Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry phát biểu tại buổi họp báo công bố Phúc Trình
Thường Niên Về Nhân Quyền Thế Giới năm 2013 được tổ chức ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
ngày 27/2/2014.
Trong buổi họp báo tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trưa thứ Năm 27/2, Phúc Trình Thường
Niên Về Nhân Quyền Thế Giới năm 2013 được công bố với đầy đủ chi tiết về tình
hình nhân quyền tại từng quốc gia trong đó có Việt Nam.
Có mặt tại buổi họp báo, Thanh Trúc tường trình như sau:
Quyết tâm bảo vệ nhân quyền
Lên tiếng khi cho công bố bản Phúc Trình Thường Niên Về Nhân Quyền
Thế Giới 2013, ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông John Kerry, khẳng định Hoa Kỳ cùng các
quốc gia tân tiến trên toàn cầu, luôn thể hiện và tái xác nhận quyết tâm bảo vệ
nhân quyền để thế giới này không còn cảnh người phải vô tù vì dám nói dám thể
hiện niềm tin, và những người biểu tình trong ôn hòa không còn bị đánh đập hay
bị giết chết.
Hoa Kỳ vẫn chú trọng vào việc kêu gọi lãnh đạo cấp cao nhất của
Việt Nam phải tôn trọng mọi nguyên tắc căn bản quốc tế về quyền con người.
-Bà Uzra Zeya
Quyền dân sự và quyền chính trị, xã hộ dân sự là những biểu tượng căn bản của
dân chủ và tự do, ông Kerry nói, rằng ông đã vô cùng hãnh diện lẫn thích thú
khi nhìn thấy tại nhiều nước ông thăm viếng, thí dụ ở Hà Nội chẳng hạn, những
nhà hoạt động thuộc các tổ chức xã hội dân sự ở đó đã bước ra tranh đấu cho những
quyền căn bản của mình, nói lên chính kiến của mình và đứng ra lập hội như thể
họ được tự do làm điều đó.
Về tình hình nhân quyền Việt Nam năm 2013, đoạn mở đầu phúc trình cho thấy Việt
Nam là đất nước với một chế độ toàn trị, độc đảng, đó là Đảng Cộng Sản Việt Nam
(CPV), lãnh đạo bời tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và
chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Những vòng bầu cử quốc hội gần đây nhất, năm
2011, là những cuộc đầu phiếu không tự do mà cũng chẳng công bằng. Trong lúc
nhà nước toàn quyền kiểm soát lực lượng an ninh thì lực lượng an ninh lại lạm dụng
quyền hành để chà đạp quyền con người.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry phát biểu tại buổi họp báo công bố Phúc Trình Thường Niên Về Nhân Quyền Thế Giới năm 2013 được tổ chức ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 27/2/2014 |
Theo phúc trình, quyền chính trị của công dân Việt Nam, đặc biệt quyền đòi hỏi
phải có sự thay đổi thể chế tiếp tục bị kiểm soát và bị cấm đoán gắt gao, mọi
biện pháp giới hạn quyền dân sự được tăng cường một cách triệt để, tệ trạng
tham nhũng thì lan tràn trong hệ thống tư pháp và cảnh sát.
Bên cạnh đó, Phúc Trình Thường Niên Về Nhân Quyền Thế Giới 2013 của Bộ Ngoại
Giao Mỹ cũng cho thấy và cũng đề cập tới những trường hợp bất dung tôn giáo
trong nước. Nhà cầm quyền Việt Nam không từ bỏ chính sách đe dọa, phân biệt đối
xử, bắt bớ tùy tiện và giam giữ oan ức những nhà hoạt động dân chủ, các blogger
và những người trẻ yêu nước.
Việt Nam không cho phép thành lập công đoàn độc lập, người lao động ở Việt Nam
không được bảo vệ chính đáng, nhiều trường hợp uẩn khúc liên quan đến người
tranh đấu quyền lao động khi bị bắt và bị trừng phạt đã xảy ra. Việt Nam tìm mọi
cách cấm cản, hạn chế quyền tụ họp, quyền tự do ngôn luận và tự do trao đổi
thông tin qua các trang blog trên mạng Internet.
Thúc đẩy VN cải thiện nhân quyền
Trả lời câu hỏi của đài Á Châu Tự Do là Bộ Ngoại Giao cũng như hành pháp Hoa Kỳ
có thể làm điều gì để thúc đẩy Việt Nam cải thiện cũng như thăng tiến quyền con
người cho dân trong nước, nhất là khi Việt Nam đã vào một ghế trong Hội Đồng
Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc mà cũng vừa mới giải trình về trách nhiệm bảo vệ nhân
quyền của mình ở Geneva hồi đầu tháng này, bà Uzra Zeya, quyền trợ lý ngoại trưởng
Mỹ đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền Và Lao Động trong Bộ Ngoại Giao Mỹ, cho biết:
Bà Uzra Zeya, quyền trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân chủ,
Nhân quyền và Lao động phát biểu tại buổi họp báo công bố Phúc Trình Thường
Niên Về Nhân Quyền Thế Giới năm 2013 được tổ chức ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày
27/2/2014. RFA PHOTO.
“Hoa Kỳ vẫn chú trọng vào việc kêu gọi lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam phải tôn trọng mọi nguyên tắc căn bản quốc tế về quyền con người. Chúng tôi muốn dứt khoát rằng thực hiện được như vậy mới có thể giúp thăng tiến mối quan hệ song phương.
Điểm đáng quan ngại vừa qua là một nhà hoạt động thuộc xã hội dân sự ở Việt Nam đã bị ngăn cản không cho đến Geneva để tham gia trình bày về nhân quyền. Hoa Kỳ cũng muốn nhấn mạnh quan ngại về những hình phạt và những phiên xét xử các nhà hoạt động chính trị như trường hợp luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân chẳng hạn. Đương nhiên chúng tôi phải tiếp tục nêu những vấn đề đó với chính phủ Việt Nam.
“Hoa Kỳ vẫn chú trọng vào việc kêu gọi lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam phải tôn trọng mọi nguyên tắc căn bản quốc tế về quyền con người. Chúng tôi muốn dứt khoát rằng thực hiện được như vậy mới có thể giúp thăng tiến mối quan hệ song phương.
Điểm đáng quan ngại vừa qua là một nhà hoạt động thuộc xã hội dân sự ở Việt Nam đã bị ngăn cản không cho đến Geneva để tham gia trình bày về nhân quyền. Hoa Kỳ cũng muốn nhấn mạnh quan ngại về những hình phạt và những phiên xét xử các nhà hoạt động chính trị như trường hợp luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân chẳng hạn. Đương nhiên chúng tôi phải tiếp tục nêu những vấn đề đó với chính phủ Việt Nam.
Chúng tôi cũng không quên phiên xử 13 thanh niên Công Giáo hồi tháng Mười Một
mà có người đã bị tuyên án nặng đến 13 năm tù giam. Chúng tôi cũng sẽ đề cập với
nhà nước Việt Nam về sự vi phạm quyền tự do phát biểu khi đàn áp, bắt bới, hành
hung các bloggers và các thành viên thuộc các xã hội dân sự.
Nói về sự sách nhiễu của chính quyền Việt Nam đối với người dân thì tôi cũng muốn
nhắc đến báo cáo mới đây nhất liên quan đến nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền
Nguyễn Bắc Truyển.
Đó là những vấn đề tôi thiết nghĩ không chỉ Hoa Kỳ quan ngại mà giới lãnh đạo
Việt Nam cũng cần quan tâm giải quyết.”
Đó là nội dung phần báo cáo về nhân quyền Việt Nam tại buổi họp báo ở Bộ Ngoại
Giao Mỹ nhân ngày công bố Phúc Trình Thường Niên Về Nhân Quyền Thế Giới 2013,
phản ảnh quan điểm và cách nhìn của Hoa Kỳ trước hiện trạng nhân quyền các nước.
Thanh Trúc tường trình từ Washington.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét