Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

NGHỊ QUYẾT HẠ VIỆN HỖ TRỢ PHONG TRÀO THOÁI ĐẢNG Ở TRUNG QUỐC

Dân biểu Cộng hòaThaddeus McCotter 
Trong một bước đi táo bạo trên sân khấu thế giới, Dân biểu Thaddeus McCotter (R-Mich) tuần trước đã giới thiệu dự luật hỗ trợ mạnh mẽ nhân quyền tại Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới và nền kinh tế số 2. Nghị quyết khuyến khích người dân ở đó từ bỏ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), như một phần của phong trào Thoái Đảng (Tuidang).  Từ Tuidang có nghĩa là "thoái đảng".

"Đó là quan trọng đối với những người Trung Quốc, những người đang đấu tranh, phải biết rằng Hoa Kỳ là những người tự do, hoàn toàn hỗ trợ những nỗ lực của người Trung Quốc từ chối Đảng Cộng sản, rời bỏ Đảng Cộng sản, một đảng tìm cách đàn áp quyền tự do của người Trung Quốc trong nhiều thập niên, "McCotter, người gần đây đã rút ra khỏi cuộc tranh cử tổng thống (Mỹ).

Bày tỏ sự bất mãn một cách hòa bình ở Trung Quốc, phong trào Tuidang đã bắt đầu vào tháng 11 năm 2004, khi Thời báo Đại Kỷ Nguyên xuất bản sách "Cửu Bình", báo cáo trung thực về lịch sử tàn bạo và tội ác của ĐCSTQ. Kể từ khi được giới thiệu, có khoảng 100 triệu người Trung Quốc đã liên hệ với Trung tâm Dịch vụ Toàn cầu Thoái bỏ ĐCSTQ bằng điện thoại, Internet, fax, điện thư, và tự chính mình, đăng công khai tuyên bố từ bỏ ĐCSTQ.

Dự luật, Nghị quyết 416 của Hạ viện, nói rõ chi tiết về sự phân biệt đối xử, quấy nhiễu, bỏ tù, tra tấn, và hành quyết các tù nhân lương tâm, đặc biệt là học viên Pháp Luân Công, các nhà báo, và giáo hữu Kitô, bao gồm cả người Công giáo.

Thượng nghị viện cũng có một sáng kiến tương tự, Nghị quyết Thượng viện 232, hỗ trợ phong trào Tuidang và lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công, môn tập luyện tinh thần hòa bình đã bị cấm vào năm 1999 sau khi sự phổ biến của nó bắt đầu được các nhà lãnh đạo ĐCSTQ nhận thức là một mối đe dọa.

Đối với một số chính trị gia, nhân quyền ở Trung Quốc là một chủ đề khó khăn.  Họ muốn ủng hộ tự do trên khắp thế giới, nhưng họ cũng không muốn gây nguy hiểm cho bất kỳ sự lợi ích về kinh tế trong một mối quan hệ tốt với các quan chức ĐCSTQ.

McCotter không chạy theo lợi ích kinh tế của ĐCSTQ.

"Tôi nghĩ rằng đó là bỏn xẻn từng xu trong khi phung phí một cách ngu ngốc hàng trăm hàng nghìn đồng," McCotter nói. "Nhân dân Trung Quốc một ngày sẽ được tự do và Hoa Kỳ cần phải đứng sát cánh với họ trong pháo đài chống cự của họ giống như người dân Đông Âu khi họ bị chiếm đóng bởi Cộng sản Liên Xô."

Hỗ trợ mạnh mẽ phong trào Tuidang, Nghị quyết của McCotter, với bảy nhà đồng bảo trợ, Nghị quyết Thượng viện, giới thiệu bởi Robert Menendez (DN.J.) và Tom Coburn (R-Okla.), đã đi tới trước nơi mà pháp luật của  Trung Quốc chưa bao giờ có thể đi trước, nhằm kêu gọi
cho một kết thúc hòa bình của chế độ cộng sản ở Trung Quốc.

Nói về giai cấp thống trị của Trung Quốc, những người mà không thể nhanh chóng vứt bỏ được cái hình thức của một chế độ đã cho họ quyền lực và sự giàu có, McCotter đưa ra những lời nói khôn ngoan:

"Tôi nghĩ là với thời gian trôi qua và một khi họ nhận thức được rằng họ không nên tuân theo những gì Đảng Cộng sản cho phép họ, thì họ nên yêu cầu những gì là quyền lợi của mình như quyền con người", ông nói. "Đảng Cộng sản chỉ làm cho cuộc sống của họ trở nên khổ sở và không có gì là thân yêu và trân quý hơn tự do."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét