Trao đổi với BBC hôm thứ Bảy, 07/12/2013 từ quê nhà ở huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận, Nguyễn Phương Uyên nói cô sẽ chất vấn với Đại học Công nghệ Thực phẩm TP Hồ Chí Minh về căn cứ mà trường này dựa vào để đuổi học cô.
'Bị đuổi học, tôi có tấm bằng nhân dân' - BBC Tiếng Việt thực hiện
"Bên cạnh việc cảm thấy mình bị tước bỏ quyền được đi học là việc cảm thấy mình bị xâm phạm quyền con người."Nữ sinh sinh năm 1992 nói: "Tất nhiên đây là một việc bất công đối với tôi vì quyền được đi học của tôi đã bị tước bỏ bởi cái quyết định buộc thôi học này của nhà trường,
"Bên cạnh việc cảm thấy mình bị tước bỏ quyền được đi học là việc cảm thấy mình bị xâm phạm quyền con người."Nữ sinh sinh năm 1992 nói: "Tất nhiên đây là một việc bất công đối với tôi vì quyền được đi học của tôi đã bị tước bỏ bởi cái quyết định buộc thôi học này của nhà trường,
Phương Uyên cho rằng trường Đại học đã mượn
việc thông báo quyết định này tới toàn thể nhà trường để 'bôi nhọ danh dự' của
cô.
Cô nói: "Tôi nghĩ rằng họ chỉ lợi dụng
việc này để bôi nhọ danh dự và nhân phẩm, cũng như là hình ảnh từ xưa đến giờ
của tôi trong mắt của bạn bè."
Theo cô, quyết định buộc thôi học này đã trái
ngược với cam kết mà chính quyền nói sẽ đảm bảo quyền trở lại học tập của cô.
Cô nói: "Trong tống đạt ngày 26/9 họ phổ
biến cho tôi theo điều 61, 62, năm 2000, của Nghị định Chính phủ, họ phổ biến
là họ phải tạo điều kiện thuận lợi để tôi tiếp tục học , thì ngày giờ này đây,
cái quyết định gửi tới cho tôi đã đi ngược lại hoàn toàn với điều mà họ đã
nói."
Quyết định buộc thôi học sinh viên do Hiệu
trưởng Đặng Vũ Ngoạn, ký ngày 29/11, tại điều I, ghi rõ lý do đuổi học Phương
Uyên:
"Buộc thôi học đối với Nguyễn Phương Uyên
- nguyên là sinh viên của Đại học Công nghệ Thực phẩm TPHCM... lớp 10 CDTP1,
khóa 2010-2013, do vi phạm pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam."
Văn bản ghi rõ quyết định được thông báo tới
toàn trường và gửi tới địa phương nơi cư trú của Nguyễn Phương Uyên.
'Quyết
định vô nhân đạo'
Hôm thứ Năm, blogger Nguyễn Tường Thụy nhận
xét về quyết định của chính quyền trên blog của mình:
"Luật thi hành án hình sự không hề có
điều khoản nào cấm người đang thi hành án treo tiếp tục học tập. Ngược lại còn
bỏ ngỏ khả năng họ có thể được theo học phổ thông, đào tạo nghề. Điều 65, khoản
3 qui định:
"Người được hưởng án treo được cơ sở giáo
dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lợi
theo quy chế của cơ sở đó.
"Trong khi đó, quyết định của trường
ĐHCNTP TP HCM buộc thôi học đối với Nguyễn Phương Uyên là vĩnh viễn."
Và ông kết luận: "Đây là một quyết định
vô nhân đạo, nhằm bịt kín tương lai của sinh viên Nguyễn Phương Uyên khi cuộc
đời của Uyên tất cả còn ở phía trước, mặc dù không biết Phương Uyên có ý định
theo học nữa hay không."
Trong một trao đổi từ trước với BBC về tình
hình nhân quyền ở Việt Nam, bà Phạm Chi Lan từng lên tiếng quan ngại về trường
hợp của nữ sinh Nguyễn Phương Uyên, người mà theo bà không đáng bị chính quyền
đối xử với những biện pháp khắc nghiệt như vậy vì cô còn trẻ, lại là phụ nữ,
đồng thời chỉ 'biểu lộ tình cảm yêu nước của mình'.
Tuy thế, tại phiên phúc thẩm hôm 16/8/2013 do
Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh tổ chức ở tỉnh Long An, nữ sinh này đã bị tuyên
3 năm tù cho hưởng án treo, kèm 52 tháng thử thách vì tội 'Tuyên truyền chống
lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam".
Hôm thứ Bảy, bà Nguyễn Thị Nhung,
mẹ của Phương Uyên cho BBC hay từ ngày Phương Uyên trở về nhà cô bị an ninh
theo dõi chặt chẽ, chính quyền còn cô lập bằng cách 'phong tỏa' hàng xóm, láng
giếng tiếp xúc với gia đình của bà.
Bà cũng nhắc lại sự việc hôm 25/9 đã bị an
ninh hành hung cùng với con gái khi họ ra Hà Nội và bị áp giải một cách 'thô
bạo' về địa phương cư trú.
Bà nói với BBC: "Cái việc ngày 25/9 mà mẹ
con tôi bị hành hung, cũng như nhiều người bị hành hung, thì không có ai vi
phạm cái gì cả, kể cả con gái tôi chưa có một quyết định nào ràng buộc để mà
cấm đi ra khỏi địa phương,
"Ngày 25/9 cơ quan tư pháp của nhà nước
mới ra quyết định thi hành án và ngày 26/9 mới có tống đạt."
'Nguyện
vọng được học tiếp'
Bà Nhung phản ánh hàng xóm, láng giềng và
người dân địa phương ở gần nơi gia đình bà và Phương Uyên sinh sống, người dân
hiện 'rất sợ hãi'.
Bà nói: "Hầu như cơ quan chức trách họ cố
tình gán cho gia đình chúng tôi một cái mác 'phản động', vì thế ai đến gần có
người vận động rằng 'đừng có đến gần', 'đừng có đến thăm gia đình', cũng như
đừng có quan hệ gì hết."
Trở lại với bản quyết định buộc thôi học của trường
đại học với mình, nữ sinh Phương Uyên nói cô sẽ "yêu cầu họ trả lời rõ
ràng về cái quy chế của học sinh sinh viên" mà nhà trường đã dựa vào để
cáo buộc cô vi phạm.
"Nếu mà nó đúng, tôi chấp nhận mình bị
thôi học ở một đất nước và một xã hội dưới chế độ như thế này, còn nếu nó được
dùng cho một ý định xấu khác bôi nhọ danh dự của tôi, thì tôi sẽ yêu cầu bồi
thường về mặt danh dự và nhân phẩm của tôi."
Hiện tại, thay vì đến trường học tập, nữ sinh
này hàng ngày phải ra đồng để làm công việc đồng áng, một phương cách duy nhất
để duy trì cuộc sống của gia đình cô ở tỉnh Bình Thuận.
Hôm thứ Bảy 07/12/2013, BBC đã tìm cách liên
lạc với Đại học Công nghệ Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh để tìm hiểu thêm về
bản quyết định, nhưng chưa liên lạc được.
Về phần mình, tối cùng ngày, nữ sinh Phương
Uyên cho biết về cuộc sống hiện tại và nguyện vọng tiếp tục được học hành của
cô.
"Từ sáng cho đến xế chiều, tôi giúp mẹ
trồng cải, đi ra ruộng coi lúa, vì nhà tôi đang bị ngập lúa, buổi tối, tôi học
Anh văn, và làm bài tập Anh văn để củng cố kiến thức để tìm một môi trường nào
đó, được học tập ở một môi trường tốt hơn," cô nói với BBC sau khi vừa ra
đồng làm việc trở về.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét