhưng kỳ thực bản tội ác mà địa chủ phải ký nhận đã đánh máy sẵn từ trước.
Địa chủ hạng A bị đấu như vậy trong ba đêm liền. Đêm đầu họ bị đấu về các “món nợ mồ hôi”, tức là những tội bóc lột nông dân, như cướp trâu, cướp bò, cho vay nặng lãi, v.v. Đêm thứ hai dành cho những “món nợ hạnh phúc” nghĩa là những người lên đấu kể tội địa chủ đã hiếp vợ mình (nếu là đàn ông) hoặc đã hiếp chính mình (nếu người đấu là đàn bà). Đêm thứ ba dành cho những “món nợ máu”. Địa chủ bị tố nào là giết vợ, giết con nông dân, ra hiệu cho máy bay Pháp bắn chết dân làng. Đêm thứ ba cũng là đêm tố cáo địa chủ về các tội có tính cách chính trị, đại khái như rủ rê người này người nọ vào tổ chức phản động, do thám tin tức quân sự, nói với này người kia rằng Pháp sẽ cho mình làm tỉnh trưởng, huyện trưởng, v.v. Nếu người bị đấu cứ khăng khăng chối “không” thì những người lên đấu ngày hôm sau sẽ tố những tội càng ngày càng nặng cho đến cuối cùng sẽ phải đưa ra tòa án nhân dân đặc biệt, kết án tử hình và xử bắn. Trái lại, nếu người bị đấu tỏ vẻ ngoan ngoãn, bị tố bất cứ tội gì cũng cứ nhận và ký vào biên bản thì thường thường không bị tố những tội quá nặng. Nhưng dù tất cả địa chủ có ngoan cố đến đâu thì cũng có một số không thể nào thoát chết, vì Đảng đã ấn định một số tối thiểu phải chịu tử hình tại mỗi xã. Đúng ra thì Đảng chỉ ấn định một số tối thiểu nhưng nếu có nhiều người “ngoan cố” thì số tử hình có thể tăng thêm. Thực ra thì Đảng không muốn vượt qua con số tối thiểu, vì phương châm của đảng là “sát nhất nhân, vạn nhân cụ”. Hơn nữa, nếu nhiều địa chủ nhất định không chịu nhận tội, thì người đi dự có thể có cảm tưởng là tất cả đều là bịa đặt, đều nói điêu. Trái lại nếu địa chủ nào cũng ngoan ngoãn nhận hết “tội ác” thì cảm tưởng sẽ là “anh chị em nông dân chất phác, bao giờ cũng nói thật”. Vì uy tín của nông dân và của Đảng, nên Đảng chỉ cần địa chủ nhận tội và sẽ nới tay, không xử bắn quá mức ấn định. Trong đợt đầu, nhiều địa chủ không hiểu nguyên tắc đó nên cứ khăng khăng chối. Kết quả là đa số bị xử tử. Tuy nhiên cái chết của họ đã là bài học cho những người sau. Dần dần mọi người đều hiểu rằng tất cả chỉ là một tấn bi hài kịch. Người đấu cũng như người bị đấu chỉ là diễn viên của một tấn tuồng do Đảng bày đặt ra và bắt mỗi người phải đóng một vai, không ai được phép trái ý Đảng.
Địa chủ ở mọi nơi đều bị tố những tội ác cùng một kiểu. Những tội điển hình là: treo cổ nông dân lên cây, nhốt nông dân vào cũi chó, bắt nông dân liếm đờm, ăn phân (chỉ khác nhau ở thứ phân: bò, gà, người, v.v.), đốt nhà nông dân, dìm trẻ con xuống ao cho chết (bất cứ trước kia có đứa trẻ nào chết đuối thì bây giờ cũng là chết do địa chủ dìm), bỏ thuốc độc xuống giếng, phá các cuộc họp của nông dân, giết người (bất cứ ai chết bệnh cũng tố là do địa chủ giết), hãm hiếp, v.v. Đoạn văn sau đây trích ở tờ Nhân Dân, cơ quan chính của Đảng, xuất bản ngày 2 tháng 2, 1956 kê khai những tội tương tự:
“Ở xã Nghĩa Khê, thuộc tỉnh Bắc Ninh, bọn địa chủ tổ chức mấy em thiếu nhi đi ăn cắp tài liệu, ném đá vào các cuộc họp của nông dân. Ở Liễu Sơn, chúng dùng một em thiếu nhi đi đốt nhà khổ chủ, nhưng bà con nông dân kịp ngăn được. Thâm độc hơn, ở Liễu Hà, chúng cho mấy em thiếu nhi ăn bánh chưng có thuốc độc, làm mấy em bị ngộ độc suýt chết. Ở Vân Trường chúng dụ dỗ em Sửu, 13 tuổi, rủ hai em gái nữa nhẩy xuống giếng tự tử để gây hoang mang trong thôn xóm. Ở Đức Phong (Hà Tĩnh) chúng mua bài tú lơ khơ (bài Trung cộng mang sang) cho các em mải chơi, bỏ trâu ăn lúa để phá hoại mùa màng”.
Điều đáng chú ý là địa chủ càng đạo đức bao nhiêu, như thể linh mục, hòa thượng, và nhất là các nhà nho, thì càng bị quy nhiều “tội” hiếp dâm bấy nhiêu. Nói chung thì hễ địa chủ có vẻ đạo mạo (râu dài, trán sói, mục kỉnh) thì thế nào cũng bị quy những tội loạn luân. Trong rất nhiều trường hợp chính con gái địa chủ lên trước khán đài tố rằng chính bố mình đã hiếp mình. Người trong cuộc mới biết có sự thông đồng giữa bố con; biết là thế nào bố cũng chết, người con gái đành tâm phải tố như vậy để theo lời cán bộ được quy là trung nông, và như vậy có hy vọng sống yên tâm nuôi lũ em dại. Cũng theo kiểu ấy, địa chủ càng có thành tích yêu nước bao nhiêu thì lại càng bị tố nhiều tội phản quốc bấy nhiêu.
Vì tố không cần bằng cớ, nên từ cố kiếp nào, bất cứ trong làng có người nào chết cũng có thể tố là đã bị địa chủ giết. Bác sĩ Nguyễn Đình Phát, chủ đồn điền ở Phủ Quỳ, Nghệ An và đại biểu quốc hội Việt Minh, đã bị tố là đã giết 35 người, vì bấy nhiêu người đã chết vì bệnh sốt rét trong đồn điền của ông ta. Trong một buổi đấu cụ cử Lê Trọng Nhị, làng Cổ Định, tỉnh Thanh Hóa, một lãnh tụ phong trào Văn Thân năm 1897-1908 đã từng bị đầy ra Côn Đảo trong chín năm, một mụ đàn bà trong làng chỉ vào mặt cụ và tố: “Mày biết thằng con tao không phải là con bố nó, mà chính là con mày? Trong khi chồng tao đi vắng, mày hiếp dâm tao rồi sinh ra nó”. Cụ Cử Nhị năm ấy 75 tuổi, mụ đàn bà vào khoảng 60 và người con mụ chừng 40. Người làng tính nhẩm và nhớ lại, hồi mụ sinh người con, cụ Cử Nhị còn đang nằm trong xà lim Côn Đảo, cách xa hai nghìn cây số.
Có nhiều địa chủ tỏ ra rất bình tĩnh suốt mấy buổi đấu tố. Một bà già ở Nghệ An chẳng nói “có” mà cũng chẳng nói “không” hỏi câu nào bà ta cũng chỉ nhắc đi nhắc lại: “Xin anh em một viên đạn!”. Ở Thanh Hóa một người lên đấu bắt đầu bằng câu thường lệ: “Mày có nhớ tao là ai không?”. Địa chủ nghiễm nhiên trả lời “Có chứ! mày là thằng… Năm ngoái mày ăn cắp tao con gà”. Chủ tọa buổi đấu ra lệnh bế mạc cuộc họp tức khắc. Một tuần sau, tổ chức lại, địa chủ tỏ vẻ ngoan ngoãn hơn trước và tên “trộm gà” không thấy lên đấu nữa. Trong ba ngày đấu tố, người bị đấu được ăn uống đầy đủ. Bữa cơm có thể có thịt gà, thịt bò và nhiều thứ bổ béo khác, chè tầu, cà phê. Địa chủ được tẩm bổ có lẽ là để có đủ sức chịu đựng ba ngày ba đêm đấu tố ngoài trời, đứng lên quỳ xuống luôn luôn mà không bị ngất xỉu. Sau ba ngày đấu tố, địa chủ bị đưa đi trại giam chờ ngày tòa án nhân dân đặc biệt xét xử.
Trong khoảng thời gian đấu tố, mỗi tỉnh xuất bản một tờ báo địa phương lấy tên là Lá rừng (ngụ ý tội ác của địa chủ nhiều như lá rừng) để tường thuật những vụ đấu tố trong toàn tỉnh. Tất cả công chức trong tỉnh đều phải đi “tham quan”, nghĩa là về các làng có đấu tố để quan sát chính sách Cải cách ruộng đất. Đảng muốn họ đi sát với “anh em nông dân” để am tường nỗi khổ của anh em nông dân và công nhận chính sách tiêu diệt giai cấp địa chủ của Đảng là “hợp tình hợp lý”. Họ cũng “ba cùng” với nông dân, nhưng chỉ được quan sát, không được phát biểu ý kiến. Tuy nhiên, việc có mặt của họ cũng có phần lợi cho địa chủ. Vì muốn tỏ cho họ thấy chính sách của Đảng rất đúng, nên cán bộ cố gắng thận trọng hơn nên do đó, địa chủ cũng được nới tay hơn. Một phần nào những người tới tham quan cũng là “thần bảo mạng của họ”.
Bước 6: Xử án địa chủ
Vài ngày sau cuộc đấu, một tòa án nhân dân đặc biệt tới xã xử những người bị tố. Mỗi huyện thành lập một tòa án gồm toàn bần cố nông không có mảy may kiến thức về pháp luật và án lệ. Tòa gồm có một chánh án, vài thẩm phán và một công cáo ủy viên nhưng không hề có người biện hộ cho bị cáo. Tòa xử theo “Biên bản cuộc đấu” và không cho bị cáo tự bào chữa. Bồi thẩm đoàn cũng gồm toàn nông dân đã làm chủ tịch đoàn trong cuộc đấu tố. Án có thể từ năm năm khổ sai đến tử hình, kèm theo tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Tịch thu tài sản chỉ là một việc “lấy lệ”, vì dù tòa không tuyên án tịch thu thì sau này, tới chiến dịch Cải cách ruộng đất đích thực, toàn bộ tài sản của mỗi địa chủ cũng sẽ bị tịch thu.
Những người bị kêu án tử hình bị bắn ngay sau khi tuyên án và hố chôn đã đào sẵn, trước khi tòa nhóm họp. Hồi đầu, những người bị xử tử hình được phép tuyên bố vài lời trước khi bị bắn, nhưng sau khi một người, trước khi chết, hô to: “Hồ Chí Minh muôn năm! Đảng Lao động muôn năm!” thì thủ tục “tư sản” này bị bãi bỏ. Từ đó về sau, hễ tòa tuyên án tử hình thì tức khắc một cán bộ đứng sau nạn nhân, nhanh tay nhét giẻ vào miệng và lôi đi. Một điều đáng thương cho những người bị hành quyết là những tự vệ xã cầm súng bắn phần nhiều mới cầm súng lần đầu, nên bắn trật bậy bạ. Nhiều nạn nhân bị lôi đi chôn chưa chết hẳn. Mồ chôn địa chủ bao giờ cũng san phẳng và cấy cỏ lên trên. Những cuộc xử bắn địa chủ bao giờ cũng tổ chức thành biểu tình.
Công chúng vỗ tay hoan hô khi nạn nhân ngã ngục dưới làn đạn.
Người tham dự đấu tố không khỏi liên tưởng đến cảnh mèo vồ chuột, mèo vờn đi vờn lại con chuột chán chê rồi mới cắn chết. Cộng sản đối với địa chủ cũng y hệt như vậy. Mang địa chủ ra đấu tố chán chê trong ba ngày liền, rồi vài hôm sau mới mang địa chủ ra bắn. Họ làm như vậy hình như nhằm hai mục đích: thỏa mãn bản năng tàn ác của một số cuồng tín và gieo khiếp đảm trong tâm hồn toàn thể nhân dân.
Cải cách ruộng đất còn một hình thức khác cần phải nói tới là chính sách “Cô lập địa chủ”. Số người chết vì chính sách này còn đông gấp mười lần số người bị tòa án nhân dân đặc biệt kêu án tử hình.
Chính sách “Cô lập địa chủ”
Hễ bị quy là địa chủ thì tức khắc bị toàn thể dân làng coi như con chó ghẻ. Không ai được chào hỏi hoặc trò chuyện, trẻ con được phép, hoặc nói đúng hơn được khuyến khích ném đá, nếu chúng thấy địa chủ ra đường hoặc đứng trước sân. Trong hơn một năm trời, từ ngày bắt đầu chiến dịch thứ nhất đến ngày kết thúc chiến dịch thứ hai, địa chủ và gia đình không được phép ra khỏi ngõ, trừ khi bị gọi ra ủy ban có việc. Vì chính sách “cô lập” này, phần lớn gia đình địa chủ bị chết đói, trẻ con và người già chết trước, người lớn chết sau. Mục đích của chính sách vô cùng kinh khủng này là nhằm tiêu diệt cho kỳ tuyệt giống “bóc lột” ở nông thôn. Như đã nói ở phần trên, không hề có thống kê về số người bị chết đói vì chính sách “Cô lập địa chủ” nhưng có thể ước đoán rằng đa số thành phần giai cấp “địa chủ” đã bị chết như vậy. Trong bài diễn văn đọc trước Đại hội toàn quốc của Mặt trận tổ quốc, luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã nói: “Trong khi đập tan giai cấp địa chủ, ta không phân biệt đối xử, ta để cho chết chóc thê thảm những người già cả, hoặc thơ ấu mà ta không chủ trương tiêu diệt”. Cũng về mục này Nguyễn Hữu Đang, bộ trưởng bộ văn hóa trong chính phủ Việt minh đầu tiên, đã viết trong báo Nhân văn như sau:
“Trong Cải cách ruộng đất, những việc bắt người, giam người, tra hỏi (dùng nhục hình dã man), xử tử, xử bắn, tịch thu tài sản hết sức bừa bãi, bậy bạ, cũng như việc bao vây làm cho chết đói những thiếu nhi vô tội trong các gia đình địa chủ, hoặc chính là nông dân bị quy sai thành phần”.
Quả thực ông Hồ đã chủ tâm diệt chủng giai cấp địa chủ không khác Đức Quốc xã diệt chủng người Do Thái. Nhưng nếu so sánh, chúng ta có thể nói Hitler và Eichmann đường hoàng hơn ông Hồ và ông Mao, vì khi họ ra lệnh lùa người Do Thái vào phòng hơi ngạt, họ ngang nhiên nhận lãnh trách nhiệm về quyết định của họ trước công luận và trước lịch sử. Trái lại, ông Hồ và ông Mao muốn ban cho giai cấp địa chủ một cái “chết tự nhiên”, không ai mang tiếng giết họ, bắt họ phải “bất đắc kỳ tử”.
Ngay cả sau Cải cách ruộng đất, nếu ốm đau, địa chủ và thân thuộc cũng không được chữa chạy thuốc men, trong khi người Do Thái dưới chế độ Quốc xã vẫn có bác sĩ Do Thái trông nom. Tình trạng này đã được luật sư Nguyễn Mạnh Tường tóm tắt như sau:
“Khi đưa tới bệnh viện, một bệnh nhân cấp cứu, vấn đề mang ra thảo luận trước tiên là: Bệnh nhân thuộc thành phần giai cấp nào? Chữa cho địa chủ thì “mất lập trường”. Để nó chết mới chứng minh mình có “lập trường giai cấp”.
Những địa chủ còn sống sót tới phong trào Sửa sai sau phong trào hạ bệ Stalin ở Nga, là nhờ được hàng xóm mủi lòng giúp đỡ bằng cách, tối đến, ném cơm và thuốc men qua hàng rào để cứu họ và gia đình khỏi chết.
Sau khi lập xong danh sách tội ác của mỗi địa chủ, những người được chỉ định ra “đấu trường” tố khổ công khai bắt đầu tập dượt vai trò của mình để có thể biểu diễn một cách trôi chảy, trước công chúng và trước người bị “đấu”. Đấu địa chủ là “trò” then chốt của cả chiến dịch, nên cần phải chuẩn bị hết sức chu đáo. Y hệt các diễn viên phải tập đi tập lại vai trò của mình trước khi lên sân khấu, những người đứng ra “đấu” cũng phải luyện tập lời ăn tiếng nói bộ điệu của mình cho thật hoàn hảo để khán giả có cảm tưởng là mình chân thật và những tội mình buộc cho địa chủ là có thực. Họ tập dượt về đêm, rất kín đáo, nhưng con cái nông dân thường có dịp thấy bố mẹ vừa xay lúa, giã gạo, vừa lặp đị lặp lại một câu để thuộc lòng.
Đóng vai trò “đạo diễn”, cán bộ phụ trách còn bày vẽ dáng điệu và uốn nắn lời nói cho họ. Trong những buổi diễn thử, có một hình nộm bằng rơm đặt ở giữa nhà thay thế cho địa chủ, để những người “đấu” tiến đến sát, đọc thử những lời họ sẽ phải đọc. Sau khi chuẩn bị đầy đủ, đội công tác cải cách ruộng đất công bố ngày “đấu”.
Vì có ba hạng địa chủ, A, B và C nên cũng có ba loại đấu.
Địa chủ hạng A bị đấu trong ba ngày liền, trước một đám đông từ một chục đến hai chục ngàn người, tức là dân một “liên xã”, một đơn vị hành chính gồm từ mười đến mười lăm làng.
Địa chủ hạng B bị đấu trước một đám đông một hai ngàn người, tức là tất cả dân trong một làng, liên tiếp trong hai ngày. Họ cũng bị gán những tội thường gán cho địa chủ hạng A, nhưng tương đối nhẹ hơn.
Địa chủ hạng C chỉ bị “đấu lưng”, nghĩa là “đấu vắng mặt”. Trong khi nông dân tố cáo những tội ác của họ thì họ bị giữ ở một nơi khác, đến khi tố xong họ mới bị điệu ra trước cuộc họp để nghe đọc một bản tổng kê các tội ác mà các tá điền, chỉ có tá điền của địa chủ mới được dự cuộc đấu này, đã “tố” họ. Nghe xong, địa chủ phải tuyên bố “nhận” hay “không nhận”. Nếu nhận, địa chủ phải ký tên vào biên bản buổi họp. Đảng giải thích rằng sở dĩ có “đấu lưng” là tại Đảng muốn khoan hồng đối với những “phản động phụ”, những phần tử mà Đảng còn hy vọng cải hoán được. Vì còn hy vọng họ sẽ cải hoán nên Đảng không muốn “cạn tầu ráo máng” đối với họ, làm họ mất mặt trước công chúng. Thực ra thì chẳng phải vì vậy, mà vì một lý do khác hẳn. Phần lớn những người bị quy là địa chủ hạng C là những người buôn bán ở thành thị nhưng có ít nhiều ruộng ở “quê cha đất tổ”, không cốt để thu lợi mà cốt để “đóng góp với làng nước”, khỏi mang tiếng “bỏ làng”. Vì họ thường sống ở tỉnh thành, thỉnh thoảng mới về làng cúng giỗ và nhân thể thu tô, nên người làng không biết nhiều về đời tư của họ. Vì không có đụng chạm trực tiếp nên việc “bịa” ra tội là một việc rất khó. Muốn cho “xuôi tai”, người “tố” phải nói rõ bị chủ ruộng đánh đập hoặc hiếp đáp trong dịp nào, ở đâu. Đảng biết rằng toàn là chuyện bịa nên sợ đứng trước mặt đương sự người tố có thể ấp úng, làm mất uy tín “anh em nông dân” và gián tiếp mất uy tín Đảng. Vì vậy Đảng tổ chức “đấu lưng”, giấu địa chủ đi một chỗ, để cho những người “bịa tội” được vững tâm hơn. Chỉ có tá điền nghe nên dù họ có ấp úng, ngượng ngùng cũng chẳng sao. Thật vậy đã có một vài cuộc đấu phải bỏ dở vì địa chủ, khi thấy nông dân buộc tội một cách lố bịch quá, nhịn không nổi, phải phá lên cười.
Mỗi lần đấu một địa chủ hạng A thì toàn thể nhân dân trong xã phải bắt buộc đi dự, kể cả phú nông và các địa chủ khác, mỗi nhà chỉ được một người lớn ở nhà để trông nom củi lửa và trẻ nhỏ. Người đi dự xếp hàng thành từng nhóm riêng. Trung nông và bần cố nông đứng theo “tổ nông hội”. Phú nông đứng riêng và đi riêng, nhưng địa chủ và con cái địa chủ thì đứng lẫn với bần cố nông, mỗi người do một “tổ nông hội” canh chừng. Cứ năm người họ thành một nhóm, mang theo một bình nước uống và một điếu cày vì một khi ngồi vào chỗ trong hội trường thì không ai được phép đứng dậy, đi lại. Mỗi làng vác theo biểu ngữ và cờ quạt trẻ con đi đầu đánh trống ếch. Địa chủ bị bắt đi giữa bần cố nông cũng phải vừa đi vừa hô khẩu hiệu như mọi người, thỉnh thoảng cũng dơ nắm đấm hô “đả đảo!”.
Mọi cuộc đấu đều tổ chức ngoài trời, thường là sân banh, hay tốt hơn trên sườn đồi. Dân mỗi làng ngồi trong một khoảng đất có vạch vôi trắng làm giới hạn. Khán đài bằng gỗ và tre, cao ba từng. Từng dưới có 14 “thư ký” ngồi, 13 người là bần cố nông chỉ ngồi làm vì, một người là trung nông, biết đọc biết viết, ngồi hí hoáy, có vẻ làm thư ký thực. Từng trên là chủ tọa gồm bảy bần cố nông, trong số có chủ tịch nông hội làm chủ tọa cuộc họp và một phụ nữ đóng vai công an trưởng (tác giả nhận thấy vai trò công an trưởng bao giờ cũng do phụ nữ đóng, trong năm cuộc đấu tác giả có dịp tham dự. Tác giả có cảm tưởng Đảng dành vai trò này, có tính cách hống hách, cho phụ nữ để đề cao uy quyền chính trị của phụ nữ trước công chúng). Người đàn bà này chỉ huy tự vệ xã, và cứ năm phút lại hò hét, ra lệnh cho người bị đấu đứng trước khán đài phải quỳ xuống, đứng lên, giơ tay lên trời, khoanh tay trước ngực, giang tay ra hai bên, v.v. Trên tầng cao nhất của khán đài treo ba bức ảnh khổng lồ, Hồ Chí Minh ở giữa, Malenkov bên phải và Mao Trạch Đông bên trái, trên mỗi chân dung lãnh tụ có cờ mỗi nước. Hai bên khán đài là những biểu ngữ rất lớn mang những khẩu hiệu như “Phóng tay phát động quần chúng đấu tranh giảm tô (hoặc Đấu tranh cải cách ruộng đất)”, và “Đả đảo tên địa chủ… Việt gian, phản động, cường hào, gian ác”.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp mọi cuộc họp đều phải tổ chức về đêm để tránh máy bay oanh tạc. Những cuộc đấu tố giữa trời đều đốt sáng bằng đuốc, lửa khói cao ngất từng mây, tạo nên một quang cảnh quái đản, một cảnh tượng ác mộng. Người tham dự có cảm tưởng chứng kiến một cảnh quỷ sứ đương hành hạ những vong hồn rơi xuống địa ngục.
Khán đài soi sáng bằng đèn điện. Đôi khi có máy phát điện nhỏ nhưng thường là dynamo xe đạp. Bốn năm chiếc xe đạp buộc phía sau khán đài, mỗi chiếc có người đạp luôn chân. Cán bộ đội Cải cách ruộng đất nấp phía sau khán đài để nhắc và ra lệnh cho chủ tọa đoàn. Đôi khi có cố vấn Tầu mặc quần áo Việt cùng ngồi với họ.
Chủ tịch chủ tọa đoàn khai mạc hội nghị và tuyên bố lý do cuộc họp. Sau đó là một bài thuyết trình về ý nghĩa và sự cần thiết của cuộc đấu tranh chống địa chủ; đại khái là vai trò chính yếu của nông dân trong kháng chiến, tính cách bội phản của giai cấp địa chủ, v.v. Sau đó người đàn bà giữ chức công an trưởng ra lệnh cho tự vệ xã lôi tên địa chủ Việt gian, phản động, cường hào, gian ác ra để “anh chị em nông dân hỏi tội”. Tức thì hàng vạn người đồng thanh hô: “Đả đảo thằng Việt gian, phản động, cường hào, gian ác (tên họ người địa chủ bị lôi ra)”. Nạn nhân không được đi bằng hai chân, mà phải bò bằng hai tay và đầu gối từ ngoài hội trường vào đến trước khán đài. Phía khán đài đắp hai ụ đất cách nhau chừng một thước, mỗi ụ cao độ một thước (để khán giả trông rõ) và rộng chừng một thước vuông. Địa chủ bước lên một ụ, và ụ đối diện để cho những người đấu lên đứng. Nếu người bị đấu là một linh mục Gia tô giáo, hoặc một hòa thượng Phật giáo thì cán bộ bắt phải cởi áo ngoài ra (áo tu sĩ hoặc áo nhà chùa). Cộng sản thanh minh rằng đương sự bị đấu với tư cách cá nhân là địa chủ, không dính dáng gì về tôn giáo nên không cho mặc áo tôn giáo, nhưng sự thực thì cộng sản cố ý tránh quang cảnh một cuộc khủng bố tôn giáo công khai và quá lộ liễu.
Chủ tịch chủ tọa đoàn gọi “anh chị em nông dân” lên “kể tội”. Tức thì, hàng trăm cánh tay giơ lên, nhưng liếc qua vào tờ giấy trước mặt, y gọi một tên. Người được chọn nhảy lên đài, chỉ tay vào mặt địa chủ, hỏi: “Mày có nhớ tao là ai không?”, và chẳng đợi câu trả lời, hắn tiếp luôn: “Tao là… ở làng… đã đi ở (hoặc làm ruộng cho mày trong… năm)”. Bao giờ người lên đấu cũng bắt đầu như vậy, hỏi “bâng quơ” một câu “Mày có nhớ tao là ai không?” rồi tự xưng danh, tóm tắt “tiểu sử” của mình. Cán bộ bắt họ làm như vậy để công chúng biết qua loa về quan hệ giữa người đấu và người bị đấu. Người ngồi xem nhớ lại những buổi tuồng Tầu, mỗi khi một vai mới ra bao giờ cũng xưng danh: “Mỗ đây tên tự là… “. Sau đó người đấu tuôn ra một tràng những tội ác, kể lể nào là bị cướp trâu, cướp bò, đánh đập, nhét phân vào mồm, hiếp vợ, giết con, rủ vào hội “Việt gian”, vẫy tay cho máy bay Pháp, v.v. Điều đáng chú ý là người đứng lên đấu thường dùng đủ danh từ tục tĩu; hình như cán bộ xui họ chửi rủa địa chủ bằng những câu tục tĩu nhất, một là để “hạ uy tín” địa chủ xuống tận đất đen, hai là để làm ra vẻ tự nhiên, dùng những lời ăn tiếng nói “một trăm phần trăm nông dân”. Người bị đấu không được phép trả lời, hoặc phản ứng. Họ chỉ được phép nói “có” hay “không”. Nhưng hễ họ nói không thì tức khắc toàn thể đám đông gầm lên như sấm: “Đả đảo thằng… ngoan cố”. Trong khi ấy, cứ chừng năm phút một, người bị đấu lại được chị công an trưởng ra lệnh quỳ xuống, đứng lên, giơ tay lên, giang tay ra, và cứ như thế mãi. Mỗi người được phép tố địa chủ trong 15 phút, và sau bốn người tố, nghĩa là vào khoảng một giờ đồng hồ, thì người địa chủ bị điệu đến trước “thư ký đoàn” ký nhận vào một biên bản. Trong khi đấu, người thư ký hí hoáy giả vờ biên chép, nhưng kỳ thực bản tội ác mà địa chủ phải ký nhận đã đánh máy sẵn từ trước.
Địa chủ hạng A bị đấu như vậy trong ba đêm liền. Đêm đầu họ bị đấu về các “món nợ mồ hôi”, tức là những tội bóc lột nông dân, như cướp trâu, cướp bò, cho vay nặng lãi, v.v. Đêm thứ hai dành cho những “món nợ hạnh phúc” nghĩa là những người lên đấu kể tội địa chủ đã hiếp vợ mình (nếu là đàn ông) hoặc đã hiếp chính mình (nếu người đấu là đàn bà). Đêm thứ ba dành cho những “món nợ máu”. Địa chủ bị tố nào là giết vợ, giết con nông dân, ra hiệu cho máy bay Pháp bắn chết dân làng. Đêm thứ ba cũng là đêm tố cáo địa chủ về các tội có tính cách chính trị, đại khái như rủ rê người này người nọ vào tổ chức phản động, do thám tin tức quân sự, nói với này người kia rằng Pháp sẽ cho mình làm tỉnh trưởng, huyện trưởng, v.v. Nếu người bị đấu cứ khăng khăng chối “không” thì những người lên đấu ngày hôm sau sẽ tố những tội càng ngày càng nặng cho đến cuối cùng sẽ phải đưa ra tòa án nhân dân đặc biệt, kết án tử hình và xử bắn. Trái lại, nếu người bị đấu tỏ vẻ ngoan ngoãn, bị tố bất cứ tội gì cũng cứ nhận và ký vào biên bản thì thường thường không bị tố những tội quá nặng. Nhưng dù tất cả địa chủ có ngoan cố đến đâu thì cũng có một số không thể nào thoát chết, vì Đảng đã ấn định một số tối thiểu phải chịu tử hình tại mỗi xã. Đúng ra thì Đảng chỉ ấn định một số tối thiểu nhưng nếu có nhiều người “ngoan cố” thì số tử hình có thể tăng thêm. Thực ra thì Đảng không muốn vượt qua con số tối thiểu, vì phương châm của đảng là “sát nhất nhân, vạn nhân cụ”. Hơn nữa, nếu nhiều địa chủ nhất định không chịu nhận tội, thì người đi dự có thể có cảm tưởng là tất cả đều là bịa đặt, đều nói điêu. Trái lại nếu địa chủ nào cũng ngoan ngoãn nhận hết “tội ác” thì cảm tưởng sẽ là “anh chị em nông dân chất phác, bao giờ cũng nói thật”. Vì uy tín của nông dân và của Đảng, nên Đảng chỉ cần địa chủ nhận tội và sẽ nới tay, không xử bắn quá mức ấn định. Trong đợt đầu, nhiều địa chủ không hiểu nguyên tắc đó nên cứ khăng khăng chối. Kết quả là đa số bị xử tử. Tuy nhiên cái chết của họ đã là bài học cho những người sau. Dần dần mọi người đều hiểu rằng tất cả chỉ là một tấn bi hài kịch. Người đấu cũng như người bị đấu chỉ là diễn viên của một tấn tuồng do Đảng bày đặt ra và bắt mỗi người phải đóng một vai, không ai được phép trái ý Đảng.
Địa chủ ở mọi nơi đều bị tố những tội ác cùng một kiểu. Những tội điển hình là: treo cổ nông dân lên cây, nhốt nông dân vào cũi chó, bắt nông dân liếm đờm, ăn phân (chỉ khác nhau ở thứ phân: bò, gà, người, v.v.), đốt nhà nông dân, dìm trẻ con xuống ao cho chết (bất cứ trước kia có đứa trẻ nào chết đuối thì bây giờ cũng là chết do địa chủ dìm), bỏ thuốc độc xuống giếng, phá các cuộc họp của nông dân, giết người (bất cứ ai chết bệnh cũng tố là do địa chủ giết), hãm hiếp, v.v. Đoạn văn sau đây trích ở tờ Nhân Dân, cơ quan chính của Đảng, xuất bản ngày 2 tháng 2, 1956 kê khai những tội tương tự:
“Ở xã Nghĩa Khê, thuộc tỉnh Bắc Ninh, bọn địa chủ tổ chức mấy em thiếu nhi đi ăn cắp tài liệu, ném đá vào các cuộc họp của nông dân. Ở Liễu Sơn, chúng dùng một em thiếu nhi đi đốt nhà khổ chủ, nhưng bà con nông dân kịp ngăn được. Thâm độc hơn, ở Liễu Hà, chúng cho mấy em thiếu nhi ăn bánh chưng có thuốc độc, làm mấy em bị ngộ độc suýt chết. Ở Vân Trường chúng dụ dỗ em Sửu, 13 tuổi, rủ hai em gái nữa nhẩy xuống giếng tự tử để gây hoang mang trong thôn xóm. Ở Đức Phong (Hà Tĩnh) chúng mua bài tú lơ khơ (bài Trung cộng mang sang) cho các em mải chơi, bỏ trâu ăn lúa để phá hoại mùa màng”.
Điều đáng chú ý là địa chủ càng đạo đức bao nhiêu, như thể linh mục, hòa thượng, và nhất là các nhà nho, thì càng bị quy nhiều “tội” hiếp dâm bấy nhiêu. Nói chung thì hễ địa chủ có vẻ đạo mạo (râu dài, trán sói, mục kỉnh) thì thế nào cũng bị quy những tội loạn luân. Trong rất nhiều trường hợp chính con gái địa chủ lên trước khán đài tố rằng chính bố mình đã hiếp mình. Người trong cuộc mới biết có sự thông đồng giữa bố con; biết là thế nào bố cũng chết, người con gái đành tâm phải tố như vậy để theo lời cán bộ được quy là trung nông, và như vậy có hy vọng sống yên tâm nuôi lũ em dại. Cũng theo kiểu ấy, địa chủ càng có thành tích yêu nước bao nhiêu thì lại càng bị tố nhiều tội phản quốc bấy nhiêu.
Vì tố không cần bằng cớ, nên từ cố kiếp nào, bất cứ trong làng có người nào chết cũng có thể tố là đã bị địa chủ giết. Bác sĩ Nguyễn Đình Phát, chủ đồn điền ở Phủ Quỳ, Nghệ An và đại biểu quốc hội Việt Minh, đã bị tố là đã giết 35 người, vì bấy nhiêu người đã chết vì bệnh sốt rét trong đồn điền của ông ta. Trong một buổi đấu cụ cử Lê Trọng Nhị, làng Cổ Định, tỉnh Thanh Hóa, một lãnh tụ phong trào Văn Thân năm 1897-1908 đã từng bị đầy ra Côn Đảo trong chín năm, một mụ đàn bà trong làng chỉ vào mặt cụ và tố: “Mày biết thằng con tao không phải là con bố nó, mà chính là con mày? Trong khi chồng tao đi vắng, mày hiếp dâm tao rồi sinh ra nó”. Cụ Cử Nhị năm ấy 75 tuổi, mụ đàn bà vào khoảng 60 và người con mụ chừng 40. Người làng tính nhẩm và nhớ lại, hồi mụ sinh người con, cụ Cử Nhị còn đang nằm trong xà lim Côn Đảo, cách xa hai nghìn cây số.
Có nhiều địa chủ tỏ ra rất bình tĩnh suốt mấy buổi đấu tố. Một bà già ở Nghệ An chẳng nói “có” mà cũng chẳng nói “không” hỏi câu nào bà ta cũng chỉ nhắc đi nhắc lại: “Xin anh em một viên đạn!”. Ở Thanh Hóa một người lên đấu bắt đầu bằng câu thường lệ: “Mày có nhớ tao là ai không?”. Địa chủ nghiễm nhiên trả lời “Có chứ! mày là thằng… Năm ngoái mày ăn cắp tao con gà”. Chủ tọa buổi đấu ra lệnh bế mạc cuộc họp tức khắc. Một tuần sau, tổ chức lại, địa chủ tỏ vẻ ngoan ngoãn hơn trước và tên “trộm gà” không thấy lên đấu nữa. Trong ba ngày đấu tố, người bị đấu được ăn uống đầy đủ. Bữa cơm có thể có thịt gà, thịt bò và nhiều thứ bổ béo khác, chè tầu, cà phê. Địa chủ được tẩm bổ có lẽ là để có đủ sức chịu đựng ba ngày ba đêm đấu tố ngoài trời, đứng lên quỳ xuống luôn luôn mà không bị ngất xỉu. Sau ba ngày đấu tố, địa chủ bị đưa đi trại giam chờ ngày tòa án nhân dân đặc biệt xét xử.
Trong khoảng thời gian đấu tố, mỗi tỉnh xuất bản một tờ báo địa phương lấy tên là Lá rừng (ngụ ý tội ác của địa chủ nhiều như lá rừng) để tường thuật những vụ đấu tố trong toàn tỉnh. Tất cả công chức trong tỉnh đều phải đi “tham quan”, nghĩa là về các làng có đấu tố để quan sát chính sách Cải cách ruộng đất. Đảng muốn họ đi sát với “anh em nông dân” để am tường nỗi khổ của anh em nông dân và công nhận chính sách tiêu diệt giai cấp địa chủ của Đảng là “hợp tình hợp lý”. Họ cũng “ba cùng” với nông dân, nhưng chỉ được quan sát, không được phát biểu ý kiến. Tuy nhiên, việc có mặt của họ cũng có phần lợi cho địa chủ. Vì muốn tỏ cho họ thấy chính sách của Đảng rất đúng, nên cán bộ cố gắng thận trọng hơn nên do đó, địa chủ cũng được nới tay hơn. Một phần nào những người tới tham quan cũng là “thần bảo mạng của họ”.
Bước 6: Xử án địa chủ
Vài ngày sau cuộc đấu, một tòa án nhân dân đặc biệt tới xã xử những người bị tố. Mỗi huyện thành lập một tòa án gồm toàn bần cố nông không có mảy may kiến thức về pháp luật và án lệ. Tòa gồm có một chánh án, vài thẩm phán và một công cáo ủy viên nhưng không hề có người biện hộ cho bị cáo. Tòa xử theo “Biên bản cuộc đấu” và không cho bị cáo tự bào chữa. Bồi thẩm đoàn cũng gồm toàn nông dân đã làm chủ tịch đoàn trong cuộc đấu tố. Án có thể từ năm năm khổ sai đến tử hình, kèm theo tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Tịch thu tài sản chỉ là một việc “lấy lệ”, vì dù tòa không tuyên án tịch thu thì sau này, tới chiến dịch Cải cách ruộng đất đích thực, toàn bộ tài sản của mỗi địa chủ cũng sẽ bị tịch thu.
Những người bị kêu án tử hình bị bắn ngay sau khi tuyên án và hố chôn đã đào sẵn, trước khi tòa nhóm họp. Hồi đầu, những người bị xử tử hình được phép tuyên bố vài lời trước khi bị bắn, nhưng sau khi một người, trước khi chết, hô to: “Hồ Chí Minh muôn năm! Đảng Lao động muôn năm!” thì thủ tục “tư sản” này bị bãi bỏ. Từ đó về sau, hễ tòa tuyên án tử hình thì tức khắc một cán bộ đứng sau nạn nhân, nhanh tay nhét giẻ vào miệng và lôi đi. Một điều đáng thương cho những người bị hành quyết là những tự vệ xã cầm súng bắn phần nhiều mới cầm súng lần đầu, nên bắn trật bậy bạ. Nhiều nạn nhân bị lôi đi chôn chưa chết hẳn. Mồ chôn địa chủ bao giờ cũng san phẳng và cấy cỏ lên trên. Những cuộc xử bắn địa chủ bao giờ cũng tổ chức thành biểu tình.
Công chúng vỗ tay hoan hô khi nạn nhân ngã ngục dưới làn đạn.
Người tham dự đấu tố không khỏi liên tưởng đến cảnh mèo vồ chuột, mèo vờn đi vờn lại con chuột chán chê rồi mới cắn chết. Cộng sản đối với địa chủ cũng y hệt như vậy. Mang địa chủ ra đấu tố chán chê trong ba ngày liền, rồi vài hôm sau mới mang địa chủ ra bắn. Họ làm như vậy hình như nhằm hai mục đích: thỏa mãn bản năng tàn ác của một số cuồng tín và gieo khiếp đảm trong tâm hồn toàn thể nhân dân.
Cải cách ruộng đất còn một hình thức khác cần phải nói tới là chính sách “Cô lập địa chủ”. Số người chết vì chính sách này còn đông gấp mười lần số người bị tòa án nhân dân đặc biệt kêu án tử hình.
Chính sách “Cô lập địa chủ”
Hễ bị quy là địa chủ thì tức khắc bị toàn thể dân làng coi như con chó ghẻ. Không ai được chào hỏi hoặc trò chuyện, trẻ con được phép, hoặc nói đúng hơn được khuyến khích ném đá, nếu chúng thấy địa chủ ra đường hoặc đứng trước sân. Trong hơn một năm trời, từ ngày bắt đầu chiến dịch thứ nhất đến ngày kết thúc chiến dịch thứ hai, địa chủ và gia đình không được phép ra khỏi ngõ, trừ khi bị gọi ra ủy ban có việc. Vì chính sách “cô lập” này, phần lớn gia đình địa chủ bị chết đói, trẻ con và người già chết trước, người lớn chết sau. Mục đích của chính sách vô cùng kinh khủng này là nhằm tiêu diệt cho kỳ tuyệt giống “bóc lột” ở nông thôn. Như đã nói ở phần trên, không hề có thống kê về số người bị chết đói vì chính sách “Cô lập địa chủ” nhưng có thể ước đoán rằng đa số thành phần giai cấp “địa chủ” đã bị chết như vậy. Trong bài diễn văn đọc trước Đại hội toàn quốc của Mặt trận tổ quốc, luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã nói: “Trong khi đập tan giai cấp địa chủ, ta không phân biệt đối xử, ta để cho chết chóc thê thảm những người già cả, hoặc thơ ấu mà ta không chủ trương tiêu diệt”. Cũng về mục này Nguyễn Hữu Đang, bộ trưởng bộ văn hóa trong chính phủ Việt minh đầu tiên, đã viết trong báo Nhân văn như sau:
“Trong Cải cách ruộng đất, những việc bắt người, giam người, tra hỏi (dùng nhục hình dã man), xử tử, xử bắn, tịch thu tài sản hết sức bừa bãi, bậy bạ, cũng như việc bao vây làm cho chết đói những thiếu nhi vô tội trong các gia đình địa chủ, hoặc chính là nông dân bị quy sai thành phần”.
Quả thực ông Hồ đã chủ tâm diệt chủng giai cấp địa chủ không khác Đức Quốc xã diệt chủng người Do Thái. Nhưng nếu so sánh, chúng ta có thể nói Hitler và Eichmann đường hoàng hơn ông Hồ và ông Mao, vì khi họ ra lệnh lùa người Do Thái vào phòng hơi ngạt, họ ngang nhiên nhận lãnh trách nhiệm về quyết định của họ trước công luận và trước lịch sử. Trái lại, ông Hồ và ông Mao muốn ban cho giai cấp địa chủ một cái “chết tự nhiên”, không ai mang tiếng giết họ, bắt họ phải “bất đắc kỳ tử”.
Ngay cả sau Cải cách ruộng đất, nếu ốm đau, địa chủ và thân thuộc cũng không được chữa chạy thuốc men, trong khi người Do Thái dưới chế độ Quốc xã vẫn có bác sĩ Do Thái trông nom. Tình trạng này đã được luật sư Nguyễn Mạnh Tường tóm tắt như sau:
“Khi đưa tới bệnh viện, một bệnh nhân cấp cứu, vấn đề mang ra thảo luận trước tiên là: Bệnh nhân thuộc thành phần giai cấp nào? Chữa cho địa chủ thì “mất lập trường”. Để nó chết mới chứng minh mình có “lập trường giai cấp”.
Những địa chủ còn sống sót tới phong trào Sửa sai sau phong trào hạ bệ Stalin ở Nga, là nhờ được hàng xóm mủi lòng giúp đỡ bằng cách, tối đến, ném cơm và thuốc men qua hàng rào để cứu họ và gia đình khỏi chết.
[1]Có hai Nghị định ấn định hai bản điều lệ phân định thành phần giai cấp ở nông thôn khác nhau. Một Nghị định số 29/BTTG, ký này 5-3-1953 và một Nghị định số 472 TTG ký ngày 1-3-55. Sở dĩ có sự thay đổi lại trong bản điều lệ trước, là do cộng sản quyết định tịch thu toàn bộ ruộng đất thuộc về tôn giáo. Sau khi công giáo ào ạt di cư vào Nam, cộng sản thấy cần phải nới tay với nhà thờ công giáo nên ban bố một bản điều lệ khác, để lại cho mỗi nhà thờ một số ruộng đát vừa cho những “người làm nghề tôn giáo” tự canh tác lấy.
[2]Hồi mới phát động phong trào, cộng sản đưa ra khẩu hiệu “cô lập phú nông” (về phương diện chính trị), nhưng vì cán bộ lẫn lộn với “cô lập kinh tế” nên bao vây nhiều gia đình phú nông đến nỗi họ bị chết đói (sẽ nói về chính sách cô lập kinh tế trong Chương sau). Vì vậy nên cộng sản đổi lại khẩu hiệu thành “liên hiệp phú nông”. Sự thực vẫn là gạt phú nông ra ngoài cuộc tranh đấu, không có gì là “liên hiệp” cả.
[3]Gérard Tongas, cuốn J’ai vécu dans l’Enfer Communiste du Nord Vietnam nhà xuất bản Les Nouvelles Editions Debress Paris 1960. Tr.222.
[2]Hồi mới phát động phong trào, cộng sản đưa ra khẩu hiệu “cô lập phú nông” (về phương diện chính trị), nhưng vì cán bộ lẫn lộn với “cô lập kinh tế” nên bao vây nhiều gia đình phú nông đến nỗi họ bị chết đói (sẽ nói về chính sách cô lập kinh tế trong Chương sau). Vì vậy nên cộng sản đổi lại khẩu hiệu thành “liên hiệp phú nông”. Sự thực vẫn là gạt phú nông ra ngoài cuộc tranh đấu, không có gì là “liên hiệp” cả.
[3]Gérard Tongas, cuốn J’ai vécu dans l’Enfer Communiste du Nord Vietnam nhà xuất bản Les Nouvelles Editions Debress Paris 1960. Tr.222.
Chương 15 - Cải cách ruộng đất đích thực
Mặc dù tàn bạo quá sức tưởng tượng, chiến dịch giảm tô chỉ mới là màn khai mào, tương đối ôn hòa với chiến dịch kế tiếp mệnh danh là Cải cách ruộng đất đích thực. Như đã nói ở trên, giảm tô chỉ nhằm thanh toán một thiểu số địa chủ, những người giầu nhất, và theo quan điểm Mác-xít, cũng là phản động nhất. Tiêu diệt bọn “đầu sỏ” này chỉ là một hành động “sơ khởi” mở đường cho một cuộc quét sạch, tại nông thôn, mọi tiềm lực chống đối chính sách mà Đảng sắp ban hành: tập thể hóa nông nghiệp và thiết lập nền vô sản chuyên chính.
Cả hai chiến dịch đều thực hiện chính sách “vết dầu loang”. Ở làng nào cũng vậy, vào khoảng một năm sau chiến dịch giảm tô, thì đến Cải cách ruộng đất. Sở dĩ có một năm xả hơi là vì cần phải chỉnh đốn lại làng mạc, cả về kinh tế lẫn về hành chính. Trong suốt mấy tháng giảm tô, nông dân đã mất quá nhiều thì giờ họp hành, biểu tình, đấu tố nên sao lãng công việc đồng áng. Thực vậy, làng nào mới qua chiến dịch giảm tô cũng tương tự như mới qua một trận bão, rào giậu đổ nát, nhà cửa siêu vẹo, chó, lợn và cả trâu bò đi lang thang không người chăn dắt. Bị thất đảm trong chiến dịch vừa qua, không mấy ai có bụng dạ làm ăn. Đã bao đời, họ chịu khó đầu tắp mặt tối để mong có ngày “mát mặt” và bóp chắt để có ít nhiều để lại cho con cháu. Nhưng nay, bỗng nhiên họ nhận thấy hễ có của ăn của để hơn người là đắc tội, nên họ như rời rã chân tay không muốn làm lụng làm gì cho vừa tốn sức vừa nguy hại đến bản thân. Để đả phá thái độ uể oải của nông dân, Đảng bèn đề ra chính sách “Thi đua xã hội chủ nghĩa”; nhưng cải tạo tư tưởng cho nông dân không phải là việc dễ dàng, một sớm một chiều mà thực hiện được. Ít nhất cũng phải một năm mới làm cho nông dân hiểu rằng dưới chế độ mới họ còn phải cặm cụi nhiều hơn trước. Đảng đốc thúc nông dân sửa nhà sửa cửa, đào kênh đắp đường, chống lụt, chống hạn, cứ liên miên như vậy cho đến ngày họ cảm thấy nếp sống tập thể đã thay thế cho nếp sống riêng rẽ và từ nay họ chỉ cần tuân theo chỉ thị của nông hội, không cần có sáng kiến cá nhân.
Năm xả hơi cũng là năm cải tổ lại ủy ban hành chính và chi bộ xã vì cả hai đều đã bị giải tán lúc chiến dịch giảm tô mới bắt đầu. Tất cả các cán bộ và đảng viên cũ, dù trước kia có tích cực và có thành tích bằng mấy cũng bị gạt ra ngoài, nếu họ có ít nhiều liên quan với giai cấp địa chủ. Lần này ủy ban và chi bộ gồm toàn bần cố nông đã có thành tích trong cuộc đấu tranh vừa qua, dù có mù chữ cũng không sao. Vì điều kiện kết nạp vào tổ đảng mới phải là không có mảy may liên hệ với địa chủ, nên đa số đảng viên cũ bị bỏ rơi và những phần tử được kết nạp phần lớn đều là cốt cán và những người đã “đấu hăng” trong chiến dịch vừa qua. Vì có phân biệt “mới” “cũ” nên tất nhiên có xung đột giữa hai loại đảng viên, và kết quả là các “đảng viên mới” có quyền bính trong tay và nhân dịp chiến dịch Cải cách ruộng đất, quy hầu hết các “đảng viên cũ” là địa chủ và bắt tống giam. Vô số đảng viên cũ bị quy là đảng Việt gian phản động, cường hào, gian ác và bị xử bắn, con số những người còn bị giam, chưa kịp mang bắn, và được thoát chết nhân dịp Sửa sai lên tới 12 ngàn người (con số do báo Nhân dân công nhận). Những người này tuy nhờ Sửa sai mà thoát chết, nhưng khi được tha về cũng đã mất cửa mất nhà, có khi mất cả vợ. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này trong Chương 16, khi bàn về chiến dịch Sửa sai.
Một câu hỏi cần được đặt ra là: Tại sao các đảng viên cũ còn đang được kính nể trong chiến dịch thứ nhất lại bị bạc đãi trong chiến dịch thứ hai? Việc Đảng trở mặt đối với họ hình như có những lý do như sau:
Mặc dù tàn bạo quá sức tưởng tượng, chiến dịch giảm tô chỉ mới là màn khai mào, tương đối ôn hòa với chiến dịch kế tiếp mệnh danh là Cải cách ruộng đất đích thực. Như đã nói ở trên, giảm tô chỉ nhằm thanh toán một thiểu số địa chủ, những người giầu nhất, và theo quan điểm Mác-xít, cũng là phản động nhất. Tiêu diệt bọn “đầu sỏ” này chỉ là một hành động “sơ khởi” mở đường cho một cuộc quét sạch, tại nông thôn, mọi tiềm lực chống đối chính sách mà Đảng sắp ban hành: tập thể hóa nông nghiệp và thiết lập nền vô sản chuyên chính.
Cả hai chiến dịch đều thực hiện chính sách “vết dầu loang”. Ở làng nào cũng vậy, vào khoảng một năm sau chiến dịch giảm tô, thì đến Cải cách ruộng đất. Sở dĩ có một năm xả hơi là vì cần phải chỉnh đốn lại làng mạc, cả về kinh tế lẫn về hành chính. Trong suốt mấy tháng giảm tô, nông dân đã mất quá nhiều thì giờ họp hành, biểu tình, đấu tố nên sao lãng công việc đồng áng. Thực vậy, làng nào mới qua chiến dịch giảm tô cũng tương tự như mới qua một trận bão, rào giậu đổ nát, nhà cửa siêu vẹo, chó, lợn và cả trâu bò đi lang thang không người chăn dắt. Bị thất đảm trong chiến dịch vừa qua, không mấy ai có bụng dạ làm ăn. Đã bao đời, họ chịu khó đầu tắp mặt tối để mong có ngày “mát mặt” và bóp chắt để có ít nhiều để lại cho con cháu. Nhưng nay, bỗng nhiên họ nhận thấy hễ có của ăn của để hơn người là đắc tội, nên họ như rời rã chân tay không muốn làm lụng làm gì cho vừa tốn sức vừa nguy hại đến bản thân. Để đả phá thái độ uể oải của nông dân, Đảng bèn đề ra chính sách “Thi đua xã hội chủ nghĩa”; nhưng cải tạo tư tưởng cho nông dân không phải là việc dễ dàng, một sớm một chiều mà thực hiện được. Ít nhất cũng phải một năm mới làm cho nông dân hiểu rằng dưới chế độ mới họ còn phải cặm cụi nhiều hơn trước. Đảng đốc thúc nông dân sửa nhà sửa cửa, đào kênh đắp đường, chống lụt, chống hạn, cứ liên miên như vậy cho đến ngày họ cảm thấy nếp sống tập thể đã thay thế cho nếp sống riêng rẽ và từ nay họ chỉ cần tuân theo chỉ thị của nông hội, không cần có sáng kiến cá nhân.
Năm xả hơi cũng là năm cải tổ lại ủy ban hành chính và chi bộ xã vì cả hai đều đã bị giải tán lúc chiến dịch giảm tô mới bắt đầu. Tất cả các cán bộ và đảng viên cũ, dù trước kia có tích cực và có thành tích bằng mấy cũng bị gạt ra ngoài, nếu họ có ít nhiều liên quan với giai cấp địa chủ. Lần này ủy ban và chi bộ gồm toàn bần cố nông đã có thành tích trong cuộc đấu tranh vừa qua, dù có mù chữ cũng không sao. Vì điều kiện kết nạp vào tổ đảng mới phải là không có mảy may liên hệ với địa chủ, nên đa số đảng viên cũ bị bỏ rơi và những phần tử được kết nạp phần lớn đều là cốt cán và những người đã “đấu hăng” trong chiến dịch vừa qua. Vì có phân biệt “mới” “cũ” nên tất nhiên có xung đột giữa hai loại đảng viên, và kết quả là các “đảng viên mới” có quyền bính trong tay và nhân dịp chiến dịch Cải cách ruộng đất, quy hầu hết các “đảng viên cũ” là địa chủ và bắt tống giam. Vô số đảng viên cũ bị quy là đảng Việt gian phản động, cường hào, gian ác và bị xử bắn, con số những người còn bị giam, chưa kịp mang bắn, và được thoát chết nhân dịp Sửa sai lên tới 12 ngàn người (con số do báo Nhân dân công nhận). Những người này tuy nhờ Sửa sai mà thoát chết, nhưng khi được tha về cũng đã mất cửa mất nhà, có khi mất cả vợ. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này trong Chương 16, khi bàn về chiến dịch Sửa sai.
Một câu hỏi cần được đặt ra là: Tại sao các đảng viên cũ còn đang được kính nể trong chiến dịch thứ nhất lại bị bạc đãi trong chiến dịch thứ hai? Việc Đảng trở mặt đối với họ hình như có những lý do như sau:
1. Cải cách ruộng đất là một cuộc thanh trừng đại quy mô, trong toàn quốc, thực hiện ngay trong hàng ngũ Đảng. Các đảng viên cũng phải thanh trừng như “quần chúng” không Đảng, và Đảng đã ủy thác cho bần cố nông thực hiện cuộc thanh trừng này. Sở dĩ kỳ trước đảng viên được yên thân và kỳ này đảng viên mới bị là tại Đảng có một chiến lược đặc biệt: quần chúng trước, đảng viên sau: đũa không bẻ cả nắm.
2. Hầu hết các đảng viên cũ đều thuộc thành phần phú nông địa chủ, nên đến lúc Đảng cần “vô sản hóa” hàng ngũ, họ bị loại trừ và quy là địa chủ thì cũng chẳng có gì là lạ.
3. Sở dĩ có sự xung đột giữa đảng viên cũ và đảng viên mới là tại trong mười năm đảng viên cũ cầm quyền ở nông thôn họ đã trở thành một giai cấp mới. Họ nói họ có lập thường vô sản nhưng thực sự thì họ vẫn kỳ thị vô sản, miệng vẫn nói: “anh chị em nông dân” nhưng trong thâm tâm vẫn coi bần cố nông là “dân ngu khu đen”. Có thể nói rằng hình phạt họ phải chịu trong chiến dịch Cải cách ruộng đất chỉ là hậu quả của thái độ hống hách trong mười năm qua (1945-1955).
4. Vì trong chiến dịch Cải cách ruộng đất, Đảng đã ấn định cho mỗi xã một con số tối thiểu địa chủ bị tù đày và bị tử hình cao quá mức, năm lần nhiều hơn trong chiến dịch giảm tô, nên nếu lần này đảng viên cũ vẫn được ngoại lệ thì không kiếm đâu cho đủ số người mang đi xử tử hoặc cho vào tù.
Vì những lý do kể trên nên thế tất phải xảy ra cuộc xung đột giữa hai loại đảng viên, giữa đảng viên cũ mà đa số thuộc thành phần phú nông địa chủ, gia nhập Đảng không phải vì quyền lợi giai cấp mà chỉ vì bị hấp dẫn bởi lý thuyết Mác-xít hoặc tham vọng nào khác, và những đảng viên mới gồm bần cố nông và một số bất lương du đãng. Bọn đảng viên mới này không có tham vọng gì hơn là lôi tuột tất cả mọi thành phần xã hội xuống ngang mức với mình.
Sự xung đột giữa mới và cũ cũng là điều mà Đảng muốn vì Đảng quan niệm có xung đột, thanh trừng mới hữu hiệu, mới có điều kiện để chuyển từ thế “phản đế” sang thế “phản phong”. Chứng cớ là mặc dù vô số đảng viên kỳ cựu bị tù đày hoặc hành quyết mà Đảng không hề can thiệp. Mãi đến khi chiến dịch kết thúc, ông Võ Nguyên Giáp mới thay mặt Đảng, tuyên bố việc chém giết tràn lan là một việc đại sai lầm.
Cũng in hệt giảm tô, Cải cách ruộng đất cũng bắt đầu bằng một cuộc quy định thành phần, lần này là quy định lại, rồi đến đấu tố và sau đó là xử án và xử bắn. Thủ đoạn reo rắc khủng khiếp cũng y hệt chiến dịch trước, chỉ khác ở một điểm là lần này số nạn nhân đông hơn gấp bội. Mỗi xã tối thiểu phải xử tử năm mạng. Số người tự vẫn có phần tăng nhiều hơn vì lẽ những người mới bị “vạch mặt” (phát hiện là địa chủ) không chịu nổi nỗi nhục vì trước đây một năm, họ còn “tố hăng” những người bị quy là địa chủ trong chiến dịch trước. Số người chết đói vì “cô lập” cũng tăng nhiều hơn vì những phú nông hoặc trung nông mới lên chức địa chủ không có đủ điều kiện tinh thần và vật chất để sống qua thời kỳ cô lập bằng các địa chủ chính cống. Về tâm lý, các địa chủ chính cống đã chuẩn bị tinh thần để chịu “búa rìu” của thời đại. Về vật chất họ cũng có nhiều thuận lợi. Nhiều gia đình địa chủ có con cái kèm theo nghề khác mà theo luật Cải cách ruộng đất không đụng chạm tới, như công nghệ hoặc buôn bán. Họ lại còn có bà con, bạn bè làm cán bộ bí mật giúp đỡ. Trái lại, những địa chủ mới, trước kia là phú nông, trung nông, đều là những người chỉ biết trồng cây cuốc đất và suốt đời không ra khỏi làng. Sở dĩ họ “có đủ bát ăn” hơn người khác là chỉ tại họ suốt đời thực hiện phương châm “làm rốn ăn ít”. Ngày nay, bỗng dưng bị quy là địa chủ, họ không có chỗ sở cậy nên không tránh khỏi chết đói trong thời gian cô lập.
Về truất hữu tài sản thì hai chiến dịch chỉ khác nhau ở một điểm: Trong chiến dịch giảm tô tịch thu tài sản chỉ là một hình phạt của tòa án nên chỉ có địa chủ “đầu sỏ” mới bị tịch thu hoặc một phần, hoặc toàn bộ tài sản. Trong Cải cách ruộng đất, toàn bộ tài sản của tất cả mọi địa chủ đều bị trưng thu nghĩa là sung công mà không được trả tiền, trên thực tế, không khác tịch thu gì hết.
Trưng thu tài sản
Trong chiến dịch đầu, chỉ có địa chủ “đầu sỏ” mới bị xử án và bị tòa tuyên án tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Đấy là một hình phạt để trị tội những địa chủ Việt gian phản động. Nhưng địa chủ không bị ra tòa, hoặc có ra tòa nhưng tòa không tuyên án tịch thu tài sản thì vẫn giữ nguyên sở hữu nhà cửa ruộng nương của mình. Nhưng đấy chỉ là trên lý thuyết. Thực tế thì ngay từ hồi mới phát động chiến dịch, tất cả đồ đạc trong nhà họ đã bị ghi vào biên bản. Họ không được phép bán bất cứ thứ gì, dù nhỏ nhặt nhất, và hễ mất mát hoặc hư hỏng, họ sẽ phải chịu trách nhiệm. Từ ngày ấy trở đi, một thửa vườn của địa chủ chẳng hạn, vẫn là tài sản hợp pháp của địa chủ nhưng trái cây trong vườn đã bị coi là của “nhân dân” rồi. Có nhiều địa chủ bị đánh đập thậm tệ cũng chỉ vì, như ông Adam và bà Êva, họ không cưỡng lại được sự cám dỗ của những “trái cấm” trước mắt họ. Biện pháp phi lý này cũng áp dụng cho cả lúa ruộng. Trên lý thuyết, ruộng vẫn còn là của tư hữu của địa chủ, nhưng tá điền phải nộp cho nông hội. Tình trạng rắc rối này kéo dài trong một năm cho đến phát động chiến dịch Cải cách ruộng đất, chính quyền mới tuyên bố tịch thu, trưng mua tất cả ruộng đất “thừa” của địa chủ.
Theo một đạo luật (Sắc lệnh số 197/SL, ban hành ngày 19 tháng 12 năm 1953. Chương 2, Điều 4) thì chỉ có ruộng đất, trâu bò và nông cụ thừa mới bị sung công, còn tất cả mọi thứ khác đều không đụng đến. Nhưng đến thực tế thì địa chủ và gia đình bị đuổi ra khỏi nhà với hai bàn tay trắng. Cũng theo sắc lệnh này, có ba loại truất hữu khác nhau:
1. Tịch thu ruộng đất và tài sản của “thực dân, đế quốc và Việt gian phản động”. Đối với thực dân đế quốc thì tịch thu toàn bộ, còn đối với Việt gian phản động thì tịch thu nhiều ít tùy theo tội trạng.
2. Trưng dụng phần tài sản của Việt gian phản động còn lại, sau khi đã tịch thu một phần. Trưng dụng cũng là lấy không trả tiền, chỉ khác tịch thu ở chỗ không cần phải đưa ra tòa.
3. Trưng mua tài sản của những địa chủ không phản động. Theo sắc lệnh thì trưng mua nghĩa là truất hữu có bồi thường. Người bị truất hữu sẽ được trả bằng quốc trái. Giá ruộng ấn định bằng số một năm hoa lợi và chính phủ hứa sau mười năm sẽ trả, và chịu lãi cho người bị truất hữu mỗi năm một phân rưỡi. Chính phủ tỏ vẻ rất sòng phẳng và pháp luật rất minh bạch, nhưng trên thực tế thì chẳng địa chủ nào được “trưng mua” cả vì một lẽ rất giản dị: không có địa chủ không phản động. Vì vậy nên biện pháp trưng mua chỉ có trên giấy tờ. Trên thực tế, tất cả tài sản của mọi địa chủ đều bị trưng thu, nếu không bị tịch thu.
Mãi đến chiến dịch Sửa sai mới có một số địa chủ được tha khỏi tù, được hạ xuống làm “địa chủ thường” hoặc “địa chủ kháng chiến” có khi xuống thành trung nông và ngay cả bần nông. Họ được hoàn lại tài sản, nhưng thực sự thì họ chỉ được lấy lại một phần ruộng nương và nhà cửa. Nói là nhà cửa, nhưng chỉ còn mái nhà và mấy hàng cột, vì trước khi giao trả cho họ và dọn đi nơi khác, những bần cố nông được phép chiếm cứ nhà cửa của họ đã đánh tháo cánh cửa và vách ván làm củi đun. Cây cối trong vườn cũng bị chặt mang đi bán và trâu bò cũng bị đánh què làm thịt. Đồ đạc phân chia cho bần cố nông thì bần cố nông đã bán đi bán lại qua tay nhiều người không còn tìm thấy tung tích.
Có thể có một số “nhân sĩ tiến bộ” như ông Phan Kế Toại và ông Hồ Đắc Điềm được trưng mua tài sản và được giao tờ quốc trái bồi thường, nhưng tới nay đã đủ 10 năm mà chưa nghe nói hoặc đăng trên báo chí Hà Nội là đã có ai được lĩnh tiền bồi thường cùng với số lãi 15 phần trăm trong 10 năm. Có điều chắc là nếu chính quyền Bắc Việt làm ngơ thì chẳng có ai to gan dám mở miệng đòi, vì nếu đòi tiến bồi thường ruộng đất tức là còn “óc địa chủ”; và như vậy tất nhiên không đáng được chức “nhân sĩ tiến bộ hoặc bất cứ thành phần nào khác ngoài thành phần địa chủ. Như thông cảm lẫn nhau, cả Đảng lẫn người mất ruộng đều làm ngơ sắc lệnh 197 SL, không đả động gì đến cả vốn lẫn lãi.
Như vậy là trên thực tế, cả ba hình thức truất hữu: tịch thu, trưng thu và trưng mua đều giống hệt nhau. Không kể những ông “nhân sĩ tiến bộ” chỉ mất ruộng không, nhưng được yên trên Việt Bắc còn mọi loại địa chủ đều bị đuổi ra khỏi nhà với hai bàn tay trắng và vài mảnh áo rách. Cũng như mọi hành vi khác của Đảng, việc truất hữu tài sản của địa chủ cũng được cử hành với hình thức rất uy nghi. Sau đây là một bài báo tả cảnh buổi tịch thu tài sản đăng trong báo Cứu quốc số 2741, ngày 1 tháng 1 năm 1956:
“Nông dân thôn Thượng rùng rùng kéo đến nhà tên Phong (địa chủ). Cờ phơi phới. Tiếng trống thiếu nhi rồn rập. Những tiếng hô khẩu hiệu “đả đảo” và “hoan hô” không ngớt.
Giữa sân lù lù một đống cày cuốc, ô doa, liềm hái, thúng mủng cho tới nồi ba mươi, nồi mười, mâm đồng, chậu thau… hàng dẫy. Quanh sân những cây hải đường, cây mẫu đơn rực rỡ.
Đồng chí cốt cán gọi vợ tên Phong ra [1] . Đồng chí nhân danh nông hội tuyên bố tịch thu toàn bộ tài sản của nó.
Tiếng đấu tranh của nông dân mỗi lúc càng gay gắt, như không thể chấm dứt. Quanh đó, đồng bào đứng hàng trong, hàng ngoài. Đồng chí cốt cán tuyên bố, vạch rõ cho con mẹ địa chủ thấy đời nó, đời cha, đời ông nó không lao động, chuyên bóc lột, chiếm đoạt, mới có những của này. Của này là của nông dân… Con mẹ địa chủ mặt tái mét. Cả người nó run run. Đồng chí dõng dạc tuyên bố xóa bỏ hẳn quyền chiếm hữu gồm 24 mẫu ruộng và toàn bộ tài sản của nó. Tiếng vỗ tay ran lên “Hồ chủ tịch muôn năm!”, “Hoan nghênh chính sách tịch thu, trưng thu, trưng mua của Đảng và của chính phủ!”.
Hàng đoàn thanh niên nam nữ quẩy những gánh thóc từ nhà ngang qua sân. Hai con trâu cũng vừa dắt ra. Tiếng vỗ tay, tiếng hoan hô vang dậy. Bà con thu xếp quẩy đổ đi. Khiêng, vác, gánh lũ lượt. Trống ếch các thiếu nhi càng ròn rã”.
Triển lãm đồ dùng của địa chủ
Sau lễ tịch thu, một số vật dụng riêng của địa chủ được mang ra triển lãm trước khi chia cho nông dân. Để làm nổi bật mức sống “xa hoa” của địa chủ, đồng thời cũng triển lãm cả vật dụng của bần cố nông. Một bên phòng triển lãm bày nào là áo gấm, mũ tây, can, giầy tây, điếu khách, ống nhổ, an bom [2] ảnh (trong an bom nhiều khi có cả ảnh cán bộ), còn một bên là váy đụp, áo rách, vài chiếc nồi đất để nói lên sự nghèo nàn của nông dân. Đôi khi có cả hai mâm cơm. Mâm của địa chủ thì nào là gà, cá, heo quay, rượu đế, còn mâm cơm của nông dân thì chỉ có cơm hẩm, cà thâm và một bát tương nặng mùi.
Năm 1954, sau khi cộng sản tiếp thu Hà Nội được vài tuần, họ có tổ chức một cuộc triển lãm như vậy tại vườn hoa Hàng Đậu, ở giữa thủ đô. Mục đích tất nhiên là để chứng minh cho dân thành thị thấy việc đánh đổ giai cấp địa chủ là một việc “hợp tình hợp lý”, để lôi cuốn họ theo cách mạng vô sản. Nhưng chẳng bao lâu cuộc triển lãm bị dẹp ngay vì dư luận của những người đi xem cho rằng nếu đó là mức sống của địa chủ nông thôn (áo gấm đã bạc màu, mũ tây “phở”) thì hãy còn thấp hơn mức sống của một công nhân Hà Nội. Sự thực thì ở một nước chậm tiến nào cũng có sự khác biệt rất lớn giữa thành thị và nông thôn. Thành thị đã Âu hóa ít nhiều, còn nông thôn vẫn ở nguyên tình trạng cổ sơ. Việt Nam đã trải qua chín mười năm chiến tranh, nên sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn ở Việt Nam lại càng rõ rệt hơn đâu hết. Các vùng Việt Minh kiểm soát bị cắt đứt liên lạc với thế giới bên ngoài, phải chịu bom đạn hàng ngày, còn vùng Pháp kiểm soát thì đầy ngập hàng hóa Pháp, hoặc hàng hóa do Hoa Kỳ viện trợ. Quân đội viễn chinh Pháp cũng tiêu xài nhiều nên mức sống ở Hà Nội trong thời kỳ Pháp chiếm đóng cao hơn mức sống ở vùng Việt Minh rất nhiều. Vì thiếu mọi tiện nghi nên dân chúng trong vùng kháng chiến lui dần về nếp sống trung cổ. Địa chủ trong vùng kháng chiến, tuy có khá hơn nông dân, nhưng thực quả không có gì khiến dân Hà Nội phải thèm thuồng. Nhưng mặc dù họ đã bị bần cùng hóa sau chín năm kháng chiến, địa chủ vẫn là “giai cấp bóc lột”, vẫn bị quy là “tay sai của thực dân” và vẫn bị tịch thu tất cả những thứ họ hiện có để chia cho nông dân nghèo hơn.
Phân chia ruộng đất và tài sản của địa chủ
Muốn đánh giá đúng mức kết quả của Cải cách ruộng đất, hai yếu tố cần phải nắm vững. Một là tổng số ruộng đất bị tịch thu và tổng số nạn nhân của cuộc tịch thu, hai là tổng số người được phân phát của tịch thu và trung bình mỗi người được bao nhiêu. Nhưng việc khó khăn là khó tìm ra mấy con số này. Nhà cầm quyền Bắc Việt chưa bao giờ công bố tổng số địa chủ bị truất hữu tài sản. Có lẽ vì họ sợ nếu họ công bố con số địa chủ lên báo chương thì người đọc sẽ giật mình thấy quá nhiều người đã bị quy là địa chủ, tỷ lệ những “kẻ thù của nhân dân” lên quá cao.
Còn về ruộng đất phân chia cho nông dân thì không nhất thiết là ruộng đất của địa chủ, vì thực ra trong số đó có cả công điền mà nông dân vẫn thay phiên cày cấy. Cộng sản góp cả công điền lẫn với ruộng đất truất hữu của địa chủ mang chia đều cho nông dân, và sau này lại gộp lại làm tài sản tập thể của hợp tác xã. Không có con số nào nói rõ trong số ruộng đất chia cho nông dân, bao nhiêu là truất hữu của địa chủ và bao nhiêu trước kia vốn là công điền. Tuy nhiên, nên đọc cuốn Xã thôn Việt Nam do nhà xuất bản Sự thật ở Hà Nội xuất bản, chúng ta cũng thấy rõ ở Bắc kỳ 20 phần trăm tổng số canh điền là ruộng công, và ở Trung Kỳ, tỷ lệ ruộng công lên đến 25 phần trăm. Đoạn văn sau đây trích trong cuốn Xã thôn Việt Nam nói rõ về vấn đề công điền:
“Ở một vài nơi công điền chiếm một tỷ lệ rất cao. Thí dụ ở Xuân Trường (Nam Định) 77,5 phần trăm đất đai cày cấy trong huyện là ruộng công. Nhưng ở nơi khác thì tỷ lệ ruộng công ít hơn: huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) 59 phần trăm, phủ Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên) 42,5 phần trăm, phủ Lý Nhân (tỉnh Hà Nam) 46 phần trăm… Ở Quảng Trị chẳng hạn, công điền nhiều hơn tư điền, và ở huyện Triệu Phong toàn thể ruộng đất trồng trọt đều là công điền. Ở huyện này, mỗi nông dân được chia trung bình mỗi người chừng ba mẫu [3] ”.
Công điền ở Việt Nam có truyền thống lâu dài và có lẽ là di tích của chế độ cộng sản nguyên thủy. Ngày nay cộng sản mang công điền gộp với ruộng đất truất hữu của địa chủ, chia cho nông dân để chứng minh lợi ích của Cải cách ruộng đất. Thành thực mà nói thì một nửa lợi ích đó là của cộng sản nguyên thủy để lại; chỉ có một nửa là của cộng sản Mác-xít mà thôi.
Trong cuốn Xã thôn Việt Nam, tác giả Nguyễn Hồng Phong có công nhận rằng (trang 69) ở Bắc Kỳ có 240.000 mẫu tây công điền và ở Trung Kỳ có 200.000 mẫu tây. Vì lãnh thổ Bắc Việt hiện nay gồm có Bắc Kỳ và một nửa phần Trung Kỳ nên chúng ta có thể tạm coi là tổng số công điền thuộc Bắc Việt là 240.000 mẫu tây, cộng với 200.000 mẫu tây chia đôi, tức là 340.000 mẫu tây tất cả.
Chính phủ Bắc Việt hình như muốn tránh, không tiết lộ tổng số ruộng đất tịch thu của địa chủ mà trái lại, chỉ công bố một vài con số tản mác, ở một số địa phương. Một phần khác, sau khi đã tịch thu và chia rồi lại “sửa sai” và trả lại ruộng đất cho những người bị “quy nhầm là địa chủ”, do đó không thể biết được những con số chính xác về truất hữu ruộng đất của địa chủ và phân chia cho dân nghèo. Tác giả chỉ thấy một tài liệu tổng quát, nhưng quá sơ sài. Đấy là một bài do một chuyên viên Nga V. P Karamichev viết trong tờ Ekonimika Sel’kogo Khozyaistva (Chăn nuôi và Kinh tế nông thôn), tập V, 1957, trong đó có những con số tổng kê như sau:
“Cải cách ruộng đất (ở Bắc Việt) đã tịch thu 702.000 mẫu tây ruộng đất, 1.846.000 nông cụ, 107.000 gia súc và 22.000 tấn thực phẩm. Tất cả đem chia cho 1.5.00.000 gia đình công nhân và bần cố nông”.
Ông Karamichev không nói rõ trong 702.000 mẫu tây ruộng đất tịch thu, có bao nhiêu mẫu là của “thực dân đế quốc” tức là đồn điền chè và cà phê mà chủ là Pháp kiều đã bỏ hoang từ 1945, và cũng trong số ấy có bao nhiêu công điền, phải chăng đã có một nửa, tức là 340.000 mẫu tây như chúng ta đã ước lượng ở trên. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào những con số của nhà chuyên viên Nga, chúng ta có thể ước lượng mỗi gia đình được hưởng vào khoảng 4.000 thước vuông (đất và ruộng), một nông cụ và 1 phần 13 của một gia súc. Nhưng chúng ta phải hiểu rằng dưới đề mục “nông cụ” có cả những vật như thúng mủng, nồi niêu, mâm đồng, chậu thau, v.v. như đã tả trong báo Cứu quốc số 2741 (đã trích ở trên). Còn “gia súc” cũng gồm cả chó, mèo, dê, lẫn trâu bò.
Một mặt khác, nếu đem con số tổng kê của ông Karamichev so với những con số cục bộ của một vài địa phương chúng ta thấy những con số của ông Karamichev có vẻ lạc quan hơn nhiều. Tỷ dụ như theo bản Thông cáo của Ủy ban Cải cách ruộng đất nói về vùng ngoại ô Hà Nội là vùng trù phú nhất Bắc Việt thì:
Nông dân lao động đã tịch thu và trưng mua trong tay giai cấp địa chủ 20.482 mẫu (ta) ruộng, 511 trâu bò, 6156 nông cụ các loại, 1.032 nhà cửa và 346.903 cân lương thực. Nông dân lao động đã bắt địa chủ thoái tô được 155.069 cân thóc và 6.429.950 đồng [4] . Tất cả tài sản đó đã chia cho 24,690 gia đình nông dân và nhân dân lao động gồm có 98.133 nhân khẩu. Đổ đồng mỗi cố nông được 2 sào 9 thước, mỗi bần nông được 2 sào 8 thước và mỗi trung nông được 2 sào 13 thước.
Phân tích những con số trên đây chúng ta thấy ngoài mảnh đất, mỗi “nhân khẩu” chỉ nhận được 1 phần 17 “nông cụ”, 1 phần 95 cái nhà, 1 phần 192 gia súc, hơn 5 cân thực phẩm và 65 đồng (đồng bạc Việt cũ, tương đương với 0,50 đ VNCH).
Nếu nghiên cứu kỹ lưỡng văn kiện trên, chúng ta có thể đạt tới những kết luận như sau:
Có thể có một số “nhân sĩ tiến bộ” như ông Phan Kế Toại và ông Hồ Đắc Điềm được trưng mua tài sản và được giao tờ quốc trái bồi thường, nhưng tới nay đã đủ 10 năm mà chưa nghe nói hoặc đăng trên báo chí Hà Nội là đã có ai được lĩnh tiền bồi thường cùng với số lãi 15 phần trăm trong 10 năm. Có điều chắc là nếu chính quyền Bắc Việt làm ngơ thì chẳng có ai to gan dám mở miệng đòi, vì nếu đòi tiến bồi thường ruộng đất tức là còn “óc địa chủ”; và như vậy tất nhiên không đáng được chức “nhân sĩ tiến bộ hoặc bất cứ thành phần nào khác ngoài thành phần địa chủ. Như thông cảm lẫn nhau, cả Đảng lẫn người mất ruộng đều làm ngơ sắc lệnh 197 SL, không đả động gì đến cả vốn lẫn lãi.
Như vậy là trên thực tế, cả ba hình thức truất hữu: tịch thu, trưng thu và trưng mua đều giống hệt nhau. Không kể những ông “nhân sĩ tiến bộ” chỉ mất ruộng không, nhưng được yên trên Việt Bắc còn mọi loại địa chủ đều bị đuổi ra khỏi nhà với hai bàn tay trắng và vài mảnh áo rách. Cũng như mọi hành vi khác của Đảng, việc truất hữu tài sản của địa chủ cũng được cử hành với hình thức rất uy nghi. Sau đây là một bài báo tả cảnh buổi tịch thu tài sản đăng trong báo Cứu quốc số 2741, ngày 1 tháng 1 năm 1956:
“Nông dân thôn Thượng rùng rùng kéo đến nhà tên Phong (địa chủ). Cờ phơi phới. Tiếng trống thiếu nhi rồn rập. Những tiếng hô khẩu hiệu “đả đảo” và “hoan hô” không ngớt.
Giữa sân lù lù một đống cày cuốc, ô doa, liềm hái, thúng mủng cho tới nồi ba mươi, nồi mười, mâm đồng, chậu thau… hàng dẫy. Quanh sân những cây hải đường, cây mẫu đơn rực rỡ.
Đồng chí cốt cán gọi vợ tên Phong ra [1] . Đồng chí nhân danh nông hội tuyên bố tịch thu toàn bộ tài sản của nó.
Tiếng đấu tranh của nông dân mỗi lúc càng gay gắt, như không thể chấm dứt. Quanh đó, đồng bào đứng hàng trong, hàng ngoài. Đồng chí cốt cán tuyên bố, vạch rõ cho con mẹ địa chủ thấy đời nó, đời cha, đời ông nó không lao động, chuyên bóc lột, chiếm đoạt, mới có những của này. Của này là của nông dân… Con mẹ địa chủ mặt tái mét. Cả người nó run run. Đồng chí dõng dạc tuyên bố xóa bỏ hẳn quyền chiếm hữu gồm 24 mẫu ruộng và toàn bộ tài sản của nó. Tiếng vỗ tay ran lên “Hồ chủ tịch muôn năm!”, “Hoan nghênh chính sách tịch thu, trưng thu, trưng mua của Đảng và của chính phủ!”.
Hàng đoàn thanh niên nam nữ quẩy những gánh thóc từ nhà ngang qua sân. Hai con trâu cũng vừa dắt ra. Tiếng vỗ tay, tiếng hoan hô vang dậy. Bà con thu xếp quẩy đổ đi. Khiêng, vác, gánh lũ lượt. Trống ếch các thiếu nhi càng ròn rã”.
Triển lãm đồ dùng của địa chủ
Sau lễ tịch thu, một số vật dụng riêng của địa chủ được mang ra triển lãm trước khi chia cho nông dân. Để làm nổi bật mức sống “xa hoa” của địa chủ, đồng thời cũng triển lãm cả vật dụng của bần cố nông. Một bên phòng triển lãm bày nào là áo gấm, mũ tây, can, giầy tây, điếu khách, ống nhổ, an bom [2] ảnh (trong an bom nhiều khi có cả ảnh cán bộ), còn một bên là váy đụp, áo rách, vài chiếc nồi đất để nói lên sự nghèo nàn của nông dân. Đôi khi có cả hai mâm cơm. Mâm của địa chủ thì nào là gà, cá, heo quay, rượu đế, còn mâm cơm của nông dân thì chỉ có cơm hẩm, cà thâm và một bát tương nặng mùi.
Năm 1954, sau khi cộng sản tiếp thu Hà Nội được vài tuần, họ có tổ chức một cuộc triển lãm như vậy tại vườn hoa Hàng Đậu, ở giữa thủ đô. Mục đích tất nhiên là để chứng minh cho dân thành thị thấy việc đánh đổ giai cấp địa chủ là một việc “hợp tình hợp lý”, để lôi cuốn họ theo cách mạng vô sản. Nhưng chẳng bao lâu cuộc triển lãm bị dẹp ngay vì dư luận của những người đi xem cho rằng nếu đó là mức sống của địa chủ nông thôn (áo gấm đã bạc màu, mũ tây “phở”) thì hãy còn thấp hơn mức sống của một công nhân Hà Nội. Sự thực thì ở một nước chậm tiến nào cũng có sự khác biệt rất lớn giữa thành thị và nông thôn. Thành thị đã Âu hóa ít nhiều, còn nông thôn vẫn ở nguyên tình trạng cổ sơ. Việt Nam đã trải qua chín mười năm chiến tranh, nên sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn ở Việt Nam lại càng rõ rệt hơn đâu hết. Các vùng Việt Minh kiểm soát bị cắt đứt liên lạc với thế giới bên ngoài, phải chịu bom đạn hàng ngày, còn vùng Pháp kiểm soát thì đầy ngập hàng hóa Pháp, hoặc hàng hóa do Hoa Kỳ viện trợ. Quân đội viễn chinh Pháp cũng tiêu xài nhiều nên mức sống ở Hà Nội trong thời kỳ Pháp chiếm đóng cao hơn mức sống ở vùng Việt Minh rất nhiều. Vì thiếu mọi tiện nghi nên dân chúng trong vùng kháng chiến lui dần về nếp sống trung cổ. Địa chủ trong vùng kháng chiến, tuy có khá hơn nông dân, nhưng thực quả không có gì khiến dân Hà Nội phải thèm thuồng. Nhưng mặc dù họ đã bị bần cùng hóa sau chín năm kháng chiến, địa chủ vẫn là “giai cấp bóc lột”, vẫn bị quy là “tay sai của thực dân” và vẫn bị tịch thu tất cả những thứ họ hiện có để chia cho nông dân nghèo hơn.
Phân chia ruộng đất và tài sản của địa chủ
Muốn đánh giá đúng mức kết quả của Cải cách ruộng đất, hai yếu tố cần phải nắm vững. Một là tổng số ruộng đất bị tịch thu và tổng số nạn nhân của cuộc tịch thu, hai là tổng số người được phân phát của tịch thu và trung bình mỗi người được bao nhiêu. Nhưng việc khó khăn là khó tìm ra mấy con số này. Nhà cầm quyền Bắc Việt chưa bao giờ công bố tổng số địa chủ bị truất hữu tài sản. Có lẽ vì họ sợ nếu họ công bố con số địa chủ lên báo chương thì người đọc sẽ giật mình thấy quá nhiều người đã bị quy là địa chủ, tỷ lệ những “kẻ thù của nhân dân” lên quá cao.
Còn về ruộng đất phân chia cho nông dân thì không nhất thiết là ruộng đất của địa chủ, vì thực ra trong số đó có cả công điền mà nông dân vẫn thay phiên cày cấy. Cộng sản góp cả công điền lẫn với ruộng đất truất hữu của địa chủ mang chia đều cho nông dân, và sau này lại gộp lại làm tài sản tập thể của hợp tác xã. Không có con số nào nói rõ trong số ruộng đất chia cho nông dân, bao nhiêu là truất hữu của địa chủ và bao nhiêu trước kia vốn là công điền. Tuy nhiên, nên đọc cuốn Xã thôn Việt Nam do nhà xuất bản Sự thật ở Hà Nội xuất bản, chúng ta cũng thấy rõ ở Bắc kỳ 20 phần trăm tổng số canh điền là ruộng công, và ở Trung Kỳ, tỷ lệ ruộng công lên đến 25 phần trăm. Đoạn văn sau đây trích trong cuốn Xã thôn Việt Nam nói rõ về vấn đề công điền:
“Ở một vài nơi công điền chiếm một tỷ lệ rất cao. Thí dụ ở Xuân Trường (Nam Định) 77,5 phần trăm đất đai cày cấy trong huyện là ruộng công. Nhưng ở nơi khác thì tỷ lệ ruộng công ít hơn: huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) 59 phần trăm, phủ Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên) 42,5 phần trăm, phủ Lý Nhân (tỉnh Hà Nam) 46 phần trăm… Ở Quảng Trị chẳng hạn, công điền nhiều hơn tư điền, và ở huyện Triệu Phong toàn thể ruộng đất trồng trọt đều là công điền. Ở huyện này, mỗi nông dân được chia trung bình mỗi người chừng ba mẫu [3] ”.
Công điền ở Việt Nam có truyền thống lâu dài và có lẽ là di tích của chế độ cộng sản nguyên thủy. Ngày nay cộng sản mang công điền gộp với ruộng đất truất hữu của địa chủ, chia cho nông dân để chứng minh lợi ích của Cải cách ruộng đất. Thành thực mà nói thì một nửa lợi ích đó là của cộng sản nguyên thủy để lại; chỉ có một nửa là của cộng sản Mác-xít mà thôi.
Trong cuốn Xã thôn Việt Nam, tác giả Nguyễn Hồng Phong có công nhận rằng (trang 69) ở Bắc Kỳ có 240.000 mẫu tây công điền và ở Trung Kỳ có 200.000 mẫu tây. Vì lãnh thổ Bắc Việt hiện nay gồm có Bắc Kỳ và một nửa phần Trung Kỳ nên chúng ta có thể tạm coi là tổng số công điền thuộc Bắc Việt là 240.000 mẫu tây, cộng với 200.000 mẫu tây chia đôi, tức là 340.000 mẫu tây tất cả.
Chính phủ Bắc Việt hình như muốn tránh, không tiết lộ tổng số ruộng đất tịch thu của địa chủ mà trái lại, chỉ công bố một vài con số tản mác, ở một số địa phương. Một phần khác, sau khi đã tịch thu và chia rồi lại “sửa sai” và trả lại ruộng đất cho những người bị “quy nhầm là địa chủ”, do đó không thể biết được những con số chính xác về truất hữu ruộng đất của địa chủ và phân chia cho dân nghèo. Tác giả chỉ thấy một tài liệu tổng quát, nhưng quá sơ sài. Đấy là một bài do một chuyên viên Nga V. P Karamichev viết trong tờ Ekonimika Sel’kogo Khozyaistva (Chăn nuôi và Kinh tế nông thôn), tập V, 1957, trong đó có những con số tổng kê như sau:
“Cải cách ruộng đất (ở Bắc Việt) đã tịch thu 702.000 mẫu tây ruộng đất, 1.846.000 nông cụ, 107.000 gia súc và 22.000 tấn thực phẩm. Tất cả đem chia cho 1.5.00.000 gia đình công nhân và bần cố nông”.
Ông Karamichev không nói rõ trong 702.000 mẫu tây ruộng đất tịch thu, có bao nhiêu mẫu là của “thực dân đế quốc” tức là đồn điền chè và cà phê mà chủ là Pháp kiều đã bỏ hoang từ 1945, và cũng trong số ấy có bao nhiêu công điền, phải chăng đã có một nửa, tức là 340.000 mẫu tây như chúng ta đã ước lượng ở trên. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào những con số của nhà chuyên viên Nga, chúng ta có thể ước lượng mỗi gia đình được hưởng vào khoảng 4.000 thước vuông (đất và ruộng), một nông cụ và 1 phần 13 của một gia súc. Nhưng chúng ta phải hiểu rằng dưới đề mục “nông cụ” có cả những vật như thúng mủng, nồi niêu, mâm đồng, chậu thau, v.v. như đã tả trong báo Cứu quốc số 2741 (đã trích ở trên). Còn “gia súc” cũng gồm cả chó, mèo, dê, lẫn trâu bò.
Một mặt khác, nếu đem con số tổng kê của ông Karamichev so với những con số cục bộ của một vài địa phương chúng ta thấy những con số của ông Karamichev có vẻ lạc quan hơn nhiều. Tỷ dụ như theo bản Thông cáo của Ủy ban Cải cách ruộng đất nói về vùng ngoại ô Hà Nội là vùng trù phú nhất Bắc Việt thì:
Nông dân lao động đã tịch thu và trưng mua trong tay giai cấp địa chủ 20.482 mẫu (ta) ruộng, 511 trâu bò, 6156 nông cụ các loại, 1.032 nhà cửa và 346.903 cân lương thực. Nông dân lao động đã bắt địa chủ thoái tô được 155.069 cân thóc và 6.429.950 đồng [4] . Tất cả tài sản đó đã chia cho 24,690 gia đình nông dân và nhân dân lao động gồm có 98.133 nhân khẩu. Đổ đồng mỗi cố nông được 2 sào 9 thước, mỗi bần nông được 2 sào 8 thước và mỗi trung nông được 2 sào 13 thước.
Phân tích những con số trên đây chúng ta thấy ngoài mảnh đất, mỗi “nhân khẩu” chỉ nhận được 1 phần 17 “nông cụ”, 1 phần 95 cái nhà, 1 phần 192 gia súc, hơn 5 cân thực phẩm và 65 đồng (đồng bạc Việt cũ, tương đương với 0,50 đ VNCH).
Nếu nghiên cứu kỹ lưỡng văn kiện trên, chúng ta có thể đạt tới những kết luận như sau:
1. Theo sắc lệnh Cải cách ruộng đất (Mục 2, Chương 1 và 2) thì chỉ có “Việt gian phản động” mới bị tịch thu nhà cửa. Như thế ngụ ý là số 1.032 “nhà cửa” ghi trong bản thông cáo là của 1.032 “Việt gian phản động”. Mang con số này so với con số 24.690 gia đình nông dân và nhân dân lao động, ta thấy tỷ lệ “Việt gian phản động” lên tới 4 phần trăm dân số ngoại thành Hà Nội. Như vậy có nghĩa là toàn thể giai cấp địa chủ đã bị quy là Việt gian phản động và đã bị tịch thu nhà cửa và cũng có nghĩa là cộng sản coi 4 phần trăm nhân dân là “kẻ thù của nhân dân”.
2. Nếu ta đem số gia súc, nông cụ, thực phẩm cùng với số ruộng đất tịch thu chia cho số địa chủ thì trung bình mỗi địa chủ chỉ có 7.000 thước vuông đất, nửa con gia súc, 6 nông cụ, 500 cân thực phẩm, 6.500 đồng bạc Việt cũ, tương đương với 50 đồng VNCH. Như vậy khó mà bảo họ là đại phú được.
3. Việc trung nông được 2 sào 13 thước, trong khi cố và bần nông chỉ được 2 sào 9 thước và 2 sào 8 thước (kể ra cũng suýt soát cả ) chứng tỏ những danh từ “bần”, “cố”, “trung” không có liên hệ gì trực tiếp với mức sống vật chất của họ cả. Thực ra cả ba loại này đều nghèo ngang nhau, và đáng lý phải được xếp tất cả vào loại “bần nông”, nhưng vì các trung nông thực sự đã bị quy là phú nông hoặc địa chủ cả rồi, nên cũng phải “lấy đại” một số bần nông để “phong chức” lên trung nông .
4. Nếu đem tổng số thực phẩm và tiền thu được chia cho số nhân khẩu thì mỗi nhân khẩu chỉ nhận được 5 cân thực phẩm (gồm cả lúa lẫn ngô khoai) và 65 đồng bạc Việt cũ. Cho rằng đổ đồng người lớn và trẻ con mỗi ngày ăn hết 250 gam lương thực thì số tiền và thực phẩm được chi cũng đủ nuôi sống họ trong vòng 20 ngày là cùng. Nhưng đó mới chỉ là trên lý thuyết. Thực tế có hơi khác, vì nông hội đã sử dụng một phần lớn “quả thực” (tài sản tịch thu của địa chủ) vào việc này nọ, kể cả việc cấp dưỡng cán bộ trong 6 tháng và cuộc liên hoan “mừng thắng lợi chống phong kiến”. Tại một làng mà chúng tôi lưu lại trong thời kỳ “long trời lở đất” này, một bần nông nhận được chừng 2,5 kg lúa còn một trung nông được một xuất tiền vừa đủ mua một gói thuốc nội. Thực vậy, có nhiều người phê bình là đã hoang phí đem cả số “quả thực” mua quà cho con. Đấy là phần thưởng của sáu tháng trời [5] liên tiếp học tập, thảo luận, biểu tình, tuần hành với nửa triệu người thiệt mạng. Kết luận là ngoài 4 nghìn thước ruộng đất số “quả thực” mỗi gia đình nông dân nhận được không đáng kể.
Ruộng đất ở đồng bằng Bắc Việt, và nhất là ở ngoại thành Hà Nội giá rất đắt, mỗi nông dân bằng ấy ruộng đất quả là một thành tích. Tất nhiên người được ruộng đất rất đỗi vui mừng, nhưng chẳng bao lâu những gì xảy ra sẽ dội cho họ một gáo nước lạnh. Với số ruộng đất mới được chia, cộng vào số họ vốn có, làm số lợi tức của họ tăng lên, và vì thế nông nghiệp tính theo lối tích luỹ tiền, nên hễ ruộng đất của họ gấp đôi thì số thuế họ phải đóng có thể lên gấp ba. Một phần khác những ruộng đất của địa chủ trước kia bị “bình” một sản lượng quá cao, với dụng ý làm khánh kiệt giai cấp địa chủ cho nhanh, bây giờ đem chia cho dân nghèo thì dân nghèo trước kia đã bình con số sản lượng ấy bây giờ phải nhận về phần mình. Rút cục họ sẽ phải đóng cho chính phủ một số thuế nông nghiệp không kém số tô trước kia đóng cho địa chủ [6] .
Vài tháng sau khi chia ruộng, toàn thể ruộng đất của nông dân lại bị tập thể hoá. Họ không còn có ruộng đất riêng, mà phải làm việc đầu tắt mặt tối cho hợp tác xã mới lĩnh được mỗi ngày 10 điểm, tức là 1 ký rưỡi gạo. Trong số 20 điểm mà hai vợ chồng nông dân kiếm được mỗi ngày, họ phải nhượng 2 điểm cho một bà già trong xóm giữ giùm con, một điểm cho một người khác đi chợ giúp. Chế độ “ăn tiêu bằng điểm” vẫn còn hiện hành và có lẽ sẽ còn kéo dài cho tới ngày thiết lập chế độ công xã.
Như mọi hành động khác, việc phân phát ruộng đất cho dân nghèo ở Bắc Việt được thực hiện với rất nhiều nghi thức: biểu tình, tuần hành, diễn văn, phát biểu ý kiến, khẩu hiệu biểu ngữ, cờ quạt, trống ếch, v.v. Mỗi nông dân nhận được một “địa bạ” và một biển gỗ, ghi rõ họ tên để cắm vào giữa ruộng. Tất nhiên là có sự tranh giành, người tranh thửa nọ, người đòi mảnh kia vì tốt xấu, xa gần nhưng chung quy rồi cũng đâu vào đấy, vì được ruộng mà phải đóng thuế ngang với tô thì cũng không ai hào hứng lắm.
Nhưng việc phân phát nhà cửa, gia súc và nhất là đồ đạc lại là một chuyện khác. Trong nhiều trường hợp, cán bộ đảng không thể nào làm hài lòng mọi người và tránh những cuộc xung đột “nảy lửa”. Bài sau đây trích ở báo Nhân dân số 807, ngày 20-5-1956 tường thuật một cách linh động một trường hợp đã xảy ra.
Cái tủ đứng
Cuộc họp chia của đấu tranh ở xóm Đ.M bắt đầu từ sáng sớm đến chiều, rồi lại từ chập tối đến nửa đêm vẫn chưa xong. Đến giờ ăn, mọi người chạy về ăn vội vàng rồi lại đến họp ngay. Cả trẻ con cũng theo bố mẹ kéo đến nơi, đêm khuya chúng mệt, ngủ la liệt trên mấy tấm phản.
Trâu bò, nông cụ, nhà cửa đã chia ổn thoả rồi, chỉ còn những tài sản khác là gay go. Của ít người nhiều, việc phát động tư tưởng lại làm kém, nên bà con có rất nhiều thắc mắc. Người nào cũng thiếu thốn, cái gì cũng có rất nhiều người xin, việc bàn bạc cứ giằng co mãi không xong. Gay go nhất là việc chia cái tủ đứng. Bà Trụ và bà Du đều là bần cố nông thiếu thốn như nhau. Bà nào cũng viện hết lý của mình ra yêu cầu được chia cái tủ đứng. Nhưng lý của ai cũng phải cả, nên rốt cuộc chẳng ai nhường ai. Cuối cùng bà Trụ nói:
“Suốt từ đầu hôm đến giờ, tôi đã nói với bà hết nước hết cái mà bà khăng khăng một mực. Thật chưa thấy ai tham như bà”.
Bà Du đỏ mặt tía tai:
“Bà bảo tôi tham, thế dễ nhà bà chê của đấy phỏng? Nhà bà có buồng, có khoá, bà còn muốn cái tủ nữa mới vừa!”
Bà Trụ đứng phắt dậy:
“Nói với bà cũng bằng thừa”.
Bà Du cũng đứng lên:
“Muốn gì thì muốn, tôi cũng phải được cải tủ ấy. Họp mấy ngày nữa tôi cũng không nhường cho bà”.
Nói đoạn hai bà cùng bỏ ra về. Sau buổi đó, cán bộ họp với cốt cán thảo luận kế hoạch và giao cho cốt cán đi phát động tư tưởng hai bà.
Chị Bảo tìm đến bà Trụ trước. Vừa thấy mặt chị bà nói chặn:
“Chị đến đả thông tôi có phải không? Mấy thì mấy tôi cũng không thông. Nhưng mụ Du thì tôi không nhường”.
Chị Bảo cười:
“Làm gì mà bà nói như lửa thế? Thì ai đã dám bảo bà nhường? Nhường nhịn là do thương yêu lẫn nhau, có ai bắt ai phải nhường ai bao giờ?”
Bà Trụ nói :
“Tôi mười mấy năm trời đi ở với con Xoè khổ sở với nó biết là bao. Bây giờ của đấu tranh được nhiều, tôi có dám giành thứ gì đâu? Chị xem từ hôm qua tôi đã được cái gì chưa? Thấy ai thiếu hơn là tôi nhường ngay. Duy cái tủ này thì tôi nghĩ nhà tôi ở lẻ ngoài đồng, tối lại đi họp luôn, có cái gì để chỉ sợ nhỡ ra mất mát, nên đi họp mà bụng cứ thấp thỏm. Giá được cái tủ, có gì đi đâu thật là yên tâm”.
Chị Bảo nói:
“Hôm qua ai cũng nhận thấy bà rất có tinh thần nhường nhịn, thấy ai thiếu hơn mình, bà vui lòng nhường ngay. Nhưng đến lượt cái tủ này thì quả là gay go. Nhà bà ở lẻ, bà lại đi vắng luôn, kể bà nói cũng phải”.
Bà Trụ thấy chị Bảo đồng ý, như cởi tấm lòng:
“Đấy chị xem, nhà trống huếch trống hoác thế này, có gì mất biết kêu ai?”
Chị Bảo mỉm cười:
“Khốn nỗi của ít người nhiều, giá có hai cái tủ chia cho hai bà thì tốt bao nhiêu. Vì chỉ có một nên mới rầy rà. Bà Du cũng một mực đòi lấy, chẳng hiểu nhà bà ấy thế nào?”
Nhà bà Du ở đầu làng, có ba gian nhà rách nát, cửa ngõ chẳng có. Bà Trụ biết vậy, nhưng nói ra sợ chị Bảo so sánh, nên trả lời:
“Hai vợ chồng khỏe như voi, không chịu làm gì đến chết nhà cũng thế mà thôi. Tôi nghĩ, đi ở cho nhà con Xoè, hơn chục năm trời, ngày nào cũng thấy nó mở ra khóa vào cái tủ ấy. Lúc nào tôi cũng cầu sao cho ngày sau được cái tủ như vậy. Nay nhờ ơn Đảng lãnh đạo, đấu tranh thắng lợi mà tôi không được cái tủ ấy thật không vui lòng”.
Chị Bảo thủng thỉnh nói:
“Vẫn hay là bà (đi) ở nhà nó, ngày ngày trông thấy và ao ước cái tủ ấy. Kể bây giờ được thì tốt. Nhưng bà nghĩ lại xem: Cái tủ ấy là mồ hôi nước mắt của nông dân, còn đâu là của con Xoè? Nông dân đòi lại được ruộng đất, nhà cửa và các tài sản của bọn địa chủ cướp đoạt là do đoàn kết đấu tranh. Riêng từng người đấu tranh thì làm sao thắng? Nếu ai cũng nghĩ mình đi ở nhà địa chủ nào mình phải được chia của nhà địa chủ ấy thì còn nói gì là đoàn kết đấu tranh và nhường nhịn lẫn nhau nữa?”
... Tối hôm ấy bà Trụ bắn tin cho bà Du biết là bà đồng ý nhường cái tủ”.
Chúng tôi trích nguyên văn bài “Cái tủ đứng” đăng trên mặt tờ báo Nhân dân vì chúng tôi thấy bài diễn tả một hình ảnh trung thực của một khía cạnh quan trọng của Cải cách ruộng đất. Bài báo bộc lộ một yếu tố tâm lý rất thông thường của quần chúng nông thôn mà cũng là một yếu tố khiến họ ủng hộ cộng sản. Chỉ có cộng sản chủ trương lấy của nhà giầu chia cho nhà nghèo mới mang lại cho họ niềm hy vọng sẽ có ngay tức khắc những thứ họ từng mơ ước lâu ngày. Chỉ một cái tủ đứng cũ kỹ chẳng hạn cũng đủ làm cho họ say mê và xả thân tranh đấu cho cộng sản.
Vài tháng sau khi chia ruộng, toàn thể ruộng đất của nông dân lại bị tập thể hoá. Họ không còn có ruộng đất riêng, mà phải làm việc đầu tắt mặt tối cho hợp tác xã mới lĩnh được mỗi ngày 10 điểm, tức là 1 ký rưỡi gạo. Trong số 20 điểm mà hai vợ chồng nông dân kiếm được mỗi ngày, họ phải nhượng 2 điểm cho một bà già trong xóm giữ giùm con, một điểm cho một người khác đi chợ giúp. Chế độ “ăn tiêu bằng điểm” vẫn còn hiện hành và có lẽ sẽ còn kéo dài cho tới ngày thiết lập chế độ công xã.
Như mọi hành động khác, việc phân phát ruộng đất cho dân nghèo ở Bắc Việt được thực hiện với rất nhiều nghi thức: biểu tình, tuần hành, diễn văn, phát biểu ý kiến, khẩu hiệu biểu ngữ, cờ quạt, trống ếch, v.v. Mỗi nông dân nhận được một “địa bạ” và một biển gỗ, ghi rõ họ tên để cắm vào giữa ruộng. Tất nhiên là có sự tranh giành, người tranh thửa nọ, người đòi mảnh kia vì tốt xấu, xa gần nhưng chung quy rồi cũng đâu vào đấy, vì được ruộng mà phải đóng thuế ngang với tô thì cũng không ai hào hứng lắm.
Nhưng việc phân phát nhà cửa, gia súc và nhất là đồ đạc lại là một chuyện khác. Trong nhiều trường hợp, cán bộ đảng không thể nào làm hài lòng mọi người và tránh những cuộc xung đột “nảy lửa”. Bài sau đây trích ở báo Nhân dân số 807, ngày 20-5-1956 tường thuật một cách linh động một trường hợp đã xảy ra.
Cái tủ đứng
Cuộc họp chia của đấu tranh ở xóm Đ.M bắt đầu từ sáng sớm đến chiều, rồi lại từ chập tối đến nửa đêm vẫn chưa xong. Đến giờ ăn, mọi người chạy về ăn vội vàng rồi lại đến họp ngay. Cả trẻ con cũng theo bố mẹ kéo đến nơi, đêm khuya chúng mệt, ngủ la liệt trên mấy tấm phản.
Trâu bò, nông cụ, nhà cửa đã chia ổn thoả rồi, chỉ còn những tài sản khác là gay go. Của ít người nhiều, việc phát động tư tưởng lại làm kém, nên bà con có rất nhiều thắc mắc. Người nào cũng thiếu thốn, cái gì cũng có rất nhiều người xin, việc bàn bạc cứ giằng co mãi không xong. Gay go nhất là việc chia cái tủ đứng. Bà Trụ và bà Du đều là bần cố nông thiếu thốn như nhau. Bà nào cũng viện hết lý của mình ra yêu cầu được chia cái tủ đứng. Nhưng lý của ai cũng phải cả, nên rốt cuộc chẳng ai nhường ai. Cuối cùng bà Trụ nói:
“Suốt từ đầu hôm đến giờ, tôi đã nói với bà hết nước hết cái mà bà khăng khăng một mực. Thật chưa thấy ai tham như bà”.
Bà Du đỏ mặt tía tai:
“Bà bảo tôi tham, thế dễ nhà bà chê của đấy phỏng? Nhà bà có buồng, có khoá, bà còn muốn cái tủ nữa mới vừa!”
Bà Trụ đứng phắt dậy:
“Nói với bà cũng bằng thừa”.
Bà Du cũng đứng lên:
“Muốn gì thì muốn, tôi cũng phải được cải tủ ấy. Họp mấy ngày nữa tôi cũng không nhường cho bà”.
Nói đoạn hai bà cùng bỏ ra về. Sau buổi đó, cán bộ họp với cốt cán thảo luận kế hoạch và giao cho cốt cán đi phát động tư tưởng hai bà.
Chị Bảo tìm đến bà Trụ trước. Vừa thấy mặt chị bà nói chặn:
“Chị đến đả thông tôi có phải không? Mấy thì mấy tôi cũng không thông. Nhưng mụ Du thì tôi không nhường”.
Chị Bảo cười:
“Làm gì mà bà nói như lửa thế? Thì ai đã dám bảo bà nhường? Nhường nhịn là do thương yêu lẫn nhau, có ai bắt ai phải nhường ai bao giờ?”
Bà Trụ nói :
“Tôi mười mấy năm trời đi ở với con Xoè khổ sở với nó biết là bao. Bây giờ của đấu tranh được nhiều, tôi có dám giành thứ gì đâu? Chị xem từ hôm qua tôi đã được cái gì chưa? Thấy ai thiếu hơn là tôi nhường ngay. Duy cái tủ này thì tôi nghĩ nhà tôi ở lẻ ngoài đồng, tối lại đi họp luôn, có cái gì để chỉ sợ nhỡ ra mất mát, nên đi họp mà bụng cứ thấp thỏm. Giá được cái tủ, có gì đi đâu thật là yên tâm”.
Chị Bảo nói:
“Hôm qua ai cũng nhận thấy bà rất có tinh thần nhường nhịn, thấy ai thiếu hơn mình, bà vui lòng nhường ngay. Nhưng đến lượt cái tủ này thì quả là gay go. Nhà bà ở lẻ, bà lại đi vắng luôn, kể bà nói cũng phải”.
Bà Trụ thấy chị Bảo đồng ý, như cởi tấm lòng:
“Đấy chị xem, nhà trống huếch trống hoác thế này, có gì mất biết kêu ai?”
Chị Bảo mỉm cười:
“Khốn nỗi của ít người nhiều, giá có hai cái tủ chia cho hai bà thì tốt bao nhiêu. Vì chỉ có một nên mới rầy rà. Bà Du cũng một mực đòi lấy, chẳng hiểu nhà bà ấy thế nào?”
Nhà bà Du ở đầu làng, có ba gian nhà rách nát, cửa ngõ chẳng có. Bà Trụ biết vậy, nhưng nói ra sợ chị Bảo so sánh, nên trả lời:
“Hai vợ chồng khỏe như voi, không chịu làm gì đến chết nhà cũng thế mà thôi. Tôi nghĩ, đi ở cho nhà con Xoè, hơn chục năm trời, ngày nào cũng thấy nó mở ra khóa vào cái tủ ấy. Lúc nào tôi cũng cầu sao cho ngày sau được cái tủ như vậy. Nay nhờ ơn Đảng lãnh đạo, đấu tranh thắng lợi mà tôi không được cái tủ ấy thật không vui lòng”.
Chị Bảo thủng thỉnh nói:
“Vẫn hay là bà (đi) ở nhà nó, ngày ngày trông thấy và ao ước cái tủ ấy. Kể bây giờ được thì tốt. Nhưng bà nghĩ lại xem: Cái tủ ấy là mồ hôi nước mắt của nông dân, còn đâu là của con Xoè? Nông dân đòi lại được ruộng đất, nhà cửa và các tài sản của bọn địa chủ cướp đoạt là do đoàn kết đấu tranh. Riêng từng người đấu tranh thì làm sao thắng? Nếu ai cũng nghĩ mình đi ở nhà địa chủ nào mình phải được chia của nhà địa chủ ấy thì còn nói gì là đoàn kết đấu tranh và nhường nhịn lẫn nhau nữa?”
... Tối hôm ấy bà Trụ bắn tin cho bà Du biết là bà đồng ý nhường cái tủ”.
Chúng tôi trích nguyên văn bài “Cái tủ đứng” đăng trên mặt tờ báo Nhân dân vì chúng tôi thấy bài diễn tả một hình ảnh trung thực của một khía cạnh quan trọng của Cải cách ruộng đất. Bài báo bộc lộ một yếu tố tâm lý rất thông thường của quần chúng nông thôn mà cũng là một yếu tố khiến họ ủng hộ cộng sản. Chỉ có cộng sản chủ trương lấy của nhà giầu chia cho nhà nghèo mới mang lại cho họ niềm hy vọng sẽ có ngay tức khắc những thứ họ từng mơ ước lâu ngày. Chỉ một cái tủ đứng cũ kỹ chẳng hạn cũng đủ làm cho họ say mê và xả thân tranh đấu cho cộng sản.
[1]Tên Phong có lẽ bị đi tù, hoặc xử tử rồi.
[2]album.
[3]Nguyễn Hồng Phong: Xã thôn Việt Nam, Hà Nội, 1959.
[4]Từ trước tới nay Bắc Việt có tất cả ba thứ tiền. Thời kỳ đầu là “Bạc Tài chính”. Từ 1950 trở đi là “Bạc Ngân hàng” mỗi đồng ăn 100 đồng Tài chính. Cách đây mấy năm, đơn vị chính thức là “Đồng Bạc nặng” mỗi đồng ăn 1000 đồng Ngân hàng. Tiền nói trên là tiền “Ngân hàng”.
[5]Tính thời gian cả hai chiến dịch, trong 2 năm liên tiếp.
[6]Đã nói ở Chương 6
[2]album.
[3]Nguyễn Hồng Phong: Xã thôn Việt Nam, Hà Nội, 1959.
[4]Từ trước tới nay Bắc Việt có tất cả ba thứ tiền. Thời kỳ đầu là “Bạc Tài chính”. Từ 1950 trở đi là “Bạc Ngân hàng” mỗi đồng ăn 100 đồng Tài chính. Cách đây mấy năm, đơn vị chính thức là “Đồng Bạc nặng” mỗi đồng ăn 1000 đồng Ngân hàng. Tiền nói trên là tiền “Ngân hàng”.
[5]Tính thời gian cả hai chiến dịch, trong 2 năm liên tiếp.
[6]Đã nói ở Chương 6
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét