Anh
Hayden Carlo là cư dân Texas, đã bị cảnh sát chặn xe lại vì thấy biển số
(License Plate) xe của anh quá hạn. Anh bảo rằng anh không có gì để giải thích
lý do vì sao anh chưa gia hạn, ngoại trừ một lý do duy nhất là anh không có
tiền. Anh chỉ có thể dùng tiền đó để nuôi vợ, nuôi con hoặc là dùng số tiền đó
để gia hạn đăng ký biển số xe. Sau khi viết giấy phạt, cảnh sát kẹp tờ $100 đô
vào giấy và trao cho anh Hayden.
Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014
NHÀ HOẠT ĐỘNG NHÂN QUYỀN BÙI THỊ MINH HẰNG ĐÃ NGƯNG TUYỆT THỰC, NHƯNG CON TRAI BÙI TRUNG LẠI VỪA BỊ BẮT
BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA PHONG TRÀO NHÂN VĂN - GIAI PHẨM
Trương Quang Đệ - Gần đây, trang web
tiếng Việt của Đài BBC có đăng bài của Lê Quỳnh giới
thiệu một cách đánh giá mới về phong trào Nhân văn-Giai phẩm do một học giả Mỹ,
Peter Zinoman, Giáo sư Khoa lịch sử ở Đại học Berkeley, đề xuất (1). Tôi lấy
làm tiếc chưa được đọc nguyên bản bài nghiên cứu của vị giáo sư Mỹ, nhưng qua
bài giới thiệu của Lê Quỳnh, vị giáo sư Mỹ cho rằng các nghiên cứu từ trước đến
nay thường “thổi phồng” giá trị đối kháng chế độ của Nhân Văn Giai Phẩm mà
không nghiên cứu kỹ những bài viết thực sự của phong trào này, tìm hiểu bản
chất của họ là gì. Căn cứ vào những bài viết của Nhân Văn Giai Phẩm, học giả Mỹ
nhận xét như sau:
HAI NGÀY VẬN ĐỘNG NHÂN QUYỀN CHO VIỆT NAM TẠI QUỐC HỘI HOA KỲ
Chiến dịch hai ngày, nhằm vận động nhân quyền cho Việt Nam tại
quốc hội Hoa Kỳ, kết thúc chiều thứ Năm 27 trong dư âm một tiếng nói chung của
gần 600 người Mỹ gốc Việt từ các tiểu bang khắp nước Mỹ bên cạnh người về từ Đức,
Canada và Châu Âu.
KỲ ÁN NHÃ THUYÊN
Thư Hiên
- Mấy
tuần qua, dư luận cộng đồng mạng rúng động bởi “kỳ án” Nhã Thuyên. Diễn biến gần
đây nhất là sự kiện ngày 27/3, cô Đỗ Thị Đoan bị Trường ĐH Sư phạm Hà Nội mời đến
để nhận các quyết định thu hồi bằng và hủy luận văn thạc sĩ nhưng cô từ chối
không nhận các quyết định này. Trước đó thì PGS TS Nguyễn Thị Bình, người hướng
dẫn Nhã Thuyên làm luận văn này không được kéo dài thời gian làm việc dù luật định
cho phép.
LUẬT SƯ TRONG VỤ 5 CÔNG AN ĐÁNH CHẾT NGƯỜI: “TÔI KHÔNG SỢ VÌ MÌNH LÀM ĐÚNG“
Tôi quá xót xa, đau lòng trước cảnh hai đứa
trẻ mồ côi, trong đó cháu bé sinh ra mà chưa bao giờ được nhìn thấy mặt cha,
trong khi gia đình lại quá nghèo. Hơn nữa, tôi rất bức xúc trước hiện tượng có
nhiều nghi can, bị can chết bất thường tại các trại tạm giam, nhà tạm giữ.
VIẾT VỀ CÁI CHẾT CỦA CHÍNH THỂ VIỆT NAM CỘNG HÒA
“We betrayed you” (W.Westmoreland)
Từ ba thập niên nay, không đợi đến ngày 30 tháng tư trở lại mới
có thêm tài liệu giải mật được phổ biến từ ba phiá Mỹ, Cộng sản và Quốc gia
liên hệ đến giai đọan hấp hối của chính phủ Nguyễn Văn Thiệu kết thúc bằng cuộc
tháo chạy của Hoa kỳ năm 1975. Về cánh quốc gia, người viết bài này may mắn gặp
lại và phỏng vấn một số nhân vật chính yếu trong cuộc như cố Tổng thống Thiệu,
đại tướng Cao Văn Viên (tác giả của The Final Collapse và Những ngày cuối cùng
của VNCH), ngọai trưởng Trần Văn Lắm trước khi ông qua đời tại Úc, bác sĩ Nguyễn
Lưu Viên, nguyên chủ tịch phái đoàn VN tại Hội nghị La Celle Saint Cloud và ông
Nguyễn Xuân Phong, cựu Quốc vụ khanh phụ trách đàm phán tại Paris, thay thế đaị
sứ Phạm Đăng Lâm sau tháng giêng 1973. Những bài phỏng vấn vưà kể được đưa lên
internet và đăng trên báo.
LUẬT SƯ TRONG VỤ 5 CÔNG AN ĐÁNH CHẾT NGƯỜI: “TÔI KHÔNG SỢ VÌ MÌNH LÀM ĐÚNG“
Tôi quá xót xa, đau lòng trước cảnh hai đứa
trẻ mồ côi, trong đó cháu bé sinh ra mà chưa bao giờ được nhìn thấy mặt cha,
trong khi gia đình lại quá nghèo. Hơn nữa, tôi rất bức xúc trước hiện tượng có
nhiều nghi can, bị can chết bất thường tại các trại tạm giam, nhà tạm giữ.
QUYỀN ĐƯỢC BIỂU TÌNH CỦA NGƯỜI DÂN
Kẻ đúng thì rụt rè, do
dự, vì e là phạm luật
Người sai lại năng nổ, thẳng tay, bởi tin rằng có lý
Người sai lại năng nổ, thẳng tay, bởi tin rằng có lý
Biểu tình là một hoạt động hợp hiến và hết sức
thông thường ở xã hội văn minh. Nhưng đến nay, biểu tình (ngoài sắp đặt của cơ
quan Nhà nước) vẫn còn là một chuyện tương đối xa lạ ở Việt Nam, thậm chí như
một điều “phạm húy”. Biểu tình bị ngăn cản, dù có diễn ra thì người ta vẫn quanh
co, không dám gọi đúng tên. Đa số người dân nhìn nhận quyền biểu tình như một
thứ xa xỉ phẩm, không liên quan đến cuộc sống của mình, thậm chí còn nhìn nó
như một miếng mồi nhử nguy hiểm: Ừ thì Hiến pháp cho phép đấy, nhưng cứ thử
động vào mà xem… Vốn dĩ thuộc phạm trù đối nội, quyền biểu tình được nêu trong
Hiến pháp trên thực tế chỉ còn để đối ngoại.
XÂY DỰNG CON NGƯỜI TỰ CHỦ, ĐỂ DÂN TỘC TỰ CHỦ, CHƯƠNG TRÌNH VĨ ĐẠI BỊ DỞ DANG CỦA PHAN CHÂU TRINH
Phan Châu Trinh (1872-1926) |
Nguyên Ngọc - Đầu thế kỷ XX, sau thất bại của các cuộc khởi
nghĩa Cần vương, đã xuất hiện Phong trào Duy Tân, thoạt tiên được khởi xướng
bởi một nhóm trí thức ưu tú, thường được gọi là “bộ ba Quảng Nam” gồm Phan Châu
Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng. Phong trào nhóm lên ở Quảng Nam, nhanh
chóng loan ra khắp Trung Kỳ, ảnh hưởng sâu rộng đến cả nước, đưa tới cuộc Trung
Kỳ dân biến năm 1908, cuộc bạo loạn chống Pháp lớn nhất trước Cách mạng tháng Tám.
Cuộc nổi dậy bị đàn áp nặng nề, Trần Quý Cáp bị chém ở Khánh Hòa, Phan Châu
Trinh bị đày ra Côn Đảo, về sau thoát tù đã sang Pháp để tiếp tục hoạt động,
đến năm 1925 trở về nước, và mất ngày 24/3/1926, đến nay vừa đúng 85 năm. Huỳnh
Thúc Kháng cũng bị đày Côn Đảo, sau khi ra tù đã chuyển sang hoạt động hợp
pháp, chủ trương báo Tiếng Dân, tờ báo đậm khuynh hướng yêu nước chống Pháp
sống được lâu nhất dưới thời Pháp thuộc; và trong số ba người, ông cũng là
người còn sống được lâu nhất, để trở thành Phó Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1945.
CÓ THỂ CƯỜI SAU KHI TRA TẤN ĐẾN CHẾT NGƯỜI DÂN SAO?
Hà Văn Thịnh - Một trong những phiên tòa đó vừa được… diễn ở
thành phố Tuy Hòa, Phú Yên. 5 bị cáo – là 5 sĩ quan công an, hành hạ, tra tấn
người dân từ sáng đến tối, gây nên cái chết tức tưởi của nạn nhân Ngô Thanh
Kiều, chỉ “bị” Viện KSND TP Tuy Hòa đề nghị “hình phạt” một án tù, còn lại là…
án treo(!)?
Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014
CHÂN DUNG CỦA MỘT TÊN BỒI BÚT
Trần An Lộc - Vụ án bà Nguyễn Thị Năm tức bà Cát Hanh Long là người đầu
tiên bị xử bắn để phát động phong trào "cải cách ruộng đất" năm 1953
bởi đảng Cộng sản Việt Nam tại nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lại đang như những
giòng máu chảy dài trên báo mạng trong nước.
GÓC KHUẤT MỘT GIA TỘC: BÀI VIẾT CỦA BỒI BÚT XUÂN BA ĐỂ CHẠY TỘI CHO HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CSVN VỀ HÀNH ĐỘNG THỦ TIÊU CỤ PHẠM QUỲNH
Đương tỏ dần góc khuất một gia tộc (Kỳ 1)
- Có một gia đình thuộc vào loại hiếm có trong
lịch sử hiện đại nước ta mà qua mấy thế hệ con cháu đã đóng góp cho xã hội những
nhân tài nổi tiếng, có những đóng góp to lớn cho dân tộc. Đó là gia đình nhà
văn hóa Phạm Quỳnh (1892-1945). Hơn nửa thế kỷ trôi qua từ khi Phạm Quỳnh từ
giã cõi trần, những thông tin về ông vẫn chưa đầy đủ và những thế hệ con cháu
ông cũng còn nhiều người chưa được biết. Cách đây hơn 7 năm, nhà văn Xuân Ba đã
ngược dòng thời gian, tìm hiểu và phát hiện thêm những sự kiện, tình tiết mang
ý nghĩa lịch sử và văn hóa về gia tộc của vị Thượng thư Phạm Quỳnh. Báo điện tử
Petrotimes sẽ giới thiệu với bạn đọc nội dung ghi chép ấy.
TRÒ CHUYỆN CÙNG CỤ LÊ HỒNG HÀ VỀ QUÁ TRÌNH DÂN CHỦ HÓA ĐẤT NƯỚC
“…Có lẽ
là nhờ có nhân duyên mà từ những ngày tết 2014 đến gần đây, tôi đã có nhiều lần
được trò chuyện cùng cụ Lê Hồng Hà, lại được cụ tin cẩn trao gửi tôi lưu giữ
nhiều bản thảo đã công bố và cả chưa công bố của cụ. Bài phỏng vấn này là một
tóm tắt không đầy đủ sau những đối thoại có ghi chép gần đây giữa tôi và cụ.
Buồn thay hai năm
trước, tại thành phố biển Đà Nẵng -“Nơi đáng sống nhất hành tinh này” (NBT),
bệnh tật và tuổi tác đã quật ngã cụ Trần Lâm (1925), Nguyên Thẩm Phán Toà Án
nhân dân tối cao và những tai ương đó, lại diễn ra tại phòng cấp cứu Bệnh viện
hữu nghị Việt Xô Hà Nội với cụ Lê Hồng Hà (1926), nguyên Chánh Văn Phòng,
nguyên uỷ viên Đảng Đoàn Bộ công an.
LẠI ĐƯỢC XEM NÀNG KIỀU TRINH DIỄN XUẤT
ĐẢNG ĐÃ DÀN XẾP BẢN ÁN NHẸ NHÀNG CHO 5 CÔNG AN ĐÁNH CHẾT DÂN
BBC - Cơ quan
nội chính và chính quyền ở tỉnh Phú Yên có thể đã có dàn xếp để tòa sơ thẩm đưa
ra mức án nhẹ đối với các sỹ quan công an thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đã
hành hung tới chết hôm 13/5/2012 một nghi phạm hình sự với hàng chục vết thương
từ đầu tới chân.
“ĐÁNH CHẾT NGƯỜI SAO CHỈ ĐỀ NGHỊ ÁN TREO?”
Tuổi Trẻ - Bà Ngô Thị Tuyết, chị gái của nạn nhân Ngô Thanh Kiều, đã nghẹn
ngào thốt lên như vậy trong phần tranh luận phiên tòa xét xử năm nguyên công an
tội “dùng nhục hình” sáng 29-3 tại TAND TP Tuy Hòa (Phú Yên).
BÀI HỌC UKRAINA – NƯỚC TA TRƯỚC HỌA TÀU NGA
Lê Thiên - Sau một thời gian quốc gia độc lập
Ukraina rơi vào những rối loạn về chính trị vì thái độ khinh dân cùng hành vi bạo
lực và tham nhũng của Tổng thống Viktor Yanukovych, ngày 22/2/2014, Quốc hội
Ukraina đã bỏ phiếu truất quyền tổng thống của ông này.
Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014
HỒ CHÍ MINH VÀ VỤ BÁN PHAN BỘI CHÂU CHO PHÁP
Hồ Chí Minh và vụ bán Phan Bội Châu cho mật thám Pháp.
Trong lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc, Phan Bội Châu
(1867-1940) thường được nhắc đến như một chí sĩ, một nhà cách mạng nổi bật. Là
một nhà nho ưu thời mẫn thế, Phan Bội Châu đã chọn cho mình con đường cứu nước,
cứu dân mà kẻ sĩ xứng danh nào cũng không thể từ chối khi đất nước lâm nguy
theo câu nói đã thành châm ngôn: Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách.
KHI LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC LÀ TRÒ ĐÙA? CỘNG SẢN ƠI LÀ CỘNG SẢN!
Phiên
phúc thẩm vụ kiện hành chính do người nông dân nổi dậy Đoàn Văn Vươn khởi kiện
về việc cưỡng chế sai luật, diễn ra hôm ngày 26 tháng 3 tại tòa án nhân dân
thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên tòa đã không chấp nhận kháng cáo và bác yêu cầu
khởi kiện của ông Đoàn Văn Vươn.
PHẢN ỨNG SINH VIÊN SAIGON VỀ BÀI GIẢNG "ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC?”
Kính thưa Cô,
Đến tận bây giờ, gõ những dòng E-mail trần tình này gửi đến Cô,
em vẫn còn trách ông trời, phải chi cuối tiết “Lịch Sử” hôm ấy trời đừng mưa to
thì giảng đường Đại Học không ai còn ngồi lại và Cô cũng đâu có thời gian trò
chuyện khuyến khích sinh viên mình... Và, hôm nay, em cũng không phải gõ email
này gửi Cô mà em biết khi đọc Cô sẽ không vui...
TRÒ CHUYỆN CÙNG CỤ LÊ HỒNG HÀ VỀ QUÁ TRÌNH DÂN CHỦ HÓA ĐẤT NƯỚC
“…Có lẽ
là nhờ có nhân duyên mà từ những ngày tết 2014 đến gần đây, tôi đã có nhiều lần
được trò chuyện cùng cụ Lê Hồng Hà, lại được cụ tin cẩn trao gửi tôi lưu giữ
nhiều bản thảo đã công bố và cả chưa công bố của cụ. Bài phỏng vấn này là một
tóm tắt không đầy đủ sau những đối thoại có ghi chép gần đây giữa tôi và cụ.
Buồn thay hai năm
trước, tại thành phố biển Đà Nẵng -“Nơi đáng sống nhất hành tinh này” (NBT),
bệnh tật và tuổi tác đã quật ngã cụ Trần Lâm (1925), Nguyên Thẩm Phán Toà Án
nhân dân tối cao và những tai ương đó, lại diễn ra tại phòng cấp cứu Bệnh viện
hữu nghị Việt Xô Hà Nội với cụ Lê Hồng Hà (1926), nguyên Chánh Văn Phòng,
nguyên uỷ viên Đảng Đoàn Bộ công an.
NỮ TIẾP VIÊN VIETNAM AIRLINES BỊ BẮT TẠI NHẬT, ĐÁNG THƯƠNG HAY ĐÁNG TRÁCH?
Xin thưa luôn là vừa đáng thương lại vừa đáng
trách.
Đáng thương vì chỉ với 21 món hàng quần
áo ăn cắp trị giá khoảng 25,7 triệu đồng từ tháng 9 năm ngoái mà bị bắt giữ,
thẩm vấn và bị truyền thông quốc tế rùm beng mấy ngày hôm nay. Đáng trách vì
“mang hình ảnh Việt Nam ra thế giới” (quảng bá của Vietnam Airlines trên VTV)
như thế là làm xấu hình ảnh của một đất nước mà cha ông ta đã từng tự hào “lành
cho sạch rách cho thơm”.
THỬ NHẬN DẠNG LẠI CHÂN DUNG NHÂN VẬT PHẠM QUỲNH
I) Thử
nhận dạng lại chân dung nhân vật Phạm Quỳnh
Phạm
Quỳnh ngoài bút hiệu Hồng Nhân hoặc Hoa Đường còn có bút hiệu Thượng Chi. Ông
quê gốc ở làng Lương Ngọc (nay là xã Thúc Kháng) phủ Bình Giang tỉnh Hải Dương,
nhưng gia đình ra Hà Nội sinh sống lập nghiệp và sinh ra ông tại đây ngày 17
tháng 12 năm 1892.
TẠI SAO CỘNG SẢN GIẾT PHẠM QUỲNH?
Việt Minh cộng sản đã giết Phạm Quỳnh
(1892-1945) hai lần: Lần thứ nhất hạ sát, che giấu và phi tang thân xác ông tại
Huế năm 1945. Lần thứ hai, bóp méo lịch sử, viết sai lạc về Phạm Quỳnh,
nhằm hủy diệt luôn sự nghiệp và thanh danh của ông. Một câu hỏi cần
được đặt ra là lúc đó Phạm Quỳnh đã rút lui khỏi chính trường, tại sao cộng sản
lại giết Phạm Quỳnh, trong khi cộng sản không giết Trần Trọng Kim và toàn bộ
nhân viên nội các Trần Trọng Kim, là những người đang còn hoạt động? Câu
hỏi nầy cần tách ra làm hai phần để dễ tìm hiểu:
NHẠC SĨ PHẠM TUYÊN - NGƯỜI CON THỨ CHÍN CỦA PHẠM QUỲNH
Bài
của Nguyễn Liệu
Tục ngữ Việt nam nói “ Nên khôn từ thuở lên
ba”, nhưng nhạc sĩ Phạm Tuyên lên ba có khôn không thì không biết, nhưng đến
lúc mười lăm mười sáu tuổi thì chứng tỏ Phạm Tuyên là người chí ngu, chí dại, rồi
từ đó dấn thân vào hết sai lầm này đến sai lầm khác và mãi đến nay tới tuổi 80
có lẽ là lần dại cuối cùng rồi giả từ cuộc sống.
Cuộc khởi nghĩa 1945 Việt minh tức Việt cộng cướp
chánh quyền lập tức giết Phạm Quỳnh, một học giả số một của Việt Nam. Bốn học
giả nổi tiếng của Việt Nam lúc bấy giờ là Phạm Quỳnh, Nguyễn văn Vĩnh, Nguyễn
văn Tố và Phạm duy Tốn. Người đời thường nói tắt ông Quỳnh ông Vĩnh ông Tố ông
Tốn.
“KÝ ỨC VỀ CỤ PHAN BỘI CHÂU”
- Cố GS Nguyễn Thiệu Lâu (1916-1967)
Cách đây thấm thoát đã hai mươi năm rồi (1), tôi có ở Huế,
nhà ở trên dốc Bến Ngự, gần nhà cụ Phan.
Tôi đã được cụ cho hầu chuyện nhiều lần.
Trước đây, mười mấy năm, tôi có dịp vào Huế, có lên viếng mộ cụ,
đặt ngay trong vườn nhà cụ ở trước.
Bây giờ, nhớ tới cụ, tôi chép ra đây một vài ký ức.
* * *
Hồi đó tôi giảng học ở Trường Khải Định (1939), giảng về môn Sử
ký và Địa lý. Vốn ngưỡng mộ cụ đã lâu, nhưng không biết làm thế nào được cụ cho
tiếp kiến, tôi bèn nhờ một vị phụ huynh học sinh nói trước xem cụ có cho tôi được
gặp cụ không. Cụ trả lời tương tự như sau này:
VỀ PHAN BỘI CHÂU TIÊN SINH: MẤY VẤN ĐỀ XIN ĐƯỢC BÀN LẠI...
Nguyễn
Đình Chú - Nước mất, phải tìm đường cứu
nước. Nhưng cứu nước bằng đường lối nào? Quả thật là chuyện vô cùng khó khăn.
Có cái nhất thời cho là đúng, nhưng với lâu dài là gì? Rõ ràng không đơn giản với
những ai có tầm nhìn vĩ mô. Chuyện giữa hai cụ Phan, ai đúng ai sai? Ai hơn ai
kém? đâu phải là dễ có kết luận cuối cùng.
Hẳn là chúng ta đều thấm nhuần quan điểm Mác
xít cho rằng: nhận thức chân lý phải là một quá trình, phải từ chân lý tương
đối mà đi gần tới chân lý tuyệt đối và cũng chẳng có chân lý tuyệt đối. Hay nói
theo thuật ngữ của Pháp: nghiên cứu khoa học là recherche, tức là tìm đi tìm
lại, cứ thế mà tìm mãi. Không ai có thể tự cho đây là tiếng nói cuối cùng.
CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ CỦA PHAN CHÂU TRINH
Phan Châu Trinh
Mặc dù Phan Châu Trinh tự nhận mình là một “nhà hoạt động
chính trị ở vương quốc An Nam”, nhưng trong số các trước tác của ông, người ta
lại chưa tìm thấy một tác phẩm nào trình bày một cách thật rõ ràng mục tiêu và
phương hướng chính trị của ông. Chính chỗ thiếu sót đó đã khiến cho một số nhà
nghiên cứu hiện nay tìm cách giải thích tư tưởng của ông theo chiều hướng “cải
lương”: chỉ đánh giá cao ông như một nhà giáo dục, nhà văn hóa lớn (thậm chí
một nhà cách mạng văn hóa) mà vô tình hay cố ý bỏ quên vai trò của ông với tư
cách là một nhà hoạt động chính trị.
Tuy nhiên, nếu xem xét thật kỹ lưỡng các tác phẩm của ông
để lại, chúng ta có thể tìm thấy những nét phác họa của một cương lĩnh chính
trị được ẩn giấu trong bản thảo của một bài thơ.
NHỆN LƯNG ĐỎ VÀ HƠN 600 TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM
Vợ và hai con gái của nạn nhân |
Nguyễn Ngọc Già - Chỉ có súc vật mới quay lưng lại với
nỗi đau của đồng loại để chăm sóc cho bộ lông của mình - Karl Marx.
Lời của ông tổ cộng sản, một lần nữa phải nhắc
lại, khi người viết đọc được bài báo trên trang Pháp Luật: "Vụ 5 công an
đánh chết nghi can: Phải xử tội giết người mới đúng!".
Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014
VÌ SAO CÔ NHÃ THUYÊN CHỌN "MỞ MIỆNG" LÀM ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ?
Cô Đỗ Thị
Thoan, tức Nhã Thuyên đã bảo vệ thành công xuất sắc luận văn Thạc sĩ đề tài:
"Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của Nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa"
tại Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ ngày 04.12.2010. Luận văn của cô do PGS. TS
Nguyễn Thị Bình hướng dẫn, được chấm điểm tuyệt đối: 10/10.
TỪ VỤ TƯỚC BẰNG CỦA THẠC SĨ ĐỖ THỊ THOAN (NHÃ THUYÊN)
Lê Tuấn Huy - Qua ảnh
chụp một phần văn bản được cho là công văn của
Ban Tuyên giáo Trung ương, được biết một hội đồng thẩm định đã thu hồi Luận văn Vị
trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa và
“không công nhận học hàm (sic!) thạc sỹ của chị Đỗ Thị Thoan”. Dù độ xác thực của
văn bản chưa được kiểm chứng, thông tin này được củng cố qua việc trang Bauxite
Việt Nam cung cấpdanh sách thành viên hai hội đồng liên
quan đến luận văn được đề cập.
KHI CÁN BỘ CHÍNH TRỊ KIỀM TỎA NGƯỜI TRI THỨC
Câu chuyện về thạc sĩ Nhã Thuyên và luận văn
của cô đang bị hội đồng chấm lại một cách bí mật dưới sức ép từ trên xuống đang
– đã và sẽ gây ra nhiều tranh cãi. Nó làm cho không ít người nhớ lại cuộc kiểm
điểm bài Dư Âm (nhạc sĩ Nguyễn Văn Tí), một Nhân văn - Giai phẩm của cái thời
kỳ “cách mạng sôi nổi” ấy, hay gần đây nhất là một “Cánh đồng bất tận” của nhà
văn Nguyễn Ngọc Tư.
Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014
NHÀ HOẠT ĐỘNG NHÂN QUYỀN TRẦN THỊ NGA BỊ CÔNG AN CỘNG SẢN TẤN CÔNG TÌNH DỤC VÀ ĐÁNH ĐẬP MAN RỢ
Kính thưa quý vị,
Hôm 23/3/2014, chị Trần Thị Nga đã bị lực
lượng CA tấn công tình dục và đánh đập tàn nhẫn tại trụ sở côn an phường Quang
Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.
Viên côn an tên Lê Mạnh Tuấn (số hiệu 121-641)
là kẻ đã chỉ đạo thuộc cấp lột quần áo của chị Trần Thị Nga để khám xét. Chính
tên Lê Mạnh Tuấn này cùng với nhiều tên côn an nam khác sau đó đã giở trò xàm
xỡ và xúc phạm nhân phẩm chị Nga trong tình trạng gần như bị lột truồng. Đây là
một hành vi cực kỳ đê tiện và bỉ ổi của ngành côn an Việt Nam.
CHỦ TRƯƠNG LỚN CỦA ĐẢNG – TAI HỌA KHỦNG CHO DÂN
J.B Nguyễn Hữu Vinh- Chừng đó câu hỏi cần được trả lời. Những điều
rút ra qua vụ Bôxit để trả lời câu hỏi đó, đã thể hiện bản chất của những chủ
trương lớn và cái Đảng đã đẻ ra những chủ trương lớn kia đang phục vụ ai? Khi
mà các chủ trương lớn của đảng là tai họa khủng khiếp cho nhân dân mà không ai
phải chịu trách nhiệm?
Và câu trả lời vắn tắt nhất, gọn gàng nhất là bãy trả quyền tự
quyết về cho nhân dân.
Thông tin về việc dự án Bôxit Tây Nguyên lỗ hang ngàn tỷ đồng
đến với người dân Việt Nam đã là chuyện hiển nhiên không cần bàn cãi. Người ta
đón nhận tin đó không chút nào ngạc nhiên. Trước đó, nhà nước đã phải dừng công
trình Cảng Kê Gà đã đầu tư cả ngàn tỷ, việc phá nát đường sá, đe dọa đời sống
người dân, đặc biệt là nếp văn hóa vùng Tây Nguyên.
LỜI HIỀN TRIẾT
Ký
Tế Sưu Tầm - Có một vị hiền triết đã hỏi các đệ tử rằng:
“Tại
sao trong cơn giận dữ người ta thường phải thét thật to vào mặt nhau ?”
Sau một
lúc suy nghĩ, một trong những đệ tử ấy đã trả lời:
“Bởi
vì người ta mất bình tỉnh, mất tự chủ!”
Vị hiền
triết không đồng ý với câu trả lời, ngài bảo:
“Nhưng
tại sao phải hét lên trong khi cả hai đang ở cạnh nhau, tại sao không thể nói với
một âm thanh vừa phải đủ nghe ?”
CỘNG SẢN NGHĨA LÀ LƯỜNG LÁO BỊP BỢM
Nguyễn Ngọc Già
- Tình hình nhân quyền Việt Nam ngày một u ám hơn sau kỳ
UPR. Có lẽ tình hình đàn áp cùng việc phơi bày chế độ trại tù tàn nhẫn vô nhân
đạo là "câu trả lời" của giới cầm quyền Việt Nam đối với 227 khuyến
nghị từ quốc tế?
BÀI VIẾT VỀ VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT CỦA DU HỌC SINH NHẬT GÂY BÃO FACEBOOK
Nhân Hoàng - Trên Facebook cá nhân, danh hài độc thoại Dưa
Leo và blogger Robbey chia sẻ bài viết về văn hóa con người Việt Nam của một
bạn du học sinh Nhật khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Nội dung bài viết như sau:
Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014
HỒI KÝ THÉP ĐEN - ĐẶNG CHÍ BÌNH - PHẦN 1
1.
Cuộc Họp Đầu Tiên
Vào một buổi tối cuối Xuân 1959, trời thật nhiều gió. Những hàng
me trên đường “16” vật vờ, nghiêng ngã theo từng đợt gió mạnh. Từng đám lá me
khô nhỏ dảy dụa cuốn đuổi nhau như đám ong vàng, gây nên những tiếng xào xạc,
trên mặt đường.
Buổi tối đó là ngày thường nên khu nhà thờ Tân Sa Châu, gần Lăng
Cha Cả Tân Sơn Nhất Sài Gòn rất vắng vẻ. Xa xa một vài ánh điện từ ngoài đường
Trương Minh Ký hắt vào, càng làm cho khu vực nhà thờ mập mờ, chỗ sáng chỗ tối.
HỒI KÝ THÉP ĐEN - ĐẶNG CHÍ BÌNH – PHẦN 2
11.
Sửa Soạn Lên Đường …
Theo những quy định thời gian ấy, tôi phải làm
một số thủ tục về giấy tờ. Trong đó, tôi phải viết một giấy ủy quyền cho thân
nhân.
Đã từ 6, 7 tháng trước, mỗi tháng lương của tôi là 5.000đ không
kể công tác phí như thuê nhà, xe cộ.v.v… Vì vậy, nếu vì lý do nào đó mất liên
lạc, như bị bắt, chết, v.v… đều được coi như là mất tích, nhà nước sẽ trả lại
cho thân nhân 12 tháng lương. Đó, nếu ai đi ra vì tiền, thì 60.000đ là một sinh
mạng của một con người.
HỒI KÝ THÉP ĐEN - ĐẶNG CHÍ BÌNH - PHẦN 3
21.
Tài Liệu “M”, Đối Tượng Là Ai?
Buổi sáng hôm sau, là ngày 14 tháng 6, chỉ còn một ngày nữa
là đến hẹn. Hôm nay, tôi lại phải ra bờ hồ. Trước khi đi tôi cúi xuống xem
chiếc máy. Họ chủ quan, cho là tôi không biết, nên lúc dán băng keo, lại dán
dịch đến 3 phân so với chỗ hôm qua.
Tôi ra đường, sáng hôm
nay trời Hà Nội thật đẹp, không mưa không nắng. Không khí dìu dịu làm tỉnh lòng
người. Giữa mùa Hè oi ả, có một ngày thế này ai cũng thấy dễ chịu.
HỒI KÝ THÉP ĐEN - ĐẶNG CHÍ BÌNH - PHẦN 4
31. Nghĩa “Bình Xuyên”…
Để làm sáng tỏ phần nào cuộc đời của Nghĩa. Tôi xin tường
thuật lại sự việc cũng dính dáng đến một đoạn đời của tôi và một góc bối cảnh
ngang ngửa của quê hương…
Sự việc xẩy ra vào
khoảng tháng 8 năm 1954 tại Bệnh Viện Bình Dân, khi ấy là đường Général Lizé
(đường Phan Thanh Giản Sài Gòn sau này). Giai đoạn đó, bệnh viện vừa mới xây
xong nên chính quyền, tạm thời dùng làm trại tiếp đón đồng bào di cư từ Bắc vào
Nam theo hội nghị Genève.
HỒI KÝ THÉP ĐEN - ĐẶNG CHÍ BÌNH - PHẦN 5
41.
Cái Chết Ám Ảnh Người Tù Trong Xà Lim “Án Chém”…
Giai đoạn này, thỉnh thoảng chúng mới gọi cung tôi, lúc thì
điểm này, lúc thì điểm kia bắt tôi khai lại.
Chúng hy vọng dùng thời
gian để lung lạc tôi, do đó chúng vẫn khích lệ, phỉnh phờ, xen lẫn đe dọa, hòng
một lúc nào đó tôi không kìm hãm được, phải khai những điều mới với chúng.
Nhưng, lúc này tâm hồn tôi như chết rồi! Trời đất đối với tôi bây giờ chỉ còn
là một màu đen kịt. Tôi không còn sức phấn đấu nữa! Tôi căm hận cuộc đời, căm
hận cả con người. Ngày đêm, tôi chỉ nghĩ đến cái chết! Chết là giải pháp đẹp
nhất để giải quyết hết mọi khổ đau, dằn vặt, vò xé trái tim đã nhăn nhúm rỉ máu
vì cuộc đời đã chà đạp, bóp nặn quá nhiều.
HỒI KÝ THÉP ĐEN - ĐẶNG CHÍ BÌNH - PHẦN 6
51.
Cát-xô, chiếc…. “quan tài” đá của Hỏa Lò Hà Nội…!
Theo ông Huệ nói, từ đây ra tới cổng Hỏa Lò, ngoài bao
nhiêu lần cửa, với bao lần canh gác, ngay chính ông cũng chịu trách nhiệm giữ
tôi. Nếu tôi trốn, ông cũng phải chịu trách nhiệm. Tôi cười thầm, hiện giờ ngay
việc ngồi dậy tôi còn thấy khó khăn, nói gì tới trốn. Dù thế, cảnh giác cao
luôn luôn là một nguyên tắc của Cộng Sản, cho nên ra vào buồng tôi, ông vẫn
phải khóa.
HỒI KÝ THÉP ĐEN - ĐẶNG CHÍ BÌNH - PHẦN 7
61.
Nằm… đếm mùa Thu qua…
Trời đã lại chuyển sang Thu. Cứ mùa Thu rồi lại mùa Thu.
Tôi cứ nằm đây để đếm mùa Thu qua, cho đến mùa Thu nào là mùa Thu cuối
cùng?…Trên đài nheo nhéo là cho đến hôm nay, miền Bắc đã bắn rơi được…1261 máy
bay Mỹ đủ loại; và đã bắt được nhiều phi công… Cứ mỗi trận đánh, hoặc trong một
ngày, trên đài, trên báo chúng thường thông báo rõ ràng. Thậm chí, nhắc đi nhắc
lại con số máy bay Mỹ các loại bị bắn rơi trên miền Bắc, cộng vào từng ngày
nâng tổng số là bao nhiêu chiếc. Nhưng, riêng về phi công, thì chúng luôn luôn
nói lấp lửng: hôm nay bắt thêm 3 tên, hôm khác bắt thêm hai tên, hôm khác nữa
bắt thêm một số tên v.v…nhưng không hề tuyên bố, đã nâng tổng số là bao nhiêu
phi công. Điều đó, chứng tỏ là ngay từ lúc này, Việt Cộng đã có ý đồ dùng vấn
đề phi công để làm áp lực với Mỹ sau này.
HỒI KÝ THÉP ĐEN - ĐẶNG CHÍ BÌNH - PHẦN 8
73.
Ân tình qua cửa
… xà lim
Vào một buổi trưa Chủ Nhật, tôi đang lúi húi lấy cái bàn
chải đánh răng quệt cọ vào miếng xà phòng, lấy ít bọt để đánh răng, thì cô Vân
lại vào. Cô mở cửa con rộng ra, cô thở hổn hển đứt quãng, mặt lấm tấm mồ hôi,
tôi hỏi khẽ:
- Làm cái gì mà thở
thế?
- Vừa đạp xe bên Gia
Lâm về.
Cô vừa thở vừa nói ngắt
quãng. Chẳng biết từ lúc nào, tự nhiên tôi bạo hơn:
HỒI KÝ THÉP ĐEN - ĐẶNG CHÍ BÌNH - PHẦN 9
1.
Giã Từ Hỏa
Lò
Mưa vẫn nhì nhẹt rả rích lê thê, gió Đông hàn từng làn tái tê,
vẫn gầm rít vi vu, cả bầu trời xám xịt đìu hiu. Chiếc xe vẫn nặng nề, lầm lủi
tiến ra ngoại thành, phía Bắc Hà Nội.
Từ nãy, tâm tư tôi đầp
ắp bao nhiêu nỗi niềm đầy vơi trong nỗi chia cắt, mối yêu đầu của người con gái
đất Hưng Yên nhiều màu mỡ và trong cảnh giã biệt Hỏa Lò, nơi sáu năm dài đằng
đẵng, chồng chất bao nhiêu cuồng phong bão tố của đời tôi.
HỒI KÝ THÉP ĐEN - ĐẶNG CHÍ BÌNH - PHẦN 10
18. Những Con Rận Phiêu Lưu
Hồn tôi đang lãng đãng, chơi vơi, nửa mơ màng, nửa thức thì lại có tiếng lục đục ồn ào, ngay sàn trên chỗ tôi nằm. Tôi giật mình, ngồi bật dậy. Tưởng lại một người nữa đi cùm. Tôi chồm xuống đất, xỏ dép nhìn lên. Ba, bốn anh đang tranh nhau chộp vồ huỳnh huỵch. Thì ra có một con gián to, Lê Văn Kinh đã vồ được.
HỒI KÝ THÉP ĐEN - ĐẶNG CHÍ BÌNH - PHẦN 11
35.
Những Tượng Ảnh
Làm Ô Uế CHÚA
Chiều nay, một nguồn vui bất ngờ làm xôn xao cả trại. Do
tinh thần lao động hăng say của các toán, Ban giám thị mua về cho cả trại hai
con lợn, mỗi con nặng hai mươi lăm ký và đặc biệt chiều nay cơm không độn.
Nguồn tin rộ ra khi đã
xuất trại rồi vậy mà nó lan tràn rất nhanh ra khắp các toán ở ngoài rừng cũng
như trong lán thủ công.
HỒI KÝ THÉP ĐEN - ĐẶNG CHÍ BÌNH - PHẦN 12
1. SÀI GÒN ƠI!
Sáng hôm nay, sau khi Ý, cán bộ trại vừa điểm buồng xong
quay đi, tôi là một trong những người đầu tiên ra sân. Như mọi buổi sáng, tôi
tranh thủ chạy ra sau nhà làm vài động tác tay chân, cố hít thở cái không khí
ban mai của một ngày trong hai, ba phút.
Mấy đêm trước giấc ngủ
của tôi không yên, tâm tư cứ khắc khoải vơi đầy, chỉ vì chiều hôm ấy cách đây
ba ngày, ở dưới phòng y tế của anh Thái, do một sự tình cờ, một em tù hình sự
vừa mới nhập trại, xuống xin thuốc hắc lào, đã nói đến cô y tá Hỏa Lò. Tôi đã vồ
vập hỏi, nhưng em không hề biết gì hơn về người Hưng Yên. Em chỉ xác định là
bốn tháng trước ở Hỏa Lò, em có xin thuốc hắc lào của cô Vân y tá, 1 lần.
Cô Vân ơi! Ngay đầu
1968, trong buổi giã từ não nuột dầm dề mưa rơi ấy ở Hoả Lò, đã hơn 3 năm rồi,
tôi vẫn lầm lũi quằn quại trong ngục tù tăm tối, nơi rừng núi biên cương. Tôi
không hề biết một tin tức gì về cô cả, để rồi chỉ nghe thoáng đến tên cô, lòng
tôi đã xáo trộn mấy đêm nay. Rất may đêm qua, tôi ngủ được một giấc đã đầy, bù
lại.
Phía Đông đỏ rừng rực,
rồi mặt trời mò lên; xa xa chéo phía Tây Nam, rặng Hoàng Liên Sơn (Fan-si-pan)
mây trắng che phủ ngọn, cũng vàng ửng lên rực rỡ. Một đàn vạc trắng hình cánh
cung, đang sải cánh bay về hướng Đông Bắc.
HỒI KÝ THÉP ĐEN - ĐẶNG CHÍ BÌNH - PHẦN 13
11.
CŨNG MỘT KIẾP
NGƯỜI
Sau mấy ngày, tôi đã biết phân trại A này có khoảng 7, 8
trăm tù, hầu hết là hình sự: tham ô, trộm cắp, giết người. Chỉ có một toán tù
chính trị địa phương, duy nhất hơn 4 chục người, làm mộc và làm nhà do tên cán
bộ Tý phụ trách, anh Ngô Đạo làm toán trưởng.
Lán mộc cũng là tre
nứa, gỗ trống trếnh 4 gian ở ngay cạnh đường cái. Gọi là đường cái chứ cũng là
đất, đôi khi có một vài chiếc xe cổ lỗ hoặc là xe bò của trại đi qua.
HỒI KÝ THÉP ĐEN - ĐẶNG CHÍ BÌNH - PHẦN 14
21.
NGHĨA BẠN BÈ
Sáng hôm sau tôi đến, chị Thọ đã sẵn sàng. Chiếc xe đạp nó
cũng mệt mỏi, ốm yếu như tôi, nhưng nó và tôi vẫn còn đủ sức đèo thêm chị Thọ
phía yên sau. Theo sự chỉ dẫn của chị Thọ, tôi đi qua Lăng Tả Quân Lê văn
Duyệt, rồi ghé sang ngã ba Hàng Xanh, tiến về phía Cầu Kinh. Trên đường đi, chị
Thọ và tôi trao đổi nhiều chuyện về thằng Lý, thằng Lợi và những sự việc liên
quan.
HỒI KÝ THÉP ĐEN - ĐẶNG CHÍ BÌNH - PHẦN 15
31.
NỖ LỰC ĐỂ SINH TỒN
Tính toán, cân nhắc rồi tôi âm thầm chuẩn bị, đôi dép không
cần thiết, tôi bỏ vào một góc khuất, cởi chiếc quần “jean” rách, đã bạc màu,
thắt chặt hai ống lên cổ. Cái giấy ra trại, cái nhẫn chị Lợi đưa, chiếc đồng hồ
Seiko 5 của thầy tôi cho, tất cả tôi túm lại trong một cái túi nylon, đút gọn vào
trong một cái túi con khâu ngầm trong quần đùi, rồi cài kim băng.
HỒI KÝ THÉP ĐEN - ĐẶNG CHÍ BÌNH - PHẦN 16
41.
ĐỊNH MỆNH CON
NGƯỜI
Chúng tôi năm anh chàng trong phe chiến bại, đang bị một cô
gái trong phe chiến thắng ”hành” ngày thứ Bẩy, Lao Động Xã Hội Chủ Nghĩa như
mọi khi. Bỗng có tiếng ồn ào, quát tháo từ phía ngõ, khu Sơn Tây, chúng tôi
đang quét và nhặt rác, thông những ống cống ở mấy con đường hẻm gần nhà thờ Nam
Hòa, đều ngừng tay ngửng lên: Một cô gái tóc uốn, chừng 18 hay 19 tuổi, nước da
trắng hồng, với bộ mặt tương đối khả ái. Toàn bộ thân hình của cô không hề có
một mảnh vải, không phải cô gái nào cũng có một thân hình cân đối như cô. Cô
rảo bước từ phía ngõ Sơn Tây đi đến, có mấy đứa trẻ con trai mươi, mười hai
tuổi hò hét chạy theo nhìn, nhiều tiếng quát của người lớn là để gọi con cái
họ, không được đi theo nhìn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)