Tỏi là gia vị đầu tay, nhân dân ta ai cũng biết; là vị thuốc
y học dân tộc lương y nào cũng biết. Tuy nhiên, rượu tỏi có xuất xứ Ai Cập thì
chưa nhiều người biết.
Y học
cổ truyền đã dùng tỏi vào điều trị nhiều loại bệnh thu được hiệu quả tốt. Trong
ngôi mộ cổ xưa ở Ai Cập, người ta đã tìm thấy đơn thuốc làm từ tỏi. Còn ở Trung
Quốc, ngay từ năm 2600 trước Công nguyên đã có những bài thuốc bào chế từ tỏi. Ở
nước Nga từ thế kỷ 19, người ta đã coi cây tỏi như một loài thảo dược...
Tỏi
tên khoa học Allium sativum L. thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Trong củ tỏi có
chứa 0,10 - 0,36% tinh dầu, trong đó hơn 90% chứa các hợp chất lưu huỳnh (S).
Thành phần chủ yếu của tỏi là chất alicin có mùi đặc trưng tỏi. Nhưng trong tỏi
tươi không có alicin ngay, mà có chất aliin (một loại acid amin) - chất này chịu
tác động của enzym alinase cũng có trong củ tỏi khi giã giập mới cho alicin.
Ngoài ra, củ tỏi còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng... đặc biệt là selen. Y
học phương Đông ghi về tỏi như sau: vị cay, tính ôn, hơi có độc, vào 2 kinh can
và vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, trừ phong, thông khiếu, tiêu
nhọt, hạch ở cổ, tiêu đờm...
Rượu tỏi có thể chữa được nhiều bệnh.
Có thể
dùng tỏi với những cách khác nhau, nhưng độc đáo là Ai Cập hầu như nhà nào cũng
dùng “rượu tỏi”. Vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận
thấy Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt, nhưng sức khỏe chung
của người dân lại vào loại tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ trung bình vào loại tương
đối cao. Thấy đây là một hiện tượng lạ, WHO đã cử nhiều chuyên gia y tế đến Ai
Cập nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu đã chia nhau về nông thôn và thâm nhập các
vùng có khí hậu khắc nghiệt để nghiên cứu thu thập tài liệu có liên quan đến sức
khỏe, bệnh tật. Họ có nhận xét chung là nhà nào cũng có một lọ rượu ngâm tỏi để
uống, từ bao nhiêu thế kỷ nay, người dân Ai Cập vẫn giữ được tập quán này. Qua
nghiên cứu phân tích cho thấy, rượu tỏi có thể chữa được 4 nhóm bệnh:
Các bệnh
xương khớp (viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp...).
Bệnh
đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản...).
Bệnh
tim mạch (tăng huyết áp, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch).
Bệnh
đường tiêu hóa (ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày - tá tràng).
Cho tới
năm 1983, các nhà y học Nhật Bản lại thông báo bổ sung thêm 2 nhóm bệnh nữa là:
các bệnh trĩ, bệnh đái tháo đường và nhận xét đây là loại thuốc có hiệu quả chữa
bệnh cao và không gây phản ứng phụ.
Cách
bào chế rượu tỏi và uống: Tỏi khô (đã bóc bỏ vỏ) 40g thái nhỏ, cho vào chai
ngâm với 100ml rượu trắng 40 - 45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần
rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ
và uống được. Mỗi ngày dùng 2 lần, sáng uống 40 giọt (tương đương 1 thìa cà
phê) trước khi ăn, tối uống 40 giọt trước khi ngủ. Uống khoảng 20 ngày thì hết,
bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng, uống
liên tục suốt đời. Với một lượng rượu rất nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc
không uống được rượu vẫn dùng được.
Ở nước
ta cũng đã có nhiều người áp dụng bài thuốc rượu tỏi này, nhưng liều lượng thì
linh hoạt (thậm chí có người uống tới 3 thìa cà phê rượu tỏi/lần), nhưng không
thấy phản ứng phụ. Các thông tin phản hồi đều cho biết rượu tỏi đã điều trị có
hiệu quả nhiều bệnh mạn tính khác nhau, có nhiều người khỏi bệnh. Có thể nói,
rượu tỏi là vị thuốc tuyệt vời, trời ban cho người nghèo...
Sau
này, tỏi lại được nhiều nhà khoa học ở nhiều nước nghiên cứu phát hiện nhiều đặc
tính trị liệu quý của nó. Nổi bật là tác dụng kháng khuẩn, hoạt tính kháng nấm
cũng đã được chứng minh - nghiên cứu dược lý thực nghiệm thấy tỏi có phổ kháng
khuẩn và kháng nấm rộng. Tác dụng kháng virut cũng đã được nói đến. Với hệ tim
mạch, những nghiên cứu mới cho thấy tỏi có tác dụng làm giảm triglycerid và giảm
hàm lượng cholesterol xấu (LDL), nhưng lại tăng cholesterol tốt (HDL) do đó làm
giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu. Tỏi còn có khả năng giúp cơ thể
phòng ngừa ung thư, đó là điều nhiều nhà khoa học đã thừa nhận, song có điều trị
được ung thư khi nó đã phát triển thành khối u hay không thì chưa chứng minh được,
còn cần nghiên cứu tiếp.
Tỏi có
nhiều hữu ích, đó là điều rõ ràng. Tuy nhiên, đã là thuốc thì phải tính đến liều
lượng sử dụng thích hợp (thuốc dùng liều quá cao cũng có hại) và các phản ứng
phụ, không nên lạm dụng. Nếu dùng tỏi quá nhiều có thể gây hơi thở hôi, rối loạn
dạ dày - ruột, ức chế tuyến giáp... Bởi vậy, chỉ nên áp dụng bài thuốc rượu tỏi
với liều lượng mà WHO đã dày công nghiên cứu, phổ biến. Với liều lượng ấy là có
tác dụng phòng và chữa được nhiều bệnh. Coi trọng cách dùng an toàn là có thể
dùng hàng ngày một cách lâu dài mà không lo nó gây ra những tác dụng xấu ngoài
ý muốn.
Ðến năm 1983, Nhật lại thông báo bổ sung thêm 2 nhóm bệnh nữa
là :
5) Trĩ
nội & trĩ ngoại.
6) Ðại
tháo đường (tiểu đường)
Nhật
cũng công bố : “Ðây là một loại thuốc tuyệt vời của nhân loại vì dễ làm, rẻ tiền,
không gây phản ứng phụ & có hiệu quả chữa bệnh rất cao”.
II –
Nguyên Lý
Con
người ta thông thường tuổi từ 40 trở lên (có thể trẻ hơn nữa) là đã có bệnh.
Các bộ phận trong cơ thể bắt đầu thoái hoá, bộ phận nào yếu thì thoái hoá
nhanh, đặt biệt là làm cho các chức năng hấp thụ chất béo (lipid) chất đường
(glucone) bị suy giảm. Các chất đó không hấp thụ hết qua đường tiêu hoá, phần
thừa không thải ra ngoài được, dần dần lắng đọng trong thành vách mạch máu, làm
xơ cứng động mạch & xơ cứng một số bộ phận khác rồi lâu ngày gây ra những
chứng bệnh như trên.
Trong
tỏi có 2 chất quan trọng :
1)
Phitoncid là loại kháng sinh thực vật có tác dụng diệt một số vi khuẩn.
2) Hoạt
tính màu vàng giúp làm tiêu chất béo dưới dạng cholesterol bám vào thành quách
mạch máu, làm cho đường đi của máu từ tim ra & về tim bị nghẽn. Chính nhờ
02 chất này mà tỏi có tác dụng chữa bệnh cao.
III –
Kết quả chữa bệnh
Tác giả
tổng hợp bài viết này theo kinh nghiệm chứng thực cho biết : Từ năm 1970 bị thấp
khớp nặng_sưng cả các khớp phải đi bằng gậy chống. Thuốc tân dược & đông y
dùng đã nhiều như “Cao hổ cốt”, “rượu tắc kè” (lúc nào cũng có sẵn), thế mà bệnh
không đỡ lại nặng thêm. Năm 1975 bị ngã gần chết. Năm 1981 bị ngất phải đưa vào
cấp cứu ở bệnh viện 3 ngày mới hết nên sức khoẻ càng giảm.
Vào cuối
năm 1982 mới bắt đầu uống rượu ngâm tỏi, thì 20 ngày sau bắt đầu thấy giảm bệnh
sưng khớp. Qua 3 tháng, huyết áp trở lại bình thường. Bệnh viêm họng cũng khỏi.
Hen phế quản giảm nhiều. Ngoài ra tác giả còn cho biết bịnh trĩ nội mỗi năm đi
mất 5, 7 lần. Hen phế quản nặng cấp cứu nằm bệnh viện 2, 3 lần. Từ khi liên tục
dùng rượu tỏi cho tới nay đã gần 8 năm mà không phải đi bệnh viện lần nào cả.
Ngủ rất bình thường, ăn thì tiêu hoá tốt, đặt biệt đối với bệnh thấp khớp thì
coi như thuốc thần. Vì tác giả trước đây khổ vì thấp khớp, nay khỏi hẳn không
còn biểu hiện gì cả.
Cho
nên, kết luận của người Nhật phần trên là hoàn toàn đúng :
“Ðây
là thứ thuốc tuyệt vời của nhân loại, vì dễ làm, rẻ tiền, không gây phản ứng phụ
& lại có hiệu quả chữa bệnh rất cao.
(Theo
World Hearth Organizations)
Tôi có
dùng rượu tỏi để phòng và trị một số bệnh. Tuy nhiên, khi tôi dùng rượu tỏi vào
buổi tối thì có cảm giác bị xót bao tử vào giữa đêm, hơi bứt rứt. Nhờ chuyên mục
sức khoẻ của quý báo tư vấn giúp : có phải rượu tỏi gây ảnh hưởng bao tử không
; có cách nào khác dùng tỏi chữa bệnh thay cho rượu tỏi ? Cám ơn quý báo !
(lehang@ …
Trả lời
:
Anh
(chị) dùng rượu tỏi có cảm giác bị xót bao tử có thể là do ảnh hưởng của rượu.
Chứ tỏi có tác dụng làm lành vết thương, tỏi cũng nóng, nhưng không đến mức làm
xót bao tử. Dân gian còn có một cách khác dùng tỏi thay cho rượu tỏi đó là tỏi
trộn mật ong, được làm bằng cách : dùng tỏi còn tươi có tép nhỏ, xay nát rồi
đem trộn với mật ong, cho vào trong chai để dành dùng dần (mật ong có tác dụng
bảo quản tỏi không hư). Dùng tỏi trộn mật ong, ngoài những tác dụng gần giống
như rượu tỏi : hỗ trợ tiêu hoá, tiêu diệt các loại vi khuẩn, các nấm gây bệnh
(nhờ tỏi có một số tinh dầu, chất kháng khuẩn, có tác dụng ức chế các loại vi
khuẩn, các nấm gây bệnh), còn giúp kháng được một số gốc oxy hoá, các yếu tố
thuận lợi dẫn đến ung thư … Theo y học cổ truyền, tỏi có vị cay, tính ấm, có
công dụng sát trùng, giải độc, hành khí. Mật ong khi trộn với tỏi, ngoài công dụng
bảo quản tỏi không hư, mật ong còn là chất bổ dưỡng cung cấp các vitamin, giúp
làm lành các vết loét bao tử. Người bình thường mỗi ngày dùng một muỗng mật ong
cũng rất tốt, có thể dùng riêng một mình mật ong, hoặc có thể pha với nước
chanh để dùng.
Nói
thêm : dân gian còn có cách dùng mật ong đánh với lòng đỏ trứng gà (trứng gà đã
được kiểm dịch), đánh đến khi lòng đỏ trứng chuyển sang màu trắng hơi vàng lợt
(lúc này mật ong đã làm chín lòng trứng), xong rót bia vào và đánh đều lên sẽ
có một thức uống rất thơm ngon và bổ dưỡng.
Trần
Duy Linh (SG)
Cách
bào chế rượu tỏi
Tỏi
khô (đã bóc bỏ vỏ) 40 g đem thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100 ml rượu trắng
40-45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang
màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ và uống được. Mỗi ngày dùng
2 lần, sáng uống 40 giọt (tương đương một thìa cà phê) trước khi ăn ; tối uống
40 giọt trước khi ngủ. Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại
ngâm tiếp, để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng. Uống liên tục suốt đời với một lượng
rượu rất nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn dùng được.
* * *
* *
Tỏi
khô (đã bóc bỏ vỏ) 40 g đem thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100 ml rượu trắng
40-45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang
màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ và uống được. Mỗi ngày dùng
2 lần, sáng uống 40 giọt (tương đương một thìa cà phê) trước khi ăn ; tối uống
40 giọt trước khi ngủ. Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại
ngâm tiếp, để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng. Uống liên tục suốt đời với một lượng
rượu rất nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn dùng được.
Đã có nhiều người áp dụng bài thuốc rượu tỏi trên của WHO, nhưng liều lượng thì
linh hoạt (thậm chí có người uống tới 3 thìa cà phê rượu tỏi /lần) nhưng không
thấy phản ứng phụ.
* * *
* *
1 –
250 gam tỏi . Tỏi có tép nhỏ và có mùi thơm khi bấm vào, lột vỏ, cho vào cối giả
hoặc máy sinh tố xay nhỏ hạt. Không cần nhuyễn nhừ như trái cây uống sinh tố.
Cho vào 1/2 lít rượu trắng, loại rượu ngon chuyên dùng để ngâm thuốc.
2 – Đậy
kín nắp lọ (dùng lọ thuỷ tinh). Sau khi ngâm 10 ngày, múc bả tỏi cho vào
compress (vải mùng) vắt ráo. Nhớ làm mỗi lần một tí, cho đến khi hết tỏi đã
ngâm trong lọ.
3 – Nước
cốt tỏi có được và rượu còn trong lọ, cho tất cả vào chai thuỷ tinh. Đậy kín để
1 tuần, sau đó bắt đầu uống.
Rượu tỏi
hơi khó uống vì hôi nồng và nóng, vì thế lúc bắt đầu nên uống chừng 5, 10 giọt,
khi quen dần thì tăng lên, nhưng đừng quá 5 ml mỗi lần uống. Ngày có thể uống 1
hoặc 2 lần.
* * *
* *
Cách
làm Rượu Tỏi
Vật liệu
:
- 40
gram tỏi khô (mua 50 gram, sau khi bóc vỏ còn chừng 40 gram)
- 100
ml rượu trắng 45 độ (tốt nhất là rượu Lúa mới)
Cách
làm :
1.
Thái tỏi thật nhỏ
2. Cho
tỏi vào lọ đã rửa sạch
3. Cho
rượu vào
4. Ngâm
10 ngày, thỉnh thoảng lắc chai để tỏi ngấm rượu cho đều
Quan
sát :
Mới đầu
rượu có màu trắng, sau chuyển dần sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thành màu nghệ.
Cách
dùng:
Mỗi lần
dùng 40 giọt (compte gouttes) vào buổi sáng trước khi ăn và buổi tối trước khi
ngủ. Vì lượng ít nên chế thêm nước sôi để nguội vào thì mới uống thành một ngụm.
Uống
liên tục cả đời.
Người
phải kiêng rượu không uống được rượu vẫn có thể dùng được vì mỗi lần chỉ uống
40 giọt, một số lượng không đáng kể.
Bí quyết:
40
gram tỏi như thế, dùng trong 20 ngày thì hết, trong khi phải ngâm đến 10 ngày mới
dùng được, cho nên cứ phải ngâm sẵn một lọ gối đầu để dùng liên tục.
Chữa bệnh:
World
Health Organization đã chính thức công bố rượu tỏi có thể chữa được 5 nhóm bệnh
sau:
1. Thấp
khớp (sưng, vôi hoá, mỏi)
2. Tim
mạch (huyết áp thấp hoặc cao, nở van tim, ngoại tâm thu)
3. Phế
quản, họng (viêm, hen, xuyễn)
4.
Tiêu hoá (khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét bao tử)
5. Ngủ
bất bình thường hay mất ngủ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét