Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát - Universal Periodic Review (DR)
Thanh Phương
Hôm nay, 05/02/2014,
tại buổi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát ( UPR) về tình hình nhân quyền Việt Nam ở
Genève, đại diện của Hoa Kỳ đã kêu gọi Việt Nam trả tự do các nhà hoạt động
đang bị giam cầm, nhất là bốn gồm tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, luật sư Lê Quốc
Quân, blogger Điếu Cày và anh Trần Huỳnh Duy Thức.
Sau phần trình bày báo cáo của phái đoàn Việt Nam về tình hình nhân quyền Việt Nam, đại diện của khoảng 100 quốc gia đã lần lượt phát biểu, đánh giá về tình hình nhân quyền của Việt Nam và đưa ra những khuyến nghị với chính phủ Hà Nội để cải thiện tình trạng nhân quyền.
Riêng đại diện của Hoa Kỳ mở đầu bài phát biểu đã hoan nghênh một số tiến bộ của Việt Nam, như đã gia nhập Công ước Liên hiệp quốc về chống tra tấn, hủy bỏ các quy định mang tính kỳ thị giới đồng tính ...
Sau phần trình bày báo cáo của phái đoàn Việt Nam về tình hình nhân quyền Việt Nam, đại diện của khoảng 100 quốc gia đã lần lượt phát biểu, đánh giá về tình hình nhân quyền của Việt Nam và đưa ra những khuyến nghị với chính phủ Hà Nội để cải thiện tình trạng nhân quyền.
Riêng đại diện của Hoa Kỳ mở đầu bài phát biểu đã hoan nghênh một số tiến bộ của Việt Nam, như đã gia nhập Công ước Liên hiệp quốc về chống tra tấn, hủy bỏ các quy định mang tính kỳ thị giới đồng tính ...
Thế
nhưng, đại diện của Mỹ chỉ trích Việt Nam tiếp tục tiếp tục sách nhiễu và bắt
giam những người thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tiếp tục hạn
chế tự do tôn giáo, sách nhiễu các tổ chức tôn giáo, công đoàn độc lập, và thực
hiện lao động cưỡng bức, ngăn chặn khối xã hội dân sự tham gia tiến trình UPR.
Kết
thúc phần phát biểu, đại diện Hoa Kỳ kiến nghị với Việt Nam, thứ nhất, xem xét
lại tất cả các điều luật với nội dụng mơ hồ vẫn được để trấn áp các nhà hoạt
động nhân quyền và dân chủ, thứ hai, trả tự do vô điều kiện cho các tù nhân
lương tâm, đặc biệt là: Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Điếu Cày, và Trần Huỳnh Duy
Thức ... và thứ ba, thúc đẩy quyền của người lao động, và khẩn trương ký phê
chuẩn Công ước Chống Tra tấn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét