Phạm Lê Vương
Các - Ngày 11/2/2014, CA tỉnh Đồng Tháp đã bắt giữ 21 người
khi đang trên đường đến nhà ông Nguyễn Bắc Truyển, nhưng sau đó thả 18 người,
còn lại 3 người vẫn còn đang bị giam giữ là Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy
Quỳnh, và Nguyễn Văn Minh.
Đến ngày 12/2/2013, CA huyện Lấp Vò - Đồng Tháp ra Thông báo tạm giữ người, về hành vi “tụ tập đông người trên đường giao thông, gây cản trở giao thông nghiêm trọng, phạm vào điều 245 Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam”..
Thông báo này đã sai luật rất nghiêm trọng. Bỡi lẽ, điều 245 BLHS là điều luật quy định cho tội “gây rối trật tự công cộng”, với tình tiết tăng nặng được quy định tại điểm c, khoảng 1 của điều luật này là “gây cản trở giao thông nghiêm trọng”Còn hành vi "tụ tập đông người trên đường giao thông, gây cản trở cản trở giao thông nghiêm trọng" như trong Thông báo của CA Lấp Vò-Đồng Tháp thì phạm vào Điều 203 BLHS về Tội cản trở giao thông đường bộ.
Việc xác định sai tội danh một cách cơ bản như
vậy, cho thấy một là CA Lấp Vò-Đồng Tháp rất thiếu kiến thức về mặt pháp luật,
hoặc hai là vì “bắt ẩu” một cách vội vã nên dẫn đến các hành động quy chụp gán
ghép một cách miễn cưỡng trong việc định tội danh.
Thông báo tạm giữ người của Công an Lấp Vò, Đồng Tháp |
“Phục kích và dàn dựng”
Trở lại với các cáo buộc từ phóng sự của chương
trình An ninh Đồng Tháp cho rằng những người này đã “không chấp hành yêu cầu
kiểm tra của cảnh sát giao thông tuần tra”, “nhục mạ, tấn công lực lượng làm
nhiệm vụ”, và “gây rối trật tự công cộng”.
Trước hết, cần lưu ý rằng, các xã Mỹ An Hưng
B, xã Long Hưng B thuộc huyện Lấp Vò, nơi xảy ra những vụ việc nêu trên là khu
vực thuộc vùng xâu, vùng xa. Muốn đến được khu vực này, nếu đi từ Cầu Mỹ thuận
thì quẹo vào quốc lộ 80 hướng TP. Sa Đéc- Lai vung, rồi mới tới phịa phận Lấp
Vò, qua khỏi cầu Simona thì phải quẹo phải đi vào một con đường phụ khoảng chục
km, sau đó phải băng qua một con sông lớn bằng một con đò nhỏ, rồi tiếp tục
chạy vài km thì mới đến được nơi đã xảy ra vụ việc nêu trên. Những con đường
trong khu vực này thường một bên là sông và một bên là rừng tràm, nhà cửa vô
cùng thưa thớt.
Sỡ dĩ cần phải nhắc đến hoàn cảnh địa lý nêu
trên để thấy được một điều, tại một khu vực mà cá sấu có thể bò lên đường ngủ
cả ngày, mà CA Đồng Tháp lại cáo buộc cho hành vi “gây cản trở giao thông
nghiêm trọng” ở đây, thì đúng là một câu chuyện hài của pháp luật.
Và việc rất đông Cảnh sát giao thông và Cảnh
sát cơ động có mặt tại khu vực này cũng là một điều vô cùng bất thường.
Cùng với việc chuẩn bị trước máy quay, làm
phóng sự trên đài truyền hình thì không khó để nói rằng Công An Đồng Tháp đã
“phục kích” nhóm người này khi họ đang trên đường vô nhà ông Nguyễn Bắc Truyển.
Dù máy quay đã được chuẩn bị từ trước nhưng
chúng ta vẫn không thấy được hình ảnh “ điều kiển xe chạy hàng 2 hàng, 3 trên
đường” như phóng sự cáo buộc.
Tiếp đến, phóng sự này tiếp tục cáo buộc rằng
21 người này đã “nhục mạ, tấn công lực lượng làm nhiệm vụ”, và “gây rối trật tự
công cộng”.
Nhưng qua đoạn video được đưa lên vẫn không
thấy được hình ảnh “đánh công an”, mà thay vào đó là cảnh khoảng hơn hai chục
người đàn ông ăn mặc thường phục đang bao vây, lao vào tấn công vài người lọt
xuống mé sông.
Vậy nhóm người tấn công này là ai? Nhóm hơn
hai chục người đàn ông hành xử côn đồ, tấn công người khác chắc chắn không
thuộc nhóm 21 người đang trên đường đến nhà ông Nguyễn Bắc Truyển, vì nhóm 21
người này phần lớn là phụ nữ và những người đàn ông trong trang phục tu hành
của đạo Hòa Hảo rất dễ nhận ra.
Đối chiếu hình ảnh những nhân viên An ninh mặc
thường phục đã đập cửa nhà ông Truyển để đưa giấy mời, xông vào trấn áp ông
Truyển ngay tại nhà, với nhóm đàn ông mặc thường phục đã tấn công vào 21 người
này trước sự chứng kiến của lực lượng cảnh sát, mà lại không bị bắt giữ, thì
cho thấy vụ tấn công này hoàn toàn do An ninh Đồng Tháp gây ra.
Nhìn quang cảnh xung quanh nơi xảy ra vụ tấn
công trên đường, một bên là con sông, một bên là rừng tràm, nhìn tít đằng xa
cũng không có nhà dân xung quanh, nên có thể nói nhóm người đến nhà ông Truyển
đã bị An ninh mặc thường phục “mai phục" và tấn công.
Cho nên tất cả các cáo buộc dành cho 21 người
này từ chương trình truyền hình An ninh Đồng Tháp là một sự vu khống đối, và
việc CA Đồng Tháp ra Thông báo tạm giữ 3 trong số 21 người để chờ khởi tố, thì
đây một bản Thông báo chà đạp lên công lý và nhạo báng pháp luật.
Từ chỗ là những người bị hại, bị mai phục, bị
chặn đường hành hung, nhưng rồi lại bị bắt giam. Từ chỗ là nạn nhân thì nay CA
Đồng Tháp lại biến họ thành phủ phạm gây rối trật tự, chống người thi hành công
vụ.
Và từ lúc ban đầu là từ chặn dừng kiểm tra
giao thông, sau đó là... “kiểm tra hành chính phát hiện trong giỏ sách của
những đối tượng này có những dòng chữ xấu, tuyên truyền chống Đảng và Nhà
nước”.
Nó cũng giống như vụ án, từ việc kiểm tra hành
chính phát hiện ra “hai bao cao su đã qua sử dụng”... rồi bỗng dưng kết án đến
7 năm tù về tội tuyên truyền chống nhà nước như đã từng xảy ra cách đây không
lâu.
Công an “làm bậy”
Phải chăng vì muốn che dấu cho sự “làm bậy”
này nên Giám đốc CA Đồng Tháp, Thiếu tướng Nguyễn Minh Thuấn đã nói rằng:
“chúng tôi sẽ làm nhanh để kết thúc nhanh đối với vụ án này”?
Là một Giám đốc CA tỉnh, không lẽ nào ông
không biết quy trình và thủ tục tiến hành tố tụng cho một vụ án cần những bước
nào, quy định thời hạn trong bao lâu, và bao giờ sẽ kết thúc hay sao? Mà ông
lại dám tuyên bố công khai là “làm nhanh để kết thúc nhanh”? Phát ngôn này của
ông sẽ làm cho nhiều người càng khẳng định rõ ràng rằng, CA Đồng Tháp đang muốn
làm “án bỏ túi” để che đậy những vi phạm của mình trong vụ án này.
Không những thế, ông Thuấn còn cho biết: “Cơ
quan CSĐT CA huyện Lấp Vò đã khởi tố vụ án chống người thi hành công vụ, gây
rối trật tự công cộng. Và khởi tố 3 bị can Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy
Quỳnh, và Nguyễn Văn Minh để làm rõ hành vi chủ mưu, và thủ phạm trực tiếp gây
ra hai vụ án này”.
Thế nhưng sau khi đã quá thời hạn 9 ngày tạm
giữ, ngày 21/2 người nhà của ba người nêu trên đã chủ động trực tiếp đến CA
huyện Lấp Vò để hỏi về “quyết định khởi tố” thì không nhận được câu trả lời. Và
cho đến lúc này, truyền thông và dư luận vẫn chưa biết về cái “quyết định khởi
tố” cho vụ án này mà ông Thuấn nói là như thế nào.
Đây tiếp tục là một hành vi tùy tiện, xem
thường pháp luật của cơ quan CA tỉnh Đồng Tháp.
Lời kết
Qua video clip về phóng sự này cho thấy rằng,
tất cả các cáo buộc của Công An Đồng Tháp đưa ra đối với 3 người đang bị bắt
giữ là “gây cản trở giao thông giao nghiêm trọng”, “chống người thi hành công
vụ”, và “gây rối trật tự công cộng” là vô căn cứ.
Dù phóng sự đã được dàn dựng và chuẩn bị trước
đó nhưng CA Đồng Tháp không thể đưa ra bất kỳ bằng chứng nào cho các cáo buộc
đã nêu. Mà trái lại, đoạn phóng sự này là bằng chứng tố cáo cách hành xử côn
đồ, cũng như vu khống công dân, đổi trắng thành đen của CA Đồng Tháp.
Nó cũng cho thấy CA Đồng Tháp đã vi phạm pháp
luật một cách nghiêm trọng, bất chấp công lý và dư luận vẫn tiếp tục giam giữ
trái phép Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, và Nguyễn Văn Minh.
Bên cạnh đó, chương trình phóng sự “Vì An ninh
tổ quốc” của Đài Truyền hình Đồng Tháp lại tiếp tay cho các hành vi vi phạm nêu
trên. Ra sức sử dụng đến tiếng nói của “quần chúng nhân dân” để che đậy, tuyên
truyền cho vụ án này.
Như một người đàn ông trong số đó nói rằng:
“tui thấy cái đường lối của Cách mạng, của Đảng và Nhà Nước là làm để phát
triển nông thôn, để cho bà con xóm làng yên bình, cơm no áo ấm, là một điều quý
hóa của toàn dân...”
Mới nghe qua thì có vẻ ông này nói hay, nhưng
nhìn vào một thực tế không thể phủ nhận là nhìn phía sau lưng của người
đàn ông đang nói lại là một bức tường nứt nẻ, để trơ ra những viên gạch vì
không đủ điều kiện để tô lên đó một lớp xi-măng và phủ lên đó một màu sơn cho
bắt mắt. Và trước mặt ông là những người dân được ngồi nghe, nhìn qua vẻ bề
ngoài và gương mặt của họ, có thể diễn tả bằng 2 từ... “nghèo khó”.
Phạm Lê Vương Các
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét