Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

CHỐNG MỸ LÀ NHẦM RỒI!

Jonathan London
Trong những ngày gần đây, đặc biệt là đến ngày 17 tháng 2, có vẻ người ta đã thấy một chiến dịch nào đó có nội dung “chống Mỹ,” nói xấu “người Mỹ,” tuyên bố quan điểm “Mỹ là nước vi phạm nhân quyền hàng đầu trên thể giới” (dù là trích dẫn trực tiếp từ phát ngôn của Công Hòa Iran) v.v.
Chúng ta không thể thay đổi lịch sử, nhưng chúng ta cũng không nên trở thành những tù nhân của lịch sử. Tôi phản đối quyết liệt chiến dịch này không phải vì tôi là người Mỹ mà…vì nó hoàn toàn nhầm mục tiêu và phản ánh một tư duy rất hạn chế và mị dân.
Một ảnh nhận được từ một bạn DLV

 Để  hiểu hiện­ tượng “chủ nghĩa chống Mỹ ” kiểu mới, chúng ta nên hỏi tại sao Mỹ, và tại sao lúc này? Sau đó chúng ta có thể đề cập những lý do tại sao chiến dịch này là chưa chuẩn nếu không muốn nói nó còn gây cản trở đối với sự phát triển của Việt Nam. Cuối cùng tôi sẽ chia sẻ một quan điểm riêng của tôi đối với quan hệ Mỹ-Việt hiện nay. Ý lớn của bài là muốn giúp Việt Nam một cách tốt nhất là tập chung vào những vấn đề đất nước phải đối phó. Mỹ không phải là vấn đề chính hay thậm chí là vấn đề đáng kể của Việt Nam.
 Tại sao là Mỹ, và tại sao lại là lúc này?
Về hai câu hỏi này thì rõ ràng còn một yếu tố trong nước và đặc biệt trong bộ máy đang rất khó chịu về hai việc nổi bật: Đó là vấn đề nhân quyền và làn sóng chống Trung Quốc của nhiều người dân Việt Nam.
Về nhân quyền, dù nhà nước Mỹ đã và đang có nhiều vấn đề đối với nhân quyền, việc Mỹ đã kêu gọi Việt Nam có những tiến bộ đối với nhân quyền ở Việt Nam là việc không chịu nổi đối với “những người chống diễn biến hòa bình,” tức là những người “chống tiến bộ trên mọi hình thức” (CTBTMHT).
Về Trung Quốc, vì những lý do khác nhau (có lẽ ưa thích mô hình Trung Quốc và cụ thể hơn của Lê-nin, không thích mô hình của Mỹ, hay là sợ cấm vận Trung Quốc hay là ghét Mỹ, hay là – như tôi, không thích cánh hữu?) thì vào lúc lịch sử này họ giả định, “thù địch của thù địch là bạn” hay là “Bắc Kinh không muốn Mỹ cần thiệp vào Biển Đông và đê dọa ta liên tục nên im cứ im lạng xem sao, và những cách suy nghĩ tương tự.  Hay là, họ thích chủ nghĩa quốc gia với điều kiện mục tiêu là Mỹ?
Quan hệ Việt-Mỹ ngày xưa đã có những hậu quả bi kịch mà chúng ta vẫn phải đối phó. Chúng ta thường nói ở Mỹ về PTSD (Rối loạn stress sau sang chấn). Tôi chưa tìm hiểu về hiện tượng này ở Việt Nam nhưng có vẻ nhiều (không phải là mọi) khi, chúng ta hãy giả định bệnh này chủ yếu là của “bên thua cuộc.” Thực ra, bệnh này có thể có trong rất nhiều hình thức khác nhau và có thể tác động đến mọi bên. Có phải là bệnh này vẫn còn tác động mạnh đến tư duy của những người CTBTMHT và quá đó xã hội Việt Nam hiện nay nói chung? Nếu thế làm sao đề cập vấn đề? Xin lỗi, tôi phải hỏi, có nói quá mạnh không? Hỏi thế có láo quá không. Nếu thế thì cũng “sorry.” Nhưng, tù góc độ của một nhà xã hội học thì hiện tượng chống Mỹ là đáng tò mò. Và xin đừng giả định tôi là người mất tình cảm vì tôi biết nhiều người đã có những kinh nghiệm quá bi kịch và trong đó có nhiều nạn nhân của quân đội Mỹ ngày xưa.

Chiến tranh Mỹ tại Việt Nam là một kinh nghiệm cả xấu và buồn. Thế giới và dân Việt Nam sẽ không quên. Vấn đề là trong một khuôn khổ “quyết thắng,” “tuyết giải phóng,” tự do chưa hoàn tiện, và văn hóa chính trị loa phường rất đẽ cả nước bị nhiễm bệnh CTBTMHT. Như Au Saung Sưu Chi đã nói về nước của Bà ấy: “Còn nhiều người chưa biết rằng tư duy độc lập có thể tồn tại”. Tôi lo Việt Nam cũng vậy.
Tóm lại, những bi kịch của chiến tranh Mỹ tại Việt Nam có lễ vẫn chưa qua, một phần không nhỏ vì, như Trung Quốc và nhất là Bắc Triêu Tiên, đã có vài người có vị trí nhận thấy một “luôn trong tình trạng chiến tranh với Mỹ” có thể có lợi cho việc cai trị, thức đầy ý thức nhầm, lừa bịp v.v.
Để giải tích hiện tượng “chống Mỹ 35 sau,” ngoài những chuyện về quá khứ, cũng có những vấn đề về quan điểm. Tôi hoàn toàn chấp nhận những người không thích mô hình tư bản cụ thể của Mỹ. Thực vậy, có nhiều người, kể cả tôi cũng thấy mô hình kinh tế của Mỹ có cái tốt và cái xấu. Nhưng, vì lợi ích mà Việt Nam đã có quan hệ thương mại với các nước tư bản (trong đó có Nhật, Đài Luân, Hàn Quốc, Singapore….) thì rõ ràng vấn đề không phải chỉ nói về mô hình kinh tế, mà còn có những yếu tố khác. Trong đó rõ rằng có nhân quyền, như mội người đã đề cập.
Ở đây, có vẻ vấn đề cụ thể là việc nhà nước Mỹ ép nhà nước Việt Nam thay đổi hành vi, và không tôn trọng chủ quyền của nhà nước Việt Nam. Như ai biết, vấn đề “chủ quyền và nhân quyền” là một vấn để hết sức tranh cãi. Chủ quyền bao hàm một nhà nước có ủy quyền tối cáo trong một lãnh thổ nhất định. Trong khi nhân quyền có ý nghĩa là không có nhà nước nào vi phạm quyền con ngườ. Tranh cãi là ở chỗ, nếu sự ủy quyền của một nhà nước chưa chắc dựa vào sự ưng thuận và đồng thời có vi phạm nhân quyền trong nước đó thì, thích hay không thích nhân quyền, chủ quyền của nhà nước đó sẽ bị xêm là có vấn đế. Đồng ý hay không những người ủng hộ nhân quyền có quan điểm như thế.  Là quan điêm nhân quyền là một quyền chính đáng không biên giới, là điều kiện thiết yếucủa một trật tự xã hội văn minh và nhân đức.
Và có lẽ bi kịch lớn nhất bắt đầu từ đây. Tôi không có ảo tưởng nào về Mỹ, là một nước cực giàu và đã tác động đến thế giới một cách phức tạp, tốt có, xấu có. Nhưng hỏi ai ở bên Mỹ, Hàn Quốc hay Đài Loan…họ có muốn sống dưới chế độ loa phường không?  Có mấy ai sẽ chấp nhận? Hãy hỏi ý kiến dân Việt Nam xem sao?
Bàn về quan hệ Việt Mỹ
Có lẽ bạn đọc sẽ bất ngờ nếu biết, từ trước đến nay tôi chưa suy ngẫm nhiều về quan hệ Mỹ Việt, chủ yếu vì nó ở ngoài chuyên môn và những sự quan tâm của tôi. Kiến thức của tôi về ngày xưa (tôi sinh năm 1969 tại Mỹ và đã lớn lên ở đó) tôi tự đánh giá là ở mức trung bình mà thôi. Trong gia đình tôi đã không có ai phải sang Việt Nam đánh nhau, chỉ có bố mẹ tôi bị đánh ở các cuộc biểu tình chống chiến tranh.
Về quan điểm kinh tế, là một giáo sư về sự phát triển quốc tế học, tôi không bao giờ khuyến khích nước nào áp dụng những ‘mô hình’ kinh tế mà nhà nước Mỹ đã thúc đẩy ngày xưa một cách ngay thơ. Kinh tế thị trường thì phải có, minh bạch cũng phải có. Quyền sở hữu dù loại nào đi nữa cũng phải rõ ràng. Sự phát triển có rất nhiều công thức, bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận một số yếu tố của nền kinh tế Mỹ là nên học. Và Việt Nam cũng có thể có nhiều quyền lợi từ nó (ngoài những nguy cơ), nếu biết kết hợp với Mỹ trên những lĩnh vực kinh tế, thương mại, quốc phòng. Ngoài ra, nếu mô hình TPP phát triển, Việt Nam nên cố gắng tham gia một cách có lợi và tránh những cái tiêu cực. Nhưng không nên lấy cớ “không phù hợp”, nếu nó chỉ có nghĩa là muốn bảo về quyền lợi của một số nhóm, điều đó là trái ngược với quyền lợi quốc gia.
Đối với Trung Quốc, nước đó cũng có những cái để học. Và Việt Nam cũng phải có một quan hệ tốt tối thiểu với Trung Quốc. Song, Việt Nam đã làm được gì về việc Trung Quốc đòi quyền đối với lãnh thổ chính đáng của Việt Nam, hay chỉ xoay quanh chuyện nói xấu nhà nước Mỹ vì nó là mực tiêu quên thuộc, an toàn?
Là người Mỹ, tôi không hề giả định nước mình không có vấn đề, hay nghĩ tất cả những cái của Mỹ là tốt và nên có ở Việt Nam. Việc đó chính dân Việt Nam tự quyết định. Nhưng trong một tình trạng mà thịnh vượng quốc gia đang bị đe dọa, chủ yếu từ những vấn đề nội bộ, thì Mỹ, Trung Quốc hay bất cứ một nước nào khác cũng là nhầm mục tiêu rồi. Tôi chia sẽ những ý tưởng này với một ý định xây dựng mà thôi. Vào dịp ngày 17 tháng 2014, tôi xin thể hiện sự tình thần đoàn kết và hoà bình của tôi tới toàn dân Việt Nam.

Jonathan London

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét