Lời Mở Đầu
Lịch sử
55 năm của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) được viết bằng máu và những lời dối
trá. Những câu chuyện đằng sau lịch sử đầy máu này vừa cực kỳ bi đát vừa ít được
biết đến. Dưới chế độ thống trị của ĐCSTQ khoảng 60 đến 80 triệu người dân
Trung Quốc vô tội đã bị giết hại, để lại đằng sau những gia đình tan nát của họ.
Nhiều người không hiểu tại sao ĐCSTQ lại giết người. Trong khi ĐCSTQ đang tiếp
tục sự đàn áp tàn bạo của nó đối với các học viên Pháp Luân Công và gần đây áp
bức các đám người biểu tình ở Hán Nguyên bằng súng đạn, nhiều người tự hỏi liệu
họ có thể sẽ thấy một ngày mà ĐCSTQ sẽ học cách nói bằng lời thay vì bằng súng
đạn.
Mao Trạch
Đông tóm tắt mục tiêu của Cách Mạng Văn Hóa, “…sau khi thiên hạ đại loạn, thế
giới sẽ tiến đến hòa bình, nhưng cứ khoảng 7 hoặc 8 năm, sự hỗn loạn lại cần phải
xảy ra một lần”[1]. Nói cách khác, nên có một cuộc cách mạng về chính trị cứ 7
hoặc 8 năm một lần và một đám người cần bị giết chết trong khoảng 7 hoặc 8 năm
một lần.
Đảng Cộng
Sản giết người là có những lý luận để căn cứ vào, và có các nhu cầu hiện thực.
Theo
lý luận mà nói, thì Đảng Cộng Sản tin vào “chính quyền chuyên chế của giai cấp
vô sản” và cần phải “cách mạng liên tục dưới sự chuyên chính của giai cấp vô sản”.
Do đó sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền tại Trung Quốc, nó đã giết chết những
người địa chủ để giải quyết vấn đề quan hệ sản xuất ở các khu vực nông thôn. Nó
đã giết hại các nhà tư bản để đạt mục đích cải cách công thương và giải quyết
các mối quan hệ sản xuất ở khu vực thành thị. Sau khi hai giai cấp này bị loại
trừ, các vấn đề liên quan đến nền tảng kinh tế đã được giải quyết trên căn bản.
Tương tự vậy, để giải quyết các vấn đề liên quan đến kiến trúc thượng tầng cũng
cần phải giết người. Việc đàn áp 'Nhóm Hồ Phong chống Đảng' và cuộc 'Vận động
chống cánh Hữu' đã tiêu diệt các thành phần trí thức. Việc giết hại những tín đồ
đạo Cơ đốc, những người theo Đạo giáo, những người theo đạo Phật và các bang hội
được dân ưa chuộng là để giải quyết vấn đề tôn giáo. Các cuộc tàn sát trên diện
rộng trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa đã giải quyết vấn đề quyền lãnh đạo tuyệt
đối của Đảng về chính trị và văn hóa. Vụ thảm sát trên quảng trường Thiên An
Môn năm 1989 được dùng để ngăn chặn nguy cơ về chính trị và giải quyết các vấn
đề đòi hỏi dân chủ. Chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công nhằm để giải quyết các vấn
đề về tín ngưỡng và phương pháp truyền thống để làm thân khỏe mạnh. Tất cả những
hành động này đều cần thiết để Đảng Cộng Sản củng cố quyền lực và duy trì sự thống
trị, khi liên tục phải đối mặt với các nguy cơ về tài chính (giá cả các mặt
hàng tiêu dùng tăng vọt sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền và nền kinh tế Trung Quốc gần
như đã sụp đổ sau Cách mạng Văn hóa), nguy cơ chính trị (một số người không
nghe theo lệnh của Đảng hoặc một số người muốn chia sẻ quyền lực chính trị với
Đảng) hoặc nguy cơ về niềm tin tưởng (sự tan rã của cựu Liên Bang Sô Viết, các
biến động chính trị ở Đông Âu, và vấn đề Pháp Luân Công). Trừ vấn đề Pháp Luân
Công ra, gần như tất cả các phong trào chính trị trước đó đều được dùng để làm
sống lại bóng ma tà linh của Đảng Cộng Sản và kích động tham vọng cách mạng của
nó. Đảng cũng sử dụng những phong trào chính trị này để thử các đảng viên
ĐCSTQ, tiêu diệt những người không đạt đủ các đòi hỏi của Đảng.
Đồng
thời việc giết người của Đảng Cộng Sản cũng do từ các nhu cầu hiện thực mà ra.
Bởi vì Đảng Cộng sản xây dựng cơ nghiệp bởi những tên lưu manh vô lại mà đi giết
người để chiếm đoạt quyền lực. Một khi tiền lệ này đã được đặt ra thì không có
đường lui. Khủng bố liên miên đã được dùng để dọa nạt người dân và bắt buộc họ
vì sợ hãi mà chấp nhận quyền thống trị tuyệt đối của Đảng Cộng Sản.
Nhìn bề
ngoài, tưởng như là Đảng cộng sản "bị động phải giết người” và tưởng chừng
như những sự kiện 'ngẫu nhiên' trong xã hội là "ngẫu nhiên" kích động
tà linh Đảng cộng sản, và tình cờ châm ngòi cho cơ chế tổ chức giết người của Đảng
cộng sản. Trên thực tế những sự kiện này được dùng để ngụy trang nhu cầu sát
nhân của Đảng, và ĐCSTQ cần phải giết chóc định kỳ. Nếu không có những bài học
đau đớn này, người ta có thể bắt đầu nghĩ rằng Đảng Cộng Sản đang tiến bộ, và sẽ
bắt đầu đòi hỏi dân chủ như những sinh viên lý tưởng hóa trong cuộc vận động
dân chủ năm 1989 đã làm. Việc giết người cứ 7 hay 8 năm một lần là để gợi lại sự
khủng bố trong tâm trí người dân, và có thể cảnh cáo thế hệ trẻ: bất cứ ai chống
lại ĐCSTQ, muốn thách thức quyền lãnh đạo tuyệt đối của ĐCSTQ, hoặc cố nói ra sự
thực về lịch sử Trung Quốc, sẽ phải nếm mùi “nắm tay sắt của chính quyền chuyên
chế của giai cấp vô sản”.
Giết
người đã trở thành một trong những thủ đoạn cần thiết nhất để Đảng Cộng Sản duy
trì sự thống trị. Với sự leo thang nợ máu của ĐCSTQ, thì việc buông lưỡi dao đồ
tể của nó xuống sẽ khuyến khích người dân báo thù cho những tội ác đã làm. Do
đó, ĐCSTQ không những chỉ giết hại nhiều người mà còn sử dụng thủ đoạn tàn nhẫn
nhất để đe dọa người dân một cách hiệu lực, đặc biệt là vào thời kỳ đầu khi
ĐCSTQ đang thiết lập sự thống trị của nó.
Bởi vì
mục đích giết người là để chế tạo khủng bố tối đa, ĐCSTQ đã lựa chọn thành phần
bị tiêu diệt một cách rất vô lý. Trong lịch sử của mỗi lần vận động chính trị,
ĐCSTQ đều sử dụng chính sách diệt tuyệt. Hãy lấy việc “Đàn áp các phần tử phản
Cách mạng” làm ví dụ. ĐCSTQ đã không thực sự đàn áp những "hành vi” phản
Cách mạng mà chỉ đàn áp những “phần tử” mà họ gọi là phản Cách mạng. Nếu ai đã
đầu quân và phục vụ vài ngày trong quân đội của Quốc Dân Đảng nhưng tuyệt đối
không làm gì liên quan đến chính trị sau khi Đảng Cộng Sản chiếm được quyền lực,
người này vẫn phải bị giết chết vì “lịch sử phản Cách Mạng” của mình. Trong quá
trình cải cách ruộng đất, để gỡ bỏ “gốc rễ của vấn đề”, ĐCSTQ thường giết cả
gia đình của người địa chủ.
Từ năm
1949 khi nắm chính quyền đến nay, ĐCSTQ đã bức hại hơn một nửa nhân dân Trung
Quốc. Ước tính khoảng 60 đến 80 triệu người đã chết vì các nguyên nhân không
chính đáng. Con số này vượt trên cả tổng số người chết trong cả hai cuộc Chiến
tranh Thế Giới cộng lại.
Giống
như những nước Cộng Sản khác trên thế giới, việc giết người tùy tiện của ĐCSTQ
cũng bao gồm thủ đoạn giết hại cực kỳ tàn bạo những đảng viên của chính nó để
tiêu diệt những người bất đồng ý kiến, coi trọng ý thức về 'nhân tính' hơn 'Đảng
tính'. Sự thống trị bằng khủng bố của ĐCSTQ nhắm đều vào dân chúng và các đảng
viên của nó để duy trì một “pháo đài chiến đấu không thể thất bại”.
Trong một
xã hội của chính đảng, mọi người bày tỏ sự quan tâm và tình cảm với nhau, sống
trong sự tôn kính và biết ơn Thượng Đế hay Thần linh. Ở phương Đông, mọi người
nói, “Đừng bao giờ gây ra cho người khác điều gì mà chính bản thân mình không
muốn nhận nó [2].” Ở phương Tây, mọi người nói, “Hãy yêu quý hàng xóm láng giềng
như yêu chính bản thân mình” [3]. Ngược lại, Đảng Cộng Sản cho rằng “Lịch sử của
tất cả xã hội cho đến ngày nay là lịch sử của các cuộc đấu tranh giai cấp” [4].
Để các cuộc "đấu tranh” được tồn tại trong xã hội thì phải sinh ra sự thù
hận. Đảng Cộng Sản Trung Quốc(ĐCSTQ) không những chính nó phải giết người mà nó
còn phải khuyến khích dân chúng giết hại lẫn nhau. Nó cố làm cho người ta trở
nên thờ ơ lãnh đạm với nỗi đau khổ của người khác bằng cách bao vây người ta
trong giết chóc liên miên. Nó muốn mọi người trở nên tê liệt do thường xuyên phải
đối mặt với những hành động tàn nhẫn vô nhân đạo, và hình thành một tâm
lý rằng “điều tốt nhất ta có thể hy vọng là tránh khỏi bị đàn áp”. Tất cả những
bài học về sự đàn áp dã man này khiến cho ĐCSTQ duy trì được quyền thống trị của
nó.
Cùng với
việc hủy diệt vô số nhân mạng, ĐCSTQ cũng hủy diệt tinh thần của người dân
Trung Hoa. Có rất nhiều người, ở trong cuộc đấu tranh tàn khốc, đã hình thành một
loại phản xạ có điều kiện. Chỉ cần ĐCSTQ dơ con dao đồ tể lên, là họ hoàn toàn
vứt bỏ tất cả nguyên tắc, vứt bỏ tất cả khả năng phán đoán. Về một khía cạnh ý
nghĩa nào đó, tinh thần của những người này đã chết, đó là một điều còn đáng sợ
hơn cả cái chết của thể xác.
I. Những
cuộc thảm sát khủng khiếp
Trước
khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên nắm quyền, Mao Trạch Đông đã viết,
“Chúng ta tuyệt đối không áp dụng chính sách nhân từ đối với các phần tử phản động
và đối với các hành vi phản động của giai cấp phản động [5].” Nói cách khác, thậm
chí trước khi ĐCSTQ chiếm được Bắc Kinh, nó đã quyết tâm thực hành "chính
quyền bạo lực" dưới cách nói tránh của “Chính quyền chuyên chế Nhân dân
Dân chủ” (People’s Democratic Dictatorship). Sau đây là một vài ví dụ.
1. Đàn
áp những phần tử Phản động và Cải cách ruộng đất
Vào
tháng 3 năm 1950, Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố “Lệnh đàn áp nghiêm
khắc các phần tử phản động”, được biết đến trong lịch sử như một phong trào
“đàn áp các phần tử phản động”.
Không
như các hoàng đế trong lịch sử thường ân xá cho thiên hạ sau khi họ lên ngôi,
ĐCSTQ bắt đầu giết người ngay giây phút nó lên nắm quyền. Mao Trạch Đông nói
trong một tài liệu, “Còn có rất nhiều nơi mà nhân dân bị đe dọa và không dám giết
các phần tử phản Cách Mạng một cách công khai trên diện rộng [6].” Vào tháng
2/1951, Trung Ương Đảng của ĐCSTQ nói rằng ngoại trừ tỉnh Triết Giang và phía
nam tỉnh An Huy, “các khu vực nào mà vẫn chưa giết đủ người, đặc biệt là ở các
thành phố lớn và trung bình, thì nên tiếp tục bắt giữ và giết người với một số
lượng lớn và không nên dừng sớm quá.” Mao thậm chí khuyến nghị rằng “ở
các khu vực nông thôn, để giết các phần tử phản động, nên giết hơn một phần
ngàn tổng số dân… ở các thành phố, nên giết ít hơn một phần ngàn. [7]” Dân số
Trung Quốc vào thời gian đó là khoảng 600 triệu người; “ mệnh lệnh hoàng gia”
này của Mao sẽ giết chết ít nhất 600 ngàn người. Không một ai biết tỉ lệ một phần
ngàn này là ở đâu ra. Có thể là Mao chợt nảy ra ý nghĩ mà quyết định rằng 600
ngàn nhân mạng là đủ để đặt một nền tảng mà tạo nỗi sợ hãi trong dân chúng, nên
đã ra lệnh thực hiện như thế.
Những
người bị giết có thực sự đáng phải chết hay không, đó không phải là mối quan
tâm của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Theo Quy định của Nước Cộng hòa Nhân
dân Trung hoa về việc trừng phạt các phần tử phản động công bố năm 1951 nói rằng
những người “phao tin đồn” có thể bị “tử hình ngay lập tức”.
Trong
khi việc 'Đàn áp các phần tử phản động' đang được thực hiện mãnh liệt, thì cải
cách ruộng đất cũng đang diễn ra trên diện rộng. Trên thực tế, ĐCSTQ đã bắt đầu
cải cách ruộng đất trong các khu vực do nó chiếm đóng vào cuối thập niên 1920.
Trên bề mặt, cải cách ruộng đất, trông có vẻ như ủng hộ một lý tưởng tương tự
như ở Thái Bình Thiên Quốc [8], gọi là 'tất cả mọi người đều sẽ có đất để trồng
trọt' nhưng thực ra nó chỉ là một cái cớ để giết người. Đào Chú, đứng thứ tư
trong hàng lãnh đạo của ĐCSTQ, sau đó có một khẩu hiệu cho cải cách ruộng đất
là: “Làng nào cũng đổ máu, nhà nào cũng đánh nhau,” cho thấy rằng trong làng
nào cũng có những người địa chủ phải chết.
'Cải
cách ruộng đất' đã có thể được thực hiện mà không cần phải giết người. Nó đã có
thể được thực hiện đúng theo đường lối mà chính phủ Đài Loan đã thực hiện chính
sách cải cách ruộng đất của mình, bằng cách mua lại đất từ các địa chủ. Tuy
nhiên, bởi vì Đảng cộng sản bắt nguồn từ một nhóm những kẻ lưu manh côn đồ vô sản,
nó chỉ biết cướp bóc. Sợ rằng nó có thể bị trả thù do cướp bóc, Đảng cộng sản
đã giết các nạn nhân, để loại trừ nguồn gốc của các rắc rối có thể có sau này.
Cách
giết người phổ biến nhất trong thời kỳ cải cách ruộng đất được biết đến là “đấu
tố”. ĐCSTQ đưa ra các tội danh giả tạo, rồi quy tội cho các địa chủ hoặc những
phú nông. Sau đó dân làng được hỏi xem những người này nên bị trừng phạt như thế
nào. Một số đảng viên hoặc những tên tay sai cho ĐCSTQ đã được gài trước vào
trong những đám đông để la to “Chúng ta nên giết họ!”, rồi các địa chủ hoặc những
phú nông sau đó bị xử tử ngay tại chỗ. Vào thời gian đó, bất cứ ai làm chủ đất
đai trong làng đều bị coi là “bá hộ”. Những người thường lợi dụng nông dân bị gọi
là “cường hào ác bá”; những người thường giúp sửa chữa các tiện nghi công cộng
và tặng tiền cho các trường học và cho các cuộc cứu trợ nạn nhân thiên tai thì
gọi là “ thiện bá hộ”; những người không làm gì cả thì gọi là “ bất bá hộ”. Việc
phân loại như thế này không có ý nghĩa gì cả, bởi vì tất cả các “bá hộ” cuối
cùng đều bị xử tử ngay lập tức bất kể là họ thuộc vào loại “bá hộ” nào.
Vào
khoảng cuối năm 1952, số "phần tử phản cách mạng" bị xử tử do ĐCSTQ
công bố là khoảng 2,4 triệu người. Thực ra, tổng số người chết bao gồm các cựu
viên chức của chính phủ Quốc Dân Đảng dưới cấp huyện và các địa chủ, là ít nhất
5 triệu người.
Việc
"Đàn áp các phần tử phản động" và "Cải cách ruộng đất" có
ba kết quả trực tiếp. Thứ nhất là, các cựu quan chức địa phương mà đã được lựa
chọn thông qua sự tự trị dựa trên cơ sở thị tộc đã bị tiêu diệt. Thông qua việc
đàn áp các phần tử phản cách mạng và cải cách ruộng đất, ĐCSTQ đã giết hại tất
cả những nhân viên quản lý trong chế độ trước và thực hiện được sự khống chế
toàn bộ đối với các khu vực nông thôn bằng cách thiết lập các chi bộ Đảng trong
từng làng xã. Thứ hai là, chiếm được số lượng của cải khổng lồ bằng con đường
trộm cướp trong việc đàn áp các phần tử phản cách mạng và cải cách ruộng đất.
Thứ ba là, sự đàn áp tàn khốc các địa chủ và phú nông đã khủng bố tinh thần của
người dân.
2.
“Chiến dịch Ba chống” và “Chiến dịch Năm chống”
Việc
'Đàn áp các phần tử phản cách mạng và Cải cách ruộng đất' chủ yếu nhắm vào các
khu vực nông thôn, còn “Chiến dịch Ba chống” và “Chiến dịch Năm chống” theo sau
đó có thể được coi là sự diệt tuyệt gốc tương ứng ở thành thị.
“Chiến
dịch Ba chống” bắt đầu vào tháng 12/1951 và nhắm vào nạn tham nhũng, phí phạm
và quan liêu trong nội bộ của những cán bộ Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Một
số viên chức tham nhũng của ĐCSTQ đã bị tử hình. Sau đó không lâu, ĐCSTQ cho rằng
sự việc thối nát, tham nhũng của các viên chức chính quyền của nó là do sự cám
dỗ của các nhà tư bản. Vì vậy “Chiến dịch Năm chống” nhằm để chống hối lộ, trốn
thuế, trộm cắp tài sản quốc gia, xây cất dối trá cẩu thả bằng vật liệu xấu, và
làm gián điệp thu thập các tin tức kinh tế quốc gia, được phát động vào tháng 1
năm 1952.
“Chiến
dịch Năm chống” trên thực tế, chính là để ăn cắp tài sản của các nhà tư bản hay
đúng hơn là giết hại các nhà tư bản để lấy tiền của họ. Trần Nghị, thị trưởng
Thượng Hải lúc bấy giờ, được báo cáo vắn tắt tình hình trên ghế sô-fa với một cốc
trà trong tay mỗi đêm. Ông ta hỏi một cách nhàn nhã, “Có bao nhiêu người nhảy
dù hôm nay?”, có nghĩa là “Có bao nhiêu thương gia nhảy lầu tự tử hôm nay?”
Không một nhà tư bản nào có thể trốn thoát “Chiến dịch Năm chống”. Họ bị đòi hỏi
phải đóng thuế mà “đã trốn nợ” kể từ thời vua Quang Tự (1875-1908) của
triều đại nhà Thanh (1644-1911), là khi thị trường thương mại Thượng Hải bắt đầu
được thành lập. Các nhà tư bản đã không thể có cách nào để trả những thứ
"thuế” như vậy, ngay cả với tất cả tài sản của họ. Họ không còn cách nào
khác ngoài việc tự kết liễu cuộc đời của mình, nhưng họ không dám nhảy xuống
sông Hoàng Phố tự tử. Nếu xác của họ không được tìm thấy, ĐCSTQ sẽ buộc tội họ
là chạy sang Hồng Kông, và người nhà của họ vẫn phải chịu trách nhiệm trả những
khoản thuế đó. Các nhà tư bản đành phải nhảy lầu và để lại xác cho ĐCSTQ thấy bằng
chứng cái chết của họ. Người ta nói rằng mọi người không dám đi bộ bên cạnh các
tòa nhà cao tầng ở Thượng Hải thời bấy giờ vì sợ bị những người nhảy từ trên xuống
sẽ rơi vào mình.
Theo
tài liệu "Sự thực của các vận động chính trị sau khi thành lập Nước Cộng
hòa Nhân dân Trung hoa" được đồng biên soạn bởi bốn cơ quan chính phủ bao
gồm cả Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử của ĐCSTQ thì vào năm 1996, trong thời kỳ
“Chiến dịch Ba chống” và “Chiến dịch Năm chống”, hơn 323.100 người đã bị bắt giữ
và hơn 280 người đã tự tử hay mất tích. Trong “Chiến dịch chống Hồ Phong” năm
1955, hơn 5.000 người đã bị buộc tội, hơn 500 người đã bị bắt, hơn 60 người đã
tự tử, và 12 người đã chết vì các nguyên nhân mờ ám. Trong cuộc 'đàn áp các phần
tử phản cách mạng' theo sau đó, hơn 21.300 người đã bị tử hình, và hơn 4.300
người đã tự tử hoặc mất tích [9].
3. Đại
mất mùa (Nạn đói khủng khiếp)
Số người
chết cao nhất được ghi lại trong Nạn đói khủng khiếp ( hoặc gọi là Đại mất mùa)
của Trung Quốc ngay sau chiến dịch Đại Nhảy Vọt. Bài “Nạn đói khủng khiếp”
trong quyển sách Hồ sơ lịch sử của Nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa báo cáo rằng
“Số lượng người chết do những nguyên nhân không chính đáng và số lượng trẻ em
sơ sinh bị giảm đi từ năm 1959 đến năm 1961 được ước tính là khoảng 40 triệu… sự
giảm thiểu 40 triệu người của Trung Quốc rất có thể là nạn đói khủng khiếp nhất
trên thế giới trong thế kỷ này.” [10]
"Nạn
đói khủng khiếp" đã bị Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dán một cái nhãn
hiệu sai lạc là “ 3 năm tai họa tự nhiên”. Trên thực tế, 3 năm đó có thời tiết
tốt mà không có bất cứ một tai họa tự nhiên lớn lao nào như lũ lụt, hạn hán,
bão, sóng thần, động đất, sương giá, mưa đá, hay dịch châu chấu. “Tai họa” đó
hoàn toàn do con người gây nên. Chiến dịch Đại Nhảy vọt đòi hỏi mọi người ở
Trung Quốc phải tham gia vào việc luyện thép, bắt buộc nông dân phải bỏ hoa màu
thối rữa ở ngoài đồng. Không kể điều này, các viên chức khu vực lại còn báo cáo
giả tạo để làm tăng số thu hoạch của sản lượng. Hạ Diệc Nhiên, Bí thư thứ nhất
của Đảng bộ quận Liễu châu tự bịa đặt lượng sản xuất là “65.000 cân thóc trên một
mẫu ruộng [11]” ở huyện Hoàn Giang. Đây là ngay sau 'Hội nghị toàn thể Lư sơn'
khi phong trào chống cánh Hữu của ĐCSTQ lan ra toàn quốc. Để chứng tỏ rằng
ĐCSTQ luôn luôn đúng, lúa gạo bị chính quyền sung công trong một hình thức đánh
thuế theo sản lượng được thổi phồng lên này. Hậu quả là, khẩu phần lúa gạo, hạt
giống và lương thực chủ yếu của nông dân tất cả đều bị sung công. Khi đòi hỏi vẫn
chưa được đáp ứng đủ, thì nông dân bị buộc tội là đã giấu lúa gạo của mình.
Hạ Diệc
Nhiên đã từng nói rằng họ phải tranh đấu giành giải nhất trong cuộc thi đua sản
xuất số lượng cao nhất, không kể bao nhiêu người ở Liễu Châu sẽ phải chết. Một
số nông dân đã bị cướp đi tất cả, chỉ còn lại một chút gạo được giấu ở trong chậu
nước tiểu. Đảng bộ quận Thuần Lạc, huyện Hoàn Giang thậm chí còn ra lệnh cấm nấu
cơm, để ngăn nông dân không được ăn lúa gạo. Việc tuần tra được thực hiện bởi
dân quân vào ban đêm. Nếu họ thấy ánh lửa họ sẽ tiến hành lục soát và vây bắt.
Nhiều nông dân thậm chí không dám nấu thảo mộc dại hoặc vỏ cây ăn được, và bị
chết đói.
Trong
quá khứ, vào những lúc có nạn đói kém, quan phủ sẽ phát chẩn cháo và lúa gạo,
và cho phép các nạn nhân di tản khỏi những khu vực có nạn đói. Còn ĐCSTQ coi việc
chạy khỏi nơi có nạn đói là một điều ô nhục cho uy tín của Đảng, và ra lệnh cho
dân quân chặn đường không cho các nạn nhân chạy thoát khỏi khu vực của nạn đói.
Khi các nông dân bị đói quá phải cướp ngũ cốc ở các kho lương thực, ĐCSTQ ra lệnh
bắn vào đám đông để đàn áp việc cướp bóc và dán cái nhãn cho những người bị chết
là các 'phần tử phản cách mạng'. Một số lớn nông dân bị chết đói ở nhiều tỉnh
bao gồm Cam Túc, Sơn Đông, Hà Nam, An Huy, Hồ Bắc, Hồ Nam, Tứ Xuyên, và Quảng
Tây. Nông dân bị đói nhưng vẫn bị bắt buộc tham gia làm các việc tưới nước ruộng,
xây đập và luyện thép. Nhiều người bị ngã xuống đất trong khi làm việc và không
bao giờ đứng lên được nữa. Cuối cùng thì những người sống sót không còn sức để
chôn những người đã chết. Nhiều làng bị chết toàn bộ khi từng gia đình lần lượt
bị chết đói.
Trong
các nạn đói nghiêm trọng nhất trong lịch sử Trung Quốc trước thời ĐCSTQ, có những
trường hợp các gia đình phải trao đổi con cho nhau để ăn thịt nhưng không ai từng
ăn thịt chính con của mình. Tuy nhiên dưới thời ĐCSTQ, mọi người buộc phải ăn
thịt những người bị chết, ăn những người chạy trốn đến từ những khu vực khác,
và thậm chí phải giết chết và ăn thịt con của chính mình. Nhà văn Sa Thanh đã
mô tả cảnh này trong quyển sách của ông Y Hy Đại Địa Loan (Một vùng đất hoang
vu nơi đầm lầy)[12] rằng: Trong một gia đình nông dân, người cha chỉ còn lại một
người con trai và một người con gái trong vụ 'Nạn đói khủng khiếp'. Một hôm,
người cha đuổi người con gái ra khỏi nhà. Khi cô trở về, cô không thể tìm thấy
người em trai mà chỉ nhìn thấy mỡ trắng nổi ở trong chảo và một đống xương ở cạnh
bếp. Vài ngày sau, người cha thêm nước vào chảo, và gọi người con gái đến gần.
Cô gái sợ quá, và van xin cha cô từ ngoài cửa, “Xin ba đừng ăn thịt con. Con có
thể nhặt củi và nấu cơm cho ba. Nếu ba ăn thịt con, thì sẽ không còn ai làm việc
này cho ba nữa.”
Mức độ
lan tràn cuối cùng và số lượng thảm kịch như thế này thì không được biết đến.
Thế nhưng Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn xuyên tạc nó như là một vinh dự
cao quý và tự cho rằng ĐCSTQ đã lãnh đạo nhân dân một cách dũng cảm chống lại
“tai họa tự nhiên” và tiếp tục tự khen mình là “vĩ đại, quang vinh và chính
xác”.
Sau Hội
nghị toàn thể Lư Sơn năm 1959, tướng Bành Đức Hoài đã bị tước quyền vì lên tiếng
bênh vực nhân dân. Một nhóm viên chức và cán bộ chính quyền dám nói sự thực đã
bị bãi chức, bị tống giam hoặc bị điều tra. Sau đó, không còn ai dám nói lên sự
thực nữa. Vào thời gian của vụ 'Nạn đói khủng khiếp', thay vì báo cáo sự thực,
người ta lại che dấu sự kiện về số người chết đói để bảo vệ chức vụ của họ. Tỉnh
Cam Túc thậm chí còn từ chối viện trợ lương thực của tỉnh Sơn Tây, nói rằng Cam
Túc đã có dư lương thực rất nhiều.
"Nạn
đói khủng khiếp" này cũng là một cuộc thi về khả năng cho các cán bộ mới
gia nhập của ĐCSTQ. Theo tiêu chuẩn của ĐCSTQ, những cán bộ mà không nói lên sự
thực về sự kiện hàng chục triệu người chết đói chắc chắn là “đạt tiêu chuẩn”. Với
cuộc trắc nghiệm này, ĐCSTQ sau đó sẽ tin rằng không có gì như tình người hay đạo
Trời mà có thể trở thành một gánh nặng tâm lý ngăn cản những cán bộ này đi theo
Đảng. Sau "Nạn đói khủng khiếp", các viên chức chịu trách nhiệm cấp tỉnh
chỉ phải tham gia vào thủ tục hình thức tự kiểm thảo. Lý Tỉnh Tuyền, Bí thư tỉnh
ủy của ĐCSTQ ở Tứ xuyên nơi mà hàng triệu người bị chết đói, đã được thăng chức
lên làm Bí thư thứ nhất Văn phòng khu vực tây nam của ĐCSTQ.
4.
Từ Cách mạng văn hóa và Vụ thảm sát tại Thiên An Môn cho đến Pháp Luân
Công
Cách mạng
văn hóa chính thức bắt đầu ngày 16/05/1966 và kéo dài cho đến tận năm 1976. Thậm
chí chính bản thân Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng gọi thời kỳ này là “Thảm
họa 10 năm”. Sau này trong một cuộc phỏng vấn với một phóng viên Nam-tư, Hồ Diệu
Bang nguyên tổng bí thư ĐCSTQ đã nói rằng, “Vào thời gian đó, gần 100 triệu người
bị liên can, tức là một phần mười dân số Trung Quốc.”
Tài liệu
"Sự thực của các vận động chính trị sau khi thành lập Nước Cộng hòa Nhân
dân Trung hoa" báo cáo rằng, “Vào tháng 5/1984, sau 31 tháng tập trung điều
tra, thẩm tra và tính toán lại bởi Ủy ban Trung Ương của ĐCSTQ, các con số liên
quan đến Cách mạng Văn hóa là: hơn 4.2 triệu người bị giam giữ và điều tra; hơn
1.73 triệu người chết mờ ám; hơn 135.000 người bị dán nhãn 'phản cách mạng' và
bị tử hình; hơn 237.000 người bị giết và hơn 7.03 triệu người bị tàn phế trong
các cuộc tấn công vũ trang; và 71.200 gia đình bị tiêu diệt.” Thống kê tổng hợp
từ các ghi chép lịch sử của các huyện cho thấy rằng 7.73 triệu người chết vì những
nguyên nhân không chính đáng trong Cách mạng Văn hóa.
Bên cạnh
việc đánh đập người ta đến chết, sự khởi đầu Cách mạng Văn hóa cũng gây ra một
làn sóng tự tử. Nhiều nhà trí thức nổi tiếng, bao gồm Lão Xả, Phó Lôi, Tiễn Bá
Tán, Vũ Hán và Trữ An Bình tất cả đều tự kết liễu cuộc đời của mình trong thời
kỳ đầu của Cách mạng Văn hóa.
Cách mạng
Văn hóa là thời kỳ cực Tả điên cuồng nhất ở Trung Quốc. Giết người đã trở thành
một lối cạnh tranh để bày tỏ lập trường của cá nhân trong cuộc cách mạng, cho
nên việc tàn sát các “kẻ thù giai cấp” là cực kỳ tàn bạo và độc ác.
Chính
sách “cải cách và mở cửa” đã làm cho sự trao đổi thông tin được tiến triển khá
nhiều, với nhiều phóng viên ngoại quốc đã có thể chứng kiến vụ thảm sát trên quảng
trường Thiên An Môn năm 1989 và được chiếu trên các chương trình truyền hình
cho thấy xe tăng đuổi theo và cán chết các sinh viên.
Mười
năm sau, vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân bắt đầu chiến dịch đàn
áp Pháp Luân Công của hắn. Khoảng cuối năm 2002, tin tức nội bộ từ các nguồn
tin chính phủ ở Trung Quốc Đại lục đã xác nhận việc che dấu sự thật của hơn
7.000 người bị chết trong các trại giam, các trại lao động cưỡng bách, các nhà
tù và các bệnh viện thần kinh, với trung bình khoảng 7 người bị giết mỗi ngày.
Ngày
nay ĐCSTQ có khuynh hướng giết người rất ít hơn so với trong quá khứ khi mà
hàng triệu hay hàng chục triệu người đã bị giết hại. Điều này có hai nguyên
nhân quan trọng . Một mặt, Đảng đã làm biến dị đầu óc tư tưởng của nhân dân
Trung Quốc bằng văn hóa Đảng để họ giờ đây dễ phục tùng hơn. Mặt khác, do các
viên chức ĐCSTQ cực kỳ thối nát và tham nhũng, nền kinh tế Trung Quốc đã trở
thành một nền kinh tế "theo kiểu truyền máu” và hầu hết dựa vào vốn
đầu tư ngoại quốc để duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. ĐCSTQ nhớ
như in sự trừng phạt kinh tế sau 'Vụ thảm sát tại Thiên An Môn', biết rõ rằng
việc giết người công khai sẽ dẫn đến hậu quả là vốn đầu tư ngoại quốc sẽ bị rút
ra khỏi Trung Quốc, mà sẽ gây nguy hiểm cho sự thống trị độc tài của nó.
Tuy
nhiên, ĐCSTQ chưa hề từ bỏ việc giết người ở đằng sau. Có khác chăng là ĐCSTQ
ngày nay cực lực che giấu các hành vi dơ bẩn đẫm máu của nó.
II.
Các thủ đoạn giết người cực kỳ tàn nhẫn
Tất cả
mọi việc mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) làm chỉ nhắm một mục đích: chiếm
đoạt quyền lực và duy trì quyền lực. Mà giết người đã thành một thủ đoạn rất
quan trọng để ĐCSTQ duy trì quyền lực của nó. Phương pháp càng độc ác tàn nhẫn,
số người bị giết trong dân chúng càng nhiều, thì mới có thể tạo sự khủng bố
trong nhân dân càng lớn. Mà sự khủng bố như thế đã bắt đầu từ trước thời kỳ chiến
tranh kháng Nhật.
1. Thảm
sát ở miền Bắc Trung Quốc trong chiến tranh Trung-Nhật
Khi giới
thiệu cuốn sách Kẻ Nội Thù của Linh Mục Raymond J. De Jaegher [13], cựu tổng thống
Mỹ Hoover bình luận rằng cuốn sách đã vạch trần bản chất khủng bố của các cuộc
vận động cho chủ nghĩa Cộng Sản. Ông giới thiệu nó cho bất kỳ ai muốn hiểu rõ lực
lượng tà ác đó trên thế giới này.
Trong
quyển sách này, De Jaegher kể lại các câu chuyện về việc ĐCSTQ sử dụng bạo lực
để khủng bố và khuất phục nhân dân như thế nào. Ví dụ như, một hôm ĐCSTQ yêu cầu
tất cả mọi người đi ra một khu đất rộng trong làng. Các giáo viên dẫn các em nhỏ
đi từ trường ra khu đất rộng. Mục đích của việc tập trung là để chứng kiến việc
giết chết 13 thanh niên yêu nước. Sau khi đọc các tội danh giả tạo của các nạn
nhân, ĐCSTQ ra lệnh cho một giáo viên đang khiếp sợ đánh nhịp cho các em nhỏ
hát các bài hát yêu nước. Đứng trên sân khấu giữa các bài hát không phải là các
vũ công, mà là một tên đao phủ đang cầm lăm lăm chiếc mã tấu sắc bén trong tay.
Đao phủ là một tên lính cộng sản trẻ tuổi khỏe mạnh và hung tợn với đôi tay chắc
nịch khỏe mạnh. Tên lính đi đến đằng sau nạn nhân đầu tiên, nhanh chóng giơ cao
thanh mã tấu sắc bén và chém xuống, và cái đầu thứ nhất rơi xuống đất. Máu phun
ra như một cái vòi phun nước trong khi cái đầu lăn lông lốc trên mặt đất. Các
em nhỏ đang ca hát một cách kích động liền gào khóc hoảng loạn. Người giáo viên
vẫn giữ nhịp và cố giữ cho các em tiếp tục hát; cái chuông của cô vẫn tiếp tục
rung lên trong hoảng loạn.
Tên
đao phủ chém 13 lần và 13 cái đầu rơi xuống đất. Sau đó, nhiều tên lính cộng sản
đi đến, mổ tung lồng ngực của các nạn nhân và moi tim họ ra để làm một bữa tiệc.
Tất cả những cảnh dã man đó diễn ra trước mắt của các em nhỏ. Các em bị khủng bố
tái xanh cả mặt và một số bắt đầu nôn ọe. Cô giáo la hét học trò và bảo các em
xếp thành hàng trở về trường.
Sau
đó, Linh Mục De Jaegher thường thấy các em nhỏ bị bắt buộc phải xem cảnh chém
giết. Các trẻ em đã trở nên quen thuộc với các cảnh đổ máu và rồi không phản ứng
với việc giết người; một số thậm chí còn bắt đầu cảm thấy thích thú.
Khi
ĐCSTQ cảm thấy rằng việc giết người đơn giản là chưa đủ rùng rợn và kích động,
chúng bắt đầu phát minh ra các kiểu tra tấn tàn bạo. Ví dụ như, bắt người ta nuốt
một lượng muối lớn mà không cho họ uống một chút nước nào -- nạn nhân sẽ phải
chịu đựng cho đến khi bị chết vì khát; hoặc lột trần truồng người ta và bắt họ
phải lăn trên thủy tinh vỡ; hoặc là đào một lỗ trên mặt sông đóng băng trong
mùa đông, rồi ném nạn nhân vào trong lỗ-- nạn nhân sẽ bị chết cóng hoặc bị chết
đuối.
Linh Mục
De Jaegher viết rằng, một đảng viên Cộng Sản ở tỉnh Sơn Tây phát minh ra một kiểu
tra tấn khủng khiếp. Một hôm, khi hắn đang đi lang thang trong thành phố, hắn dừng
lại trước cửa một nhà hàng và nhìn chằm chặp vào một thùng nước sôi lớn. Sau
đó, hắn mua nhiều thùng lớn, và ngay lập tức bắt một số người chống lại Đảng cộng
sản. Trong phiên tòa vội vã, các thùng được đổ đầy nước và đun sôi. Ba nạn nhân
bị lột trần truồng và bị quăng vào thùng nước sôi, rồi bị đun sôi cho đến chết
sau phiên tòa. Ở Bình Sơn, ông De Jaegher đã chứng kiến một người cha bị lột da
khi vẫn còn sống. Các đảng viên bắt người con trai của nạn nhân xem và
tham gia vào cảnh tra tấn vô nhân đạo đó, chứng kiến cha mình chết trong đau đớn
tột cùng và phải nghe những tiếng gào thét của cha mình. Các đảng viên ĐCSTQ đổ
giấm và át-xít lên thân thể người cha và sau đó toàn bộ da trên thân thể nạn
nhân bị nhanh chóng lột ra. Chúng bắt đầu từ lưng rồi lên hai vai và chẳng mấy
chốc da trên toàn thân thể của ông bị lột ra, chỉ còn lại da đầu là còn nguyên
vẹn. Người cha đã chết trong vài phút.
2.
Khủng bố Đỏ trong “Tháng Tám Đỏ” và ăn thịt người ở Quảng Tây
Sau
khi chiếm được quyền thống trị tuyệt đối trên toàn bộ đất nước, Đảng Cộng Sản
Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn không chấm dứt bạo lực. Trong thời Cách mạng Văn hóa,
hành động bạo ngược như vậy còn trở nên tồi tệ hơn.
Ngày
18/8/1966, Mao Trạch Đông gặp các đại diện “Hồng vệ binh” trên vọng lâu của cổng
thành Thiên An Môn. Tống Bân Bân, con gái của lãnh tụ Cộng Sản Tống Nhiệm Cùng,
cài cho Mao một huy hiệu “Hồng vệ binh” trên tay áo. Khi Mao biết tên của Tống
Bân Bân, cái tên có nghĩa là nho nhã lễ phép, Mao nói rằng “Chúng ta cần nhiều
bạo lực hơn nữa.” Do đó cô Tống đổi tên của cô ta thành Tống Yếu Vũ (có nghĩa
là “muốn bạo lực”.)
Các cuộc
tấn công võ trang một cách bạo lực không lâu sau đó đã nhanh chóng lan ra toàn
bộ đất nước. Thế hệ trẻ bị sự giáo dục theo tư tưởng vô Thần của chủ nghĩa Cộng
Sản không còn nể sợ hay quan tâm đến điều gì. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng
Cộng Sản và hướng dẫn bởi các chỉ thị của Mao, “Hồng vệ binh” ngông cuồng và
điên loạn tự đặt mình lên trên cả luật pháp, bắt đầu đánh đập nhân dân và lục
soát nhà cửa trên toàn quốc. Ở nhiều khu vực, tất cả “năm giai cấp đen” (địa chủ,
phú nông, phần tử phản Cách mạng, các phần tử xấu, và những người thuộc cánh Hữu)
và các thành viên gia đình của họ đều bị tiêu diệt theo chính sách diệt tuyệt.
Một ví dụ điển hình là Huyện Đại Hưng gần Bắc Kinh, nơi mà từ 27/8 đến 1/9 năm
1966, tổng số có 325 người bị giết trong 48 nhóm của 13 Công Xã. Người già nhất
bị giết là 80 tuổi, và người trẻ nhất bị giết chỉ mới được 38 ngày. Hai mươi
hai gia đình bị giết không còn ai sống sót.
“Đánh
đập một người đến chết là một cảnh thường thấy. Trên đường phố Sa Than, một
nhóm đàn ông thuộc lực lượng “Hồng vệ binh” tra tấn một bà già bằng xích sắt và
thắt lưng da cho đến khi bà không thể cử động được nữa, nhưng một cô “Hồng vệ
binh” vẫn nhảy lên người bà và dẫm đạp lên bụng bà ta. Bà già chết ngay tại chỗ…
Gần Sùng Vân Môn, khi “Hồng vệ binh” lục soát nhà của vợ một địa chủ (một góa
phụ sống một mình), chúng bắt buộc mỗi nhà hàng xóm phải mang một nồi nước sôi
đến nơi và chúng đổ nước sôi lên người bà từ cổ trở xuống cho đến khi thân thể
bà ta bị nấu chín. Nhiều ngày sau, người ta tìm thấy bà ta bị chết ở trong
phòng, thân người bà ta bị giòi bâu kín… Lúc đó có nhiều phương pháp giết người
khác nhau, bao gồm dùng gậy đánh đến chết, dùng liềm cắt và dùng dây thừng thắt
cổ đến chết… Cách giết trẻ sơ sinh là tàn nhẫn nhất: kẻ giết người giẫm lên một
chân của đứa bé và giật chân kia, xé thân thể ra làm đôi”. ("Điều tra về
Thảm sát Đại Hưng" của Ngộ La Văn) [14]
Ăn thịt
người ở Quảng Tây thậm chí còn vô nhân đạo hơn cả Vụ thảm sát ở Đại Hưng. Nhà
văn Trịnh Nghĩa, tác giả của cuốn sách Kỷ niệm Đỏ mô tả việc ăn thịt người diễn
ra trong ba giai đoạn [15].
Thứ nhất--
giai đoạn mở đầu: giai đoạn bắt đầu khi khủng bố vẫn còn diễn ra bí mật
trong bóng tối. Biên niên sử của huyện ghi lại một cảnh điển hình: vào lúc nửa
đêm, những tên giết người rón rén đi tìm nạn nhân của chúng và mổ bụng moi tim
và gan. Bởi vì chúng chưa có kinh nghiệm và vẫn còn sợ, chúng cắt nhầm phải phổi,
sau đó chúng phải quay lại. Một khi chúng nấu chín tim và gan rồi, một số mang
rượu từ nhà đến, một số đem gia vị, rồi sau đó tất cả bọn giết người cùng ăn
các cơ quan nội tạng của người ta một cách lặng lẽ trong ánh lửa từ trong
lò hắt ra.
Thứ
hai-- giai đoạn cao trào: giai đoạn hai là đỉnh điểm, khi khủng bố trở nên công
khai. Trong giai đoạn này, những tên giết người lâu năm đã có kinh nghiệm làm
sao moi tim gan khi nạn nhân vẫn còn sống, và chúng dạy lại cho những người
khác, làm kỹ thuật của chúng được khéo léo hơn. Ví dụ, khi mổ bụng một người sống,
bọn giết người chỉ cần cắt chéo trên bụng nạn nhân, dẫm lên người (nếu nạn nhân
bị trói vào cây, bọn giết người sẽ lên gối vào bụng dưới nạn nhân) và tim và
các cơ quan nội tạng khác sẽ tự động rơi ra. Tên trùm giết người sẽ được lấy
tim, gan và các cơ quan sinh dục và những tên khác sẽ lấy các phần còn lại. Những
cảnh tượng khủng khiếp này được trang hoàng bởi cờ bay và khẩu hiệu.
Thứ
ba-- giai đoạn quần chúng với tánh điên cuồng: ăn thịt người đã trở thành một
cuộc vận động quần chúng. Ở huyện Vũ Tuyên, như những con chó hoang ăn thịt những
xác chết trong một bệnh dịch, người ta ăn thịt người khác một cách điên cuồng.
Đầu tiên, các nạn nhân thường bị “phê bình công khai”, theo sau đó luôn luôn là
bị giết, rồi bị ăn thịt. Ngay khi nạn nhân ngã xuống đất, bất kể là còn sống
hay đã chết, mọi người lấy ra những con dao họ đã chuẩn bị trước và vây quanh nạn
nhân, cắt bất cứ bộ phận thân thể nào mà họ có thể túm lấy được. Ở giai đoạn
này, những công dân bình thường đều tham gia vào việc ăn thịt người. Cơn bão lốc
của “đấu tranh giai cấp” đã thổi khỏi đầu óc của người ta tất cả những ý thức về
tội lỗi và nhân tính. Ăn thịt người lan ra như một bệnh dịch và người ta còn
thích thú các buổi tiệc ăn thịt người. Bộ phận nào trong thân người cũng có thể
ăn được, bao gồm cả tim, thịt, gan, thận, khuỷu tay, bàn chân, và gân. Cơ thể
người được nấu chín bằng các cách khác nhau, bao gồm luộc, hấp, xào, nướng,
chiên rán, và nướng trên lửa… Người ta uống rượu và chơi các trò chơi trong khi
ăn thịt người. Trong đỉnh cao của phong trào này, thậm chí nhà ăn của cơ quan
chính quyền cấp cao nhất, Ủy ban Cách mạng Huyện Vũ Tuyên cũng bán các món ăn
làm từ thịt người.
Độc giả
không nên nhầm lẫn mà nghĩ rằng những buổi tiệc hội họp ăn thịt người đó chỉ
đơn thuần là hành vi tự phát sinh giữa dân chúng. Đảng Cộng Sản Trung Quốc
(ĐCSTQ) là một tổ chức cực kỳ độc tài, khống chế từng mỗi tế bào của xã hội. Nếu
không có sự khuyến khích và thao túng của ĐCSTQ thì phong trào ăn thịt người đã
hoàn toàn không thể xảy ra.
Một
bài hát biên soạn bởi ĐCSTQ để tự ca ngợi bọn chúng có đoạn, “xã hội cũ [16] đã
biến người thành quỷ, xã hội mới biến quỷ thành người.” Tuy nhiên, những vụ giết
người và các buổi tiệc ăn thịt người này cho chúng ta thấy rằng ĐCSTQ có thể
khiến cho con người biến thành quỷ hoặc quái vật, bởi vì bản thân ĐCSTQ là tàn
bạo hơn bất cứ con quỷ nào hay con quái vật nào.
3.
Cuộc đàn áp Pháp Luân Công
Khi
nhân dân Trung Quốc bước vào thời đại của máy điện toán và du hành không gian,
và có thể nói chuyện riêng với nhau về nhân quyền, tự do và dân chủ, rất nhiều
người còn mê ngủ nghĩ rằng những hành động bạo ngược với mức độ cực kỳ ác tâm
và rùng rợn khủng khiếp đều đã trở thành quá khứ. Đảng Cộng Sản Trung Quốc
(ĐCSTQ) đã khoác lên mình một bộ quần áo văn minh và sẵn sàng kết giao với thế
giới.
Nhưng
điều đó là quá xa với sự thật. Khi ĐCSTQ phát hiện ra rằng có một tập thể không
sợ những hành động tra tấn và giết người tàn bạo như vậy của bọn chúng, thì bọn
chúng càng trở nên điên cuồng hơn nữa, mà tập thể đang bị đàn áp này chính là
những học viên Pháp Luân Công.
Nếu
nói rằng những hành động bạo lực của “Hồng vệ binh” và phong trào ăn thịt người
ở tỉnh Quảng Tây là nhắm tiêu diệt thân thể của đối phương, thì việc giết người
chỉ kéo dài trong vài phút hoặc vài giờ. Tuy nhiên, việc đàn áp các học viên
Pháp Luân Công là để bắt buộc họ từ bỏ tín ngưỡng của mình vào “Chân, Thiện, Nhẫn”.
Hơn nữa, sự tra tấn tàn nhẫn thường kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng hay thậm
chí nhiều năm. Ước tính khoảng hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công đã chết vì bị
tra tấn.
Những
học viên Pháp Luân Công mà phải chịu đựng đủ loại tra tấn và đã thoát khỏi lưỡi
hái của tử thần đã ghi lại hơn 100 thủ đoạn tra tấn tàn bạo; sau đây chỉ là vài
ví dụ.
Đánh đập
tàn nhẫn là thủ đoạn tra tấn được thường dùng nhất để làm hại các học viên Pháp
Luân Công. Cảnh sát và các đầu sỏ trong tù trực tiếp đánh đập các học viên và
cũng xúi giục những tù nhân khác đánh đập các học viên. Nhiều học viên đã trở
nên điếc do bị đánh đập, tai của họ bị gẫy rời ra, con ngươi mắt của họ bị vỡ,
răng cũng bị gãy, và xương sọ, xương sống, xương sườn, xương cổ, xương hông,
tay và chân của họ bị gẫy rời; chân và tay họ đã bị cắt bỏ do bị đánh đập. Một
số những tên tra tấn đã tàn nhẫn bóp nát tinh hoàn của các học viên nam
và đá vào chỗ sinh dục của các học viên nữ. Nếu các học viên không chịu khuất
phục, những kẻ tra tấn sẽ tiếp tục đánh đập cho đến khi các học viên bị rách da
hở thịt.
Giật
điện là một thủ đoạn khác mà thường được dùng ở các trại lao động cưỡng bách tại
Trung Quốc để tra tấn các học viên Pháp Luân Công. Cảnh sát dùng dùi cui điện để
cho điện giật các chỗ nhậy cảm trên thân thể, bao gồm miệng, đỉnh đầu, ngực, cơ
quan sinh dục, mông, đùi, gan bàn chân, nhũ hoa của các học viên nữ, và dương vật
của các học viên nam. Một số cảnh sát còn dùng nhiều dùi cui điện cùng một lúc
để cho điện giật các học viên cho đến khi có thể ngửi thấy mùi thịt cháy và các
chỗ bị thương bị thâm tím. Có khi đầu và hậu môn cũng bị giật điện cùng một
lúc. Cảnh sát thường dùng 10 hoặc hơn dùi cui điện cùng một lúc để đánh đập các
học viên trong thời gian dài. Thông thường mỗi dùi cui điện có điện áp khoảng
hàng chục ngàn volt. Khi nó phát điện, nó phát ra ánh sáng xanh và tiếng kêu
như tĩnh điện. Khi dòng điện đi qua cơ thể người, cảm giác như là bị bỏng hoặc
bị rắn cắn. Mỗi lần giật rất là đau đớn. Da nạn nhân trở nên đỏ, nứt ra và bị
cháy và vết thương bị rữa ra. Thậm chí còn có những dùi cui điện mạnh hơn có điện
áp cao hơn làm cho nạn nhân cảm thấy như đầu bị búa bổ vào. Cơ thể của các học
viên đã bị hoàn toàn dị dạng do bị tra tấn và dính be bét máu, vậy mà bọn cai
ngục vẫn còn đổ nước muối lên người họ và tiếp tục dùng dùi cui điện để tra tấn
họ. Mùi máu và thịt cháy trộn lẫn vào nhau và tiếng gào thét đau đớn nghe rất
thương tâm. Trong khi đó, những kẻ tra tấn cũng dùng túi ny-lông trùm đầu các học
viên để làm cho họ khuất phục vì sợ bị ngạt thở.
Cảnh
sát cũng dùng thuốc lá đang cháy để đốt tay, mặt, gan bàn chân, ngực, lưng, núm
vú của các học viên v.v… Chúng dùng bật lửa để đốt tay và cơ quan sinh dục của
các học viên. Các thanh sắt chế tạo đặc biệt được nung nóng trong lò điện cho đến
khi chúng trở nên nóng đỏ. Sau đó chúng được dùng để đốt cháy chân của các học
viên. Cảnh sát cũng dùng than nóng đỏ để đốt cháy mặt của các học viên. Cảnh
sát đã đốt cháy đến chết một học viên sau khi học viên này đã phải chịu đựng
các thủ đoạn tra tấn tàn khốc và vẫn còn thoi thóp thở và tim vẫn còn đập yếu ớt.
Cảnh sát sau đó nói rằng cái chết của anh ta là do “tự thiêu”.
Cảnh
sát đánh các học viên nữ vào ngực và khu vực cơ quan sinh dục. Chúng đã hãm hiếp
và hãm hiếp tập thể các học viên nữ. Hơn nữa, cảnh sát còn lột trần truồng các
học viên nữ và quẳng họ vào các xà-lim đầy các nam tù nhân để chúng sau đó hãm
hiếp họ. Chúng dùng dùi cui điện để cho điện giật nhũ hoa và cơ quan sinh dục của
họ. Chúng dùng bật lửa để đốt cháy núm vú của họ, và chọc dùi cui điện vào âm đạo
của các nữ học viên để cho điện giật họ. Chúng còn buộc 4 cái bàn chải đánh
răng lại và sau đó chọc vào âm đạo của các học viên nữ, rồi chà xát và ngoáy
các bàn chải. Chúng dùng các móc sắt để móc các chỗ kín của các học viên nữ.
Tay của các học viên nữ bị còng ở đằng sau lưng, và núm vú của họ bị móc vào
dây điện và cho dòng điện chạy qua.
Chúng
bắt các học viên Pháp Luân Công mặc “áo vét thẳng [17]”, và sau đó trói chéo
hai tay họ ra đằng sau lưng. Chúng kéo cánh tay của họ lên qua vai đến trước ngực,
trói hai chân họ lại và treo họ ra ngoài cửa sổ. Cùng lúc đó, chúng nhét rẻ vào
miệng các học viên, đặt đồ nghe vào tai họ và liên tục bật các đoạn băng phỉ
báng Pháp Luân Công. Theo mô tả của các nhân chứng, những người bị tra tấn theo
cách này bị gãy tay, dây chằng, vai, cổ và khuỷu tay một cách nhanh chóng. Những
người bị tra tấn lâu dài theo cách này đã bị gẫy xương sống hoàn toàn và chết
trong đau đớn tột cùng.
Chúng
cũng quẳng các học viên vào các hầm chứa đầy nước thải. Chúng dùng búa đóng que
tre vào dưới móng tay của các học viên và bắt họ ở trong các phòng ẩm thấp đầy
mốc meo xanh, đỏ, trắng, vàng, đủ loại ở trên trần, sàn và tường mà làm cho các
vết thương của họ bị thối rữa. Chúng cũng cho chó, rắn và bò cạp cắn các học
viên và chích vào người các học viên với các thuốc hủy hoại thần kinh. Trên đây
chỉ là một vài trong số rất nhiều thủ đoạn tra tấn mà các học viên phải chịu
trong các trại lao động.
III. Đấu
tranh tàn khốc trong nội bộ Đảng
Vì Đảng
Cộng Sản hợp nhất các đảng viên của nó dựa trên cơ sở của 'Đảng tính' thay vì dựa
trên đạo đức và công lý, nên câu hỏi quan trọng là sự trung thành của các đảng
viên, đặc biệt là các viên chức cao cấp, đối với người lãnh đạo cao nhất. Đảng
cần tạo ra một bầu không khí khủng bố bằng cách giết chết các đảng viên của
chính nó. Những người sống sót sau đó thấy rằng khi kẻ độc tài cấp cao nhất muốn
ai phải chết, thì người đó sẽ chết một cách bi thảm.
Việc
tranh đấu trong nội bộ các Đảng cộng sản là điều nổi tiếng. Tất cả các ủy viên
của Bộ chính trị Đảng Cộng sản Nga trong hai nhiệm kỳ đầu, ngoại trừ Lê-nin đã
chết và bản thân Stalin, đều đã bị tử hình hoặc tự sát. Ba trong số năm nguyên
soái đã bị tử hình, ba trong số năm Tổng tư lệnh đã bị tử hình, tất cả 10 Phó Tổng
tư lệnh quân đội đã bị tử hình, 57 trong số 85 tư lệnh quân đoàn đã bị tử hình,
và 110 trong số 195 tư lệnh sư đoàn đã bị tử hình.
Đảng Cộng
Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) luôn luôn chủ trương “đấu tranh tàn bạo và tấn công
không nương tay”. Những chiến thuật như thế không chỉ nhắm vào những người ở
ngoài Đảng mà thôi. Ngay từ thời kỳ Cách mạng ở tỉnh Giang Tây, ĐCSTQ đã giết rất
nhiều người trong Đoàn chống Bôn-sê-vích (Anti-Bolshvik Corps) đến mức chỉ còn
lại một số rất ít người sống sót để chiến đấu trong cuộc chiến tranh. Ở thành
phố Diên An, Đảng đã thực hành một chiến dịch “Chỉnh đốn”. Sau này khi đã trở
nên vững chắc về mặt chính trị, nó đã diệt trừ Cao Cương, Nhiêu Thấu Thạch, Hồ
Phong, và Bành Đức Hoài. Vào thời kỳ Cách mạng Văn hóa, hầu hết tất cả các đảng
viên cao cấp trong Đảng đã bị tiêu diệt. Không một cựu Tổng bí thư nào của
ĐCSTQ gặp kết thúc tốt đẹp.
Lưu
Thiếu Kỳ[18], một cựu chủ tịch nhà nước của Trung Quốc, người đã từng là nhân vật
số 2 của quốc gia đã chết bi thảm. Vào ngày sinh nhật lần thứ 70 của ông ta,
Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đặc biệt căn dặn Uông Đông Hưng (vệ sỹ trưởng của
Mao) đem cho Lưu Thiếu Kỳ một món quà sinh nhật, một cái radio, để cho ông ta
nghe bản báo cáo chính thức của 'Phiên họp Toàn thể lần thứ 8' của Ủy ban Trung
ương khóa 12 nói rằng, “vĩnh viễn khai trừ tên phản bội, gián điệp và nổi loạn
Lưu Thiếu Kỳ ra khỏi Đảng, rồi tiếp tục vạch trần và chỉ trích Lưu Thiếu Kỳ và
các tội phản bội, mưu phản của những tay sai của hắn.”
Lưu
Thiếu Kỳ bị suy sụp về mặt tinh thần và bệnh tình của ông ta càng tệ hại một
cách nhanh chóng. Bởi vì ông ta đã phải nằm liệt giường trong một thời gian dài
và không thể cử động, cho nên các dấu nằm trên cổ, lưng, mông, và gót chân của
ông ta bị rữa ra đau đớn. Khi ông ta cảm thấy đau quá, ông ta phải nắm lấy chăn
đệm, đồ vật hoặc tay người khác, mà không chịu buông ra, nên mọi người phải để
các chai nhựa cứng vào tay ông ta. Khi ông ta chết, hai chai nhựa cứng đã có
hình thù của chai 'đồng hồ cát' do ông ta nắm tay lại mà thành.
Khoảng
tháng 10/1969, thân thể của Lưu Thiếu Kỳ đã bắt đầu thối rữa mọi chỗ và mủ nhiễm
trùng có mùi rất mạnh. Ông ta gầy như một cái que và ở bên bờ cái chết. Nhưng một
thanh tra đặc biệt của Ủy ban Trung ương Đảng không cho phép ông ta được tắm
hay lật người để thay quần áo. Thay vào đó, chúng lột bỏ tất cả quần áo của ông
ta, quấn ông ta trong một cái chăn, và đưa ông ta bằng máy bay từ Bắc Kinh đi
thành phố Khai Phong, và khóa trái ông ta trong một tầng hầm của một lô-cốt
kiên cố. Khi ông ta bị sốt cao, chúng không những không cho ông ta thuốc mà còn
chuyển các nhân viên y tế đi chỗ khác. Khi Lưu Thiếu Kỳ chết, thân thể ông ta
đã hoàn toàn bị huỷ hoại và mái tóc bạc của ông ta xõa ra dài 60 phân. Hai ngày
sau, vào lúc nửa đêm, ông ta bị hỏa thiêu như một người bị bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm. Bộ giường nệm, gối và các thứ còn lại khác của ông ta đều bị đốt hết.
Trên tấm phiếu khai tử của ông ta đọc là, 'Tên: Lưu Vệ Hoàng; Nghề nhiệp: thất
nghiệp; Nguyên nhân bị chết: bị bệnh chết'. Đảng đã bức hại một vị chủ tịch nhà
nước đến chết như vậy mà còn không đưa ra một lý do rõ ràng.
IV. Xuất
cảng Cách Mạng---Giết người ở các nước khác
Ngoài
việc hứng thú giết người bằng nhiều cách ở Trung Quốc và trong nội bộ Đảng, Đảng
Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng tham dự vào việc giết người ở các nước khác,
bao gồm cả các Hoa kiều hải ngoại, bằng cách xuất cảng “cách mạng”. Khờ-me Đỏ
là một ví dụ điển hình.
Khờ-me
Đỏ do Pôn-Pốt cầm đầu chỉ tồn tại trong 4 năm ở Cam-pu-chia. Tuy vậy, từ 1975 đến
1978, có hơn hai triệu người, bao gồm cả hơn 200.000 người Hoa, đã bị giết chết
ở đất nước nhỏ bé này với dân số chỉ có 8 triệu dân.
Các tội
ác của Khờ-me Đỏ là không đếm xuể, nhưng chúng tôi sẽ không bàn luận về vấn đề
đó ở đây. Tuy nhiên chúng tôi phải nói về quan hệ của nó với ĐCSTQ.
Pôn-Pốt
đã tôn thờ Mao Trạch Đông. Đầu năm 1965, hắn viếng thăm Trung Quốc 4 lần để
đích thân nghe lời chỉ dẫn của Mao Trạch Đông. Ngay từ tháng 11/1965, Pôn-Pốt
đã ở lại Trung Quốc 3 tháng. Trần Bá Đạt và Trương Xuân Kiều[19] đã đàm luận với
hắn về các lý thuyết như “quyền lực chính trị lớn lên từ nòng súng”, “đấu tranh
giai cấp”, “chuyên chính vô sản” v.v… Sau đó, những điều này đã trở thành cơ sở
cho cách thức hắn thống trị Cam-pu-chia. Sau khi quay trở về Cam-pu-chia, Pôn-Pốt
đổi tên Đảng của hắn thành Đảng Cộng sản Cam-pu-chia, và dựng lên các căn cứ
cách mạng theo khuôn thức vây tròn thành phố từ các vùng nông thôn của ĐCSTQ.
Năm
1968, Đảng Cộng sản Cam-pu-chia chính thức thành lập quân đội. Đến cuối năm
1969, nó có khoảng hơn 3.000 người một chút. Nhưng năm 1975, trước khi tấn công
và chiếm đóng thành phố Nam Vang, nó đã trở thành một lực lượng được trang bị tốt
và sẵn sàng chiến đấu với 80.000 lính. Đây hoàn toàn là nhờ vào sự ủng hộ và tiếp
tay của ĐCSTQ. Cuốn sách Tài liệu về việc hỗ trợ Việt nam và chiến đấu với Mỹ của
Vương Hiền Căn [20] nói rằng: trong năm 1970 Trung Quốc cho Pôn-Pốt các vũ khí
trang bị cho 30 ngàn lính. Tháng 4/1975, Pôn-Pốt chiếm được thủ đô của
Cam-pu-chia, và 2 tháng sau, hắn đến Bắc Kinh để thăm ĐCSTQ và nghe chỉ thị. Rõ
ràng rằng, nếu tội ác diệt chủng của Khờ-me Đỏ mà không dựa vào các lý thuyết
và hỗ trợ vật chất của ĐCSTQ, thì nó đã không thể thực hiện được.
Ví dụ,
sau khi hai người con trai của Thái tử Sihanouk bị Đảng Cộng sản Cam-pu-chia giết
chết, Đảng Cộng sản Cam-pu-chia đã ngoan ngoãn đưa Sihanouk đến Bắc Kinh theo lệnh
của Chu Ân Lai. Ai cũng biết rằng, khi Đảng Cộng sản Cam-pu-chia giết hại nhân
dân, chúng sẽ “thậm chí giết cả bào thai” để ngăn chặn những rắc rối có thể xảy
ra trong tương lai. Nhưng theo yêu cầu của Chu Ân Lai, Pôn-Pốt đã tuân lệnh mà
không hề phản đối.
Chu Ân
Lai có thể cứu Sihanouk chỉ bằng một lời nói, nhưng ĐCSTQ đã không phản đối việc
hơn 200 ngàn Hoa kiều bị Đảng Cộng sản Cam-pu-chia giết hại. Vào lúc đó, những
người Cam-pu-chia gốc Hoa đã đến Sứ quán Trung Quốc để cầu cứu nhưng Sứ quán đã
phớt lờ những tiếng cầu cứu của họ.
Tháng
5/1998, khi việc giết hại và cướp bóc, hãm hiếp người Hoa thiểu số diễn ra trên
diện rộng ở Nam Dương, ĐCSTQ đã không nói một lời nào. Nó đã không giúp đỡ bất
cứ điều gì, mà thậm chí còn bưng bít tin tức ở bên trong Trung Quốc. Dường như
chính quyền Trung Quốc không quan tâm về số phận của những người Hoa hải ngoại;
thậm chí nó còn không giúp đỡ một chút gì về phương diện nhân đạo.
V.
Hủy diệt gia đình
Chúng
ta không có cách nào để đếm xem bao nhiêu người đã bị giết chết trong các cuộc
vận động chính trị của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Giữa dân chúng, không
có cách nào để làm một cuộc điều tra thống kê bởi vì những trở ngại và rào cản
thông tin giữa các khu vực, các dân tộc và các thổ ngữ địa phương khác nhau.
Chính quyền của ĐCSTQ sẽ không bao giờ thực hiện cuộc điều tra loại này bởi vì
nó sẽ giống như là đào mồ chôn chính nó. ĐCSTQ thích bỏ quên những chi tiết này
khi viết lại lịch sử của bản thân nó.
Ngay
cả số lượng các gia đình bị ĐCSTQ hủy hoại còn khó biết hơn. Trong vài trường hợp,
một người chết và gia đình của người đó bị tan vỡ. Trong những trường hợp khác,
cả gia đình bị chết hết. Ngay cả khi không có ai bị chết, thì nhiều người cũng
bị buộc phải ly dị. Cha con, mẹ con bắt buộc phải từ bỏ các mối quan hệ giữa họ.
Một số người đã bị tàn phế, một số phát điên, và một số đã chết sớm vì bệnh nặng
sinh ra bởi tra tấn. Hồ sơ của tất cả các thảm kịch gia đình này là rất không đầy
đủ.
Báo
Yomiuri News của Nhật bản đã từng tường thuật rằng hơn một nửa dân số Trung Quốc
đã bị ĐCSTQ đàn áp. Nếu đó là sự thật, thì số lượng các gia đình bị ĐCSTQ hủy
diệt ước tính khoảng hơn 100 triệu.
Trương
Chí Tân đã trở thành một cái tên quen thuộc với mọi người vì mức độ tin tức tường
thuật về câu chuyện của bà. Nhiều người biết rằng bà bị tra tấn về mặt thể xác,
bị hãm hiếp tập thể, và tra tấn về mặt tinh thần. Cuối cùng, bà ta bị phát điên
và bị bắn chết sau khi cổ của bà ta bị rạch ra. Nhưng nhiều người có thể không
biết rằng có một câu chuyện thảm khốc nữa đằng sau bi kịch này--ngay cả người
nhà của bà ta đã phải tham dự một “buổi học tập cho các gia đình của những người
tử tù”.
Lâm
Lâm, con gái của Trương Chí Tân nhớ lại rằng vào đầu xuân 1975:
“Một
người ở Tòa án Thẩm Dương nói lớn rằng, “Mẹ của ngươi là một tên phản cách mạng
thực sự ngoan cố. Bà ta từ chối không chấp nhận cải tạo, và rất ngang bướng
không dễ bị lung lạc. Bà ta chống lại Mao Chủ tịch, lãnh tụ vĩ đại của chúng
ta, chống lại Tư tưởng 'chiến đấu không thể bại' của Mao Trạch Đông, và chống lại
đường lối cách mạng vô sản của Mao Chủ tịch. Với tội ác chồng chất, chính quyền
của chúng ta đang cân nhắc việc tăng hình phạt. Nếu bà ta bị tử hình,
thái độ của ngươi là gì?” Tôi bị ngạc nhiên và không biết trả lời như thế
nào. Trái tim tôi tan vỡ. Nhưng tôi đã giả vờ bình tĩnh, cố giữ cho khỏi bị rơi
nước mắt. Cha tôi đã nói với tôi rằng chúng tôi không thể khóc trước mặt người
khác, nếu không chúng tôi sẽ không có cách nào để từ bỏ mối quan hệ của chúng
tôi với mẹ tôi. Bố đã trả lời thay cho tôi, “Nếu đây là sự thật, chính quyền cứ
tự do làm những gì mà thấy cần thiết”.
Người
đó lại hỏi, “Ngươi sẽ nhận xác bà ta nếu như bà ta bị tử hình chứ? Ngươi sẽ nhận
tư trang của bà ta trong tù chứ?” Tôi cúi đầu và không nói gì cả. Bố lại trả lời
thay cho tôi, “Chúng tôi không cần gì cả”… Bố nắm lấy tay tôi và em tôi rồi
chúng tôi bước ra khỏi nhà nghỉ của huyện. Cùng bị choáng váng, chúng tôi đi bộ
trở về nhà trong cơn bão tuyết đang gào thét. Chúng tôi không nấu cơm; bố bẻ
đôi chiếc bánh ngô tồi tàn duy nhất còn lại trong nhà và đưa cho em tôi và tôi.
Ông nói, “Ăn đi rồi đi ngủ sớm.” Tôi nằm im trên chiếc giường đất. Bố ngồi trên
chiếc ghế đẩu và nhìn chằm chặp vào ánh lửa một cách thẫn thờ. Sau một lúc, ông
nhìn vào giường và tưởng rằng chúng tôi đã ngủ. Ông đứng lên, nhẹ nhàng mở chiếc
va-li chúng tôi mang từ nhà cũ ở Thẩm Dương, và lấy ra một bức ảnh của mẹ. Ông
nhìn nó và không thể cầm được nước mắt.
Tôi ngồi
dậy, dựa đầu vào cánh tay bố và bắt đầu khóc to lên. Bố vỗ về tôi và nói, “Đừng
làm thế, chúng ta không thể để hàng xóm nghe thấy được.” Em tôi tỉnh dậy sau
khi nghe thấy tôi khóc. Bố ôm chặt em tôi và tôi trong vòng tay. Đêm nay, chúng
tôi không biết chúng tôi sẽ rơi bao nhiêu nước mắt, nhưng chúng tôi không thể
khóc một cách tự do.” [21]
Một giảng
viên đại học có một gia đình hạnh phúc, nhưng gia đình ông đã phải đối mặt với
một tai họa trong quá trình khôi phục cho những người khuynh Hữu. Vào thời gian
của phong trào chống cánh Hữu, vợ ông yêu một người bị cho là thuộc cánh Hữu.
Người yêu của bà sau đó bị đưa đến một vùng xa xôi và đã phải chịu đựng rất thống
khổ. Bởi vì bà, là một cô gái trẻ, không thể đi cùng, nên đành phải bỏ người
yêu và lấy người giảng viên. Khi người yêu cũ của bà cuối cùng đã quay trở lại
quê hương họ, bà, giờ đã là mẹ của mấy đứa con, đã không có cách nào khác chuộc
lại sự phản bội của mình trước kia. Bà kiên quyết ly dị chồng để chuộc lại
lương tâm cắn rứt của mình. Vào lúc này, người giảng viên đã hơn 50 tuổi; ông
không thể chấp nhận sự thay đổi bất ngờ và bị điên lên. Ông cởi hết quần áo và
chạy khắp nơi để tìm một chỗ bắt đầu một cuộc sống mới. Cuối cùng, vợ ông đã bỏ
ông và các con của họ. Sự ngăn cách đau khổ do Đảng ra lệnh là một vấn đề không
thể giải quyết và là một căn bệnh không thể chữa được của xã hội, mà chỉ có thể
thay sự chia tay này bằng sự chia tay khác.
Gia
đình là kết cấu cơ bản khởi đầu của xã hội Trung Quốc. Nó cũng là hàng rào
phòng thủ cuối cùng của văn hóa truyền thống chống lại văn hóa Đảng. Bởi đó mà
tại sao phá hoại gia đình lại là vết xấu tàn bạo nhất trong lịch sử giết người
của ĐCSTQ.
Bởi vì
ĐCSTQ độc quyền kiểm soát tất cả nguồn tài nguyên xã hội, khi một người bị coi
là đứng ở phe chống đối sự độc tài của Đảng, người đó sẽ phải đối mặt ngay lập
tức với nguy cơ trong cuộc đời, và bị tất cả mọi người trong xã hội buộc tội,
và bị tước đi phẩm giá con người. Bởi vì họ bị đối xử không công bằng, nên gia
đình là nơi ẩn náu an toàn duy nhất để an ủi những con người vô tội này. Nhưng
chính sách liên lụy của ĐCSTQ không cho phép những người trong gia đình an ủi lẫn
nhau; nếu không họ cũng sẽ phải chịu rủi ro bị dán cái nhãn là chống đối sự độc
tài của Đảng. Ví dụ như Trương Chí Tân bị bắt buộc phải ly dị. Đối với nhiều
người, sự phản bội của thân nhân —tố cáo, đấu tố, công khai phê bình, hay lên
án— là cọng rơm cuối cùng đè xuống làm cho tinh thần mong manh của họ xụp đổ.
Nhiều người vì thế đã phải tự tử.
VI.
Các kiểu mẫu giết người và hậu quả của nó
1.
Lý luận chỉ đạo cho sự giết người của Đảng Cộng Sản
Đảng Cộng
Sản luôn luôn tự khen mình là tài tình và sáng tạo trong việc phát triển chủ
nghĩa Marxism-Leninism, nhưng trên thực tế chúng đã phát triển với tính cách
sáng tạo một thứ tà linh chưa từng thấy trong lịch sử và trên khắp thế giới. Nó
sử dụng tư tưởng đại đồng của chủ nghĩa Cộng Sản để lừa gạt dân chúng và những
người trí thức. Nó lợi dụng niềm tin của mọi người vào khoa học và kỹ thuật để
quảng bá tư tưởng vô Thần. Nó sử dụng chủ nghĩa Cộng Sản để cấm tư hữu cá nhân,
lại dùng lý luận và sự thực hành cách mạng bạo lực của Lê-nin để thống trị quốc
gia. Đồng thời, nó kết hợp và củng cố mạnh hơn phần tà ác nhất của văn hóa
Trung Quốc mà đã sai lệch khỏi các truyền thống chính của dân tộc Trung Hoa.
Đảng Cộng
Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát minh ra một bộ các lý luận và kiểu mẫu
hoàn chỉnh về “cách mạng” và “liên tục cách mạng” dưới sự chuyên chính của giai
cấp vô sản; nó đã sử dụng hệ thống này để thay đổi xã hội và bảo đảm sự độc tài
của Đảng. Lý luận của nó có hai phần: cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng dưới
chế độ chuyên chính vô sản, trong đó cơ sở kinh tế quyết định kiến trúc thượng
tầng, trong khi kiến trúc thượng tầng đến lượt mình lại hoạt động trên cơ sở
kinh tế.
Để củng
cố kiến trúc thượng tầng, đặc biệt là chính quyền của Đảng, đầu tiên nó phải bắt
đầu từ nền tảng kinh tế để tiến hành cách mạng, bao gồm:
(1)
Giết hại địa chủ để giải quyết
các quan hệ sản xuất [22] ở nông thôn, và
(2)
Giết chết các nhà tư bản để giải
quyết các quan hệ sản xuất ở thành thị.
Về mặt
kiến trúc thượng tầng, việc giết người cũng được thực hiện lặp đi lặp lại để bảo
đảm sự lũng đoạn tuyệt đối của Đảng trên hình thái ý thức. Điều này bao gồm:
a.
Giải quyết vấn đề về thái độ chính trị của các nhà trí thức đối với Đảng
Qua một
thời gian dài, Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã khởi xướng nhiều lần "vận
động nhằm cải tạo tư tưởng của các phần tử trí thức". ĐCSTQ buộc tội các
nhà trí thức là theo chủ nghĩa cá nhân giai cấp tư sản, có tư tưởng của giai cấp
tư sản, có quan điểm vượt khỏi chính trị, có tư tưởng vượt khỏi giai cấp, theo
chủ nghĩa tự do, v.v… ĐCSTQ tước đi nhân phẩm của các nhà trí thức thông qua việc
tẩy não và hủy diệt lương tâm của họ. ĐCSTQ đã gần như hủy diệt hoàn toàn những
tư tưởng độc lập và nhiều phẩm chất tốt khác của các nhà trí thức, bao gồm truyền
thống bênh vực công lý và cống hiến cả cuộc đời để bảo vệ công lý. Truyền thống
đó dạy rằng: “Không được sống buông thả khi giàu có và vinh quang hay mất
phương hướng khi nghèo khó, và không được cúi đầu trước cường quyền [23]”; “Phải
là người đầu tiên lo cho đất nước và là người cuối cùng đòi hỏi hạnh phúc cho
cá nhân mình. [24]”; “Mỗi người dân bình thường đều phải có trách nhiệm đối với
sự thành bại của đất nước. [25]”; và “Khi vô danh đấng trượng phu tự hoàn thiện
mình, còn khi thành danh thì đấng trượng phu làm hoàn thiện cả đất nước.” [26]
b.
Phát động cuộc Cách Mạng Văn Hóa giết người để chiếm quyền lãnh đạo tuyệt đối về
văn hóa và chính trị cho Đảng Cộng Sản Trung Quốc
Đảng Cộng
Sản Trung Quốc(ĐCSTQ) phát động các cuộc vận động quần chúng từ bên trong Đảng
đến bên ngoài Đảng, bắt đầu giết người trong các lãnh vực văn học, nghệ thuật,
kịch nghệ, lịch sử và giáo dục. ĐCSTQ nhắm những cuộc tấn công đầu tiên vào những
người nổi tiếng như: “Làng ba người” [27], Lưu Thiếu Kỳ, Vũ Hán, Lão Xả, và Tiễn
Bá Tán[28]. Sau đó, số người bị giết hại đã tăng đến “một nhóm nhỏ trong Đảng”,
rồi “một nhóm nhỏ trong quân đội”, và cuối cùng thì sự tàn sát lẫn nhau đã lan
tràn tới toàn bộ Đảng, và toàn quân đội cho đến tất cả mọi người trên toàn bộ đất
nước. Tranh đấu bằng võ khí thì tiêu diệt thân thể con người; còn các cuộc đấu
tranh về văn hóa thì tiêu hủy linh hồn của người ta. Đó là một thời kỳ hỗn loạn
và cực độ bạo ngược dưới sự khống chế của Đảng. Phương diện tà ác trong
nhân tính cần phải được phóng đại lên đến mức tối đa bởi vì nguy cơ của Đảng.
Ai cũng có thể tùy ý giết người khác nhân danh “cách mạng” và “bảo vệ đường lối
cách mạng của Mao chủ tịch”. Đó là một lần thao luyện không tiền khoáng hậu của
giai cấp vô sản để diệt tuyệt nhân tính của toàn dân.
c. Đảng
Cộng Sản Trung Quốc bắn vào những sinh viên trên quảng trường Thiên An Môn ngày
4/6/1989 để giải quyết những đòi hỏi dân chủ sau Cách mạng Văn hóa
Đây là
lần đầu tiên quân đội của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công khai giết hại
thường dân để đàn áp sự phản đối của nhân dân đối với các tệ nạn biển thủ, tham
nhũng và thông đồng giữa các viên chức chính quyền và các nhà doanh nghiệp, và
đàn áp những đòi hỏi của họ đối với quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận và tự
do hội họp. Trong vụ thảm sát tại Thiên An Môn, để gây thù hận giữa quân đội và
dân thường, ĐCSTQ thậm chí còn dàn cảnh thường dân đốt xe quân đội và giết quân
nhân, và còn đạo diễn thảm kịch Quân đội Nhân dân thảm sát người dân của nước
mình.
d. Tàn
sát những người không cùng tín ngưỡng
Lãnh vực
tín ngưỡng chính là vận mệnh của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Để cho các
tà thuyết với lý luận sai lệch của nó có thể lường gạt mọi người trong một thời,
ĐCSTQ bắt đầu tiêu diệt tất cả các tôn giáo và các hệ thống tín ngưỡng vào lúc
khởi đầu sự thống trị của nó. Nhưng đối diện với một tín ngưỡng tinh thần trong
thời đại mới —Pháp Luân Công trong quần chúng— ĐCSTQ lại một lần nữa rút lưỡi
dao đồ tể của nó ra. Chiến lược của ĐCSTQ là lợi dụng những nguyên tắc “Chân,
Thiện và Nhẫn” của Pháp Luân Công và sự kiện mà các học viên Pháp Luân Công
không nói dối, không sử dụng bạo lực, và sẽ không làm gì gây bất ổn định xã hội.
Sau khi có kinh nghiệm trong việc đàn áp Pháp Luân Công, ĐCSTQ sẽ khéo léo hơn
trong sự tiêu diệt tất cả các tín ngưỡng khác. Lần này, chính Giang Trạch Dân
và Đảng Cộng Sản đã đi ra trước sân khấu để giết người thay vì sử dụng người
khác hay nhóm khác.
e. Giết
người để che dấu tin tức
Quyền
được biết của con người là một chỗ yếu khác của Đảng Cộng Sản Trung Quốc
(ĐCSTQ); ĐCSTQ cũng vì phong tỏa tin tức mà giết người. Quá khứ, “nghe đài phát
thanh của kẻ thù"” là một trọng tội bị bỏ tù. Hiện nay đối với các loại đột
nhập vào hệ thống truyền hình của nhà nước để giải thích sự thật về cuộc đàn áp
Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân đã bí mật ra mệnh lệnh “giết ngay không
tha”[29]. Lưu Thành Quân, người đã thực hiện một cuộc xâm nhập vào sự truyền bá
tin tức như vậy, đã bị tra tấn đến chết. ĐCSTQ đã huy động ‘Phòng 610’ (một tổ
chức tương tự như Gestapo của Đức Quốc Xã được lập ra chuyên để đàn áp Pháp
Luân Công), cảnh sát, các công tố viên, hệ thống tòa án, và một hệ thống cảnh
sát trên mạng lưới điện tử Internet khổng lồ để theo dõi từng hoạt động của quần
chúng.
f. Cướp
đoạt quyền sinh tồn của nhân dân chỉ vì tư lợi của Đảng
Lý luận
'cách mạng liên tục' của Đảng Cộng Sản, kỳ thực là vấn đề không thể buông bỏ
quyền lãnh đạo của nó. Trong giai đoạn hiện tại, nạn biển thủ và tham nhũng
trong nội bộ Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát triển thành các xung đột
giữa một bên là quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng và một bên là quyền sinh tồn
của người dân. Khi dân chúng đứng lên để bảo vệ các quyền này trong phạm vi của
pháp luật, thì lại thấy Đảng Cộng Sản động dụng bạo lực, không ngừng vung lưỡi
dao đồ tể của nó lên về phía những người mà nó gọi là “kẻ cầm đầu” của những
phong trào này. ĐCSTQ đã chuẩn bị sẵn hơn một triệu cảnh sát có võ trang cho mục
đích này. Ngày nay, ĐCSTQ được chuẩn bị khá hơn để sẵn sàng chém giết rất nhiều
so với thời kỳ thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989, là khi nó phải
tạm thời huy động quân đội để đàn áp. Tuy nhiên, khi bắt buộc dân chúng phải ở
trên con đường cùng, đồng thời ĐCSTQ cũng đã buộc mình đi trên con đường không
có lối thoát. ĐCSTQ đã đi đến một giai đoạn cực kỳ nguy hiểm đến nỗi nó thậm
chí “ khi gió thổi còn xem cả cỏ cây như kẻ thù”, như một câu nói của người
Trung Quốc.
Trên
đây chúng ta có thể thấy rằng Đảng Cộng Sản trên bản chất là một tà linh, bởi
vì quyền khống chế tuyệt đối của nó, dẫu biểu hiện của nó vào từng lúc hay từng
nơi có biến hóa là gì đi nữa, thì lịch sử của Đảng Cộng Sản với quá khứ
giết người, hiện tại đang giết người, và tương lai còn sẽ giết người, lịch sử
đó vẫn không hề thay đổi.
2.
Tình huống khác nhau thì kiểu giết người khác nhau
a.
Đi đầu bằng tuyên truyền
Đảng Cộng
Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng các loại các kiểu phương pháp khác nhau để giết
người tùy theo thời kỳ. Trong phần lớn các trường hợp giết người, chúng đều sử
dụng tuyên truyền trước tiên. Một câu mà Đảng Cộng Sản thường nói là “không giết
thì không làm yên cơn phẫn nộ của dân chúng”, cứ như thể là Đảng Cộng Sản phải
theo yêu cầu của dân chúng mà giết người như vậy. Trên thực tế, “sự phẫn nộ của
dân chúng” tức là sự kích động quần chúng nổi dậy do ĐCSTQ làm.
Lấy ví
dụ, vở kịch “Bạch mao nữ” hoàn toàn là một sự xuyên tạc đối với truyền tụng dân
gian khi nói về chuyện xưa tích cũ, và câu chuyện bịa đặt chỗ cho thuê mướn và
hầm nước được kể trong vở kịch “Lưu Văn Thải”, cả hai đều được sử dụng như các
công cụ “giáo dục” nhân dân để họ thù ghét những người địa chủ. ĐCSTQ thường
nói về những kẻ thù như là ma quỷ, như trong trường hợp của cựu Chủ Tịch Nhà Nước
của Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ. Đối với Pháp Luân Công thì càng sử dụng ngụy tạo
hơn nữa, ĐCSTQ đã dàn cảnh tự thiêu trên quảng trường Thiên An Môn vào tháng
01/2001 để làm cho dân chúng thù ghét Pháp Luân Công, và sau đó tăng gấp đôi
chiến dịch diệt tuyệt khổng lồ của chúng chống lại Pháp Luân Công. Loại kiểu mẫu
giết người này, Đảng Cộng Sản không những đã không thay đổi mà còn phát triển
càng ngày càng khéo léo hơn qua việc sử dụng các kỹ thuật thông tin mới. Trong
quá khứ ĐCSTQ lường gạt dân Trung Quốc, nhưng bây giờ nó cũng lường gạt dân
chúng của các quốc gia khác.
b.
Phát động quần chúng giết người
Đảng Cộng
Sản không chỉ giết hại nhân dân thông qua bộ máy chính quyền độc tài của nó mà
còn tích cực phát động quần chúng chém giết lẫn nhau. Nếu như nói rằng lúc đầu
nó có những câu về điều lệ quy tắc của pháp luật, nhưng đến lúc nó đã kích động
dân chúng tham gia vào việc giết người thì không gì có thể làm dừng lại sự tàn
sát. Ví dụ, khi ĐCSTQ đang thực hiện chính sách cải cách ruộng đất của nó, thì Ủy
ban Cải cách ruộng đất có thể quyết định sự sống chết của các địa chủ
c.
Giết linh hồn của người ta trước, rồi giết thân xác của họ sau
Một
cách giết người khác là giết chết người ta về mặt tinh thần trước, rồi giết chết
thân xác của họ sau. Trong lịch sử Trung Quốc, ngay cả vua Tần tàn bạo nhất
(221 – 207 BC) cũng không tàn sát tinh thần của dân chúng. Đảng Cộng Sản Trung
Quốc (ĐCSTQ) chưa bao giờ cho người ta có cơ hội mà khẳng khái dõng dạc chết một
cách có ý nghĩa. Chúng ban hành các chính sách như “khoan dung những người nhận
tội và trừng phạt nặng nề những kẻ chống đối”, và “cúi đầu nhận tội là lối
thoát duy nhất”. ĐCSTQ bắt buộc người dân phải từ bỏ những tư tưởng và tín ngưỡng
của chính mình, làm cho họ chết nhục nhã như những con chó; bởi vì một cái chết
khẳng khái dõng dạc sẽ có tác dụng khích lệ những người theo sau. Chỉ khi người
ta không thể chết trong sự tôn quý nghiêm trang thì ĐCSTQ mới có thể đạt được mục
đích của nó là “giáo dục” những người ngưỡng mộ nạn nhân đó. Nguyên nhân mà
ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công một cách cực kỳ tàn bạo là vì các học viên Pháp
Luân Công coi trọng tín ngưỡng của họ hơn cả mạng sống của chính mình. Khi
ĐCSTQ không thể hủy hoại sự tôn nghiêm của họ, nó đã làm tất cả những gì nó có
thể làm để tra tấn thân xác của họ.
d. Giết
người bằng cách gây chia rẽ và tạo bè phái
Khi giết
người, Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng cả hai thủ đoạn dụ dỗ và đe dọa,
làm ra vẻ thân thiện với một số người và làm cho người ta xa lánh những người
khác. ĐCSTQ luôn luôn cố tấn công một phần nhỏ của toàn bộ dân số, với tỷ lệ là
5%. “Phần đa số” của toàn bộ dân số là luôn luôn tốt, luôn luôn là đối tượng của
“giáo dục”. Loại giáo dục này bao gồm khủng bố và chăm sóc. "Khủng bố"
là khiến cho người ta thấy là những người chống đối Đảng Cộng Sản sẽ không có kết
cục tốt đẹp, làm cho họ tránh xa những ai đã từng bị Đảng tấn công trước kia.
"Chăm sóc" là khiến cho người ta thấy rằng nếu họ có thể có được sự
tin cậy của Đảng và đứng về phía Đảng, họ sẽ không những được an toàn mà còn được
trọng dụng hoặc có được các lợi ích khác. Lâm Bưu đã từng nói, “Một bộ phận nhỏ
[bị đàn áp] hôm nay và một phần nhỏ ngày mai, không bao lâu sẽ tổng cộng thành
một phần lớn.” Những người sung sướng sống sót qua một cuộc vận động thường trở
thành những nạn nhân của cuộc vận động khác.
e.
Tiêu diệt những hiểm họa tiềm tàng từ trong trứng nước và bí mật giết người một
cách bất hợp pháp
Gần
đây Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát triển một kiểu giết người là diệt
trừ các vấn đề từ trong trứng nước và giết người một cách bí mật ở ngoài vòng
luật pháp. Ví dụ như, khi những cuộc đình công của công nhân hoặc các cuộc biểu
tình phản đối của nông dân trở nên phổ biến hơn ở nhiều nơi, ĐCSTQ vốn có
nguyên tắc 'tiêu diệt các phong trào trước khi các phong trào có thể phát triển'
bằng cách bắt giữ những người được gọi là “kẻ cầm đầu” và trừng phạt họ rất nặng.
Trong một ví dụ khác, khi tự do và nhân quyền càng ngày càng trở nên một trào
lưu được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới, ĐCSTQ không xử tử hình bất kỳ một
học viên Pháp Luân Công nào, nhưng dưới sự xúi dục của Giang Trạch Dân là
“không ai phải chịu trách nhiệm về việc giết chết các học viên Pháp Luân Công”,
thì các học viên Pháp Luân Công thông thường bị tra tấn đến chết rất thảm
thương ở khắp nơi trên toàn bộ Trung Quốc. Mặc dù Hiến pháp Trung Quốc qui định
rằng các công dân có quyền kháng cáo nếu phải chịu đựng sự bất công. Tuy nhiên,
ĐCSTQ sử dụng cảnh sát mặc thường phục hoặc thuê các kẻ lưu manh ở địa phương để
ngăn chặn, bắt giữ, và đưa những người dân đi kháng cáo về nhà, và ngay cả nhốt
họ lại ở trong những trại lao động.
f. Giết
người để cảnh cáo những người khác
Việc bức
hại Trương Chí Tân, Ngộ La Khắc và Lâm Chiêu [30] là tất cả những ví dụ mhư thế.
g.
Dùng đàn áp để che đậy việc giết người
Những
người nổi tiếng mà có ảnh hưởng trên quốc tế thường hay bị Đảng Cộng Sản Trung
Quốc (ĐCSTQ) đàn áp nhưng không bị giết chết. Mục đích của việc này là để che dấu
việc giết hại những người mà cái chết của họ không bị dân chúng để ý đến. Ví dụ,
trong chiến dịch "Đàn áp các phần tử phản cách mạng", ĐCSTQ đã không
giết các tướng lãnh cao cấp của Quốc Dân Đảng như Long Vân, Phó Tác Nghĩa và Đỗ
Duật Minh, mà thay vào đó là giết chết các viên chức cấp thấp và các binh sĩ của
Quốc Dân Đảng.
Việc
giết người qua một thời gian dài đã biến tâm hồn của người ta thành quái dị. Hiện
nay ở Trung Quốc, nhiều người có khuynh hướng giết người. Khi bọn khủng bố tấn
công nước Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001, nhiều người Trung Quốc đã ăn mừng vụ khủng
bố trên các diễn đàn của Internet ở Trung Quốc Đại lục. Những người kêu gọi
“chiến tranh không hạn chế” đã lên tiếng ở khắp nơi làm cho mọi người run lên
vì sợ.
Lời Kết
Do sự
bưng bít tin tức của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), chúng tôi không có cách
nào để biết chính xác bao nhiêu người đã chết trong những cuộc đàn áp khác nhau
đã xảy ra trong thời kỳ ĐCSTQ cầm quyền. Ít nhất 60 triệu người đã chết trong
các cuộc vận động mà chúng tôi đã đề cập đến trên đây. Hơn nữa ĐCSTQ cũng đã giết
hại các dân tộc thiểu số ở Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông Cổ, Vân Nam và các nơi
khác; rất khó tìm được tin tức về những việc này. Báo Washington Post đã từng ước
tính rằng số người đã bị ĐCSTQ đàn áp đến chết lên tới 80 triệu [31]
Bên cạnh
số người chết, chúng tôi không có cách nào để biết được bao nhiêu người đã bị
tàn phế, bị rối loạn tinh thần, phát điên, trầm uất, hay sợ chết khiếp sau khi
họ bị đàn áp. Mỗi một cái chết là một thảm kịch cay đắng để lại những đau đớn
khôn nguôi cho thân nhân của các nạn nhân.
Như
hãng thông tấn Yomiuri News của Nhật đã từng tường thuật [32], chính quyền
Trung ương Trung Quốc đã mở một cuộc điều tra về thương vong trong Cách mạng
Văn hóa ở 29 tỉnh và quận lỵ trực thuộc chính quyền trung ương. Kết quả cho thấy
rằng gần 600 triệu người đã bị đàn áp hoặc bị tội liên can trong Cách mạng Văn
hóa mà tổng số thành khoảng một nửa số dân Trung Quốc.
Stalin
đã từng nói rằng “Cái chết của một người là một bi kịch, nhưng cái chết của một
triệu người thì chỉ đơn giản là một con số thống kê”. Khi được thông báo rằng
nhiều người dân đã bị chết đói ở tỉnh Tứ Xuyên, Lý Tỉnh Tuyền, nguyên Bí thư Đảng
ủy tỉnh Tứ Xuyên nhận xét “Triều đại nào mà không có người chết?”. Mao Trạch
Đông nói, “Thương vong là không thể tránh khỏi trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào.
Chết chóc thường xảy ra.” Đấy là thái độ về sinh mạng của bọn Cộng sản vô Thần.
Đấy là lý do tại sao 20 triệu người đã chết do bị đàn áp trong thời gian Stalin
nắm quyền, chiếm 10% tổng số dân của Liên Bang Sô Viết trước kia. ĐCSTQ đã giết
hại ít nhất 80 triệu người hay cũng vào khoảng 10% tổng số dân Trung Quốc [tính
cho đến lúc kết thúc Cách mạng Văn hóa]. Khờ-me Đỏ đã giết chết 2 triệu người,
hay 1 phần tư của tổng số dân Cam-pu-chia lúc bấy giờ. Ở Bắc Triều Tiên, số người
bị chết vì đói kém ước tính khoảng hơn 1 triệu. Đây là tất cả món nợ máu của
các Đảng Cộng Sản.
Các tà
giáo dùng máu của kẻ bị giết chết để cúng tế tà linh. Ngay từ đầu Đảng Cộng sản
đã liên tục giết người--khi nó không thể giết những người ngoài Đảng, nó thậm
chí sẽ giết cả những người ở trong Đảng-- tất cả để tế lễ các tà thuyết “đấu
tranh giai cấp”, “đấu tranh về đường lối” của nó. Nó thậm chí đặt các tổng bí
thư Đảng, các tướng lãnh, các bộ trưởng, và những đảng viên khác của chính nó
lên bàn cúng tế của tà giáo.
Nhiều
người nghĩ rằng nên để cho Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thời gian để tự
biến đổi thành tốt hơn; nói rằng hiện giờ nó đã rất kiềm chế trong việc giết người
rồi. Tuy nhiên, giết một người vẫn làm cho người đó trở thành kẻ giết người,
nên từ bình diện to lớn hơn mà nói, thì bởi vì giết người là một trong những thủ
đoạn mà ĐCSTQ dùng để thống trị với chế độ khủng bố của nó, như vậy ĐCSTQ sẽ
tăng giảm việc giết người tùy theo nhu cầu của nó. Việc giết người của ĐCSTQ
nói chung, khó đoán trước. Khi biểu hiện của người dân là ít sợ hãi, thì ĐCSTQ
có thể giết nhiều người hơn để tăng cảm giác sợ hãi của họ lên; khi mọi người
đã sợ rồi, thì giết một vài người cũng có thể nâng cao sự khủng bố; khi mọi người
đã quá sợ rồi, nó chỉ cần tuyên bố ý định giết người chứ chưa cần giết thật thì
cũng có thể duy trì tình trạng khủng bố. Sau khi trải qua vô số các chiến dịch
giết người cho chính trị, người dân đã hình thành một 'phản xạ có điều kiện' đối
với sự khủng bố của ĐCSTQ. Do đó, ĐCSTQ thậm chí không cần phải nhắc đến việc
giết người, chỉ cần luận điệu phê phán gay gắt của bộ máy tuyên truyền thì cũng
đủ để gợi lại ký ức sự khủng bố cho mọi người.
ĐCSTQ
sẽ điều chỉnh mức độ giết người của nó một khi cảm giác sợ hãi của người dân
thay đổi. Do đó giết người nhiều hay ít, tự nó không phải là mục đích của
ĐCSTQ; mà chủ yếu là thói quen giết người của nó. ĐCSTQ chưa bao giờ trở nên ôn
hòa. Nó cũng sẽ không bao giờ buông lưỡi dao đồ tể của nó xuống. Ngược lại, người
dân đã trở nên phục tùng hơn. Một khi nhân dân đứng lên yêu cầu điều gì vượt
quá sức chịu đựng của ĐCSTQ, thì ĐCSTQ sẽ không ngần ngại mà giết người.
Cũng bởi
vì muốn duy trì bầu không khí khủng bố, nên việc giết người tùy tiện chính là
cách làm có hiệu quả tối đa để duy trì sự khủng bố. Trong những chiến dịch giết
chóc trên bình diện rộng lớn diễn ra trước đây, ĐCSTQ có chủ ý mập mờ về nhân dạng,
tội danh và tiêu chuẩn buộc tội đối với các mục tiêu của nó. Để tránh bị trở
thành mục tiêu tàn sát, mọi người thường tự giới hạn mình trong một “khu vực an
toàn” dựa trên sự đánh giá của chính họ. Một “khu vực an toàn” như vậy, nhiều
khi thậm chí còn hẹp hơn cả giới hạn mà Đảng Cộng Sản định đặt ra. Đó là lý do
tại sao trong mỗi một phong trào, mọi người có khuynh hướng hành động như “một
người khuynh Tả hơn là khuynh Hữu”. Kết quả là, một phong trào thường được “mở
rộng” hơn so với phạm vi chủ định ban đầu, bởi vì người dân ở các cấp tự đặt ra
những giới hạn cho mình để đảm bảo cho sự an toàn của họ. Cấp càng thấp, thì
phong trào càng trở nên tàn bạo hơn. Sự khủng bố tự động phóng đại trong toàn
xã hội như vậy là xuất phát từ việc giết người tùy tiện của Đảng Cộng Sản.
Trong
lịch sử sát nhân lâu dài của nó, ĐCSTQ đã tự biến mình thành một kẻ cuồng điên
giết người hàng loạt. Thông qua việc giết người, nó đã thỏa mãn cảm giác biến
thái của nó là nắm được quyền sinh sát trong tay. Thông qua việc giết người, nó
làm nguôi đi sự sợ hãi sâu thẳm trong thâm tâm của nó. Thông qua việc giết người,
nó trấn áp sự không ổn định trong xã hội và bất mãn do những giết chóc trước
kia của nó gây ra. Ngày nay, những món nợ máu chồng chất của ĐCSTQ đã khiến cho
các giải pháp thiện lành là không thể áp dụng được nữa. Nó chỉ có thể dựa trên
áp lực lớn và chế độ độc tài để duy trì sự tồn tại của nó cho đến thời khắc cuối
cùng. Cho dù có những lúc nó sử dụng kiểu mẫu "giết người rồi sau đó sửa
sai", bồi thường cho các nạn nhân đã bị chính nó giết hại, làm mê hoặc người
ta, thì bản chất khát máu của ĐCSTQ vẫn chưa bao giờ biến đổi, thậm chí lại
càng không thể thay đổi trong tương lai.
Chú
thích:
[1]
Thư của Mao Trạch Đông gửi cho vợ là Giang Thanh (1966).
[2] Luận
Ngữ của Khổng tử.
[3]
Leviticus 19:18. (quyển giáo sĩ thứ 3 của Kinh Cựu Ước/chú thích của người dịch
sang tiếng Việt)
[4]
Karl Marx and Frederick Engels, Bản tuyên ngôn Cộng sản (1848).
[5]
Mao Trạch Đông, Chế độ Độc Tài Dân chủ Nhân dân (1949).
[6]
Mao Trạch Đông, “Chúng ta phải tận tình khuyến khích [việc đàn áp các phần tử
phản cách mạng] để mọi gia đình đều được biết đến.” (30/03/1951).
[7]
Mao Trạch Đông, “Chúng ta phải tấn công những phần tử phản cách mạng thật mạnh
mẽ và chính xác.” (1951)
[8]
Thái Bình Thiên Quốc (1851-1864), còn gọi là Cuộc nổi dậy Thái Bình, là một
trong những cuộc xung đột đẫm máu nhất trong lịch sử Trung Quốc. Nó là cuộc chạm
trán giữa các lực lượng của Triều Đình Trung Quốc (nhà Thanh) và những người do
Hồng Tú Toàn, một người thần bí tự xưng của nhóm văn hóa Hakka, lãnh đạo. Hồng
Tú Toàn cũng là một người đã chuyển sang theo đạo Cơ Đốc. Người ta tin rằng ít
nhất đã có 30 triệu người đã chết trong cuộc xung đột này.
[9] Những
dữ liệu lấy từ phần trích của cuốn sách do tạp chí Chengming ở Hồng Kông xuất bản
(www.chengmingmag.com), số ra tháng 10, 1996.
[10]
Tài Liệu Lịch Sử về Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc ( Nhà xuất bản Cờ Đỏ, 1994).
[11]
Đơn vị đo lường đất đai của Trung Quốc. 1 mẫu Trung Quốc = 0.165 mẫu Anh.
[12]
Sa Thanh, Y Hy Đại Địa Loan (Vùng Đất Hoang Vu Nơi Đầm Lầy) (1988)
[13]
De Jaegher, Raymond J., Kẻ Thù Bên Trong. Guild Books, Catholic Polls,
Incorporated (1968).
[14]
Thảm sát Đại Hưng xảy ra vào tháng 8/1966 trong khi thay đổi nhân sự cho vị trí
Bí thư Thành ủy Bắc Kinh. Vào thời gian đó, Bộ trưởng Bộ Công an Xie Fuzhi có một
bài phát biểu trong một cuộc họp với Nha Công an Bắc Kinh về việc không can thiệp
vào các hoạt động của “hồng vệ binh” chống lại “năm giai cấp đen”. Bài phát biểu
đó sớm được chuyển đến cuộc họp của Ban thường trực của Phòng Công an huyện Đại
Hưng. Sau buổi họp, Phòng Công an huyện Đại Hưng ngay lập tức hành động và lập
một kế hoạch kích động quần chúng nhân dân ở huyện Đại Hưng giết chết những người
thuộc “năm giai cấp đen”.
[15]
Trịnh Nghĩa, Kỷ Niệm Đỏ (Đài Bắc: Nhà xuất bản Truyền hình Trung Quốc, 1993).
Cuốn sách này cũng đã được xuất bản bằng tiếng Anh: Kỷ Niệm Đỏ: Các câu chuyện
ăn thịt người ở Trung Quốc hiện đại, của tác giả Yi Zheng, dịch và biên soạn bởi
T. P. Sym (Boulder, Colorado: Westview Press, 1998.)
[16]
“Xã hội cũ” theo cách nói của ĐCSTQ, dùng để chỉ thời kỳ trước năm 1949 và “xã
hội mới” dùng để chỉ thời kỳ sau năm 1949 khi ĐCSTQ lên nắm quyền ở Trung Quốc.
[17]
Áo bó là một dụng cụ tra tấn hình chiếc áo bó chặt. Hai tay của nạn nhân bị vặn
chéo vào nhau và bị trói lại bằng dây thừng ở đằng sau lưng rồi sau đó bị giật
qua đầu ra phía đằng trước; thủ đoạn tra tấn này có thể ngay lập tức làm què
hai tay nạn nhân. Sau đó, nạn nhân bị đặt vào trong áo bó và bị treo hai tay
lên. Hậu quả trực tiếp nhất của thủ đoạn tra tấn tàn bạo này là nạn nhân bị gẫy
xương vai, xương khuỷu tay, xương cổ tay và lưng, làm cho nạn nhân bị chết
trong đau đớn tột cùng. Rất nhiều học viên Pháp Luân Công đã chết vì bị tra tấn
như thế này. Hãy đến các địa chỉ trên Internet sau đây để biết thêm thông tin:
Tiếng
Hán: http://minghui.org/mh/articles/2004/9/30/85430.html
Tiếng
Anh: http://clearwisdom.net/emh/articles/2004/9/10/52274.html
[18]
Lưu Thiếu Kỳ, Chủ Tịch Nhà Nước của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc từ 1959 đến
1968, đã từng được xem là người kế vị của Mao Trạch Đông. Trong cuộc Cách Mạng
Văn Hóa (1966-1976), ông ta bị chính ĐCSTQ kết tội là phản bội, gián điệp, và
phản động. Ông ta chết năm 1868 sau khi bị hành hạ cực kỳ tàn nhẫn trong lao tù
của ĐCSTQ.
[19]
Trần Bá Đạt (1904-1989) đã từng là Thư Ký Chính Trị của Mao Trạch Đông và là Chủ
Biên của báo Cờ Đỏ của ĐCSTQ. Họ Trần là người cầm đầu của nhóm Cách Mạng Văn
Hóa và đã viết trên Nhật Báo Nhân Dân bài xả thuyết “Quét Sạch Bọn Quái Vật và
Ác Qủy” năm 1966. Bài này được đánh dấu là bắt đầu của một trong những cuộc thanh
trừng lớn nhất trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa. Trương Xuân Kiều (1917) đã từng
là Đệ Nhị Phó Thủ Tướng năm 1975. Họ Trương là một trong Băng Đảng Bốn Người,
nhóm lãnh đạo trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa. Bài viết nổi tiếng nhất của họ
Trương là “ Hãy Sử Dụng Độc Tài Toàn Diện đối với Bọn Phản Động”.
[20]
Vương Hiền Căn, Tài liệu về ủng hộ Việt nam và Đánh Mỹ. (Bắc Kinh: Công ty Xuất
bản Văn hóa Quốc tế, 1990)
[21] Từ
Báo cáo ngày 12/10/2004 của Viện nghiên cứu Laogai: Trẻ Em Trong Những Nạn Nhân
của Cuộc Đàn Áp Pháp Luân Công.
http://www.laogai.org/news2/newsdetail.php?id=391
(tiếng Hán).
[22] Một
trong ba công cụ (phương tiện sản xuất, phương thức sản xuất và quan hệ sản xuất)
do Mác dùng để phân tích giai cấp xã hội. Quan hệ sản xuất dùng để chỉ mối quan
hệ giữa những người sở hữu công cụ sản xuất và những người không sở hữu công cụ
sản xuất, ví dụ, mối quan hệ giữa những người chủ sở hữu đất đai và dân cày hoặc
mối quan hệ giữa nhà tư bản và công nhân.
[23] Từ
Mạnh Tử, Quyển 3. Bộ Kinh điển Penguin, do D.C. Lau biên dịch.
[24]
Tác giả Fan Zhongyan (989-1052), một nhà giáo dục, nhà văn và là một vị quan xuất
chúng của Trung Quốc dưới Triều đại Bắc Tống. Đoạn trích này được lấy từ bài
văn nổi tiếng của ông với nhan đề “Trèo lên tháp Nhạc Dương.”
[25]
Tác giả Gu Yanwu (1613-1682), một học giả xuất sắc vào đầu Triều đại Thanh.
[26] Từ
Mạnh Tử, Quyển 7. Bộ Kinh điển Penguin, do D.C. Lau biên dịch.
[27]
Làng Ba Nhà là bút danh của ba nhà văn trong những năm 1960 là Deng Kuo, Wu Han
và Liao Mosha. Wu là tác giả của vở kịch, “Hai Rui từ chức” mà Mao coi là một sự
châm biếm chính trị về mối quan hệ của ông ta với tướng Bành Đức Hoài.
[28]
Lão Xả (1899-1966) là một nhà văn Trung Quốc được nổi tiếng qua việc mô tả cuộc
đời của người dân Trung Quốc trong những năm chiến tranh. Nhiều tác phẩm của
ông ta được diễn trên những tuồng TV và các phim điện ảnh. Ông ta bị hành hạ dã
mang trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa và đã tự tử bằng cách nhảy xuống hồ năm
1966. Jian Bozan (1898-1968) đã từng là Phó Viện Trưởng Viện Đại Học Bắc Kinh
và là một giáo sư sử học. Mao đã đặc biệt ra lệnh là phải dùng ông ta như một
thí dụ xấu của thành phần trí thức phàn cách mạng. Ông ta và vợ cùng tự tử bằng
cách uống thuốc ngũ quá liều vào tháng 12 năm 1968.
[29]
Theo như Clearwisdom.net, mạng lưới chính thức của Pháp Luân Công, Giang Trạch
Dân đã hạ lệnh rằng những người tập Pháp Luân Công thì phải bị giết chết không
nhân nhượng và những cái chết này được tính là tự tử. Xin xem “Thụy Điển: Lá
thư của hội Pháp Luân Đại Pháp gởi cho Tổng Trưởng Ngoại Giao trong Hội
Nghị Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva”.
http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2003/3/18/33461.html.
[30]
Ngộ La Khắc là một nhà tư tưởng và đấu tranh vì nhân quyền bị ĐCSTQ giết chết
trong Cách mạng Văn hóa. Bài tiểu luận bất hủ của ông “Về lịch sử gia đình” viết
ngày 18/01/1967 được lưu truyền rộng rãi nhất và có ảnh hưởng lâu dài nhất
trong tất cả các bài tiểu luận phản ánh các tư tưởng không tuân theo đường lối
của ĐCSTQ trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Lâm Chiêu, một sinh viên khoa báo
chí trường Đại học Tổng hợp Bắc Kinh bị coi là một người hữu khuynh năm 1957 vì
cô đã có những tư tưởng độc lập và phê phán thẳng thắn đối với phong trào cộng
sản đó. Cô bị buộc tội là có âm mưu lật đổ chế độ chuyên chính dân chủ nhân dân
và bị bắt năm 1960. Năm 1962, cô bị kết án 20 năm tù. Cô bị ĐCSTQ giết hại ngày
29/04/1968 với tội danh là phản cách mạng.
[31] Dữ
liệu dựa trên http://www.laojiao.org/64/article0211.html (tiếng Hán).
[32] Từ
“Một bức thư ngỏ của Song Meiling gửi Liao Chengzhi” (17/08/1982).
Nguồn
tin: http://www.blog.edu.cn/more.asp?name=fainter&id=16445 (tiếng Hán).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét