Chương XI
DUYÊN MỚI
Cưới xong, Điệp bàn với mẹ định cho Thuý Liễu ở nhà quê một tháng để đi lại các
nơi họ hàng, nhưng ông Chánh án không nghe, lại bắt Điệp vào trong dinh ở gởi rể.
Điệp ở gởi rể, lấy làm bực dọc quá nhất là không được lúc nào tự do mà xem lại
bức thư của Lan để rỏ thêm vài giọt lệ khóc người yêu vì mình đến nỗi ngày xuân
má hồng phai lạt. Điệp chỉ được ngấm nghĩ ngầm đến Lan mà thương thầm khóc vụng
mà thôi. Cái thư của Lan, chàng quí như mấy trang tuyệt mệnh, nên trân trọng giữ
kín, gấp trong bìa quyển sách cú cất tận dưới đáy hòm, chàng định trả lời Lan
ngay chiều hôm ấy, nhưng mấy lần cầm bút, chưa viết mà nước mắt đã ràn rụa, kế
đến tiếp bức thư sau, thì tâm hồn bối rối, không nghĩ ra được một chữ nào nữa.
Đến bây giờ, bể thẳm non xa, mà bóng chim tăm cá, biết cố nhân ở những đâu đâu?
Điệp muốn rõ Lan đi đâu, nên đến chủ nhật, xin phép bố vợ về thăm nhà, nhưng
chàng bị giữ lại để đi chào các người họ nhà vợ.
Điệp viết thư về thăm mẹ và thăm ông Tú, nhưng thư có đi mà tin không lại,
chàng càng không hiểu ra sao. Có lần chàng được nghỉ lễ hai hôm, định về quê,
nhưng ông Chánh án ngăn lại bảo:
- Không cần, để đến Tết về một thể.
Điệp lấy làm đau lòng lắm. Thế là chàng được vợ thì mất mẹ, mà mẹ chàng mất cả
con lẫn dâu! Chàng nghĩ thương mẹ thui thủi một mình những tưởng con đi làm
thày Phán để trả nghĩa, gia đinh được đoàn tụ vui vẻ, chứ có ngờ đâu đến nay mẹ
chàng vẫn phải đâm ngược chạy xuôi, lo lắng vất vả, túng quẩn từng đồng xu, vậy
mà con thi nghiễm nhiên đóng một vai công tử, ở vào nơi tiền nghìn bạc vạn, coi
của như rác, khinh người như mẻ!
Giá ai biết cách sinh hoạt của bà Cử khô sở dường bao, lại thấy Điệp được sung
sướng lịch sự như thế này, nay ô tô hòm kín đi chỗ nọ, mai xe lửa hạng ba đi chỗ
kia, hầu người này, chào người khác, mà đến mẹ thì chẳng đoái hoài, ắt hẳn cho
chàng là bất hiếu. Nhưng oan cho Điệp quá. Chàng ở đây, có chịu được, những cái
đài các đâu. Nhiều khi chàng thấy nó phiền phức, tục tĩu, khó chịu quá. Nhất là
chàng bị ông Chánh án bắt mặc quần áo tây, chải đầu bóng và tập tành lối giao
thiệp theo kiểu nhà quan, lại sáng sữa bò điểm tâm, chiều “phó-mát” tráng miệng,
chàng sực nghĩ đến mẹ bồ nâu áo vải, phải lo chạy bữa gạo hôm sau, thì miếng đỉnh
chung nuốt vào mà hai hàng lã chã. Lắm lúc chàng thèm thuồng cái cảnh nghèo
túng thuở trước ở cạnh mẹ.
Điệp tự cho là khốn nạn nhất trong những người khốn nạn, Thuý Liễu đẩy Lan đi để
tranh lấy địa vị mà chàng phải nhận là vợ. Ông Chánh án lừa chàng làm cho chàng
cùng Lan phải chia uyên rẽ thúy, lại giết của chàng cả chữ hiếu lẫn chứ tình,
mà chàng phải gọi là bố vợ! Đau đớn cho chàng nữa là Thuý Liễu có mang, đích thực
có mang rồi! Hèn nào ông Chánh án chẳng cố ép chàng lấy Thuý Liễu, mà bỏ cả tiền
bắt cưới ngay lập tức! Chàng căm hờn ông Chánh án khinh chàng không bằng con
chó; con chó, đánh nó, nó còn biết kêu, chứ chàng đã mắc vào tròng là chịu chết
mất ngáp. Vậy ra chàng hèn quá, nhục quá. Nghĩ đến nguồn cơn, chàng uất lên, rạo
rực trong người chỉ mong thổ máu ra để được chết!
Nghĩ lại mấy dòng chữ nguệch ngoạc trong thư nặc danh thật là những mũi tên độc
bắn vào trái tim chàng cho chàng thật chết. Mà thực, chàng chỉ sống về phần
xác, còn phần hồn, Lan đã lấy đi từ lâu, nay lại mang nó đi đâu mất rồi, tìm
đâu cho thấy nữa! Mà chàng còn muốn tìm nó về làm chi? Như thế chàng có sống
cũng chỉ là sống gượng, chờ cho đến ngày thần Chết làm phúc lia cho một nhát
hái, để được vùi nốt cái đời thừa xuống đất cho xong nợ mà thôi. Ngày nào xem
báo, chàng cũng để ý tìm kỹ xem có vụ trẫm mình không. Nhưng chàng cho là nếu
Lan quả thật chết, thì nàng hết khổ, hết đau trước chàng! Song chàng lại thương
hại, chẳng hay hồn bạc mệnh bơ vơ nơi đất khách, nấm mồ vô chủ, có ai đắp điếm
cho không? Chẳng biết Lan có được lên cảnh Bồng lai, hay lại thành ma đói ma
khát! Chàng chỉ mong hỏi thăm người ta tìm được đến mả Lan mà lăn, mà than, mà
gào, mà khóc, cho hết hơi đi, cho lả người đi, cho kiệt sức đi mà ôm khối tình
theo người yêu xuống chín suối!
Bây giờ chàng phải bỏ Lan mà nhận lấy người vợ thừa của ai làm vợ mình, nhận lấy
đứa con của ai làm con mình, chàng cho rằng nước đời sao lại éo le hiểm hóc đến
như thế? Cái bức thư ấy, chàng cũng giữ kỹ và kín như bức thư của Lan, nhưng sống
để bụng, thác mang đi, chàng quyết chôn chặt tận dưới đáy lòng, nhất định không
hề thổ lộ tâm sự ấy cho ai biết hết. Trước chàng định dùng cái thư ấy làm khí
giới để phá tan đám cưới, nhưng mà hở môi ra những thẹn thùng, thì thà cứ bí mật
dò xét Thuý Liễu. Lắm lúc chàng nghĩ, nếu có phải Thuý Liễu hư thật, thì cũng
nên đại lượng mà thứ cho. Vì sự dại dột ấy là ở thời kỳ Thuý Liễu chưa thuộc về
chàng, song chàng động nhìn thấy mặt vợ, thấy mặt bố vợ, thì cái lòng nhân từ
quảng đại đã phải nhường ngay chỗ cho cái ghét, cái khinh, cái thù!
Những nguồn cơn thắc mắc ấy làm cho chàng phải đổi cả tâm tính. Suốt một tháng
đầu, vì nghĩ ngợi, buồn bực, uất ức quá sinh ra chàng ít nói năng, mà soi vào
gương đã thấy trên má vẽ rõ ra hai nét răn như người mếu. Thỉnh thoảng đêm thường
trằn trọc chàng cố nhắm mắt đi để được nằm mộng thấy mẹ, thấy Lan và ông Tú,
nhưng mà không gặp bao giờ.
Thường những buổi trưa, công việc ở tòa xong, Điệp hay lúi húi ở ngoài hiên vuốt
ve mấy chậu hoa lan. Chàng yêu quí nó lắm, nên rất chăm bón xới, mà thường ở
đây có lẽ chàng chỉ thân với mấy chậu lan ấy mà thôi. Buổi chiều, chàng lại thơ
thẩn đi chơi một mình, hoặc đứng bên bờ sông nhìn dòng nước nao nao, hoặc đứng
trước nghĩa địa ngắm nấm đất cao thấp. Chỉ có bờ sông, chỉ có nghĩa địa là
chàng thấy hợp cái tâm sự đen tối, u uất, lạnh lùng của chàng mà thôi, mà đối với
cái cảnh nó du dương cơn sầu man mác, chàng thấy nhẹ nhàng dễ chịu lắm.
Một hôm chủ nhật, Điệp nhớ nhà quá, buổi chiều tỉa lan xong, mới vơ vẩn đi ra
chơi chỗ mọi khi. Một dải sương trắng đục ngùi ngùi bốc lên cạnh rặng tre gió bấc
căm căm, vi vút thổi như rên rỉ trong tầng lá, chàng nhìn về đằng đông, chỗ
phía làng Văn Ngoại, mây trời mù mịt, cảnh tình khơi nhắc tấm lòng thần hôn.
Chàng đứng thừ đến tận lúc tối sập mới trở ra về, thì đi nửa đường, chàng gặp
ngay người lý trưởng ở quê chàng lên tỉnh có việc.
Thôi thì mừng mừng tủi tủi, chẳng thân cũng như được sống lại, khác nào như cây
cỏ đại hạn gặp tuần mưa! Từ ngày lấy vợ, đến tận hôm nay chàng mới thấy mặt một
người mà chàng không ghét nên chàng giữ lại đứng bên gốc cây, nói chuyện mãi
không muốn dứt.
Chàng hỏi thăm tin nhà, biết mẹ và ông Tú vẫn bình yên, lấy làm mừng lắm. Rồi
người lý trưởng lắc đầu, ngậm ngùi nói:
- Bà thì ế hàng lắm, cậu ạ, mà cứ hỏi thăm hôm nào là chủ nhật, thì bà lại nghỉ
buổi chợ, vì bà cứ tưởng cậu về chơi. Ông Tủ vẫn đi lại đằng nhà thân như trước,
nhưng từ ngày cô Lan bỏ nhà mà đi, ông Tú buồn quá. Bà cũng ngơ ngẩn cả người,
nhất là mong cậu về mà không thấy. Mấy hôm đầu, ông Tú phát ốm, nhưng rồi ông cố
gượng đi tìm cô Lan, song dò la mãi cũng chẳng thấy tin tức gì cả. Có người
đoán cô vì phẫn chí mà đi tự tử, có người đoán cô cắt tóc đi tu rồì, nhưng
không lấy gì làm đích xác.
Điệp ngẩn ra nghe, trong bụng nao nao; cái hình ảnh Lan, cái nỗi khổ tâm của mẹ
chàng và ông Tú lại như diễn ra trước mắt, chàng thở dài. Người lý trưởng nói
tiếp:
- Nhưng mãi đến hôm kia, có người đến chơi với ông Tú nói chuyện rằng trong cái
chùa gì về vùng Bắc Giang, mới có người con gái đến xin ở trong một tháng. Ông
Tú lập tức đến tận nơi, hỏi thăm những người trong chùa, thì không biết có phải
cô Lan hay không vì không được giáp mặt, nhưng cứ như người ta tả hình dung, thì
đích là cô Lan, không còn sai nữa, song chỉ còn ngợ một điều là sao cô Lan mà
người ta lại bảo đến ba mươi tuổi, và hay cầm con dao tây sáu lưỡi có cái dây sắt
để khóc. Phải, cô Lan đâu lại già thế, mà ông Tú bảo cô ấy làm gì có con dao ấy
bao giờ?
Điệp cảm động quá, không thể cầm được nước mắt, nức nở, khóc, nói:
- Đích là Lan rồi! Trời ơi! Thảm thiết thế này ư!
Người lý trưởng tìm lời an ủi Điệp rồi hỏi:
- Sao cậu mợ không đón bà lên đây mà ở cho vui có được không?
Câu nói vô tình Điệp nghe như thắt ruột, bèn chẳng giấu diếm gì, chàng kể cả
cho người làng nghe cái cách cư xử của ông Chánh án, nhưng dặn giấu đừng nói với
mẹ. Chuyện trò được một lúc nữa thì kèn tám giờ nổi hiệu làm cho Điệp sực nhớ
phải về ăn cơm, chàng bèn hỏi thăm chỗ trọ của người lý trưởng để hôm sau ra
chơi. Người ấy dặn Điệp và bảo:
- Cậu có gởi tiền về đỡ bà, thì đưa tôi mang cho một thể.
Lại như bị một phát đạn đưa thẳng vào trái tim, Điệp lặng đi không trả lời được
nữa.
Chàng lấy làm xấu hổ, nhục nhã với người lý trưởng quá, vì chàng lĩnh lương về,
có được giữ đồng tiền nào đâu! Được bao nhiêu, Thuý Liễu lấy mất cả rồi, mà
hàng ngày tiêu vặt, chàng vẫn phải ngửa tay xin vợ! Hiện nay trong túi chàng
không có lấy một trinh! Chàng vẫn định cuối tháng này thì gởi tiền về nhà,
nhưng cái tập giấy bạc mà nhà nước trả công cho chàng, thì bố vợ chàng đã giữ
nghiến lấy mà đưa cho vợ chàng mất rồi, như thế biết Thuý Liễu có để cho chàng
cái gì mà phụng dưỡng mẹ chàng hay không? Nhưng nhất định chốc nữa chàng bảo vợ
đưa hai chục bạc để cho đem về biếu mẹ trước.
Điệp đi chơi lâu, cả nhà phải chờ cơm, ông Chánh án giận lắm. Từ hôm cưới, ông
thấy con rể lạnh lùng, ra ý khinh khỉnh, thì đâm ra ghét, nên Điệp muốn gì ông
cũng không cho bao giờ, nhất là Điệp xin về nhà quê, thì ông lại càng không muốn
cho phép, vì đã khỏe lãnh đạm với nhà vợ thì ông không để Điệp đằm thắm với mẹ
đẻ cho bõ hờn.
Lần này thì ông Chánh án không nhịn như mọi bận nữa; ông mắng chàng thậm tệ. Điệp
vừa mới gặp một người làng âu yếm, vừa mới được nghe mấy cái tin xé ruột xé gan
của những người thân, nay bước vào cái gia đình rặt những kẻ thù mà chàng bị hắt
hủi khinh bỉ, nên chàng không chịu, bèn giỡ giọng cãi bướng. Ông Chánh án đỏ mặt
tía tai, cởi phừn phựt cả tràng khuy áo “ghi-lê” ra rồi đập bàn đập ghế để gắt.
Bà Chánh án thấy chồng thịnh nộ, lại thấy con rể hỗn hào, cũng tức tốc ra mắng
nhiếc Điệp, rồi xói móc những là con nhà hèn mọn được nương tựa cửa quan mà vô
lễ vô phép; những là bất nhân bạc bẽo, toàn học thói sở khanh để dền lại cái
nghĩa nặng ân sâu; Thuý Liễu thấy ầm ầm sợ tai tiếng ra đến ngoài, bèn lôi chồng
vào buồng, rồi nguýt một cái, đóng cửa lại, và gây sự để bênh cha mẹ. Điệp bị cả
nhà xâu xúm bắt nạt, tức mình quá, thành ra hai vợ chồng cãi nhau một trận rất
kịch liệt. Thôi! Thế là xếp cả chuyện bảo vợ đưa tiền!
Chỉ có lần này cãi nhau Điệp mới phải nói với Thuý Liễu lâu và nhiều nhất, còn
mọi ngày hai vợ chồng ấy rất lãnh đạm với nhau.
Từ ngày Điệp biết Thuý Liễu có mang, thì chàng không hề nói lộ với ai cả; đến
ngay như Thuý Liễu, chàng cũng không cho hiểu rằng mình đã rõ đến tận tủy, tận
xương, chàng chịu cắn răng buồn khổ một mình để dò xét xem Thuý Liễu chửa với
ai. Vì vậy chàng đối với Thuý Liễu vẫn như thường, không tỏ ra một ý gì là ngờ
vực, nhưng cứ đến tối, thì chàng định bụng không cho Thuý Liễu được gặp trước
khi đi ngủ bao giờ.
Tôi nào Điệp cũng giả vờ xem sách hoặc bận bịu công việc ở nhà ngoài đến tận
khuya, liệu chừng Thuý Liễu ngủ rồi, chàng mới vào buồng, mà động đặt mình là
giả cách ngủ ngay lập tức. Cũng có hôm Thuý Liễu thức khuya chờ chồng, nhưng ít
khi thôi, vì Thuý Liễu chịu ăn chịu ngủ lắm, mà gặp phải cái đêm bất ngờ ấy,
thì Điệp nhăn nhó kêu đau bụng, hoặc ôm đầu kêu rức, rồi nằm xuống ngáy khò
khò.
Thấy thái độ lạ lùng của chồng, Thuý Liễu không hiểu ra sao, nhưng chắc lấy làm
khó chịu lắm. Hẳn Thuý Liễu cũng có thể đoán phỏng được là chồng biết cái tội
mình, nhưng chẳng lẽ lạy ông tôi ở bụi này, ngượng quá!
Nhưng mà, một tháng, rồi hai tháng, rồi lại đến ba tháng, tuy Thuý Liễu chẳng lạy
ông tôi ở bụi này, nhưng cái thai nó vẫn lạy ông tôi ở “bụng” này, mỗi ngày một
rõ. Thấy cái bụng căng thì Điệp đối với vợ càng tủi, càng nhục, càng căm, càng
hờn, mà Thuý Liễu cũng đối với chồng càng căm, càng hờn, càng tủi, càng nhục. Cứ
thế rồi hai người thành ra ngấm ngầm mà chán nhau, mà ghét nhau, mà thù nhau.
Chứ người ngoài thấy vợ Điệp có mang, thì họ mừng và khen:
- Mợ ấy mắn lắm nhỉ!
Nhưng ai rõ chuyện hơn lại thì thào:
- Cậu mợ ấy đi lại với nhau từ ngày quan còn ở phủ kia mà!
Bà Cử ở nhà chờ con về, hết chủ nhật này sang chủ nhật khác, nhưng phương trời
thăm thẳm, thư thường tới người không thấy tới, nỗi nhớ nhung như hun đúc tấm
can tràng. Song Điệp được đi làm, được ở trong dinh với ông Chánh án, được ông
dạy bảo bênh vực cho, thì bà rất yên lòng mà chịu một mình ở nhà làm ăn vất vả.
Hôm ba mươi tết, là ngày Điệp báo tin được nghỉ sẽ về, bà dậy từ tan canh, mong
mỏi từng phút. Bà chờ cơm sáng đến tận giữa trưa; không thấy con và dâu về, bà
nóng ruột quá nên ăn vội xong, bà cắp nón ra chợ Gỏi đứng ở gốc đa, ngóng từng
chuyến ô tô một.
Đến tận chiều sẩm, hai vợ chồng Điệp mới về tới nơi. Bà Cử mừng cuống lên, chạy
ra xe đón và hớn hở xách va ly hộ. Bà thấy Điệp gầy gò hơn trước thì chỉ biết
thương con làm lụng nhọc nhằn, nào bà có hay đâu rằng Điệp đă phải đầy đọa tâm
hồn nên xác thịt phải kém sút. Bà lại thấy con dâu có mang thì càng mừng, mừng
rằng nhà có phúc được con độc sinh cháu đàn, nhưng nào biết đâu cái thai của
Thuý Liễu chỉ là vốn riêng của nàng đem về nhà chồng ìàm của hồi môn!
Thuý Liễu đã chán chồng, đã ghét chồng, đã thù chồng, nay lại trông thấy mẹ chồng
nhà quê quá, ăn mặc như con vú, thì lại xấu hổ. Cho nên vừa bước chân xuống xe
ô tô, Thuý Liễu thấy một người tồi tàn chạy ra đón mà mình phải gọi là đẻ, thì
phát ngượng với khách qua đường.
Hai tình đã khác nhau, mà hai cảnh lại tương phản, nên Thuý Liễu khó chịu bội
phần, nhất là mẹ chồng ăn nói hỏi han những câu cục mịch, thì cái tính khinh
người là cái tính thông thường của phần nhiều các vị tiểu thư, Thủy Liễu lại
đem về mà điểm vào tinh thần những câu đối đáp với bà Cử.
Thuý Liễu phải đi bộ từ chỗ xuống xe đến tận nhà, tuy không xa, nhưng lấy làm bực
dọc quá. Tới nơi, nàng vào trong nhà, lại càng thấy chán ngán. Hôm cưới, lạ nước
lạ non, nàng không dám nhận kỹ từng tí, vả những đồ đạc, thức trang hoàng, mượn
đâu phải trả đấy, nay chỉ còn trơ xác nhà tranh lụp xụp, trong kê vài cái phản
gỗ mà thôi! Thuý Liễu ở nhà ngói quen đi rồi, nay chịu thế nào được? Nàng tủi
thân, sao mình con nhà quan giầu có, sang trọng hẳn hoi, mà lúc xuất giá thì chồng
chẳng ra chồng, mẹ chồng chẳng ra mẹ chồng, đến cái nhà ở cũng tiều tụy xiêu
nát làm vậy! Cử nhân mà làm gì! Thông phán mà làm gì! Rõ có tiếng mà không có
miếng! Mà cực quá, cái tiếng ấy đã to gì bằng ai!
Mặt khó đăm đăm. Thuý Liễu ngồi hai, tay bó giò mớm ở trên phản mà nhìn mẹ nhìn
chồng, Điệp biết ý vợ, càng thấy chướng mắt và đâm ghét! Bà Cử có hiểu đâu! Bà ở
dưới bếp dọn cơm, xào xáo lại những món ăn bà sắp sẵn từ buổi sáng. Những thức
ngon thức lạ, bà để dành, vì bà quý con quý dâu, chẳng biết đồ ăn có được sạch
sẽ hay không mà cái mâm cái bát sao nó luộm thuộm quá!
Ăn xong, Thuý Liễu phải múc nước rửa mặt lấy, vì không có đầy tớ mà sai! Rồi những
bà cô, ông cậu, ông chú, bà bác, cùng những họ hàng xa gần, thấy vợ chồng Điệp
về, ai nấy cũng vào chơi hỏi thăm Thuý Liễu bất đắc dĩ phải tiếp lấy làm bực dọc
quá, vì các ông bà ấy ăn mặc không ai ra hồn người! Một loạt đều quê kệch như mẹ
chồng, nghĩa là như hạng đầy tớ, vú, bõ nhà nàng cả.
Độ tám giờ, khách khứa mới về. Tâm sự buồn tênh, Thuý Liễu bèn đứng ra cổng
chơi để tiêu khiển. Nhưng mà trời tôi đen như mực, bốn bề vắng tanh vắng ngắt,
thỉnh thoảng mới có tiếng người, thì lại là tiếng om xòm chửi nhau về đòi nợ. Tết
với nhất gì mà buồn khổ buồn sở thế này, pháo phiếc chả có, chỉ rặt thấy chó cắn
nhau ran lên mà thôi! Nàng vào sân, đứng nhìn trong nhà, những ngắm mẹ chồng,
chồng với đồ đạc mà thở dài thở vắn!
Điệp kê dọn lại giường thờ cho chỉnh đốn.
Bà Cử gọi mợ Phán vào để bàn bạc sửa mâm cơm cũng ngày hôm sau. Thấy Thuý Liễu
trả lời dấm dẳn, bà không để ý, song Điệp bực mình lắm. Nhưng Thuý Liễu có phải
vợ chàng đâu, mà chàng cần phải bắt bẻ dạy dỗ, khuyên bảo? Chàng coi chẳng qua
cũng như cái bướu, cái gai, mà số chàng phải chịu đựng.
Sáng hôm mồng một tết, bà Cử đã đánh thức Thuý Liễu dậy từ tờ mờ sáng để xuổng
bếp làm cỗ cũng. Rét quá, sớm quá, Thuý Liễu còn ngái ngủ, nhưng chẳng giúng
tay vào thì sai ai? Nàng lấy làm vất vả lắm!
Tết nhất nhà quê thật là tẻ ngắt. Chì có dăm ba bánh pháo ngắn quèn của vài nhà
bên cạnh. Còn thì họ chỉ chúc nhau suông mà thôi! Chả bù với ngày hôm nay ở các
phủ, huyện, từ sáng sớm đến chiều, trong dinh không mấy lúc ngớt tiếng pháo, mà
xác pháo đỏ ngòm cả sân. Thuý Liễu đâm nhớ cảnh phú quí.
Phải bó buộc nhiều cái không chịu nổi, đến ngay trưa mồng một. Thuý Liễu sắp sửa
đồ đạc, xin về tỉnh.
Bà Cử ngẩn người ra vì nhớ con dâu, nhưng lưu lại thế nào nàng cũng nhất định nằng
nặc đòi đi, Điệp mặc kệ cho Thuý Liễu tùy ý, vì chàng có muốn được gần vợ tí
nào đâu! Thuý Liễu ở nhà, Điệp không có lúc nào được than thở riêng nỗi mình với
mẹ cả.
Lúc Thuý Liễu xách va ly đi ra, bà Cử ngậm ngùi thở dài bảo:
- Thôi, để đến ngày mợ ở cữ thì đẻ lên chơi một thể.
Điệp được ở nhà một mình, mới kể lể với mẹ cách cư xử của nhà vợ, và vợ, nhưng
vẫn giấu việc Thuý Liễu có mang, vì chàng chắc nếu mẹ được tin ấy, thì không
khéo bà nghĩ ngợi héo hon dần mà chết mất, cho nên thà một mình phải nuốt đắng
ngậm cay còn hơn. Bà Cử khuyên Điệp nên ăn ở với ông Chánh án cho phải đạo, vì
ông vừa là ân nhân, vừa là bố vợ, lại vừa là quan thày, không nên bướng bỉnh mà
ông phải để tâm buồn bực.
Hỏi về Lan, Điệp biết rằng hiện Lan ở chùa Phương Thành thuộc tỉnh Bắc Giang, từ
ga Kép đi vào ước chừng độ năm cây số. Lan nhất định đi tu suốt đời, mà nội người
nhà đến thăm Lan không nhận tiếp ai cả, hai lần ông Tú và bà Cử đến tận nơi,
nhưng Lan tránh mặt không ra, lại dặn những người trong chùa nói dối là không
có.
Trong mấy ngày nghỉ ở nhà. Điệp có sang ông Tú vài lần. Nhưng nhà ông Tú vắng
Lan, nó như cái nhà không hồn, cái nhà có người chết lạnh lẽo vậy. Chán ngắt!
Trông ông Tú lúc nào cũng ngơ ngẩn buồn rầu và có vẻ già hơn trước, thì Điệp lại
nhớ Lan. Nhất là chàng nhìn lại chỗ cột hiên mọi bận Lan trông chàng, trong buồng
mọi bận Lan ngấp nghé ra, thằng Xuân, em bé Lan, vì không có Lan mà tết này mặc
áo cú, cái cơi trầu, cái hộp lược, đến nay không có ai người chủ trương. Nhưng
từng ấy cái chưa làm cho chàng đau lòng lắm bằng cái ảnh Lan! Chàng liếc nhìn
lên ảnh, tinh thần còn đậm, nhan sắc đang tươi, lại nhắc cho chàng nhớ tới xiết
bao ân tình. Cứ động chàng thấy mặt Lan ở ảnh thì như bị lay động lớp sóng lòng
nhưng chàng cứ thích đưa mắt lên, để được tưởng nhớ đến người yêu, để được ôn lại
những cái kỷ niệm của thời kỳ dĩ vãng đáng tiếc.
Chiều mồng ba tết Điệp phải từ giã mẹ và phải chào ông Tú lên tỉnh làm việc.
Đang ở vào giữa cảnh gia đình xiết bao thân yêu âu yếm, chàng từ nay lại phải
trông thấy những mặt hằn thù, sinh ra chán nản công việc.
Đối với Thuý Liễu, chàng vẫn lãnh đạm như ngày chưa cưới. Có chồng mà cũng như
không, không chồng mà cái bụng mỗi ngày một nghễu nghện, Thuý Liễu không chịu
được đau khổ, một hôm nàng kể lể hết với mẹ rồi khóc.
Vốn trước ông bà Chánh án biết là cô con gái quí có mang, nên cho Điệp vào ngủ
với Thuý Liễu và vội ép gả cho chàng để che mắt thế gian và lừa chàng, tưởng
công việc thế là êm, là hết bổn phận làm cha mẹ, chứ có ngờ đâu. Điệp lại tinh
quái đến thế này, nên căm tức lắm, mới gọi chàng ra mắng một trận tàn nhẫn.
Điệp không cãi mà cũng không nói lại nửa điều, cứ coi như những lời thừa vô ích
cho cái bụng dạ sắt đá! Rồi hết sẵng đến ngọt, bà Chánh án dỗ:
- Cậu mợ chỉ là yêu quí anh, nên mới ép gả chị ấy cho anh, chớ cậu mợ có ngờ
đâu là chị ấy lại hư đốn như thế. Thôi thì anh cũng nên coi như số phận của anh
nó thế, mà nhận lấy đứa con. Anh nên nghĩ lại cái công cậu tác thành cho anh,
mà không nên trái ý cậu mợ. Cậu mợ định rồi cho anh hai cái nhà ở Hà Nội, anh
không nên bỏ lỡ dịp may.
Điệp nói:
- Con nào dám trái ý cậu mự. Cậu mợ gả vợ cho con, thì con lấy, cậu mợ bắt con
nhận lấy cái thai, con nào dám chổi từ. Từ trước tới nay, có vợ con làm chứng
đó, con có hề nói đi nói lại một lời nào về chuyện ấy đâu? Mà con cũng sống để
bụng, chết mang đi, chứ không dám than thở cùng ai cả. Hai cái nhà ở Hà Nội, nếu
cậu mợ cho vợ chồng con, thì con xin lĩnh, bởi vì ngày sau con cũng cho cháu,
chứ chắc gì con được ở ngày nào!
Bà Chánh án thấy con rể nói những câu sâu sắc, lại tức lắm nhưng cố nhịn:
- Vậy thì anh phải đi lại hỏi han chị ấy, chứ sao lại thờ ơ như thế? Hay có đứa
nào nó xui xiểm gì anh mà anh nghe nó chăng?
- Bẩm cậu mợ, chẳng có ai xui xiểm gì con cả. Tự nhiên ý nghĩ con nó khiến ra
như thế mà thôi.
Vừa nói xong, bỗng Thuý Liễu ở trong buồng chạy ra, tay cầm cái giấy, quăng vào
mặt Điệp đùng đùng nói:
- Thảo nào! Cậu giết tôi vì cái giấy này đây. Trời ơi!
Nói rồi, bù lu bù loa khóc.
Điệp giật mình, tưởng Thuý Liễu tìm thấy thư nặc danh kia, hóa không phải,
chàng nhìn kỹ thì ra bức thư của Lan. Thuý Liễu khóc:
- Bẩm cậu mợ, ngay từ ngày cưới con, con thấy nhà con đối với con khác, cho nên
con vẫn đâm nghi, chắc hẳn bị đứa nào cám dỗ. Thì đây, con lục hòm, thấy cái giấy
này của con đĩ Lan. Con khổ lắm!
Rồi nàng vừa gào vừa khóc:
- Con đĩ Lan! Mày làm hại bà!
Điệp lặng người không nói được lời nào nữa. Ông Chánh án cầm thư lên đọc cho mọi
người nghe. Mỗi tiếng trong thư, lại như nhắc Điệp nhớ lại người xưa; Điệp sợ
phát ra tiếng khóc, bèn đứng phắt dậy đi ra. Ông Chánh án, sắc giận ngầu ngầu
trên mặt, gọi giật Điệp lại, nhưng chàng không quay cổ, cứ đi vào buồng nằm.
Một lúc Điệp thấy đùng đùng ở ngoài sân những tiếng chậu vỡ kêu loảng xoảng.
Thì ra cơn ghen Thuý Liễu nổi lên, cô sư tử chẳng nể tay mà đập phá, hết cả những
chậu lan đang nở hoa ở thềm nhà. Nhưng Thuý Liễu vẫn chưa hả cơn tam bành, còn
lấy dao băm nhỏ hết các giò lan, xé tan xé nát lá thư ra, rồi buộc cả lại mà
treo ở cửa buồng, để ra vào thì lấy cái roi quất một cái và chửi rủa:
- Đồ đĩ, cướp chồng bà!
Hơn tháng trời, Điệp phải giày vò cực nhục nên mối thù càng to, Điệp quyết việc
li dị với Thuý Liễu.
Về phần cha mẹ vợ và Thuý Liễu cũng muốn nhân cái cớ ấy để cho Thuý Liễu li dị
chồng, nhưng chưa lúc nào được cái thư mới của Lan. Song ông bà vẫn xui Thuý Liễu
kiếm chuyện sinh sự lôi thôi với Điệp để kiện nhau, khép luật cho dễ.
Một việc mà hai bên cùng muốn làm thì tuy không bảo nhau, nhưng cũng dễ thành lắm,
nên chẳng bao lâu, trên bàn giấy tòa án, Điệp đã trông thấy một lá đơn kiện chồng
tình phụ của Thuý Liễu đệ lên ông Chánh án.
Nhưng Điệp vẫn lãnh đạm như không, khẳng khái nói với bố vợ:
- Bẩm cậu, con tưởng việc này chẳng phải xét xử lôi thôi cho mang tiếng với đời,
con xin làm giấy cho vợ con đi lấy chồng là êm chuyện.
Ông Chánh án thấy Điệp khinh mạn, căm tức lắm không đáp: mà Điệp nói được câu ấy,
thì lấy làm mát ruột mát gan.
Đến tối, sau một trận cãi nhau kịch liệt với bố mẹ vợ và vợ, Điệp lục hòm, lấy
bức thư nặc danh bỏ vào túi, viết một cái giấy cho Thuý Liễu li dị, rồi gói
ghém quần áo nhất định ra đi, bỏ cả việc làm, bỏ cả cha mẹ vợ, bỏ cả cái thai
trong bụng vợ.
Nhưng mà ngày mới vào ở trong dinh, Điệp trân trọng cất kỹ hai bức thư, nay ở
trong dinh ra, chàng chỉ còn lấy ra được một bức. Mấy trang giấy của Lan, viết
bằng nước mắt và máu, chàng chỉ còn giữ được có thế để làm ghi tích tấm lòng của
Lan thì đã bị Thuý Liễu xé dừ xé vụn vất vào đống rác với bó lan băm nhỏ mất rồi!
Thôi, nhưng mà được ly dị cùng Thuý Liễu, được ra khỏi cái gia đình đã giết chữ
tình chữ hiếu của chàng, được khuất mặt những người đã đang tâm chia rẽ mối
nhân duyên của chàng cùng Lan, đã dập tắt lửa lòng của đôi lứa thiếu niên tình
sâu nghĩa nặng, Điệp thấy nhẹ nhàng khoan khoái như người tù tội được ra thoát
ngục, như cây trong tối được thấy bóng mặt trời.
Điệp đáp xe lửa đêm về Hà Nội, rồi sáng hôm sau chàng không về nhà vội, nhưng lấy
vé đi ga Kép, để đến chùa Phương Thành tìm Lan. Xiết bao tâm sự ngót một năm trời
nó uất ức trong lòng bấy nay. Điệp không có người nào mà thổ lộ. Bây giờ đi tìm
Lan, tìm Lan ngay vào lúc cái tâm sự ấy còn mới mẻ nguyên vẹn thì được gặp Lan.
Điệp sung sướng vì chàng sẽ tha hồ mà kể lể nỗi duyên mới, mà than thở mối tình
xưa…
Chương XII
TÌNH XƯA
Ngót năm tháng trời nay, nào Điệp đi cưới Thuý Liễu, nào Điệp đi làm mỗi ngày hai buổi, kể cả sự đi thì đến mấy trăm mấy nghìn lần, nhưng chưa lần nào chàng đi hăm hở như lần này.
Điệp ngồi xe lửa, tính từng ga, mong từng phút, bên lòng chan chứa biết bao nhiêu hy vọng, khác nào như người ly biệt quê hương vài chục năm, đến nay được về nơi chôn rau cắt rốn.
Đến ga Kép, Điệp xuống. Nước non tuy lạ cảnh lạ người, nhưng là nơi có chùa Phương Thành, là nơỉ Lan đã từng ìn vết chân để đến một chỗ mà chôn chặt nỗi niềm riêng, là nơi mà Lan định gởi thân nương bóng cho qua một đời, vì không được mãn nguyện về chứ duyên cùng chàng. Điệp thấy thích mắt thân yêu quá. Những quả đồi, những ngọn núi, tuy vô hồn, nhưng đối với chàng nó như chan chứa về tình thâm.
Theo con đường cái độ năm cây số. Điệp vừa rẽ sang bên trái, đã trông thấy nóc chùa xám xịt dưới chân đồi xanh xanh.
Điệp thổn thức, đứng lại ngắm.
Bốn bề quạnh hiu, đàn chim xào xạc trên cây, nấp dưới bóng nắng buổi xuân tàn gay gắt. Làn mây trắng, vơ vẩn bay đi, làm hoen ố vùng trời xanh trong, lênh bênh như đám bọt ngoài bể. Chiếc buồm nâu đè ngọn sóng biếc, uể oải theo gió. Mùi thơm cỏ bay lên, cái mùi quê hương thân yêu làm chàng phảng phất như được về nhà.
Điệp lại hăm hở đi, rẽ xuống bờ ruộng con con bên tay phải thì đến cổng chùa.
Cổng chùa đóng kín, nhưng có cái dây thòng lòng xuống để giật chuông gọi mở cửa. Chàng đứng đó cảm động, trống ngực thình thịch, giơ tay lên vớ lấy dây.
Nhưng trước khi gặp Lan để nói chuyện, chàng muốn đi dạo quanh chùa để được xem xét cho kỹ chỗ Lan ở đã, kẻo mấy khi lại lên đây làm gì, vì chàng định bụng kể chuyện mình đã ly dị cùng Thuý Liễu và yêu cầu Lan nghĩ lại mà về nhà để chắp nối mối tình xưa.
Chùa có hàng rào tre non bao bọc, rậm và kín lắm, Điệp nhìn vào trong, thấy vắng vẻ quá. Sân trước rêu cỏ mọc xanh rì, cửa chùa đóng kín mít. Đến mé sau, chàng thấy một cái nhà lá, có lẽ là chỗ ở của vị sư, nên chàng cố ý lắng tai nghe, nhưng vắng tanh vắng ngắt không có một tiếng động. Chàng thương hại Lan mọi ngày vui tính, đến nay sao nàng chịu được cái cảnh buồn bã như thế này, chàng đứng dừng lại mười lăm phút, nhưng vẫn không thấy một tiếng gì. Chàng lại lò dò theo hàng rào đi một tí nữa, thì đến cái cổng chống, nhưng cũng đóng. Mấy con chó trong chùa thấy có người lạ thì sủa vang chàng phải lánh ra ngoài ruộng xa, nhưng mắt vẫn cố lách nhìn vào khe lá tre để họa có thấy Lan đứng đó. Bỗng có một bà lão đi lại, đến trước mặt, và bảo chàng:
- Ông hỏi gì thì ra đằng cổng trước.
- Tôi hỏi thăm chú tiểu Lan?
- Chùa này rặt sư nữ, cụ tôi không cho ai là đàn ông vào ngày thường đâu. Mà chả có chú tiểu nào tên Lan cả.
- Có, có chú tiểu Lan đấy.
- Tôi làm hộ chùa này bao nhiêu năm nay, tôi lại không biết hay sao?
- Thế thì bà làm ơn bảo tôi có một người con gái chừng hai mươi tuổi, xin vào tu ở đây hồi trong năm hay không?
Bà hộ mỉm miệng, như nghĩ đến một chuyện gì buồn cười đáp:
- À, thế mà ông cứ hỏi chú Lan thì ai biết được!
Điệp mừng lắm, nói:
- Nhờ bà gọi hộ chú ấy ra, nói rằng có anh chú ấy tên là Điệp hỏi chú ấy.
Bà hộ ngạc nhiên nhìn Điệp:
- Tên chú ấy mới là Điệp chứ, sao ông lại bảo tên ông cũng là Điệp?
- Được, muốn tên là gì cũng được, bà cứ gọi chú ấy ra đây cho tôi.
Bà hộ lắc đầu:
- Ông nói như dễ lắm đấy. Có một lần ông gì nhận là đẻ ra chú ta đến, chú ta cũng không tiếp; lại có một lần nữa, bà gì trông giống ông, nhận là cô, chú ta cũng không ra nữa là anh! Mà chú ấy dặn giấu, sao hôm nay tự nhiên tôi buột mồm nói ra thế này!
Rồi bà hộ toan đi, nhưng Điệp nói:
- Không bà cứ nói tên Điệp, thế nào chú ấy cũng phải tiếp. Chú ấy giận thầy tôi, giận cô tôi mà đi tu, nhưng chú ấy chỉ bảo riêng có một tôi thôi, cho nên….
Bà hộ cười, lắc đầu:
- Chú ấy chẳng giận ai cả. Chú ấy chỉ giận duyên nên mới nhờ vả cụ tôi, chứ ông nói dối sao tên chú ấy là Điệp, mà ông là anh chú ấy cũng tên là Điệp.
Điệp thấy đích thực lắm rồi, nằn nì nói:
- Chẳng nói giấu gì bà, chính là chú ấy vì chứ duyên không được vẹn cùng tôi, mới chán đời như thế, nên lấy tên tôi mà đi ở chùa.
- Sao chú ấy lại bảo tên người ấy là Vũ Khắc kia mà!
Điệp cảm động, vội vàng móc trong túi lấy cái khăn mùi xoa có thêu con bướm ra nói:
- Chính tên tôi là Vũ Khắc Điệp, nghĩa là con bướm. Đây bà trông.
Bà hộ cười:
- Hèn nào một hôm chú ấy bắt được một con bướm, chết ở đầu nhà, mà chú ấy không nỡ vứt đi, mới ép vào quyển kinh; lúc khô, chú ấy để vào cái khung tre, làm như cái ảnh, treo ở đầu giường.
Điệp thổn thức, lạnh cả người. Bà hộ tiếp:
- Nhưng mà rồi cụ tôi tưởng chú ấy sát sinh, nên mắng mãi, và bắt chú ấy không được treo nữa.
- Thế bây giờ con bướm ấy đâu?
- Chú ấy khóc lóc mãi, nhưng phải nghe lời cụ tôi. Chú ấy bèn đào cái lỗ, bỏ xác con bướm vào một bao diêm, rồi chôn, chôn cả con dao tây sáu lưỡi của chú ấy thường cầm nữa.
- Tại sao chú ấy chôn con dao hở bà?
- Nào ai hiểu được, tôi chỉ biết rằng từ hôm chôn con bướm và con dao, thì chú ấy không hay khóc nữa, chứ trước kia, nhất là ngày chú ấy mới đến, thì chúng tôi phải đặt tên chú lấy là Hồ Lệ đấy! Vì cứ cả ngày loay hoay với con dao mà khóc.
- Thế chú ấy chôn ở đâu?
Bà hộ chỏ tay vào đầu nhà, nói:
- Kìa, kìa, chỗ bên cạnh chậu lan ấy.
Điệp cố cầm lại nước mắt mà dòm vào chỗ chậu cây, mà hỏi:
- Cái mô đất thấp kia, phải không bà?
- Không phổi, cái cao mới là mả con bướm, còn cái thấp chú ấy chôn cành hoa Lan gẫy đấy.
Mỗi câu bà Hộ nói là Điệp lại thêm đau lòng thương Lan. Bà hộ bảo:
- Có một hôm tôi hỏi tại sao chú ấy không chôn ngay con bướm vào chậu Lan, lại chôn Lan bên cạnh con bướm thế?
- Chú ấy trả lời thế nào?
- Chú ấy khóc bảo: “Trời bắt thế”. Chà! Nào ai hiểu được! Chú ấy cứ khóc luôn, mà nói chuyện với chú ấy thì buồn rưn rứt ấy!
- Chú ấy có đau ốm gì không hở bà?
- Có một tháng đầu, chú ấy ốm tưởng đã chết. Ngày nào cũng sốt mê mẩn, mà sốt nặng thế nào cũng không dời con dao ở trong tay ra! Một hôm chúng tôi bỡn, mới giấu dao đi, thì trời ơi! Chú ấy bù lu bù loa như cha chết, làm như điên như cuồng, đến nỗi cụ tôi phải mắng chúng tôi mãi.
- Chú ấy quí con dao sao lại đem chôn nó đi.
- Tại chú ấy bảo không muốn nom thấy nó nữa.
- Thế sao bà không đào lên lấy con dao ấy mà dùng.
- Ai lại chơi ác thế, trêu cho người ta khóc thì mình được ích gì? Vả ngày nào chú ấy không ra thăm một lượt.
- Chú ấy thăm vào lúc nào?
- Vào chính ngọ, vì chú ấy bảo là lúc chú ấy đã phải trông thấy một cảnh đau đớn nhất đời chú ấy.
Điệp ngẩn người, sực nhớ ra là lúc đám cưới mình đi đến đầu làng thì chuông đồng hồ nhà thờ làng bên cạnh vừa bắt đầu inh ỏi đánh. Hẳn là Lan đứng nhìn lũ xe ô tô thì đau khổ quá, nên mới phẫn thân mà đi hẳn thôi. Nhưng Điệp bỗng nhớ rằng ông Tú nói chuyện Lan bỏ nhà lúc mười hai giờ, thì có lẽ Lan mới bắt đầu đi đã gặp đám cưới đến. Thế thì thương hại cho Lan quá! Hẳn là Lan muốn đi, để đoàn ô tô cưới đến nơi tránh được nỗi gai mắt, nhưng ngờ đâu Lan đi muộn quá. Điệp rơm rớm nước mắt hỏi bà Hộ:
- Chú ấy có chăm chỉ làm lụng không, hở bà?
- Trước thì chú ấy buồn và khóc luôn, nhưng cụ tôi khuyên dỗ, và giảng giải mãi, bắt chú ấy học kinh: từ khi chú ấy chôn con dao và con bướm, chú ấy thôi không khóc nữa, mà chăm chỉ làm ăn. Cụ tôi yêu chú ấy lắm, chú ấy ăn ở tử tế quá, ông ạ. Thôi nhưng ông giữ tôi ở đây đến bao giờ.
- Khoan! Nhờ bà làm phúc nói với chú ấy rằng có một người tên là Điệp đến thăm chú ấy.
- Tôi chịu thôi, lỡ chú ấy giầy vò tôi thì làm thế nào, vì chú ấy dặn tôi giấu, nay tôi lại nói chuyện với ông, rồi chú ấy biết lại cho tôi là người bép xép. Chú ấy không tiếp ai đâu ông ạ.
- Nhưng chú ấy tiếp tôi, bởi vì chính tôi là người thân của chú ấy nhất đời!
- Thôi, tôi không nói đâu. Ông cứ ra cổng trước mà giật chuông, rồi tôi bảo chú ấy ra mở cổng thì ông sẽ được gặp.
Điệp cảm ơn bà Hộ, rồi đi, vừa đi vừa nghĩ nông nỗi mà quí bụng Lan bội phần! Chàng đến một chỗ trông rõ vào đằng trước cái nhà lá, thì thấy bóng một chú tiểu. Chàng cố nhìn vào, thấy chú tiểu ấy đang lúi hủi khâu. Nhìn kỹ, bỗng chàng rụng rời, vì người ấy chính là Lan, song già, xanh và gầy hẳn đi! Bấy giờ chàng mới nghĩ ra là Lan ở chùa thì phải cạo trọc đầu, mà bịt cái khăn vuông nâu, và mặc quần áo nâu, đi đất, trông tiều tụy quá!
Điệp không cầm nổi được nước mắt! Sao mà cái nét mặt Lan lại buồn quá thế, mà thảm chưa, ai vẽ cho Lan hai nét răn trên má. Thôi, có lẽ Lan hay khóc lắm, nên hai má nó thành tật như vậy mất rồi! Điệp ngắm Lan mãi, càng ngắm càng giọt ngắn giọt dài. Bỗng có con chó xổ ra cắn, chàng phải chạy ra đằng cổng trước.
Điệp bâng khuâng ngồi ở cổng, nghĩ đến ái tình của Lan đối với mình lúc nào cũng đằm thắm mà tủi thân! Nào nàng ốm, nào nàng giữ mãi con dao mà khóc, nào nàng đặt tên là Điệp, nào nàng gìn giữ cái thân tàn của con bướm, đến lúc không được gần nó nữa thì không nỡ vứt mà chôn cất tử tế và ngày nào cũng ra thăm, nào lại chôn cành hoa lan bên cạnh con bướm; những cách nàng làm biết bao ý vị thâm trầm, mà thương hại thay, cái tâm linh của nàng, chỉ một mình nàng biết! Lan thật là một người đáng yêu, đáng quý, đáng trọng của Điệp suốt đời. Nhưng Điệp lại nghĩ đến mình đối với Lan, cũng không đến nỗi xấu hổ, vì đã phụ bụng của người đáng yêu, đáng quí, đáng trân trọng. Sở dĩ chàng bỏ việc bỏ vợ, cũng vì Lan; chàng chỉ vì yêu một mình Lan; chàng không thế nhận ai là vợ được nữa. Chốc nữa, chàng giật chuông, Lan ra mở cổng, hai trái tim cùng nhau đập mạnh, mà hai mặt giáp nhau thì xiết bao tủi tủi, mừng mừng. Những nông nỗi đắng cay từng ấy tháng trời, chàng sẽ được kể hết ra, hẳn Lan cũng thấy hởi lòng mà thương chàng đã vì nàng mà hy sinh hai chứ phú quí. Lúc bấy giờ hẳn bốn dòng lụy sẽ cùng nhau mà rỏ những giọt nên thơ.
Điệp hăm hở như mở cờ trong bụng, đứng dậy ngẩng lên sờ vào dây chuông. Lá liễu thướt tha, in vào cánh cổng mốc hoa những nét vẽ mềm mại, trông như bức rèm Nhật Bản.
Chàng vui sướng… Nhưng cái phút quyết định nghiêm trọng nó làm cho chàng động lòng, trống ngực thình thình, tay run rẩy:
“Này, mấy tiếng chuông này rung động nó sẽ làm cho rung động cả lòng ta!”
Điệp lại bỏ tay xuống:
“Lan mà ra đây, bất thình lình trông thấy ta! Việc không ngờ ấy có lẽ làm cho nàng mừng quá mà rú lên, ngất đi mất!”
Điệp lại bồi hồi, nắm phắt vào dây chuông toan giật:
“Lời nói đầu của ta là câu gì? Ta sẽ bảo ngay nàng là ta đã ly dị cùng Thuý Liễu. Song chỉ sợ nàng quá thương ta, không muốn làm rối sợi chỉ tấn tơ tần đang khăng khít của ta cùng lệnh ái quan Chánh án mà cũng không cho ta được gặp mặt”
Sắp giật thì Điệp ngừng tay, mỉm cười:
“Nhưng mà có lẽ ta thấy mặt nàng, nghẹn ngào không nói được nên lời nữa!”
Rồi Điệp co tay lên quyết định giật nhưng lại thôi, rồi thở dài:
“Cái tấm tình xưa của nàng gân nửa năm nay chôn chặt dưới đáy lòng, bị những tâm sự khác nó đè gí xuống, nay đào nó lên được chắc khó, mà nàng cũng đau lòng lắm. Nhưng nàng sẽ vui vẻ được sống bằng cái đoạn đời cũ!”
Lan ở trong hiên ban nãy có trông thấy Điệp hay không? Trước Lan mải khâu, chẳng để ý đến gì cả, nhưng lúc thấy tiếng chó cắn, nàng mới đưa mắt nhìn ra.
Nàng trông thấy người đội cái mũ trắng bị chó đuổi. Lúc rõ là Điệp, bỗng nàng giật nẩy mình, nhăn mặt, chân tay rủn ra như muốn ngã, mà lòng tê tái, trống ngực thình thình, nước mắt nước mũi ứa ra khắp mặt. Phải một phút như mất hồn, nàng vịn chặt lấy cái cột, nhắm nghiền mắt lại. Một lúc mở ra, nàng quay mặt đi, không dám trông ra phía hàng rào nữa. Rồi hai mắt trừng trừng nhìn trời, miệng lẩm bẩm đọc câu kinh, nàng đi từ từ đến phía góc nhà, chỗ có cái chuông gọi mắc dây ra cổng. Lúc ấy tâm sự rạt rào, nàng lẳng lặng một tay nắm lấy quả chuông, một tay nắm cái kéo giơ lên, cắt sợi dây đứt đánh phụt một cái, ngửa mặt lên để ngăn cho nước mắt đừng tràn ra nhưng trên má cũng vẫn thấy lóng lánh hai dòng lệ. Rồi như không còn hơi sức nữa, nàng buông phịch hai tay xuống thổn thức, ôm đầu chạy vụt vào buồng.
Trong khi ấy thì ở ngoài cổng. Điệp vẫn nắm lấy dây chuông, co tay lên định giật rõ mạnh. Nhưng bỗng chàng đờ tay, thần người ra nghĩ, rồi nét mặt ngùi ngùi… Tự nhiên hai dòng nước mắt lóng lánh bò xuống má, chàng thở dài:
Thôi, nhưng lửa lòng của Lan đã tắt, đã chôn ở nơi từ bi tĩnh mịch này rồi, ta gợi chi cái đống tro tàn cho thêm đau đớn?
Rồi buông phắt dây ra, chàng quả quyết đi rõ nhanh, không quay mặt lại nữa.
TÌNH XƯA
Ngót năm tháng trời nay, nào Điệp đi cưới Thuý Liễu, nào Điệp đi làm mỗi ngày hai buổi, kể cả sự đi thì đến mấy trăm mấy nghìn lần, nhưng chưa lần nào chàng đi hăm hở như lần này.
Điệp ngồi xe lửa, tính từng ga, mong từng phút, bên lòng chan chứa biết bao nhiêu hy vọng, khác nào như người ly biệt quê hương vài chục năm, đến nay được về nơi chôn rau cắt rốn.
Đến ga Kép, Điệp xuống. Nước non tuy lạ cảnh lạ người, nhưng là nơi có chùa Phương Thành, là nơỉ Lan đã từng ìn vết chân để đến một chỗ mà chôn chặt nỗi niềm riêng, là nơi mà Lan định gởi thân nương bóng cho qua một đời, vì không được mãn nguyện về chứ duyên cùng chàng. Điệp thấy thích mắt thân yêu quá. Những quả đồi, những ngọn núi, tuy vô hồn, nhưng đối với chàng nó như chan chứa về tình thâm.
Theo con đường cái độ năm cây số. Điệp vừa rẽ sang bên trái, đã trông thấy nóc chùa xám xịt dưới chân đồi xanh xanh.
Điệp thổn thức, đứng lại ngắm.
Bốn bề quạnh hiu, đàn chim xào xạc trên cây, nấp dưới bóng nắng buổi xuân tàn gay gắt. Làn mây trắng, vơ vẩn bay đi, làm hoen ố vùng trời xanh trong, lênh bênh như đám bọt ngoài bể. Chiếc buồm nâu đè ngọn sóng biếc, uể oải theo gió. Mùi thơm cỏ bay lên, cái mùi quê hương thân yêu làm chàng phảng phất như được về nhà.
Điệp lại hăm hở đi, rẽ xuống bờ ruộng con con bên tay phải thì đến cổng chùa.
Cổng chùa đóng kín, nhưng có cái dây thòng lòng xuống để giật chuông gọi mở cửa. Chàng đứng đó cảm động, trống ngực thình thịch, giơ tay lên vớ lấy dây.
Nhưng trước khi gặp Lan để nói chuyện, chàng muốn đi dạo quanh chùa để được xem xét cho kỹ chỗ Lan ở đã, kẻo mấy khi lại lên đây làm gì, vì chàng định bụng kể chuyện mình đã ly dị cùng Thuý Liễu và yêu cầu Lan nghĩ lại mà về nhà để chắp nối mối tình xưa.
Chùa có hàng rào tre non bao bọc, rậm và kín lắm, Điệp nhìn vào trong, thấy vắng vẻ quá. Sân trước rêu cỏ mọc xanh rì, cửa chùa đóng kín mít. Đến mé sau, chàng thấy một cái nhà lá, có lẽ là chỗ ở của vị sư, nên chàng cố ý lắng tai nghe, nhưng vắng tanh vắng ngắt không có một tiếng động. Chàng thương hại Lan mọi ngày vui tính, đến nay sao nàng chịu được cái cảnh buồn bã như thế này, chàng đứng dừng lại mười lăm phút, nhưng vẫn không thấy một tiếng gì. Chàng lại lò dò theo hàng rào đi một tí nữa, thì đến cái cổng chống, nhưng cũng đóng. Mấy con chó trong chùa thấy có người lạ thì sủa vang chàng phải lánh ra ngoài ruộng xa, nhưng mắt vẫn cố lách nhìn vào khe lá tre để họa có thấy Lan đứng đó. Bỗng có một bà lão đi lại, đến trước mặt, và bảo chàng:
- Ông hỏi gì thì ra đằng cổng trước.
- Tôi hỏi thăm chú tiểu Lan?
- Chùa này rặt sư nữ, cụ tôi không cho ai là đàn ông vào ngày thường đâu. Mà chả có chú tiểu nào tên Lan cả.
- Có, có chú tiểu Lan đấy.
- Tôi làm hộ chùa này bao nhiêu năm nay, tôi lại không biết hay sao?
- Thế thì bà làm ơn bảo tôi có một người con gái chừng hai mươi tuổi, xin vào tu ở đây hồi trong năm hay không?
Bà hộ mỉm miệng, như nghĩ đến một chuyện gì buồn cười đáp:
- À, thế mà ông cứ hỏi chú Lan thì ai biết được!
Điệp mừng lắm, nói:
- Nhờ bà gọi hộ chú ấy ra, nói rằng có anh chú ấy tên là Điệp hỏi chú ấy.
Bà hộ ngạc nhiên nhìn Điệp:
- Tên chú ấy mới là Điệp chứ, sao ông lại bảo tên ông cũng là Điệp?
- Được, muốn tên là gì cũng được, bà cứ gọi chú ấy ra đây cho tôi.
Bà hộ lắc đầu:
- Ông nói như dễ lắm đấy. Có một lần ông gì nhận là đẻ ra chú ta đến, chú ta cũng không tiếp; lại có một lần nữa, bà gì trông giống ông, nhận là cô, chú ta cũng không ra nữa là anh! Mà chú ấy dặn giấu, sao hôm nay tự nhiên tôi buột mồm nói ra thế này!
Rồi bà hộ toan đi, nhưng Điệp nói:
- Không bà cứ nói tên Điệp, thế nào chú ấy cũng phải tiếp. Chú ấy giận thầy tôi, giận cô tôi mà đi tu, nhưng chú ấy chỉ bảo riêng có một tôi thôi, cho nên….
Bà hộ cười, lắc đầu:
- Chú ấy chẳng giận ai cả. Chú ấy chỉ giận duyên nên mới nhờ vả cụ tôi, chứ ông nói dối sao tên chú ấy là Điệp, mà ông là anh chú ấy cũng tên là Điệp.
Điệp thấy đích thực lắm rồi, nằn nì nói:
- Chẳng nói giấu gì bà, chính là chú ấy vì chứ duyên không được vẹn cùng tôi, mới chán đời như thế, nên lấy tên tôi mà đi ở chùa.
- Sao chú ấy lại bảo tên người ấy là Vũ Khắc kia mà!
Điệp cảm động, vội vàng móc trong túi lấy cái khăn mùi xoa có thêu con bướm ra nói:
- Chính tên tôi là Vũ Khắc Điệp, nghĩa là con bướm. Đây bà trông.
Bà hộ cười:
- Hèn nào một hôm chú ấy bắt được một con bướm, chết ở đầu nhà, mà chú ấy không nỡ vứt đi, mới ép vào quyển kinh; lúc khô, chú ấy để vào cái khung tre, làm như cái ảnh, treo ở đầu giường.
Điệp thổn thức, lạnh cả người. Bà hộ tiếp:
- Nhưng mà rồi cụ tôi tưởng chú ấy sát sinh, nên mắng mãi, và bắt chú ấy không được treo nữa.
- Thế bây giờ con bướm ấy đâu?
- Chú ấy khóc lóc mãi, nhưng phải nghe lời cụ tôi. Chú ấy bèn đào cái lỗ, bỏ xác con bướm vào một bao diêm, rồi chôn, chôn cả con dao tây sáu lưỡi của chú ấy thường cầm nữa.
- Tại sao chú ấy chôn con dao hở bà?
- Nào ai hiểu được, tôi chỉ biết rằng từ hôm chôn con bướm và con dao, thì chú ấy không hay khóc nữa, chứ trước kia, nhất là ngày chú ấy mới đến, thì chúng tôi phải đặt tên chú lấy là Hồ Lệ đấy! Vì cứ cả ngày loay hoay với con dao mà khóc.
- Thế chú ấy chôn ở đâu?
Bà hộ chỏ tay vào đầu nhà, nói:
- Kìa, kìa, chỗ bên cạnh chậu lan ấy.
Điệp cố cầm lại nước mắt mà dòm vào chỗ chậu cây, mà hỏi:
- Cái mô đất thấp kia, phải không bà?
- Không phổi, cái cao mới là mả con bướm, còn cái thấp chú ấy chôn cành hoa Lan gẫy đấy.
Mỗi câu bà Hộ nói là Điệp lại thêm đau lòng thương Lan. Bà hộ bảo:
- Có một hôm tôi hỏi tại sao chú ấy không chôn ngay con bướm vào chậu Lan, lại chôn Lan bên cạnh con bướm thế?
- Chú ấy trả lời thế nào?
- Chú ấy khóc bảo: “Trời bắt thế”. Chà! Nào ai hiểu được! Chú ấy cứ khóc luôn, mà nói chuyện với chú ấy thì buồn rưn rứt ấy!
- Chú ấy có đau ốm gì không hở bà?
- Có một tháng đầu, chú ấy ốm tưởng đã chết. Ngày nào cũng sốt mê mẩn, mà sốt nặng thế nào cũng không dời con dao ở trong tay ra! Một hôm chúng tôi bỡn, mới giấu dao đi, thì trời ơi! Chú ấy bù lu bù loa như cha chết, làm như điên như cuồng, đến nỗi cụ tôi phải mắng chúng tôi mãi.
- Chú ấy quí con dao sao lại đem chôn nó đi.
- Tại chú ấy bảo không muốn nom thấy nó nữa.
- Thế sao bà không đào lên lấy con dao ấy mà dùng.
- Ai lại chơi ác thế, trêu cho người ta khóc thì mình được ích gì? Vả ngày nào chú ấy không ra thăm một lượt.
- Chú ấy thăm vào lúc nào?
- Vào chính ngọ, vì chú ấy bảo là lúc chú ấy đã phải trông thấy một cảnh đau đớn nhất đời chú ấy.
Điệp ngẩn người, sực nhớ ra là lúc đám cưới mình đi đến đầu làng thì chuông đồng hồ nhà thờ làng bên cạnh vừa bắt đầu inh ỏi đánh. Hẳn là Lan đứng nhìn lũ xe ô tô thì đau khổ quá, nên mới phẫn thân mà đi hẳn thôi. Nhưng Điệp bỗng nhớ rằng ông Tú nói chuyện Lan bỏ nhà lúc mười hai giờ, thì có lẽ Lan mới bắt đầu đi đã gặp đám cưới đến. Thế thì thương hại cho Lan quá! Hẳn là Lan muốn đi, để đoàn ô tô cưới đến nơi tránh được nỗi gai mắt, nhưng ngờ đâu Lan đi muộn quá. Điệp rơm rớm nước mắt hỏi bà Hộ:
- Chú ấy có chăm chỉ làm lụng không, hở bà?
- Trước thì chú ấy buồn và khóc luôn, nhưng cụ tôi khuyên dỗ, và giảng giải mãi, bắt chú ấy học kinh: từ khi chú ấy chôn con dao và con bướm, chú ấy thôi không khóc nữa, mà chăm chỉ làm ăn. Cụ tôi yêu chú ấy lắm, chú ấy ăn ở tử tế quá, ông ạ. Thôi nhưng ông giữ tôi ở đây đến bao giờ.
- Khoan! Nhờ bà làm phúc nói với chú ấy rằng có một người tên là Điệp đến thăm chú ấy.
- Tôi chịu thôi, lỡ chú ấy giầy vò tôi thì làm thế nào, vì chú ấy dặn tôi giấu, nay tôi lại nói chuyện với ông, rồi chú ấy biết lại cho tôi là người bép xép. Chú ấy không tiếp ai đâu ông ạ.
- Nhưng chú ấy tiếp tôi, bởi vì chính tôi là người thân của chú ấy nhất đời!
- Thôi, tôi không nói đâu. Ông cứ ra cổng trước mà giật chuông, rồi tôi bảo chú ấy ra mở cổng thì ông sẽ được gặp.
Điệp cảm ơn bà Hộ, rồi đi, vừa đi vừa nghĩ nông nỗi mà quí bụng Lan bội phần! Chàng đến một chỗ trông rõ vào đằng trước cái nhà lá, thì thấy bóng một chú tiểu. Chàng cố nhìn vào, thấy chú tiểu ấy đang lúi hủi khâu. Nhìn kỹ, bỗng chàng rụng rời, vì người ấy chính là Lan, song già, xanh và gầy hẳn đi! Bấy giờ chàng mới nghĩ ra là Lan ở chùa thì phải cạo trọc đầu, mà bịt cái khăn vuông nâu, và mặc quần áo nâu, đi đất, trông tiều tụy quá!
Điệp không cầm nổi được nước mắt! Sao mà cái nét mặt Lan lại buồn quá thế, mà thảm chưa, ai vẽ cho Lan hai nét răn trên má. Thôi, có lẽ Lan hay khóc lắm, nên hai má nó thành tật như vậy mất rồi! Điệp ngắm Lan mãi, càng ngắm càng giọt ngắn giọt dài. Bỗng có con chó xổ ra cắn, chàng phải chạy ra đằng cổng trước.
Điệp bâng khuâng ngồi ở cổng, nghĩ đến ái tình của Lan đối với mình lúc nào cũng đằm thắm mà tủi thân! Nào nàng ốm, nào nàng giữ mãi con dao mà khóc, nào nàng đặt tên là Điệp, nào nàng gìn giữ cái thân tàn của con bướm, đến lúc không được gần nó nữa thì không nỡ vứt mà chôn cất tử tế và ngày nào cũng ra thăm, nào lại chôn cành hoa lan bên cạnh con bướm; những cách nàng làm biết bao ý vị thâm trầm, mà thương hại thay, cái tâm linh của nàng, chỉ một mình nàng biết! Lan thật là một người đáng yêu, đáng quý, đáng trọng của Điệp suốt đời. Nhưng Điệp lại nghĩ đến mình đối với Lan, cũng không đến nỗi xấu hổ, vì đã phụ bụng của người đáng yêu, đáng quí, đáng trân trọng. Sở dĩ chàng bỏ việc bỏ vợ, cũng vì Lan; chàng chỉ vì yêu một mình Lan; chàng không thế nhận ai là vợ được nữa. Chốc nữa, chàng giật chuông, Lan ra mở cổng, hai trái tim cùng nhau đập mạnh, mà hai mặt giáp nhau thì xiết bao tủi tủi, mừng mừng. Những nông nỗi đắng cay từng ấy tháng trời, chàng sẽ được kể hết ra, hẳn Lan cũng thấy hởi lòng mà thương chàng đã vì nàng mà hy sinh hai chứ phú quí. Lúc bấy giờ hẳn bốn dòng lụy sẽ cùng nhau mà rỏ những giọt nên thơ.
Điệp hăm hở như mở cờ trong bụng, đứng dậy ngẩng lên sờ vào dây chuông. Lá liễu thướt tha, in vào cánh cổng mốc hoa những nét vẽ mềm mại, trông như bức rèm Nhật Bản.
Chàng vui sướng… Nhưng cái phút quyết định nghiêm trọng nó làm cho chàng động lòng, trống ngực thình thình, tay run rẩy:
“Này, mấy tiếng chuông này rung động nó sẽ làm cho rung động cả lòng ta!”
Điệp lại bỏ tay xuống:
“Lan mà ra đây, bất thình lình trông thấy ta! Việc không ngờ ấy có lẽ làm cho nàng mừng quá mà rú lên, ngất đi mất!”
Điệp lại bồi hồi, nắm phắt vào dây chuông toan giật:
“Lời nói đầu của ta là câu gì? Ta sẽ bảo ngay nàng là ta đã ly dị cùng Thuý Liễu. Song chỉ sợ nàng quá thương ta, không muốn làm rối sợi chỉ tấn tơ tần đang khăng khít của ta cùng lệnh ái quan Chánh án mà cũng không cho ta được gặp mặt”
Sắp giật thì Điệp ngừng tay, mỉm cười:
“Nhưng mà có lẽ ta thấy mặt nàng, nghẹn ngào không nói được nên lời nữa!”
Rồi Điệp co tay lên quyết định giật nhưng lại thôi, rồi thở dài:
“Cái tấm tình xưa của nàng gân nửa năm nay chôn chặt dưới đáy lòng, bị những tâm sự khác nó đè gí xuống, nay đào nó lên được chắc khó, mà nàng cũng đau lòng lắm. Nhưng nàng sẽ vui vẻ được sống bằng cái đoạn đời cũ!”
Lan ở trong hiên ban nãy có trông thấy Điệp hay không? Trước Lan mải khâu, chẳng để ý đến gì cả, nhưng lúc thấy tiếng chó cắn, nàng mới đưa mắt nhìn ra.
Nàng trông thấy người đội cái mũ trắng bị chó đuổi. Lúc rõ là Điệp, bỗng nàng giật nẩy mình, nhăn mặt, chân tay rủn ra như muốn ngã, mà lòng tê tái, trống ngực thình thình, nước mắt nước mũi ứa ra khắp mặt. Phải một phút như mất hồn, nàng vịn chặt lấy cái cột, nhắm nghiền mắt lại. Một lúc mở ra, nàng quay mặt đi, không dám trông ra phía hàng rào nữa. Rồi hai mắt trừng trừng nhìn trời, miệng lẩm bẩm đọc câu kinh, nàng đi từ từ đến phía góc nhà, chỗ có cái chuông gọi mắc dây ra cổng. Lúc ấy tâm sự rạt rào, nàng lẳng lặng một tay nắm lấy quả chuông, một tay nắm cái kéo giơ lên, cắt sợi dây đứt đánh phụt một cái, ngửa mặt lên để ngăn cho nước mắt đừng tràn ra nhưng trên má cũng vẫn thấy lóng lánh hai dòng lệ. Rồi như không còn hơi sức nữa, nàng buông phịch hai tay xuống thổn thức, ôm đầu chạy vụt vào buồng.
Trong khi ấy thì ở ngoài cổng. Điệp vẫn nắm lấy dây chuông, co tay lên định giật rõ mạnh. Nhưng bỗng chàng đờ tay, thần người ra nghĩ, rồi nét mặt ngùi ngùi… Tự nhiên hai dòng nước mắt lóng lánh bò xuống má, chàng thở dài:
Thôi, nhưng lửa lòng của Lan đã tắt, đã chôn ở nơi từ bi tĩnh mịch này rồi, ta gợi chi cái đống tro tàn cho thêm đau đớn?
Rồi buông phắt dây ra, chàng quả quyết đi rõ nhanh, không quay mặt lại nữa.
Chương XIII
THẰNG VŨ
THẰNG VŨ
Mùa Đông, Bay giờ tối. Môt cái ô-tô hòm kính theo đường quanh
vào phủ, ngọn đèn pha sáng quắc như đưa một vùng ngọn chổi quét đến tận chân
trời. Cánh cổng vòm mớ toang, một chiếc xe sình sịch tiến vào, đến giữa sân nhà
tư thì đỗ. Thằng Vũ quắt như con cá mắm, ở trong nhà chạy ra, hai tay thu trong
bọc, hai hàm răng cầm cập, đứng giún giảy cạnh một tên lính cầm một chiếc đèn
tây. Cửa xe mở, ba thằng bé con, quần áo tây, mú đồng màu cánh chả, thoăn thoắt
nhảy tót ra, ríu rít như đàn chim non, xúm quanh thằng Vũ mà kể lể chuyện trò;
rồi đến một ông nhỏ nhắn, ước độ năm mươi tuổi, lủng lẳng cái thẻ bài ngà trước
ngực, nhẹ nhàng bước xuống, và giơ tay vào trong níu một bà… Bà ấy trông to
tướng trong bộ áo lót lông cừu, không gài khuy và cái khăn quàng đầu bằng len
màu xám, lòe xòe, lệnh khệnh, dò dẫm mãi mới đặt được cái chân xuống bực, và
vịn vào cánh cửa, rồi sợ vướng ngã, bà ấy kêu rầm lên soi đèn. Đèn đã gìơ cao,
bà ấy mới dám để nốt một cẳng nặng nề nữa vào bực xe, mé xe trĩu hẳn xuống, rồi
bật lên, bà ấy đă xuống đến đất!
- Lạy thầy ạ, lạy mẹ ạ.
Đáp lại tiếng chào có vẻ đậm đà, mừng rỡ của thằng Vũ, ông Phủ
bà Phủ… không trả lời, mà cũng không nhìn nó. Rồi mọi người đi vào nhà tư, ông
Phủ lên buồng giấy.
Trời rét lắm! Bà Phủ ngồi xếp bằng tròn trên sập gụ có giải đệm,
xuýt xoa đắp kín áo vào chân đưa hai tay lên hơ trên cái hóa lò than hồng. Một
chốc bà mới tháo cái khăn quàng, rồi nhìn sang phản gian bên, bốn đứa trẻ đang
xúm quanh ngọn đèn trò chuyện.
Bà Phủ năm nay ngoài ba mươi, nhưng bà cứ thích làm như bà cụ,
bởi vì bà là bà lớn. Bà béo lắm, nhưng vì mới có việc phải lo nghĩ, nên bà sút
đi mất đến bốn cân, chứ độ hai tháng nay, bà còn chê bà Bố Tuyên là không được
bằng nửa bà, vị này chỉ được ngót bốn mươi ky-lô thịt.
Bà trông sang chỗ lũ con, thấy thằng Vũ đang há hốc miệng ra
nghe ba thằng bé khoe bộ áo mới, bộ giầy đẹp, và các đồ chơi mua về'! Bà nhìn,
bà nhìn mãi thằng Vũ, rồi bỗng dưng nét mặt bà hầm hầm, như muốn cố tìm kiếm
lấy được một câu gì để mắng. Bà gắt:
- Thằng Vũ! Mày không biết lấy giầy cho chúng nó thay à!
- Thằng Vũ?
Hoàng Trần Vũ, ngay từ năm nó mới lên mười tuổi, nó đã sớm biết
hơn các trẻ khác, vì nhờ trời, nó khổ hơn các trẻ cùng tuổi, tuy địa vị nó là
con quan.
Thực vậy, nó là con ông Phủ Hoàng Xuân Long; nhưng mà ông quan
hay ông dân thì cũng là người cả; nên ông Hoàng Xuân Long là cha thằng Vũ, cũng
có thế đối với thằng Vũ như những người cha ghét con khác. Thằng Vũ không được
cha mẹ nó yêu như ba em của nó, là thằng Hoàng Mạnh Ly, Hoàng Trọng Quy và
Hoàng Quý Phượng. Mấy hôm nay cha thằng Vũ về nhà quê có kỵ ông nội nó. Cả nhà
được theo về, duy một mình nó phải ở lại. Nó cũng muốn về, vì tính trẻ con thấy
được đi thì thích, nhưng cha mẹ nó không bảo nó sắm sửa quần áo, nên nó không
dám xin. Cái không dám đã là cái đặc tính của nó từ thuở nó biết nói, biết đòi,
bởi vì nó xin cái gì cũng không được bao giờ, nó lại còn phải mắng phải đánh
nữa. Cha mẹ nó bắt nó bày đình bày chùa cho các em nó chơi, vì không có nó chơi
với các em nó, thì các em nó buồn. Đến mái mãi không thuộc được hai mươi bốn
chữ cái, mới bắt nó học theo, để em nó ganh đua cho chóng nhớ mặt chữ. Nó nhiều
trí khôn hơn thằng Ly, nên mau biết hơn, bài nào cũng học trơn. Như thế đáng lẽ
nó được cha mẹ khen, nhưng trái lại, nó phải đòn, vì mẹ nó bảo:
- Mày chỉ ích kỷ.
Thành ra nhiều lúc nó không dám thuộc dám hiểu nữa.
Bây giờ nó với thằng Ly được ra trường Pháp-Việt để học, hai đứa
cùng ngồi lớp đồng ấu. Nhưng thế nghĩa là nó đóng một vai đi hầu em nó hơn là
vai học trò, vì nó phải cắp sách, mang mực cho thằng Ly, mà động thằng Ly bẩn
áo, hay nhọ tay, thì y như đít nó bị nổi mấy con trạch đỏ hỏn!
Nó chỉ được ăn mặc vừa đủ mà thôi, cho nên những ngày đông tháng
giá như thế này, nó không thích tí nào cả, vì nó thấy rét lắm. Các em nó, mỗi
mùa một bộ quần áo tây mới, nhưng nó thì chỉ có đến cái áo láng kép là sang
trọng nhất. Cha mẹ nó yêu nuông ba em nó, ba em nó làm lỗi, nhưng tội thì đến
nó phải chịu.
Một hôm mẹ nó đi tỉnh về, không biết có chuyện gì mà gắt cả với
cha nó, và mắng cả thằng Ly, thằng Quy. Đến thằng Phượng giơ tay đòi bế, mẹ
cũng quát con vú em bắt cho đi chơi xa. Nó biết ngay hôm ấy thế nào cũng không
thoát được trận đòn, nên nó phải tránh. Nhưng đến tối, thì nó không trốn vào
đâu được nữa. Nó phải lên nhà tư, ngồi từ bi từ tại. Tuy thấy ba em xúm quanh
ngọn đèn cười đùa với nhau, nó cũng không dám nghịch, dám nói. Lúc ấy, cha nó
đương nói chuyện với mẹ nó, mà các em nó cười đùa rầm rầm, mà loạn cả nhà, át
cả câu chuyện, nên mẹ nó quát:
- Im cả đi.
Thì nó vẫn im, vì nó biết thân nó như con cá nằm trên chốc thớt!
Ba em nộ phải mắng, yên lặng được một lát, nhưng rồi lại nhìn nhau mà rúc rích.
Tức thì: đến một chục cái phất trần vút đen đét vào lưng nó, nó đau thon thót!
Nó oan mà không dám khóc, vì càng khóc, càng phải đòn.
Mẹ nó đánh xong, còn bắt nó quỳ quay mặt vào tường nữa, và cho
các em nó đi ngủ.
Lúc ấy, trong nhà im phăng phắc, nó mới để tai đến câu chuyện
cha mẹ nó đang nói cùng nhau. Mẹ nó nhăn nhó, quật cái tráp tròn xuống sập nói:
- Chỉ tại ông nên tôi mới phải bực mình!
Cha nó cười, làm lành:
- Thì ai để ý mà nhớ được tên nó! Tôi có ngờ là chính nó đâu!
- Thế thì ông xin đổi đi. Tôi không thế nào chạm trán nó ở trên
tỉnh luôn luôn được.
- Làm quái gì cái vặt ấy. Kệ nó! Mình có việc gì can thiệp đến
nó đâu mà cần!
- Thế ngộ trong phủ có án mạng, nó không về khám được à? Ông làm
tôi suýt ê mặt. Giá tôi không cẩn thận mà hỏi han như trước, cứ như mọi khi,
xồng xộc vào rồi gặp mặt nó, thì thực là mất hết sĩ diện. Tôi bảo ông đưa tiền
lên tiêm trên đốc-tờ tây Hà Nội thì ông tiếc! Thế thì ông làm quan để làm gì!
Ông làm quan mà để vợ con phải khổ, thà cáo về còn hơn!
Cha nó lại dỗ:
- Thôi, bà…
- Tôi thu xếp, mai tôi về nhà quê, tôi không ở đây nữa. Tôi
không muốn lỡ ra phải nhìn mặt nó. Tôi không muốn cho nó biết tôi là vợ ông.
- Bà gàn quá. Bà hèn mọn gì mà sợ?
- Không phải tôi sợ nó. Nghĩa là tôi không muốn nhớ đến chuyện
cũ mà thôi.
Thằng Vũ nghe lõm bõm, cũng đoán ra được cớ, nhưng rồi câu đốì
đáp mỗi lúc xa trí hiểu biết của nó, nên nó không để tai vào nữa. Nguyên hôm nọ
mẹ nó phàn nàn với cha nó là độ này gầy, bảo cha nó đưa một trăm bạc để lên Hà
Nội nằm bệnh viện của ông Đốc-tờ tây tiêm thuốc. Cha nó không đưa, nói rằng ở
trên tỉnh mới có ông bác sĩ người Việt Nam. thì nhờ ông trông nom cho cũng được
cẩn thận, và chỗ các quan, chắc ông ấy không lấy nhiều tiền. Mẹ nó đi, tưởng
rằng bận này vắng nhà hàng nửa tháng, ai ngờ đến chiều về ngay, rồi ngầy ngà
với cha nó. Chỉ có thế mà nó cũng phải vạ lây. Nhưng thế là thường.
Cha nó thích nuôi khướu. Cái lồng khướu bao giờ cũng treo ở
trước nhà. Thằng Phượng cứ đòi mang xuống để chơi. Nó không dám lấy, thằng
Phượng mách mẹ nó, nó liền phải đòn vì không biết chiều em. Hôm khác, thằng
Phượng cũng đòi lấy lồng khướu, vì sợ phải đòn như lần trước, nó bèn bắc ghế để
đứng, khi đang giơ hai tay nâng cái lồng, thì một cái bạt tai làm cho nó choáng
óc ngã lăn xuống đất. Thì ra cha nó ở đằng sau, mà nó không biết. Một cái tát
mạnh vào thái dương non nớt của nó, làm nó phát sốt, lử thử đến hai hôm; nhưng
nó không dám nằm, vì nó sợ phải đòn nữa. Nó phải đòn trận này, vì cái tội làm
đầu têu cho em nó bắt chước.
Lại một hôm, không biết đứa nào nghịch tinh, đổ mực vào lỗ tai
thằng lính nhà chè đương ngủ ngày. Thằng lính mách mẹ nó, mẹ nó cũng bắt nó nằm
và đánh cho năm roi quắn đít. Nó oan, đương tấm tức một mình, thì con vú già ở
đàng sau bếp đã gọi om cả nhà lên rằng:
- Cậu Ly ngã xuống ao!
Người ta vội nhảy ùm xuống nước vớt được thằng Ly lên, thì thấy
tay thằng Ly vẫn còn đen nhoèn những mực. Hỏi thì thằng Ly nói rằng chính nó đã
nghịch thằng lính, vì thấy anh Vũ phải đòn đau quá nên nó sợ phải trốn ra ao
rửa tay một mình.
Việc như thế mà mẹ nó chẳng mắng thằng Ly đến nửa lời, lại toan
nhè nó ra đánh một trận nữa, vì tội làm thằng Ly sợ quá đến nỗi suýt chết oan!
Cho nên thằng Vũ sợ cha mẹ nó, sợ các em nó, sợ cả bọn kẻ hầu
người hạ, bởi vì hết ngày ấy đến ngày khác, hết tháng ấy đến tháng khác, hết
năm ấy đến năm khác, nó sống để chịu mắng, chịu chửi và chịu đòn.
Của đáng tội thằng Vũ chỉ thấy có mỗi một lần là mẹ nó nhân từ
với nó, thưởng cho nó cái áo sa tây cũ của cha nó. Tuy cái áo ấy đã rách nhiều
chỗ, nhưng từ thuở bé nó mới có cái áo này là đẹp nhất, vì thấy chi chít những
hoa là hoa. Mẹ nó bảo con vú chữa lại cho nó, để nó mặc. Song nó chưa được xỏ
tay vào bận nào, vì nó có được đi đâu đâu? Đến ngay quê nội nó, nó cũng không
được về mấy khi, quanh năm nó chỉ ở nhà, trừ việc đi học một ngày bốn lượt, còn
thì nó không được bước chân ra khỏi cổng.
Sở dĩ nó được cái áo sa tây, vì hôm ấy nó thấy cha nó hớn hở đưa
tờ nhật trình mới và nói gì với mẹ nó. Mẹ nó tươi cười trả lời:
- Thế là trời cũng có mắt lắm.
Rồi mẹ nó cầm tờ báo xem, nhưng xem xong, quẳng toạt xuống đất,
tức giận, nói:
- Nó đi thì kệ cha nó, làm gì mà nhà báo cũng tiếc với chúc! Rõ
tờ lá cải này không còn chuyện gì mà đàng nữa hay sao? Thôi, hết năm nay không
thèm mua báo này nữa.
Đến tôi, nó đọc cả tờ báo để biết về việc gì mà nó được hưởng
sung sướng lây như thế, nhưng tìm cả bốn trang, nó không thấy có việc gì can hệ
đến cha hoặc mẹ nó cả.
Nhưng cũng chỉ một lần ấy thôi, còn sau nó vẫn thấy cha mẹ nó
quá cay nghiệt với nó, cho nên nó rất tủi thân. Giá nó khôn lớn tý nữa, hoặc nó
là người ngoài, trông thấy những sự áp chế bất công ấy, hắn đã tự hỏi:
- Nó là con đẻ hay con nuôi của ông Phủ Hoàng Xuân Long?
Nhưng giá có câu hỏi ấy thực, thì cái giấy khai sinh của nó có
ba người làm chứng hẳn hoi đã trả lời chắc chắc rằng:
- Con đẻ.
Nhưng sao thằng Vũ bị nhiều nỗi đắng cay khổ sở, thằng Ly, thằng
Quy, thằng Phượng lại được sung sướng lạ lùng thế? Sao thỉnh thoảng nó nhận
thấy nó như đầy tớ mà ba em nó như con chủ nhà? Sao một đôi khi các em nó hỗn
với nó, bắt nạt nó, mà cha mẹ nó để yên? Sao họ hàng nội ngoại đối với nó rất
thờ ơ lãnh đạm? Sao động nó sai bảo người nhà làm hộ cái gì, thì mẹ nó đã quắc
mắt lên mà mắng:
- Mày làm lấy không được à? Con nhà lính tính nhà quan vừa chứ!
Nó chẳng con quan là gì? Cha nó trước khi làm tri phủ, chẳng làm
tri huyện là gì? Chứ có phải đi lính đâu?
Rồi dần dần nó lớn, nó nghe thấy đích một hôm cha nó nói chuyện
với một người rằng:
- Cái năm tôi học hậu bổ…
Thế thì cha nó cũng đi học đấy chứ? Nó hỏi nghĩa tiếng hậu bổ,
thầy giáo nó giảng là trường học làm quan.
Nó học sáng dạ và ngoan ngoãn hơn các em nó, nó được thầy giáo
khen luôn. Nhưng việc đến tai cha mẹ nó thì nó bị hất hủi, từ đó cha mẹ nó coi
nó như người ngoài, nó nghịch gì cũng kệ thây không mắng không đánh nó nữa.
Có một lần thầy giáo ra bài làm đến chứ “tứ linh”, và cắt nghĩa
rằng:
- Tứ linh là bốn con vật thiêng: long, ly, quy, phượng. Long là
rồng, ly là long mã, quy là con rùa, phượng là chim phượng.
Hiểu nghĩa chữ tứ linh, nó nhớ đến bức vẽ ở tường đền Bách Linh,
cũng có bốn con vật ấy; rồi nghĩ ngay đến cách đặt tên của cha nó và ba em nó.
Cha nó tên là Long, ba em nó tên Ly, Quy và Phượng. Sao nó thì cha nó không đặt
tên ngay là Ly, lại chờ cho nó có em đặt cả cho ba đứa nối vào tên cha nó. Sao
cha nó lại hẩy nó ra ngoài làm vậy? Rồi tò mò, nó hỏi người bạn bên lớp nhất
rằng:
- Tại làm sao tên anh lại lót chứ mạnh?
- Tại tôi là con cả.
- Thế em thứ hai của anh lót chữ gì?
- Lót chữ trọng.
- Thế em thứ ba?
- Lót chữ quý.
Nó càng ngạc nhiên. Đáng lẽ nó là Hoàng Mạnh Ly mới phải, vì nó
là con cả, mà chữ Ly liền ngay với chữ tên của cha nó.
Những sự lạ lùng ấy làm cho nó phải khám phá cho ra cái sự vô lý
trong chỗ đặt tên nó và các em nó; nó hỏi dò nghĩa tên nó, thì người ta bảo:
- Vũ là mưa, vũ là lông chim, vũ là trái, vũ là vú trụ, vũ là
văn vũ, vũ là họ Vũ, vũ là vua Vũ, vũ là có tâm địa hèn mạt.
- Vậy tên tôi có liên can gì với tên thầy tôi không?
- Không.
Thế rồi thôi, nó chịu chôn sự hồ nghi vào bụng, vì nội người nhà
nó không dám hỏi ai cả.
Đến tận năm nó mười ba tuổi, nó cũng không hiểu thêm được tên nó
nghĩa là gì. Nhưng nó chắc rằng hẳn là đối với cha mẹ, nó có một việc gì khiến
cho cha mẹ phải phiền lòng mà nó không biết đấy thôi. Cớ làm sao cha mẹ nó coi
nó như thù hằn, ghét bỏ nó như con ai ấy, đến nỗi nó cực khổ hơn hết cả những
đứa trẻ có cha mẹ, cực khổ hơn cả những đứa trẻ bồ côi, bởi vì nó không thấy nó
được là con ai cả! Những sự âu yếm, những sự săn sóc của cha mẹ, nó chỉ được
biết ở trong các bài học nhà trường, nên nó đau lòng, nó thèm thuồng, nhưng nó
không dám oán cha mẹ nó tí nào.
Có một hôm nó thấy người bạn học có tên lót chữ Trần. Cái tên
giống nó, nó liền hỏi, thì bạn đáp:
- Chứ Trần là họ mẹ tôi, nên cha tôi lấy làm chứ lót cho tên
tôi, có gì làm lạ? Như thế thì ba chữ tên tôi vừa có họ cha tôi, vừa có họ mẹ
tôi.
Thằng Hoàng Trần Vũ bấy giờ mới hiểu thêm được một tí nữa. À, ra
nó cũng lót bằng họ mẹ nó. Bởi vì mẹ nó cũng họ Trần. Mẹ nó tên là:
Trần Thuý Liễu.
Chương XIV
MẨU CHUYỆN CŨ
Mười ba năm đã qua, bà Cử Vũ, ông Tú Nguyễn và ông Chánh án Trần đều đã lần lượt hóa ra người thiên cổ.
Thuý Liễu sau khi ly dị cùng Điệp, thì hơn hai tháng nữa đẻ được thằng con trai và cuối năm ấy lấy kế ngay được ông Hoàng Xuân Long, khi đó đương làm tri huyện.
Cái khoảng mười ba năm trời đã hầu như xóa nhòa trong trí nhớ Thuý Liễu hết cả những đoạn tình sử cay đắng cũ, duy chỉ còn Vũ là như cái bướu, ngày nào cũng ngấm ngầm muốn lật bộ mặt trái của một vị quan bà mặt lớn tai to.
Vũ cũng chẳng may mà phải sống mãi làm người; đã sống mãi làm người, lại phải ở mãi với Thuý Liễu; đã phải ở mãi với Thuý Liễu, lại còn phải nhờ mãi ông Hoàng Xuân Long nuôi sống cho. Tuy vậy, nào nó có biết đâu người nó vẫn gọi là thầy, người vẫn nhận nó là con trong giấy khai sinh, lại chỉ là bố hờ của nó, mà nó chính là hạt máu rơi của ai, hồi mười ba năm trước, chỉ vì sắp có nó mà biết bao thảm trạng gây nên trong mấy gia đình.
Đến bây giờ, nó đi học, thầy giáo chỉ bảo nó những địa dư sử ký, những luân lý, toán pháp chứ ai bảo cho nó biết rằng nó không phải là con người mà nó tưởng đẻ ra nó?
Vũ thấy trước ngày nào cũng phải mắng, phải đánh, và phải chửi, nhưng rồi từ ngày vì chăm học và ngoan ngoãn, được thầy khen và bạn mến, thì nó không được cha mẹ mắng, đánh, chửi nữa. Nhất là em nó là thảng Ly, vừa dốt, vừa lười, vừa nghịch, phải thầy giáo mắng phạt luôn, thì nó trông rõ thấy nó làm gì cha mẹ nó cũng mặc kệ, suốt ngày không hề đả động đến nó, coi nó ghẻ lạnh hẳn như người dưng nước lã vậy. Những khi cha mẹ muốn sai nó làm việc gì, thì không bao giờ bảo thẳng nó, tất là truyền cho con vú hay thằng lính bảo nó. Nhưng những việc nó làm, không phải là công việc của một con quan phải nhúng tay. Nhiều khi bận, nó không đủ thì giờ để học.
Từ năm đỗ được bằng Sơ học yếu lược, nó đã suýt phải bỏ học mấy lần. Nhưng may làm sao, lần nào nó không được ra trường, thì y như thằng Ly và thằng Quy cũng trốn đi chơi lêu lổng, nên bất đắc dĩ, cha mẹ nó phải cho nó đi học như trước.
Một hôm mẹ nó trông thấy nó dạy các em nó học lại bài thể thao ở lớp. Nó hô, các em nó giơ chân giơ tay rõ đều, mẹ nó gọi các em nó vào, mát mẻ đánh mỗi đứa một cái khẽ và nói:
- Chúng mày có phải là dòng liu điu như ông ấy đâu? Tôi van ông, ông đừng dạy chúng nó cái nghề ấy.
Câu nói ấy làm cho nó phải rơi lụy. Vậy ra nó là dòng liu điu? Thế là ý thế nào? Hay là người đẻ ra nó là dòng liu điu? Thì là cha nó hay mẹ nó? Nó nhớ đến cách cha mẹ, họ hàng nội ngoại cư xử với nó rất hờ hững, nó nghĩ đến khuôn mặt nó khác ba em nó, nó lại thấy tên nó trật ra ngoài bộ tứ linh, thì hay nó là con nuôi cha mẹ nó? Nhưng suy nghĩ làm sao nó cũng không tài nào quyết đoán được, vì cái giấy khai sinh của nó bao giờ cũng làm thầy cãi mà đánh đổ hết cả những sự hồ nghi.
Nhưng mà trời sinh ra vậy, nó không phải máu mủ của ông Hoàng Xuân Long thì ông Hoàng Xuân Long ác cảm với nó nhất, mà tự nhiên, nó càng lớn, càng thấy khó chịu về thái độ của ông Hoàng Xuân Long. Lắm bận nó trông rõ những thói xấu của ông, nghĩa là trái hẳn với những trẻ khác, bao giờ cũng coi cha mẹ như những vị thần minh hoàn toàn.
Vũ dần dần yêu mến thầy giáo và bạn bè hơn cha mẹ, anh em nó, bởi vì ở gia đình, nó chỉ thấy sự bất công, sự ngược đãi, sự lãnh đạm, nhất là đối với cha nó, mỗi ngày nó như một xa.
Mấy tháng trời một câu hỏi về cỗi rễ cứ luẩn quẩn trong óc nó.
Rồi đến ngày hai mươi ba tháng chạp, mẹ nó sắm sửa hành lý sắp cùng với các em nó về nhà quê ăn tết, bỗng có một người đàn bà già ước đến ngót sáu mươi tuổi, đến nhà nó, biếu mẹ nó hai chục quả cam. Mới đầu, thấy, mái tóc bạc phơ của người ấy, mẹ nó ngợ, sau người ấy xưng danh ra, mẹ nó bỗng biến sắc mặt nói:
- À, vú Áp đấy à? Thế nào, lâu nay làm ăn có khá không?
- Bẩm lạy bà lớn, từ ngày cụ cố cho chúng con về thì mỗi ngày chúng con làm ăn một thêm sa sút. Nhiều lúc chúng con nhớ bà lớn, nhưng xa xôi, chả làm sao đi được. Bây giờ chúng con chợt nghĩ đến tình thầy trò cũ, cố xoay lấy món tiền hành lý mới đến hầu quan lớn và bà lớn được.
- Ừ, tôi cám ơn, ngót mười lăm năm rồi đấy nhỉ: thôi, cho xuống nhà dưới.
Vú Áp khúm núm chắp tay lui ra, một lát bà Phủ mở cái ví tiền lấy tờ giấy bạc một đồng, đưa cho Vũ và bảo:
- Chốc nữa mày xuống đưa đồng bạc này cho vú Áp là người ban nãy biếu cam ấy nhé.
Nói đoạn, cuốn khăn quàng, áo cừu, bà lù lù bước lên xe.
Vũ thấy mẹ xử tệ với một người đầy tớ cũ, thì ái ngại cho vú Áp lắm. Vú Áp hỏi thăm, thấy nói Vũ là con trai lớn của ông Phủ thì đâm nghi, mà vì oán bà Phủ đối với mình kiệt quá, nên hỏi chuyện người nhà, vú Áp lấy làm thương Vũ cũng bị bạc đãi như nó. Như thế, tự nhiên Vũ và vú Áp cùng chung một cảm tình.
Sẩm tối hôm ấy, ông Phủ Long cũng như mọi khi, vợ đi vắng thì chuồn lên tỉnh với cô đầu. Trà là tình nhân đã có con riêng cùng ông và đã quyết một hai lấy về làm vợ bé, nên Vũ được tự do hỏi chuyện vú Áp. Lúc nhà lên đèn, Vũ gọi vú Áp lên, và bảo:
- Vú có rét thì lên đây mà sưởi. Trời rét quá nhỉ?
Vú Áp vui vẻ, ngồi xổm bên cạnh lò, Vũ tỉ tê hỏi:
- Vú hầu bà lớn từ năm nào?
- Tôi trước là vú sữa nuôi bà lớn, sau lại ở làm vú già.
- Sao vú không ở hầu nữa?
- Tại cụ lớn đuổi tôi.
- Ông ngoại tôi đuổi vú?
- Phải, lúc bấy giờ cụ cũng còn đương làm quan Phủ như quan bây giờ ấy. Nhưng tôi hỏi thật, năm nay cậu bao nhiêu tuổi.
- Tôi mười bốn. Từ thuở tôi bé, vú không lên chơi.
- Vâng, tôi thôi hầu cụ lớn từ ngày bà lớn còn con gái.
Vú Áp ra ý nghĩ ngợi, rồi hỏi:
- Cậu không theo bà lớn về nhà quê ăn tết.
Vũ cảm động, tủi thân nói:
- Không mấy khi tôi được về quê nội. Tết này, tôi cũng phải một mình ăn tết ở đây.
- Cậu có hay về quê ngoại không?
- Thỉnh thoảng. Vì quan ông quan bà ít cho tôi đi lắm.
Vú Áp nhìn thẳng vào mặt Vũ như muốn dò ý và nói:
- Hẳn cậu được quan chiều lắm.
Vũ thở dài ứa nước mắt, không trả lời. Vú Áp hỏi:
- Cậu ngoan ngoãn lắm. Nhưng tôi hỏi thật cậu, cậu có hay phải đòn không?
Vũ vẫn chưa khô lệ, lắc đầu. Vú Áp lại gợi:
- Sao cậu ăn mặc thế này? Ai lại con quan mà mặc quần cháo lòng và áo rách khuỷu thế? Người ta cười cho cậu ạ.
Vũ nín lặng, vú Áp lại nói:
- Cậu cởi áo ra, tôi vá hộ.
Vũ ra ý sợ sệt, đáp:
- Thôi, vú cứ mặc kệ tôi, kẻo bà lại hỏi.
Nói đoạn, nó nức nở khóc. Vú Áp chép miệng, xoa đầu nó, an ủi:
- Cậu nín đi. Tôi thương cậu lắm.
Từ thuở bé, Vũ mới được một người thương hại vỗ về, nó lấy làm sung sướng quá. Bỗng long lanh con mắt, nó hỏi:
- Cha tôi là ai? Vú có biết không?
Vú Áp tự nhiên ứa hai hàng nước mắt, rồi vội tìm lời để an tâm Vũ:
- Cha cậu là quan lớn nhà chứ ai. Sao cậu hỏi dở thế.
- Vú còn giấu tôi, vì tôi chắc vú biết, quan lớn đây là cha nuôi tôi thôi.
- Sao cậu lại hỏi câu ấy?
Vũ bèn kể cho vú Áp nghe hết cách ông Phủ Long đối đãi với nó từ năm nó biết đến nay, rồi nói tiếp:
- Vả tên tôi Hoàng Trần Vũ, Hoàng là họ quan ông, Trần là họ quan bà, còn Vũ nghĩa là gì, tôi không hiểu.
Vú Áp đương lim dim con mắt để nghe, bỗng thấy Vũ giảng đến tên, thì như bật nghĩa ra, đáp phắt:
- Vũ là họ cha đẻ ra cậu.
Vũ rú lên một tiếng rồi trống ngực thình thình chân tay run run, trợn mắt nhìn vú Áp; vú Áp trông nó dữ như con ác thú mà hết cả hồn. Một phút im lặng. Ngọn lửa tí tách trong lò sưởi.
Bỗng Vũ đứng dậy bưng mặt khóc:
- Vú ơi! Nhờ vú làm phúc cho tôi biết cha thật tôi tên là gì, bây giờ cha tôi ở đâu? Mẹ tôi ở đâu? Tại làm sao ông bà này lại nuôi tôi? Khốn nạn, ở đây tôi khổ lắm vú ạ!
Vú Áp cảm động lau nước mắt, kéo nó ngồi xuống bảo:
- Khẽ chứ! Cậu im mà nghe. Bà lớn đây chính là mẹ đẻ ra cậu đấy.
Vũ lắc đầu:
- Không phải. Sao bà đối với tôi không có tí tình mẹ con nào?
- Bỡi vì cậu là con riêng của bà lớn, rồi sau bà lớn mới lấy quan lớn đây.
Thằng Vũ giật nẩy mình, nức nở hỏi:
- Thế cha tôi đâu?
- Tôi không biết. Nhưng mà…
Vú Áp bưng hai tay lên che đôi mắt nhắm nghiền, như cố lục lại trong óc để nhớ một mẩu chuyện cũ.
Vũ lau mắt đăm đăm nhìn và giục:
- Vú nói ngay đi. Vú làm phúc nói cho thật, vú thương tôi với.
Vú Áp bỏ hai tay ra, trầm ngâm, thở dài, nhìn nó và nói:
- Ngày ấy, tôi đương ở dưới bếp làm cơm, bỗng cụ lớn gọi tôi lên nhà tư, cụ quát tháo, kể tôi lười, tôi hỗn, rồi trả tiền công, nhất định đuổi đi, không nuôi nữa. Tôi lạy van xin mãi, nói là chỗ đầy tớ cũ ở hầu hàng ngót hai mươi năm, xin cụ lớn rộng ơn thương lại, nhưng cụ lớn nhất quyết không nghe.
- Cụ lớn là ông ngoại tôi ấy à?
- Vâng. Suốt lượt đầy tớ người nhà ngày hôm ấy, có tội cũng như không, đều bị cụ lớn cho về cả.
- Sao vậy?
- Phải, tôi và vú em rất lấy làm ngạc nhiên cùng hỏi nhau: Sao vậy? Nhưng chúng tôi chẳng biết cớ vì đâu. Những đứa khác, thì chúng nó mắng nhau:
- Chỉ vì mày cứ nhìn cậu ấy mà tủm tỉm.
- Chỉ tại mày tò mò, cứ mặc cô ấy có yên chuyện không!
- Tôi có hiểu gì đâu! Hỏi mãi thì chúng nó mới nói rằng bà lớn nhà ta đây, khi ấy còn là con gái, đã ngủ với một người…
Vũ tái mặt, hỏi:
- Vì thế, cụ lớn sợ lộ chuyện, nên đuổi cả chứ gì?
- Phải, người ấy quê ở đâu, tôi không biết, tôi chỉ rõ ràng tuy người ấy nhà nghèo, nhưng cụ lớn có lòng thương lắm. Ngày ấy cụ lớn rất hay gắt gỏng, nhưng với ai kia, chứ với người ấy thì cụ lớn ôn tồn, đã có hai lần cụ lớn cho ngồi ăn cơm cùng, bàn chuyện gì ra ý quan hệ lắm.
- Rồi sau thế nào?
- Rồi sau chúng tôi gói quần áo ra đi chứ còn thế nào nữa! Chắc rồi có lượt đầy tớ mới thay chúng tôi. Thế là trại cơ đã một lượt lính mới, trại lệ cũng một lượt lính mới, mà trong nhà tư lại cũng một bọn hầu mới, tha hồ cho chúng bỡ ngỡ.
- Tại làm sao?
- Tôi không rõ, tôi chỉ biết rằng trước khi chúng tôi không được hầu nữa, thì thầy quản đồn và năm người lính trú phải đổi đi nơi khác, các anh lính lệ cũng phải cách hết. Trời ơi, bây giờ tôi nghĩ đến cái ngày ấy mà còn rùng mình; tôi đi hầu cụ lớn từng ấy năm trời không thấy năm nào lắm cướp, lắm trộm, lắm cái sợ, lắm cái đen như thế. Cụ lớn thì gắt gỏng cả ngày. Mà không biết vì việc gì, cả cụ lớn cũng chỉ ở phủ ấy có đâu độ nửa tháng nữa, rồi đổi đi chỗ khác.
- Từ ngày ấy vú không đi lại hầu cụ lớn nữa?
Vú Áp lắc đầu:
- Giá chúng tôi phải đuổi vì cớ gì, thì còn xin cụ lớn thương lại được, chứ vì cụ lớn muốn giữ tiếng, thì tôi quyết lạy van sứt trán ra cũng vô ích.
- Thế rồi cụ lớn xử trí với mẹ tôi và người ấy thế nào?
Vú Áp chép miệng thở dài, lắc đầu, chỉ nói:
- Cậu biết rõ câu chuyện quá, thì cậu thêm oán thù ra mà thôi. Thôi tôi khuyên cậu cứ chịu khó học hành, ăn ở có lòng tốt, thì tất Trời Phật sẽ phù hộ cho cậu được về đến nơi quê cha đất tổ.
Vũ lắc đầu, nằn nì:
- Không, vú cứ nói, tôi đến nước này, còn dám oán thù ai mà vú lo hộ tôi.
- Mà thực ra, sau khi phải đuổi, tôi có được lai vãng đến cửa cụ lớn nữa đâu. Nhưng tôi chỉ biết đích rằng khi bà lớn có mang cậu thì người ấy và bà lớn bỏ nhau.
Vũ trợn mắt, nói:
- Vậy ra cha tôi bỏ ngay mẹ tôi từ khi tôi còn ở trong bụng?
Vú Áp xoa đầu Vũ nói:
- Tôi không rõ là ai bỏ ai, nhưng cha cậu thì tôi biết, ngày ấy hiền lành ngoan ngoãn lắm!
- Hay là mẹ tôi bỏ cha tôi?
- Tôi không biết.
- Vậy vú có biết cha tôi tên là gì không?
- Phải, để tôi nghĩ đã.
Vú Áp ngẩn người, nhìn lên trần nhà, cố soạn lại hai tiếng đã chôn từ năm nào ở trong trí nhớ, Vũ nao nao trong lòng, ngồi yên lặng mong mỏi. Bỗng vú Áp “à” một tiếng, làm cho tia mừng nẩy bật sáng đôi mắt nó đương lờ đờ nghĩ ngợi. Rồi vú Áp ghé vào tai Vũ nói thầm…
Mười ba năm đã qua, bà Cử Vũ, ông Tú Nguyễn và ông Chánh án Trần đều đã lần lượt hóa ra người thiên cổ.
Thuý Liễu sau khi ly dị cùng Điệp, thì hơn hai tháng nữa đẻ được thằng con trai và cuối năm ấy lấy kế ngay được ông Hoàng Xuân Long, khi đó đương làm tri huyện.
Cái khoảng mười ba năm trời đã hầu như xóa nhòa trong trí nhớ Thuý Liễu hết cả những đoạn tình sử cay đắng cũ, duy chỉ còn Vũ là như cái bướu, ngày nào cũng ngấm ngầm muốn lật bộ mặt trái của một vị quan bà mặt lớn tai to.
Vũ cũng chẳng may mà phải sống mãi làm người; đã sống mãi làm người, lại phải ở mãi với Thuý Liễu; đã phải ở mãi với Thuý Liễu, lại còn phải nhờ mãi ông Hoàng Xuân Long nuôi sống cho. Tuy vậy, nào nó có biết đâu người nó vẫn gọi là thầy, người vẫn nhận nó là con trong giấy khai sinh, lại chỉ là bố hờ của nó, mà nó chính là hạt máu rơi của ai, hồi mười ba năm trước, chỉ vì sắp có nó mà biết bao thảm trạng gây nên trong mấy gia đình.
Đến bây giờ, nó đi học, thầy giáo chỉ bảo nó những địa dư sử ký, những luân lý, toán pháp chứ ai bảo cho nó biết rằng nó không phải là con người mà nó tưởng đẻ ra nó?
Vũ thấy trước ngày nào cũng phải mắng, phải đánh, và phải chửi, nhưng rồi từ ngày vì chăm học và ngoan ngoãn, được thầy khen và bạn mến, thì nó không được cha mẹ mắng, đánh, chửi nữa. Nhất là em nó là thảng Ly, vừa dốt, vừa lười, vừa nghịch, phải thầy giáo mắng phạt luôn, thì nó trông rõ thấy nó làm gì cha mẹ nó cũng mặc kệ, suốt ngày không hề đả động đến nó, coi nó ghẻ lạnh hẳn như người dưng nước lã vậy. Những khi cha mẹ muốn sai nó làm việc gì, thì không bao giờ bảo thẳng nó, tất là truyền cho con vú hay thằng lính bảo nó. Nhưng những việc nó làm, không phải là công việc của một con quan phải nhúng tay. Nhiều khi bận, nó không đủ thì giờ để học.
Từ năm đỗ được bằng Sơ học yếu lược, nó đã suýt phải bỏ học mấy lần. Nhưng may làm sao, lần nào nó không được ra trường, thì y như thằng Ly và thằng Quy cũng trốn đi chơi lêu lổng, nên bất đắc dĩ, cha mẹ nó phải cho nó đi học như trước.
Một hôm mẹ nó trông thấy nó dạy các em nó học lại bài thể thao ở lớp. Nó hô, các em nó giơ chân giơ tay rõ đều, mẹ nó gọi các em nó vào, mát mẻ đánh mỗi đứa một cái khẽ và nói:
- Chúng mày có phải là dòng liu điu như ông ấy đâu? Tôi van ông, ông đừng dạy chúng nó cái nghề ấy.
Câu nói ấy làm cho nó phải rơi lụy. Vậy ra nó là dòng liu điu? Thế là ý thế nào? Hay là người đẻ ra nó là dòng liu điu? Thì là cha nó hay mẹ nó? Nó nhớ đến cách cha mẹ, họ hàng nội ngoại cư xử với nó rất hờ hững, nó nghĩ đến khuôn mặt nó khác ba em nó, nó lại thấy tên nó trật ra ngoài bộ tứ linh, thì hay nó là con nuôi cha mẹ nó? Nhưng suy nghĩ làm sao nó cũng không tài nào quyết đoán được, vì cái giấy khai sinh của nó bao giờ cũng làm thầy cãi mà đánh đổ hết cả những sự hồ nghi.
Nhưng mà trời sinh ra vậy, nó không phải máu mủ của ông Hoàng Xuân Long thì ông Hoàng Xuân Long ác cảm với nó nhất, mà tự nhiên, nó càng lớn, càng thấy khó chịu về thái độ của ông Hoàng Xuân Long. Lắm bận nó trông rõ những thói xấu của ông, nghĩa là trái hẳn với những trẻ khác, bao giờ cũng coi cha mẹ như những vị thần minh hoàn toàn.
Vũ dần dần yêu mến thầy giáo và bạn bè hơn cha mẹ, anh em nó, bởi vì ở gia đình, nó chỉ thấy sự bất công, sự ngược đãi, sự lãnh đạm, nhất là đối với cha nó, mỗi ngày nó như một xa.
Mấy tháng trời một câu hỏi về cỗi rễ cứ luẩn quẩn trong óc nó.
Rồi đến ngày hai mươi ba tháng chạp, mẹ nó sắm sửa hành lý sắp cùng với các em nó về nhà quê ăn tết, bỗng có một người đàn bà già ước đến ngót sáu mươi tuổi, đến nhà nó, biếu mẹ nó hai chục quả cam. Mới đầu, thấy, mái tóc bạc phơ của người ấy, mẹ nó ngợ, sau người ấy xưng danh ra, mẹ nó bỗng biến sắc mặt nói:
- À, vú Áp đấy à? Thế nào, lâu nay làm ăn có khá không?
- Bẩm lạy bà lớn, từ ngày cụ cố cho chúng con về thì mỗi ngày chúng con làm ăn một thêm sa sút. Nhiều lúc chúng con nhớ bà lớn, nhưng xa xôi, chả làm sao đi được. Bây giờ chúng con chợt nghĩ đến tình thầy trò cũ, cố xoay lấy món tiền hành lý mới đến hầu quan lớn và bà lớn được.
- Ừ, tôi cám ơn, ngót mười lăm năm rồi đấy nhỉ: thôi, cho xuống nhà dưới.
Vú Áp khúm núm chắp tay lui ra, một lát bà Phủ mở cái ví tiền lấy tờ giấy bạc một đồng, đưa cho Vũ và bảo:
- Chốc nữa mày xuống đưa đồng bạc này cho vú Áp là người ban nãy biếu cam ấy nhé.
Nói đoạn, cuốn khăn quàng, áo cừu, bà lù lù bước lên xe.
Vũ thấy mẹ xử tệ với một người đầy tớ cũ, thì ái ngại cho vú Áp lắm. Vú Áp hỏi thăm, thấy nói Vũ là con trai lớn của ông Phủ thì đâm nghi, mà vì oán bà Phủ đối với mình kiệt quá, nên hỏi chuyện người nhà, vú Áp lấy làm thương Vũ cũng bị bạc đãi như nó. Như thế, tự nhiên Vũ và vú Áp cùng chung một cảm tình.
Sẩm tối hôm ấy, ông Phủ Long cũng như mọi khi, vợ đi vắng thì chuồn lên tỉnh với cô đầu. Trà là tình nhân đã có con riêng cùng ông và đã quyết một hai lấy về làm vợ bé, nên Vũ được tự do hỏi chuyện vú Áp. Lúc nhà lên đèn, Vũ gọi vú Áp lên, và bảo:
- Vú có rét thì lên đây mà sưởi. Trời rét quá nhỉ?
Vú Áp vui vẻ, ngồi xổm bên cạnh lò, Vũ tỉ tê hỏi:
- Vú hầu bà lớn từ năm nào?
- Tôi trước là vú sữa nuôi bà lớn, sau lại ở làm vú già.
- Sao vú không ở hầu nữa?
- Tại cụ lớn đuổi tôi.
- Ông ngoại tôi đuổi vú?
- Phải, lúc bấy giờ cụ cũng còn đương làm quan Phủ như quan bây giờ ấy. Nhưng tôi hỏi thật, năm nay cậu bao nhiêu tuổi.
- Tôi mười bốn. Từ thuở tôi bé, vú không lên chơi.
- Vâng, tôi thôi hầu cụ lớn từ ngày bà lớn còn con gái.
Vú Áp ra ý nghĩ ngợi, rồi hỏi:
- Cậu không theo bà lớn về nhà quê ăn tết.
Vũ cảm động, tủi thân nói:
- Không mấy khi tôi được về quê nội. Tết này, tôi cũng phải một mình ăn tết ở đây.
- Cậu có hay về quê ngoại không?
- Thỉnh thoảng. Vì quan ông quan bà ít cho tôi đi lắm.
Vú Áp nhìn thẳng vào mặt Vũ như muốn dò ý và nói:
- Hẳn cậu được quan chiều lắm.
Vũ thở dài ứa nước mắt, không trả lời. Vú Áp hỏi:
- Cậu ngoan ngoãn lắm. Nhưng tôi hỏi thật cậu, cậu có hay phải đòn không?
Vũ vẫn chưa khô lệ, lắc đầu. Vú Áp lại gợi:
- Sao cậu ăn mặc thế này? Ai lại con quan mà mặc quần cháo lòng và áo rách khuỷu thế? Người ta cười cho cậu ạ.
Vũ nín lặng, vú Áp lại nói:
- Cậu cởi áo ra, tôi vá hộ.
Vũ ra ý sợ sệt, đáp:
- Thôi, vú cứ mặc kệ tôi, kẻo bà lại hỏi.
Nói đoạn, nó nức nở khóc. Vú Áp chép miệng, xoa đầu nó, an ủi:
- Cậu nín đi. Tôi thương cậu lắm.
Từ thuở bé, Vũ mới được một người thương hại vỗ về, nó lấy làm sung sướng quá. Bỗng long lanh con mắt, nó hỏi:
- Cha tôi là ai? Vú có biết không?
Vú Áp tự nhiên ứa hai hàng nước mắt, rồi vội tìm lời để an tâm Vũ:
- Cha cậu là quan lớn nhà chứ ai. Sao cậu hỏi dở thế.
- Vú còn giấu tôi, vì tôi chắc vú biết, quan lớn đây là cha nuôi tôi thôi.
- Sao cậu lại hỏi câu ấy?
Vũ bèn kể cho vú Áp nghe hết cách ông Phủ Long đối đãi với nó từ năm nó biết đến nay, rồi nói tiếp:
- Vả tên tôi Hoàng Trần Vũ, Hoàng là họ quan ông, Trần là họ quan bà, còn Vũ nghĩa là gì, tôi không hiểu.
Vú Áp đương lim dim con mắt để nghe, bỗng thấy Vũ giảng đến tên, thì như bật nghĩa ra, đáp phắt:
- Vũ là họ cha đẻ ra cậu.
Vũ rú lên một tiếng rồi trống ngực thình thình chân tay run run, trợn mắt nhìn vú Áp; vú Áp trông nó dữ như con ác thú mà hết cả hồn. Một phút im lặng. Ngọn lửa tí tách trong lò sưởi.
Bỗng Vũ đứng dậy bưng mặt khóc:
- Vú ơi! Nhờ vú làm phúc cho tôi biết cha thật tôi tên là gì, bây giờ cha tôi ở đâu? Mẹ tôi ở đâu? Tại làm sao ông bà này lại nuôi tôi? Khốn nạn, ở đây tôi khổ lắm vú ạ!
Vú Áp cảm động lau nước mắt, kéo nó ngồi xuống bảo:
- Khẽ chứ! Cậu im mà nghe. Bà lớn đây chính là mẹ đẻ ra cậu đấy.
Vũ lắc đầu:
- Không phải. Sao bà đối với tôi không có tí tình mẹ con nào?
- Bỡi vì cậu là con riêng của bà lớn, rồi sau bà lớn mới lấy quan lớn đây.
Thằng Vũ giật nẩy mình, nức nở hỏi:
- Thế cha tôi đâu?
- Tôi không biết. Nhưng mà…
Vú Áp bưng hai tay lên che đôi mắt nhắm nghiền, như cố lục lại trong óc để nhớ một mẩu chuyện cũ.
Vũ lau mắt đăm đăm nhìn và giục:
- Vú nói ngay đi. Vú làm phúc nói cho thật, vú thương tôi với.
Vú Áp bỏ hai tay ra, trầm ngâm, thở dài, nhìn nó và nói:
- Ngày ấy, tôi đương ở dưới bếp làm cơm, bỗng cụ lớn gọi tôi lên nhà tư, cụ quát tháo, kể tôi lười, tôi hỗn, rồi trả tiền công, nhất định đuổi đi, không nuôi nữa. Tôi lạy van xin mãi, nói là chỗ đầy tớ cũ ở hầu hàng ngót hai mươi năm, xin cụ lớn rộng ơn thương lại, nhưng cụ lớn nhất quyết không nghe.
- Cụ lớn là ông ngoại tôi ấy à?
- Vâng. Suốt lượt đầy tớ người nhà ngày hôm ấy, có tội cũng như không, đều bị cụ lớn cho về cả.
- Sao vậy?
- Phải, tôi và vú em rất lấy làm ngạc nhiên cùng hỏi nhau: Sao vậy? Nhưng chúng tôi chẳng biết cớ vì đâu. Những đứa khác, thì chúng nó mắng nhau:
- Chỉ vì mày cứ nhìn cậu ấy mà tủm tỉm.
- Chỉ tại mày tò mò, cứ mặc cô ấy có yên chuyện không!
- Tôi có hiểu gì đâu! Hỏi mãi thì chúng nó mới nói rằng bà lớn nhà ta đây, khi ấy còn là con gái, đã ngủ với một người…
Vũ tái mặt, hỏi:
- Vì thế, cụ lớn sợ lộ chuyện, nên đuổi cả chứ gì?
- Phải, người ấy quê ở đâu, tôi không biết, tôi chỉ rõ ràng tuy người ấy nhà nghèo, nhưng cụ lớn có lòng thương lắm. Ngày ấy cụ lớn rất hay gắt gỏng, nhưng với ai kia, chứ với người ấy thì cụ lớn ôn tồn, đã có hai lần cụ lớn cho ngồi ăn cơm cùng, bàn chuyện gì ra ý quan hệ lắm.
- Rồi sau thế nào?
- Rồi sau chúng tôi gói quần áo ra đi chứ còn thế nào nữa! Chắc rồi có lượt đầy tớ mới thay chúng tôi. Thế là trại cơ đã một lượt lính mới, trại lệ cũng một lượt lính mới, mà trong nhà tư lại cũng một bọn hầu mới, tha hồ cho chúng bỡ ngỡ.
- Tại làm sao?
- Tôi không rõ, tôi chỉ biết rằng trước khi chúng tôi không được hầu nữa, thì thầy quản đồn và năm người lính trú phải đổi đi nơi khác, các anh lính lệ cũng phải cách hết. Trời ơi, bây giờ tôi nghĩ đến cái ngày ấy mà còn rùng mình; tôi đi hầu cụ lớn từng ấy năm trời không thấy năm nào lắm cướp, lắm trộm, lắm cái sợ, lắm cái đen như thế. Cụ lớn thì gắt gỏng cả ngày. Mà không biết vì việc gì, cả cụ lớn cũng chỉ ở phủ ấy có đâu độ nửa tháng nữa, rồi đổi đi chỗ khác.
- Từ ngày ấy vú không đi lại hầu cụ lớn nữa?
Vú Áp lắc đầu:
- Giá chúng tôi phải đuổi vì cớ gì, thì còn xin cụ lớn thương lại được, chứ vì cụ lớn muốn giữ tiếng, thì tôi quyết lạy van sứt trán ra cũng vô ích.
- Thế rồi cụ lớn xử trí với mẹ tôi và người ấy thế nào?
Vú Áp chép miệng thở dài, lắc đầu, chỉ nói:
- Cậu biết rõ câu chuyện quá, thì cậu thêm oán thù ra mà thôi. Thôi tôi khuyên cậu cứ chịu khó học hành, ăn ở có lòng tốt, thì tất Trời Phật sẽ phù hộ cho cậu được về đến nơi quê cha đất tổ.
Vũ lắc đầu, nằn nì:
- Không, vú cứ nói, tôi đến nước này, còn dám oán thù ai mà vú lo hộ tôi.
- Mà thực ra, sau khi phải đuổi, tôi có được lai vãng đến cửa cụ lớn nữa đâu. Nhưng tôi chỉ biết đích rằng khi bà lớn có mang cậu thì người ấy và bà lớn bỏ nhau.
Vũ trợn mắt, nói:
- Vậy ra cha tôi bỏ ngay mẹ tôi từ khi tôi còn ở trong bụng?
Vú Áp xoa đầu Vũ nói:
- Tôi không rõ là ai bỏ ai, nhưng cha cậu thì tôi biết, ngày ấy hiền lành ngoan ngoãn lắm!
- Hay là mẹ tôi bỏ cha tôi?
- Tôi không biết.
- Vậy vú có biết cha tôi tên là gì không?
- Phải, để tôi nghĩ đã.
Vú Áp ngẩn người, nhìn lên trần nhà, cố soạn lại hai tiếng đã chôn từ năm nào ở trong trí nhớ, Vũ nao nao trong lòng, ngồi yên lặng mong mỏi. Bỗng vú Áp “à” một tiếng, làm cho tia mừng nẩy bật sáng đôi mắt nó đương lờ đờ nghĩ ngợi. Rồi vú Áp ghé vào tai Vũ nói thầm…
Chương XV
MỘT ÔNG Y KHOA BÁC SĨ
Hôm ấy là ngày mồng một tết. Ngay từ sáng sớm, những tràng pháo đua nhau muốn xé rách cái màng lưới đan bằng sợi mưa phùn chăng trước nhà, chấn không cho người ta ra khỏi cửa. Ngoài đường nhựa ướt át, bóng lộn như mặt gương, thỉnh thoảng một vài cái xe, bưng kín mít như các cô dâu nhà quê, nối đuôi nhau mà chạy, để tỏa ra ở các khe cánh gà những tia khói thuốc lá. Ngọn gió mạnh rung cây, cố ngắt nốt giăm chiếc lá vàng bíu mớm trên cành còn trơ khấc, làm cho những giọt lệ được dịp mà lộp độp rơi xuống, khóc cái thân cây khẳng khiu như bộ xương. Suốt từ đầu phố đến cuối phố, nhà nào cũng đóng cửa hàng. Dưới mái hiên, xác pháo lăn tăn, đỏ như cánh hoa đào, dính bết với vỉa gạch. Trên cao, mờ mịt một màu trắng đục nặng nề. Đứng thập thò trên khung cửa, che lấp ánh đèn điện trong nhà còn thắp sáng như ban đêm, các công tử, các tiểu thư, thơm tho, sặc sỡ, mới mẻ, tươi tỉnh, như đóa hoa mới nở, nhìn trời mà tiếc công sắm sửa từ hôm trước, ngắm vuốt từ buổi sáng, cố chờ, cố mong, cho mưa chóng ngớt, cho gió chóng im, để hoa kia khỏi phải vô duyên phô vẻ thắm với nhau trong hang tối.
Lúc bấy giờ ông y khoa bác sĩ đứng sau cửa kính trên gác, hai tay thọc vào túi quần nhìn cảnh vật ra chiều nghĩ ngợi. Bỗng bác sĩ để mắt vào một thằng bé có ý hớt hải đi ở cạnh đường.
Bác sĩ mặt mũi hom hem, có lẽ đến ngoài bốn mươi tuổi. Vì chỉ chăm chút công việc về bổn phận bác sĩ không để tâm đến sự ăn mặc, sự trang sức, cho nên bộ râu, món tóc không chải chuốt, mà quần áo rất xuênh xoàng.
Vì hôm ấy là ngày Tết, nên bác sĩ mới đổi cách tiêu khiển là đứng nhìn phố, chứ ngày thường, suốt từ sáng đến tối, lúc bác sĩ ở buồng người ốm, lúc bác sĩ vặn xe hơi đi thăm bệnh người ta mời, lúc bác sĩ ở trong phòng thí nghiệm, loay hoay với mấy con vi trùng.
Bác sĩ chỉ lấy nghề làm vui. Ai vào thăm bệnh viện của bác sĩ cũng phải khen là bác sĩ tận tâm với khách, mà có lẽ mở bệnh viện bác sĩ có cái mục đích cứu người hơn là kiếm lợi. Vì vậy bao giờ bác sĩ cũng có đông người đến nhờ ơn.
Nhưng có một điều ai cũng phải lấy làm quái lạ, là đối với người ốm, bác sĩ sốt sắng vui vẻ bao nhiêu, thì khi một mình, bác sĩ lại có bộ mặt lãnh đạm buồn rầu bấy nhiêu. Lúc nào trông bác sĩ cũng ra vẻ nghĩ ngợi lo lắng. Bác sĩ có lẽ là một người đã bị nhiều vết thương trong tâm hồn, nhưng là người bị thương có nhân, cổ lượng.
Khi ấy bác sĩ vẫn chòng chọc ngắm thằng bé ban nãy: mũ và quần áo nó ướt như chuột lột. Nó như có ý tìm nhà, đến cửa nào cũng ngẩng lên cái biển để số.
Thấy thằng bé con vẩn vơ, ngơ ngác, bác sĩ chạnh nghĩ đến lúc này các gia đình người ta sum họp, nào lễ tổ tiên, nào mừng tuổi cha mẹ, nào chức nhau giầu sang, dắt vợ dắt chồng, nào ăn uống vui vẻ, cờ bạc cười nói, thì động lòng:
“Thằng bé kia là cái hình ảnh của ta hơn hai mươi năm về trước”.
Rồi khi thằng bé con đến trước bệnh viện, bác sĩ không thấy nó đi sang nhà bên cạnh nữa. Bác sĩ đang tìm nó, bỗng người nhà đẩy cửa vào nói:
- Bẩm ông, có một cận bé con nói rằng mời ông xuống để thưa với ông một câu chuyện cần.
Bác sĩ quay lại, hất hàm. Người nhà thưa:
- Bẩm con không biết việc gì cả.
Mấy cái dấu hỏi luẩn quẩn trong óc bác sĩ. Lạ thay! Sao tự nhiên ngày Tết mà thằng bé ấy không ở nhà? Mà chuyện gì vậy? Bác sĩ hỏi:
- Thằng bé con bằng từng này, mặc quần áo ướt phải không?
- Vâng.
- Bảo chờ dưới buồng khách.
Bác sĩ lứng thững xuống gác, cố đoán mãi nhưng không tài nào nghĩ ra.
Đến buồng khách, thoạt nhìn thằng bé, bác sĩ đã lấy làm ngạc nhiên vì nó vừa trông thấy bác sĩ mà những nét mừng rỡ bỗng lộ ngay trên mặt nó tái mét thâm tím những vết. Nhưng độ hai giây đồng hồ, tự nhiên bác sĩ biến hẳn sắc mặt, vì bác sĩ nhận ra nó hao hao giống một người mà bác sĩ quên bặt đi mất; tuy bác sĩ cau đôi lông mi để cố nhớ lại, nhưng quyết rằng chỉ thấy hiện ra trong óc những cơn giông tố phũ phàng.
Trái lại, thằng bé con vẫn hớn hở vui vẻ như một người thỏa hi vọng, khát khao được gặp người thân yêu của nó nhất đời, thân yêu bằng tấm tình phụ tử.
Hai người nhìn nhau. Trong giây phút, cái im lặng đã nhường cho hai tâm lý thay đổi biết bao vẻ. Bác sĩ hỏi:
- Cậu đến có việc gì?
Thằng bé đáp như đọc thuộc lòng câu đã học sẵn:
- Thưa ông, tên con là Vũ, lót chữ Trần, họ Hoàng. Hoàng là họ cha nuôi con; Trần là họ mẹ con; Vũ là họ cha đẻ ra con. Tên con là Hoàng Trần Vũ.
Nói đoạn nó chòng chọc trông vào cái mặt vẫn ngạc nhiên của bác sĩ. Lạ thật! Vũ tưởng bác sĩ nghe ba tiếng ấy thì đến phải giật nẩy mình như bị sét đánh cạnh tai, rồi hai cha con sẽ ôm nhau mà khóc, mà kể lể nỗi xa xưa. Ngờ đâu bác sĩ điềm nhiên hỏi:
- Vâng, cậu đến có việc gì?
Vũ nhắc lại một cách rất cảm động:
- Bẩm tên con là Hoàng Trần Vũ.
Bác sĩ cười lạnh lùng:
- Vâng tôi đã nghe ra, cậu đến có việc gì?
- Bẩm con là…
Tưởng Vũ lại làm đến lượt thứ ba cái việc vô lý là khoe cái tên kỳ quặc, bác sĩ đè lời:
- Vâng tôi nghe ra rồi.
- Vâng, nhưng bẩm… con là con… cha.
Nói xong, nó đứng phắt dậy, nước mắt ràn rụa, giơ hai tay run run ra phía bác sĩ để ôm, mặt xám ngoẹt hơn ban nãy. Bác sĩ động tâm, chạy vội ra đóng các cửa kính. Vũ nói tiếp:
- Thưa cha, con khổ lắm, mẹ con với ống ấy coi con như kẻ thù, xử với con rất tàn nhẫn.
Bác sĩ thương hại, giơ tay ra ngăn:
- Khoan! Cậu đừng gọi tôi thế vội. Ai bảo cậu là con tôi?
- Bẩm ông, con có đủ chứng cớ.
Bỗng hai mẳt bác sĩ lờ đờ nhìn lên trần, như nghĩ lại một việc gì mờ tối ngày xưa, rồi ngôi phắt lại hỏi:
- Bà đẻ ra cậu họ Trần?
- Vâng.
- Bà ấy tên là Trần…?
- Thuý Liễu.
Hai tiếng Thuý Liễu của Vũ nối vào câu bác sĩ nói dở phát được ra ngoài, thì hai dòng nước mắt lại lã chã tuôn tràn ra. Vũ bưng mặt nức nở khóc. Sa sầm bác sĩ chạy lại vỗ vai an ủi thằng bé khốn nạn, rồi cười một cách ái ngại mà rằng:
- Cậu theo tôi lên gác nói chuyện cho tiện.
Bác sĩ đi trước. Vũ đi sau. Vũ nói:
- Thưa ông, con ở với ông Hoàng Xuân Long khổ lắm,
Bác sĩ đứng dừng, quay lại hỏi:
- Ông Hoàng Xuân Long tri phủ?
- Vâng, ông cũng biết?
- Mấy tháng trước tôi còn làm việc với nhà nước, thì cũng ở một tỉnh với ông ấy. Nhưng tôi chỉ ở đó có hơn một tháng, rồi nghỉ việc, và mở cái bệnh viện này, nên tôi chưa quên tên ông ấy.
Vũ sực nhớ ra câu chuyện mẹ Vũ đi nhà thương tỉnh định tiêm thuốc bổ, lại về giày vò ông Phủ, và vì cớ gì Vũ được cái áo sa tây.
- Thưa ông, chính ông ấy bây giờ lấy mẹ con.
Bác sĩ gật đầu rồi lại đi. Vũ thấy bác sĩ vẫn lãnh đạm như không, không cảm động lấy làm lạ quá nói:
- Mẹ con và ông ấy hành hạ con khổ nhục trăm chiều, con không sao chịu nổi.
- Nhưng sao cậu lại đi tìm tôi?
- Thưa ông, cứ một cái tên mà ông Phủ Long đặt cho con cũng đủ làm con hiểu rằng con là con ông.
- Ai bảo cậu thế?
- Thưa ông, vú Áp.
- Vú Áp nào?
- Vú Áp hầu mẹ con từ thuở còn bé.
Bác sĩ lại đứng dừng, cau mặt nghĩ, rồi bảo:
- Cậu cứ nói đi.
- Từ hôm con biết đích thực là ông Phủ Long sở dĩ bạc đãi con, là vì sự thù riêng với ông, thì con cũng phải coi ông ấy như thù địch.
Bác sĩ cười lạt nói:
- Ông ấy làm gì mà thù tôi?
Vũ thấy bác sĩ như không thiết tha đến câu mình nói, tức lắm, trả lời:
- Sao không có duyên cớ? Hôm kia, con nhất định sinh sự với ông ấy, thì ông ấy sai lính trói con, đánh con một trân đau quá, thâm tím cả mình mẩy. Đây, ông trông mặt và chân tay con, còn đủ cả vết thương, Ồng có thể đoán được trận đòn này ông ấy tàn nhẫn là ngần nào!
Bác sĩ nhìn Vũ, thương hại, nói:
- Được, đau đã có thuốc.
- Rồi ông ấy bắt con nhịn cơm cả ngày, diếc móc con những câu thật đau đớn. Con bực mình, cự lại, không nể lời nữa.
- Thế bà Phủ có nói gì không?
- Mẹ con về nhà quê ăn Tết, đến mồng mười này mới lên phủ.
- Rồi sao nữa?
- Ông ấy vào buồng, lục trong cặp giấy má cũ: rồi ném vào mặt con một tờ giấy đã vàng mà bảo: Bố mày là thằng bạc bẽo, bỏ mày ngay từ khi mày còn ở trong bụng mẹ mày. Mày có đường có nẻo thì bước, tao không cho mày ở nhà này một ngày nào nữa. Mày máu mủ bố mày có khác, cho nên mày cũng bạc như vôi.
- Thế thì ông ấy lầm, mà ông ấy cũng làm cho cậu lầm đấy, cậu ạ. Rồi tôi sẽ nói hết đầu đuôi câu chuyện cho cậu nghe. Ngày trước, nhiều người trách tôi là tầm thường quá, vì tôi đã không làm được những thủ đoạn phi thường, bởi vì họ chỉ muốn hành động như các nhân vật trong tiểu thuyết. Thế gian hay thích những cái phi thường, mà chính họ cũng tầm thường như mình mả thôi.
Đến buồng thí nghiệm, bác sĩ giơ tay nói:
- Cậu trông qua buồng này, cũng có thể đoán là tôi đã làm được bao nhiêu việc. Tôi chỉ lấy công việc làm vui ở đời để quên những nỗi khổ thống.
Vũ nhìn cái kính soi vi trùng, các lọ thuốc, rồi ngắm chiếc ảnh phóng đại đóng khung mạ vàng treo trên tường, Bác sĩ mỉm cười bảo:
- Đấy là ảnh ông cụ ân nhân của tôi, vì cụ mà bây giờ tôi được như thế này. Chứ nếu không thì có lẽ tôi đã phí hoài, một đời đem cái thân làm mồi cho sự sầu não. Chính cụ cũng trông nom săn sóc cho tôi từ thuở bé; cụ lại cho tôi sang tây học nghề này.
- Thưa ông, còn ông ngoại con?
Bác sĩ cười lạt, sắp đáp, thì thấy Vũ cầm lọ thuốc để ở bàn giơ lên xem, bèn vội giật lấy:
- Cậu chớ mó vào những thức này, coi mà oan gia, vì thuốc độc đấy. Chỉ vô ý dính một tí vào miệng là chết ngay.
Vũ liếc mắt nhìn theo chỗ để lọ thuốc, không nói gì cả. Bác sĩ trỏ tay sang buồng bên phải, nói:
- Đây là chỗ học của con ông cụ này, hiện nay theo ban tú tài trường Bảo hộ. Hễ đỗ phần thứ hai xong, thì tôi cũng cho sang Pháp học nghề bào chế.
Bác sĩ đưa Vũ vào phòrìg riêng bên trái:
- Đây là chỗ làm việc riêng của tôi, cậu ngồi đây, ta nói chuyện.
Bác sĩ kéo ghế cho Vũ ngồi, rồi mở tủ lấy ra một cái cặp giấy, lúi húi tìm từng tờ, Vũ đưa mắt bốn bên. Các đồ đạc thật là sơ sài: trước cái giường tây, vừa một người nằm, có kế cái bàn giấy, trên mặt giấy má bừa bãi, ở tường treo một bức ảnh vẽ bằng sơn. Tìm tòi xong, bác sĩ ngồi vào ghế. Vũ hỏi:
- Bẩm ông, bà đốc con về tết trên nhà quê?
Bác sĩ cười:
- Cậu trông cả nhà tôi xem có tí gì là tết không? Mà tôi làm gì có vợ!
Vũ ngạc nhiên, nhìn bác sĩ. Lúc này là lúc bác sĩ muốn nói rõ câu chuyện mà Vũ cần biết, bèn chỉ tay lên bức ảnh vẽ sơn trên tường:
- Nhưng có thể nói rằng vợ tôi kia.
Vũ càng ngạc nhiên. Bức ảnh ấy vẽ một vị sư còn trẻ tuổi.
Vũ nói:
- Thưa ông, nhưng sao bà lại là sư?
Bác sĩ mỉm cười đáp:
- Người này là con ông cụ bên kia, vì không lấy được tôi nên đi tu. Mà tôi không lấy được người này nên cũng không lấy ai nữa.
- Nhưng mà sao…
- Đây là tôi mượn vẽ phóng theo cái ảnh người ấy chụp khi còn ít tuổi, chưa đi tu.
Vũ ngạc nhiên hỏi:
- Thưa ông, sao bây giờ ông không mời bà này về.
Bác sĩ thở dài, đáp:
- Hồi tôi đi tây, hồi tôi đỗ và hồi tôi về nước, tôi có viết ba bức thư vào chùa, kể lại câu chuyện riêng của tôi, và xin rằng sẽ kết lại duyên cũ, nhưng đều không tiếp được thư trả lời. Khi đó ở Pháp về, tôi có đến chùa mấy lần, nhưng người ấy nhất định không ra, mà dặn người nói dối là chết rồi. Tôi biết người ấy gan góc lắm, nên tôi đành không lấy ai nữa, để trọn lời thề xưa.
Vũ nhìn bác sĩ bằng con mắt cảm động:
- Thưa ông, thế bây giờ?
- Bây giờ vẫn thế. Nhưng mỗi năm hai lượt, tôi và em trai người ấy đến qua chùa, hỏi thăm tin tức. Ngày hôm nay có việc bận nên tôi không về nhà quê và đi chùa được, tôi định đến mai sẽ xuất hành.
- Thưa ông, thế ông quên hẳn mẹ con?
- Là bà Trần Thuý Liễu? Phải có lẽ tôi quên. Bởi vì bà ấy có là vợ tôi đâu? Mà cậu cũng lầm tưởng tôi là cha cậu.
Vũ cau mặt, móc túi, nói:
- Thưa ông, quyết con không lầm. Chính ông Hoàng Xuân Long, sau khi đánh con trận đòn ngày hôm kia ấy thì sai cởi trói, bắt con đi ngay tức khắc, và bảo:
- Bố mày hiện ở Hà Nội phố ấy, số nhà ấy, xéo đi mà tìm lấy nó, chứ ông thì hoài cơm!
- Thế thì ông Phủ có bảo tên tôi cho cậu biết không?
- Không, nhưng con biết.
- Có phải tên là thế này không?
Vừa nói, bác sĩ vênh váo, đưa Vũ cái danh thiếp có ba chữ:
Vũ Khắc Điệp
Vũ không ngạc nhiên tí nào, lại mỉm một nụ cười thắng trận, rồi đổi cái danh thiếp bằng cái giấy nát nhầu vừa lấy trong túi ra, đưa cho bác sĩ. Bác sĩ cầm đọc, thì chính là cái giấy khi bác sĩ còn làm thư ký lục sự, viết để ly dị với Thuý Liễu. Bác sĩ cười lạt gật đầu, nói:
- Phải, nhưng cái duyên này chỉ có vài tháng thôi, mà không có tí tình nghĩa vợ chồng nào cả.
Vũ nhìn bác sĩ, có ý hỏi. Trả lời ý ấy, bác sĩ yên lặng đưa Vũ một tờ giấy. Vũ đọc:
Thưa cậu.
Chúng tôi nghe tin cậu sắp lấy cô Thuý Liễu, chúng tôi rất lấy làm yên tâm, vậy có mấy lời mừng cậu và cô Thuý Liễu.
Nhưng chúng tôi có một điều không thể giấu cậu được là nhờ cậu làm phúc trông nom chu toàn cho cái thai ở trong bụng cô Thuý Liễu, nếu sau này nó có được làm người, chúng tôi xin cậu lấy lòng nhân từ mà nuôi nấng nó cho tử tế thì chúng tôi lấy làm cảm ơn cậu vạn bội.
Đọc xong Vũ rú lên, rồi òa khóc:
- Trời ơi, không ngờ đâu tôi lại khốn nạn như thế này.
Bác sĩ lắc đầu thở dài, vỗ về Vũ. Vũ vừa khóc vừa nói:
- Bây giờ con biết cha con ở đâu mà tìm ông ơi!
Bác sĩ ngậm ngùi, đáp:
- Không lo. Tôi đã rõ chỗ cha cậu ở.
Bác sĩ lặng nhìn Vũ một lát, trên gò má xương xẩu của cái mặt lạnh lùng, hai dòng lệ từ từ rơi xuống ván gác.
Rồi động niềm riêng, Vũ nức nở, bác sĩ Điệp thổn thức, mà trời cũng sụt sùi…
MỘT ÔNG Y KHOA BÁC SĨ
Hôm ấy là ngày mồng một tết. Ngay từ sáng sớm, những tràng pháo đua nhau muốn xé rách cái màng lưới đan bằng sợi mưa phùn chăng trước nhà, chấn không cho người ta ra khỏi cửa. Ngoài đường nhựa ướt át, bóng lộn như mặt gương, thỉnh thoảng một vài cái xe, bưng kín mít như các cô dâu nhà quê, nối đuôi nhau mà chạy, để tỏa ra ở các khe cánh gà những tia khói thuốc lá. Ngọn gió mạnh rung cây, cố ngắt nốt giăm chiếc lá vàng bíu mớm trên cành còn trơ khấc, làm cho những giọt lệ được dịp mà lộp độp rơi xuống, khóc cái thân cây khẳng khiu như bộ xương. Suốt từ đầu phố đến cuối phố, nhà nào cũng đóng cửa hàng. Dưới mái hiên, xác pháo lăn tăn, đỏ như cánh hoa đào, dính bết với vỉa gạch. Trên cao, mờ mịt một màu trắng đục nặng nề. Đứng thập thò trên khung cửa, che lấp ánh đèn điện trong nhà còn thắp sáng như ban đêm, các công tử, các tiểu thư, thơm tho, sặc sỡ, mới mẻ, tươi tỉnh, như đóa hoa mới nở, nhìn trời mà tiếc công sắm sửa từ hôm trước, ngắm vuốt từ buổi sáng, cố chờ, cố mong, cho mưa chóng ngớt, cho gió chóng im, để hoa kia khỏi phải vô duyên phô vẻ thắm với nhau trong hang tối.
Lúc bấy giờ ông y khoa bác sĩ đứng sau cửa kính trên gác, hai tay thọc vào túi quần nhìn cảnh vật ra chiều nghĩ ngợi. Bỗng bác sĩ để mắt vào một thằng bé có ý hớt hải đi ở cạnh đường.
Bác sĩ mặt mũi hom hem, có lẽ đến ngoài bốn mươi tuổi. Vì chỉ chăm chút công việc về bổn phận bác sĩ không để tâm đến sự ăn mặc, sự trang sức, cho nên bộ râu, món tóc không chải chuốt, mà quần áo rất xuênh xoàng.
Vì hôm ấy là ngày Tết, nên bác sĩ mới đổi cách tiêu khiển là đứng nhìn phố, chứ ngày thường, suốt từ sáng đến tối, lúc bác sĩ ở buồng người ốm, lúc bác sĩ vặn xe hơi đi thăm bệnh người ta mời, lúc bác sĩ ở trong phòng thí nghiệm, loay hoay với mấy con vi trùng.
Bác sĩ chỉ lấy nghề làm vui. Ai vào thăm bệnh viện của bác sĩ cũng phải khen là bác sĩ tận tâm với khách, mà có lẽ mở bệnh viện bác sĩ có cái mục đích cứu người hơn là kiếm lợi. Vì vậy bao giờ bác sĩ cũng có đông người đến nhờ ơn.
Nhưng có một điều ai cũng phải lấy làm quái lạ, là đối với người ốm, bác sĩ sốt sắng vui vẻ bao nhiêu, thì khi một mình, bác sĩ lại có bộ mặt lãnh đạm buồn rầu bấy nhiêu. Lúc nào trông bác sĩ cũng ra vẻ nghĩ ngợi lo lắng. Bác sĩ có lẽ là một người đã bị nhiều vết thương trong tâm hồn, nhưng là người bị thương có nhân, cổ lượng.
Khi ấy bác sĩ vẫn chòng chọc ngắm thằng bé ban nãy: mũ và quần áo nó ướt như chuột lột. Nó như có ý tìm nhà, đến cửa nào cũng ngẩng lên cái biển để số.
Thấy thằng bé con vẩn vơ, ngơ ngác, bác sĩ chạnh nghĩ đến lúc này các gia đình người ta sum họp, nào lễ tổ tiên, nào mừng tuổi cha mẹ, nào chức nhau giầu sang, dắt vợ dắt chồng, nào ăn uống vui vẻ, cờ bạc cười nói, thì động lòng:
“Thằng bé kia là cái hình ảnh của ta hơn hai mươi năm về trước”.
Rồi khi thằng bé con đến trước bệnh viện, bác sĩ không thấy nó đi sang nhà bên cạnh nữa. Bác sĩ đang tìm nó, bỗng người nhà đẩy cửa vào nói:
- Bẩm ông, có một cận bé con nói rằng mời ông xuống để thưa với ông một câu chuyện cần.
Bác sĩ quay lại, hất hàm. Người nhà thưa:
- Bẩm con không biết việc gì cả.
Mấy cái dấu hỏi luẩn quẩn trong óc bác sĩ. Lạ thay! Sao tự nhiên ngày Tết mà thằng bé ấy không ở nhà? Mà chuyện gì vậy? Bác sĩ hỏi:
- Thằng bé con bằng từng này, mặc quần áo ướt phải không?
- Vâng.
- Bảo chờ dưới buồng khách.
Bác sĩ lứng thững xuống gác, cố đoán mãi nhưng không tài nào nghĩ ra.
Đến buồng khách, thoạt nhìn thằng bé, bác sĩ đã lấy làm ngạc nhiên vì nó vừa trông thấy bác sĩ mà những nét mừng rỡ bỗng lộ ngay trên mặt nó tái mét thâm tím những vết. Nhưng độ hai giây đồng hồ, tự nhiên bác sĩ biến hẳn sắc mặt, vì bác sĩ nhận ra nó hao hao giống một người mà bác sĩ quên bặt đi mất; tuy bác sĩ cau đôi lông mi để cố nhớ lại, nhưng quyết rằng chỉ thấy hiện ra trong óc những cơn giông tố phũ phàng.
Trái lại, thằng bé con vẫn hớn hở vui vẻ như một người thỏa hi vọng, khát khao được gặp người thân yêu của nó nhất đời, thân yêu bằng tấm tình phụ tử.
Hai người nhìn nhau. Trong giây phút, cái im lặng đã nhường cho hai tâm lý thay đổi biết bao vẻ. Bác sĩ hỏi:
- Cậu đến có việc gì?
Thằng bé đáp như đọc thuộc lòng câu đã học sẵn:
- Thưa ông, tên con là Vũ, lót chữ Trần, họ Hoàng. Hoàng là họ cha nuôi con; Trần là họ mẹ con; Vũ là họ cha đẻ ra con. Tên con là Hoàng Trần Vũ.
Nói đoạn nó chòng chọc trông vào cái mặt vẫn ngạc nhiên của bác sĩ. Lạ thật! Vũ tưởng bác sĩ nghe ba tiếng ấy thì đến phải giật nẩy mình như bị sét đánh cạnh tai, rồi hai cha con sẽ ôm nhau mà khóc, mà kể lể nỗi xa xưa. Ngờ đâu bác sĩ điềm nhiên hỏi:
- Vâng, cậu đến có việc gì?
Vũ nhắc lại một cách rất cảm động:
- Bẩm tên con là Hoàng Trần Vũ.
Bác sĩ cười lạnh lùng:
- Vâng tôi đã nghe ra, cậu đến có việc gì?
- Bẩm con là…
Tưởng Vũ lại làm đến lượt thứ ba cái việc vô lý là khoe cái tên kỳ quặc, bác sĩ đè lời:
- Vâng tôi nghe ra rồi.
- Vâng, nhưng bẩm… con là con… cha.
Nói xong, nó đứng phắt dậy, nước mắt ràn rụa, giơ hai tay run run ra phía bác sĩ để ôm, mặt xám ngoẹt hơn ban nãy. Bác sĩ động tâm, chạy vội ra đóng các cửa kính. Vũ nói tiếp:
- Thưa cha, con khổ lắm, mẹ con với ống ấy coi con như kẻ thù, xử với con rất tàn nhẫn.
Bác sĩ thương hại, giơ tay ra ngăn:
- Khoan! Cậu đừng gọi tôi thế vội. Ai bảo cậu là con tôi?
- Bẩm ông, con có đủ chứng cớ.
Bỗng hai mẳt bác sĩ lờ đờ nhìn lên trần, như nghĩ lại một việc gì mờ tối ngày xưa, rồi ngôi phắt lại hỏi:
- Bà đẻ ra cậu họ Trần?
- Vâng.
- Bà ấy tên là Trần…?
- Thuý Liễu.
Hai tiếng Thuý Liễu của Vũ nối vào câu bác sĩ nói dở phát được ra ngoài, thì hai dòng nước mắt lại lã chã tuôn tràn ra. Vũ bưng mặt nức nở khóc. Sa sầm bác sĩ chạy lại vỗ vai an ủi thằng bé khốn nạn, rồi cười một cách ái ngại mà rằng:
- Cậu theo tôi lên gác nói chuyện cho tiện.
Bác sĩ đi trước. Vũ đi sau. Vũ nói:
- Thưa ông, con ở với ông Hoàng Xuân Long khổ lắm,
Bác sĩ đứng dừng, quay lại hỏi:
- Ông Hoàng Xuân Long tri phủ?
- Vâng, ông cũng biết?
- Mấy tháng trước tôi còn làm việc với nhà nước, thì cũng ở một tỉnh với ông ấy. Nhưng tôi chỉ ở đó có hơn một tháng, rồi nghỉ việc, và mở cái bệnh viện này, nên tôi chưa quên tên ông ấy.
Vũ sực nhớ ra câu chuyện mẹ Vũ đi nhà thương tỉnh định tiêm thuốc bổ, lại về giày vò ông Phủ, và vì cớ gì Vũ được cái áo sa tây.
- Thưa ông, chính ông ấy bây giờ lấy mẹ con.
Bác sĩ gật đầu rồi lại đi. Vũ thấy bác sĩ vẫn lãnh đạm như không, không cảm động lấy làm lạ quá nói:
- Mẹ con và ông ấy hành hạ con khổ nhục trăm chiều, con không sao chịu nổi.
- Nhưng sao cậu lại đi tìm tôi?
- Thưa ông, cứ một cái tên mà ông Phủ Long đặt cho con cũng đủ làm con hiểu rằng con là con ông.
- Ai bảo cậu thế?
- Thưa ông, vú Áp.
- Vú Áp nào?
- Vú Áp hầu mẹ con từ thuở còn bé.
Bác sĩ lại đứng dừng, cau mặt nghĩ, rồi bảo:
- Cậu cứ nói đi.
- Từ hôm con biết đích thực là ông Phủ Long sở dĩ bạc đãi con, là vì sự thù riêng với ông, thì con cũng phải coi ông ấy như thù địch.
Bác sĩ cười lạt nói:
- Ông ấy làm gì mà thù tôi?
Vũ thấy bác sĩ như không thiết tha đến câu mình nói, tức lắm, trả lời:
- Sao không có duyên cớ? Hôm kia, con nhất định sinh sự với ông ấy, thì ông ấy sai lính trói con, đánh con một trân đau quá, thâm tím cả mình mẩy. Đây, ông trông mặt và chân tay con, còn đủ cả vết thương, Ồng có thể đoán được trận đòn này ông ấy tàn nhẫn là ngần nào!
Bác sĩ nhìn Vũ, thương hại, nói:
- Được, đau đã có thuốc.
- Rồi ông ấy bắt con nhịn cơm cả ngày, diếc móc con những câu thật đau đớn. Con bực mình, cự lại, không nể lời nữa.
- Thế bà Phủ có nói gì không?
- Mẹ con về nhà quê ăn Tết, đến mồng mười này mới lên phủ.
- Rồi sao nữa?
- Ông ấy vào buồng, lục trong cặp giấy má cũ: rồi ném vào mặt con một tờ giấy đã vàng mà bảo: Bố mày là thằng bạc bẽo, bỏ mày ngay từ khi mày còn ở trong bụng mẹ mày. Mày có đường có nẻo thì bước, tao không cho mày ở nhà này một ngày nào nữa. Mày máu mủ bố mày có khác, cho nên mày cũng bạc như vôi.
- Thế thì ông ấy lầm, mà ông ấy cũng làm cho cậu lầm đấy, cậu ạ. Rồi tôi sẽ nói hết đầu đuôi câu chuyện cho cậu nghe. Ngày trước, nhiều người trách tôi là tầm thường quá, vì tôi đã không làm được những thủ đoạn phi thường, bởi vì họ chỉ muốn hành động như các nhân vật trong tiểu thuyết. Thế gian hay thích những cái phi thường, mà chính họ cũng tầm thường như mình mả thôi.
Đến buồng thí nghiệm, bác sĩ giơ tay nói:
- Cậu trông qua buồng này, cũng có thể đoán là tôi đã làm được bao nhiêu việc. Tôi chỉ lấy công việc làm vui ở đời để quên những nỗi khổ thống.
Vũ nhìn cái kính soi vi trùng, các lọ thuốc, rồi ngắm chiếc ảnh phóng đại đóng khung mạ vàng treo trên tường, Bác sĩ mỉm cười bảo:
- Đấy là ảnh ông cụ ân nhân của tôi, vì cụ mà bây giờ tôi được như thế này. Chứ nếu không thì có lẽ tôi đã phí hoài, một đời đem cái thân làm mồi cho sự sầu não. Chính cụ cũng trông nom săn sóc cho tôi từ thuở bé; cụ lại cho tôi sang tây học nghề này.
- Thưa ông, còn ông ngoại con?
Bác sĩ cười lạt, sắp đáp, thì thấy Vũ cầm lọ thuốc để ở bàn giơ lên xem, bèn vội giật lấy:
- Cậu chớ mó vào những thức này, coi mà oan gia, vì thuốc độc đấy. Chỉ vô ý dính một tí vào miệng là chết ngay.
Vũ liếc mắt nhìn theo chỗ để lọ thuốc, không nói gì cả. Bác sĩ trỏ tay sang buồng bên phải, nói:
- Đây là chỗ học của con ông cụ này, hiện nay theo ban tú tài trường Bảo hộ. Hễ đỗ phần thứ hai xong, thì tôi cũng cho sang Pháp học nghề bào chế.
Bác sĩ đưa Vũ vào phòrìg riêng bên trái:
- Đây là chỗ làm việc riêng của tôi, cậu ngồi đây, ta nói chuyện.
Bác sĩ kéo ghế cho Vũ ngồi, rồi mở tủ lấy ra một cái cặp giấy, lúi húi tìm từng tờ, Vũ đưa mắt bốn bên. Các đồ đạc thật là sơ sài: trước cái giường tây, vừa một người nằm, có kế cái bàn giấy, trên mặt giấy má bừa bãi, ở tường treo một bức ảnh vẽ bằng sơn. Tìm tòi xong, bác sĩ ngồi vào ghế. Vũ hỏi:
- Bẩm ông, bà đốc con về tết trên nhà quê?
Bác sĩ cười:
- Cậu trông cả nhà tôi xem có tí gì là tết không? Mà tôi làm gì có vợ!
Vũ ngạc nhiên, nhìn bác sĩ. Lúc này là lúc bác sĩ muốn nói rõ câu chuyện mà Vũ cần biết, bèn chỉ tay lên bức ảnh vẽ sơn trên tường:
- Nhưng có thể nói rằng vợ tôi kia.
Vũ càng ngạc nhiên. Bức ảnh ấy vẽ một vị sư còn trẻ tuổi.
Vũ nói:
- Thưa ông, nhưng sao bà lại là sư?
Bác sĩ mỉm cười đáp:
- Người này là con ông cụ bên kia, vì không lấy được tôi nên đi tu. Mà tôi không lấy được người này nên cũng không lấy ai nữa.
- Nhưng mà sao…
- Đây là tôi mượn vẽ phóng theo cái ảnh người ấy chụp khi còn ít tuổi, chưa đi tu.
Vũ ngạc nhiên hỏi:
- Thưa ông, sao bây giờ ông không mời bà này về.
Bác sĩ thở dài, đáp:
- Hồi tôi đi tây, hồi tôi đỗ và hồi tôi về nước, tôi có viết ba bức thư vào chùa, kể lại câu chuyện riêng của tôi, và xin rằng sẽ kết lại duyên cũ, nhưng đều không tiếp được thư trả lời. Khi đó ở Pháp về, tôi có đến chùa mấy lần, nhưng người ấy nhất định không ra, mà dặn người nói dối là chết rồi. Tôi biết người ấy gan góc lắm, nên tôi đành không lấy ai nữa, để trọn lời thề xưa.
Vũ nhìn bác sĩ bằng con mắt cảm động:
- Thưa ông, thế bây giờ?
- Bây giờ vẫn thế. Nhưng mỗi năm hai lượt, tôi và em trai người ấy đến qua chùa, hỏi thăm tin tức. Ngày hôm nay có việc bận nên tôi không về nhà quê và đi chùa được, tôi định đến mai sẽ xuất hành.
- Thưa ông, thế ông quên hẳn mẹ con?
- Là bà Trần Thuý Liễu? Phải có lẽ tôi quên. Bởi vì bà ấy có là vợ tôi đâu? Mà cậu cũng lầm tưởng tôi là cha cậu.
Vũ cau mặt, móc túi, nói:
- Thưa ông, quyết con không lầm. Chính ông Hoàng Xuân Long, sau khi đánh con trận đòn ngày hôm kia ấy thì sai cởi trói, bắt con đi ngay tức khắc, và bảo:
- Bố mày hiện ở Hà Nội phố ấy, số nhà ấy, xéo đi mà tìm lấy nó, chứ ông thì hoài cơm!
- Thế thì ông Phủ có bảo tên tôi cho cậu biết không?
- Không, nhưng con biết.
- Có phải tên là thế này không?
Vừa nói, bác sĩ vênh váo, đưa Vũ cái danh thiếp có ba chữ:
Vũ Khắc Điệp
Vũ không ngạc nhiên tí nào, lại mỉm một nụ cười thắng trận, rồi đổi cái danh thiếp bằng cái giấy nát nhầu vừa lấy trong túi ra, đưa cho bác sĩ. Bác sĩ cầm đọc, thì chính là cái giấy khi bác sĩ còn làm thư ký lục sự, viết để ly dị với Thuý Liễu. Bác sĩ cười lạt gật đầu, nói:
- Phải, nhưng cái duyên này chỉ có vài tháng thôi, mà không có tí tình nghĩa vợ chồng nào cả.
Vũ nhìn bác sĩ, có ý hỏi. Trả lời ý ấy, bác sĩ yên lặng đưa Vũ một tờ giấy. Vũ đọc:
Thưa cậu.
Chúng tôi nghe tin cậu sắp lấy cô Thuý Liễu, chúng tôi rất lấy làm yên tâm, vậy có mấy lời mừng cậu và cô Thuý Liễu.
Nhưng chúng tôi có một điều không thể giấu cậu được là nhờ cậu làm phúc trông nom chu toàn cho cái thai ở trong bụng cô Thuý Liễu, nếu sau này nó có được làm người, chúng tôi xin cậu lấy lòng nhân từ mà nuôi nấng nó cho tử tế thì chúng tôi lấy làm cảm ơn cậu vạn bội.
Đọc xong Vũ rú lên, rồi òa khóc:
- Trời ơi, không ngờ đâu tôi lại khốn nạn như thế này.
Bác sĩ lắc đầu thở dài, vỗ về Vũ. Vũ vừa khóc vừa nói:
- Bây giờ con biết cha con ở đâu mà tìm ông ơi!
Bác sĩ ngậm ngùi, đáp:
- Không lo. Tôi đã rõ chỗ cha cậu ở.
Bác sĩ lặng nhìn Vũ một lát, trên gò má xương xẩu của cái mặt lạnh lùng, hai dòng lệ từ từ rơi xuống ván gác.
Rồi động niềm riêng, Vũ nức nở, bác sĩ Điệp thổn thức, mà trời cũng sụt sùi…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét