Kỳ này là lời kể của nhân chứng về tất cả nỗi khổ đau, giành giật
sự sống cũng như chiến đấu chống lại cái lạnh cái đói, cùng mọi thứ ở địa ngục
trần gian Cổng Trời.
Lạnh ...
Lạnh ...
Những cái chết vô nghĩa của người tù khiến đồng đội âm thầm gạt
nước mắt chôn cất thi hài bạn bè , cũng như các đau khổ khác mà người tù tại
đây phải liên tục chịu đựng.
Người đạo tỳ mệt mỏi
Hoàn cảnh khắc nghiệt tại Cổng Trời khiến tù nhân chết do bệnh tật,
thiếu ăn, biệt giam hay lạnh giá hầu như xảy ra hàng ngày. Đồi Bà Then là cái
tên mà người nào ở Cổng Trời cũng biết. Nó là một mảnh đất nhỏ được dành làm
nghĩa trang mà cán bộ trại giam luôn lấy làm biểu tượng để cảnh cáo những người
tù cứng đầu nhất.
Không ai thoát bàn tay tử thần trong cõi đời này, nhưng thấy cái
chết tiến về phía mình mà không có cách gì thoát được thì thật là một bi kịch.
Riêng với người tù biệt kích Hoàng Đình Mỹ trong suốt thời gian
hơn ba mươi năm trải qua nhiều trại giam thì những kỷ niệm của ông còn sâu hơn,
bởi chính tay ông đã chôn không biết bao nhiêu là bạn tù. Riêng tại Cổng Trời
có lẽ là nơi khiến ông đau xót hơn cả vì tại đồi Bà Then ông đã chôn cất không
biết bao nhiêu người đồng cảnh ngộ. Những cái chết oan khuất này vẫn ám ảnh ông
hằng đêm cho mãi tận lúc này, sau nhiều chục năm thoát ra khỏi trại giam mang
tên Cổng Trời:
"Những người bạn tôi chết rất cực khổ không được như ý muốn
của mình. Tôi là người đã được vuốt mắt rất nhiều người bạn. Những người bạn của
tôi không thể nào tôi quên được, đêm đêm tôi nằm nhớ tới có khi tôi còn nhập
tâm. Bạn bè tôi nhiều người bệnh tật rồi chết trên tay tôi rất nhiều. Tôi là
người săn sóc cho các bạn tôi, nhiều nhất là bệnh lao nhưng tôi không bị bệnh,
mà những người kiêng thì lại bị bệnh."
Những người bạn tôi chết không được như ý muốn của mình. Tôi là
người đã được vuốt mắt rất nhiều người bạn, tôi không thể nào quên được.
Người tù Hoàng Đình Mỹ
Những người tù này xuất thân từ nhiều thành phần mà theo linh mục
Chu Quang Tòng thì đa số họ bị bắt do chống đối Nhà nước, trong đó có cả những
người sắc dân thiểu số:
"Hầu hết ở các trại thì có 2 thành phần, một thành phần có
tính chất hình sự còn thành phần tập trung cải tạo thuôc thành phần chính trị.
Những người tập trung cải tạo thì hầu hết là những sĩ quan, nhân viên chính quyền
thời Pháp còn ở lại miền Bắc cho nên năm 60-61-62 thì họ tập trung hết cùng với
các tu sĩ bên công giáo, các chủng sinh các linh mục mà họ cho là có tư tưởng
không thích chế độ.
Sau khi xảy ra những sự kiện Liên Xô, Trung Quốc Việt Nam khi
câu chuyện xét lại chủ nghĩa xét lại,chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc thì
ngay các nhân vật đối lập trong chính quyền, thậm chí cả những chuyên gia Trung
Quốc cũng cho vào hết. Những thành phần người Campuchia người Lào, thành phần của
phái Sihanouk, tất cả những người này nếu không tán thành chính sách của họ thì
bị họ cho vào rọ hết."
Họ sống như thế nào?
Người tù biệt kích Trần Nhật Kim kể về hoàn cảnh của ông và đồng
đội trong tại Cổng Trời như sau:
"Chúng tôi được giam trong một khu gọi là khu O. Nơi đây có
thể nói là một nhà tù trong một trại tù. Chúng tôi không thể bước chân ra khỏi
vòng rào đó. Chỉ có một phòng duy nhất để nhốt những người tù đặc biệt, chẳng hạn
như người tù miền Nam. Chúng tôi chỉ có 48 người cộng với khoảng 30 người biệt
kích, còn đa phần anh em tù miền Bắc. Anh em trong đó gồm tôi với cha Lễ và các
cha nữa cùng làm trong khuôn trại ấy mà thôi chúng tôi không có cơ hội đi ra khỏi
trại."
Kinh nghiệm ngồi tù hơn 27 năm của người tù Nguyễn Chí Thiện,
còn có một biệt danh là ngục sĩ, cho biết không những lạnh, đói, mà nước độc
cũng là một nhân tố kinh khủng giết chết tù nhân, ông kể:
"Điều kiện khí hậu và nước độc giết rất nhiều ngừơi. Thí dụ
như khi tôi ở trại Mai Côi Cầu Lầy, Phú Thọ đây là nơi nước độc kinh khủng.
Ngày xưa trong kháng chiến chống Pháp người ta đã có câu: "Ai đi Mai Côi
thì thôi đường về. Yêu nhau cho thịt cho xôi, ghét nhau đưa đến Mai Côi, Cầu Lầy"
Tôi ở đúng cái trại này, nước giếng của nó lúc nào cũng xam xám màu chì. Không
biết nó có những chất độc gì nhưng rất nhiều vi khuẩn độc ở trong đó. Đói rét,
tắm rửa ăn uống trong cái trại đó và có rất nhiều người chết."
Bản thân tôi thì đã chịu đựng tất cả những hình khổ đó nên tôi rất
hiểu thời bấy giờ những linh mục bị đưa lên Cổng Trời là một cái trại tử hình.
LM Nguyên Thanh
Văn hào Aleksandr Soltzhenitsyn từng bị cho là cường điệu khi
nói về chấy rận tại các trại giam Gulak trong tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù như
sau:
"Hồi đó phát thức ăn là phát cho tổ. Không phát từng cá
nhân. Cứ mỗi tổ 10 người. Tổ nào có một thằng chết dại gì khai báo vội. Hãy
nhét đỡ nó xuống gầm ổ, để tiếp tục chia nhau chỗ khẩu phần của nó. Nghĩa là 9
miệng hưởng 10, chừng nào xác có mùi hẵng hay! Chen chúc khốn nạn vậy mà nhà tù
cứ nhét thêm và tù cứ ráng chịu: bao nhiêu cũng vừa. Phiền nhất là đông như vậy
tù chỉ được phép 3 tháng tắm 1 lần. Chấy rận nảy nở khỏi nói: Chúng hút máu đến
nỗi chân cẳng thằng tù nào cũng đầy nhọt áp xe. Bệnh chấy rận tệ hơn nhiều. Vì
bệnh dịch quái ác này mà cả khám bị cô lập đúng 40 ngày."
Vài năm sau người tù Việt Nam đã sống cùng với những ký sinh
trùng này mà theo lời kể của Nguyễn Chí Thiện thì văn hào Soltzhenitsyn không hề
cường điệu tí nào:
"Mùa đông thì rận chấy mùa hè thì rệp. Sàn nứa ở trên rừng
khi đốt lửa lên để giết rệp thì không biết bao nhiêu là con rệp. Ba bốn người
ngồi giết không kịp nên nó sinh sôi như thế. Mùa đông thì rận chấy. Có cái áo
tù khi giũ ra thì hàng ngàn con rận! Kinh khủng như vậy."
Đầu gấu, những kẻ máu lạnh
Hình ảnh được trưng bày tại Triển lãm cải cách ruộng đất tổ chức
tại Hà Nội từ tháng 3 đến tháng 5/1956.
Bên cạnh cái đói, lạnh, người tù còn thường xuyên phải canh chừng
những kẻ đầu gấu trong trại. Họ có thể giết người bất cứ lúc nào vì đối với những
tử tù này không còn một thứ kỷ luật nào có thể làm cho họ sợ hãi nữa, LM Nguyên
Thanh kể lại:
"Bản thân tôi thì đã chịu đựng tất cả những hình khổ đó nên
tôi rất hiểu thời bấy giờ những linh mục bị đưa lên Cổng Trời là một cái trại tử
hình. Ở đó có thể nói những con người có thể biến thành những con thú để sống bởi
vì họ chỉ cần tranh chấp nhau một miếng khoai mì to hay nhỏ thôi, chia không đều
mà họ có thể cầm dao cầm búa giết nhau tại chỗ.
Thí dụ như một tên tù tên là Nguyễn Văn Nhân là tù hình sự đã bị
kết án tử hình vì tội giết người, con một trung tá công an Hà Nội. Bị kết án tử
hình nhưng không thi hành án. Ngay trong tù tên Nhân này lại giết một người bạn
tù khác và lại bị tuyên án tử hình một lần nữa."
LM Nguyễn Hữu Lễ nhận xét mức độ tàn ác của những đầu gấu trong tại giam Cổng Trời:
LM Nguyễn Hữu Lễ nhận xét mức độ tàn ác của những đầu gấu trong tại giam Cổng Trời:
"Việc ác độc nhất của chế độ cộng sản đối với tù chính trị
miền Nam nói chung và các người công giáo nói riêng đặc biệt là các linh mục
là, cái trại đó giao cho những người đội trưởng là tù hình sự. Đại đa số là những
kẻ hiếp dâm, giết người cướp của. Bị kết án từ 15 năm sắp lên cho tới tử hình.
Nếu dưới 15 năm thì không được lên đó.
Những đội trưởng đó được giao cho cai trị người tù miền Nam, đặc
biệt là các linh mục. Những đội trưởng này được giao rất nhiều quyền hạn, ngay
cả mỗi đội trưởng đều có một cái còng số tám nữa. Họ có thể đánh hay còng bất cứ
một người nào và chính mắt tôi đã chứng kiến họ đánh tù miền Bắc không thể nào
tưởng tượng được."
Những con người có thể biến thành những con thú để sống bởi vì họ
chỉ cần tranh chấp nhau một miếng khoai mì là họ có thể cầm dao cầm búa giết
nhau tại chỗ.
LM Nguyên Thanh
LM Nguyên Thanh kể về trại của ông ở được gọi là khu O với những
thành phần mà ông gọi là cặn bã của miền Bắc:
"Chúng tôi được ở trong khu O tức là họ xây một vòng tròn
tường cao kín cổng cao tường, ở trong cái trại tù được gọi là trại tù tử hình
vì trại này nhốt tất cả thành phần cặn bã của miền Bắc. Những tù hình sự can tội
cướp của giết người chờ tử hình và chúng tôi bị nhốt chung với những người này.
Tôi lại được chiếu cố hơn cả là vì ở khu O tức là tù trong tù."
Người tù biệt kích Trần Nhật Kim xác nhận lời kể của LM Nguyên
Thanh bằng lời kể:
"Ở trong trại đa phần là tù hình sự. Những người bị chung
thân khổ sai và môt số bị án tử hình. Họ là những thành phần người ta gọi là đầu
gấu gom từ các trại để mang lên Cổng Trời. Trại Cổng Trời có điểm đặc biệt nó
cao gần hai ngàn thước sát biên giới Trung Quốc, chỉ cách 5 cây số đường chim
bay. Với khí hậu mùa đông là 0 độ C mà chúng tôi chỉ có một bộ bà ba, một chăn
một chiếu một cái mền mỏng.
Nó có điểm đặc biệt nữa là chỉ bắt đi kỷ luật vào mùa đông vì
mùa hè nó cần tù nhân tăng gia sản xuất. Mùa đông thì thời gian ở trong phòng kỷ
luật thì phương tiện không có, ăn uống thì kém. Một tháng chúng tôi được 11 ký
nhưng người bị kỷ luật thì chỉ có 9 ký thôi. 9 ký này toàn chất bột như ngô,
khoai, sắn, đa phần là ngô xay. Vì vậy chúng tôi bị xuống sức khỏe rất nhanh.
Vấn đề hành hạ tôi nghĩ không gì hành hạ bằng thời tiết. Cái đói
và ý tưởng mình không được trở về gia đình nữa. Nhưng chúng tôi thường đối diện
một sự thật là đói quá. Những người tù hình sự thì họ có thể ăn cắp ăn trộm hoa
màu trong khi đi làm, nhưng chúng tôi thì không."
Trốn trại khó hơn lên trời
Tuy nghiêm ngặt và khó khăn như vậy nhưng nỗi thèm sống đã thôi
thúc người tù khiến họ nghĩ đến con đường đào thoát, dù biết rằng cơ hội tự do
chỉ là một phần trăm. Người tù Hoàng Đình Mỹ kể lại sự chuẩn bị trốn trại của
ông và đồng đội:
Bộ đội miền Bắc tiến vào Sài Gòn hôm 30-4-1975. AFP photo
"Thời gian nó cho chúng tôi về công trường Hồng Thắng lao động,
rồi nó chuyển về Đầm Đùn Thanh Hóa. Ở đây nó cho ra ngoài làm tự do nhưng trong
một vùng thôi không đi quá phạm vi. Chúng tôi mới tìm đường do mấy cái ông dân
tộc đi mua hàng ngoài Thanh Hóa về bán cho chúng tôi, thuốc lá hay hộp quẹt.
Nghe người ta nói chuyện đi đường như thế nào rồi tôi mới nghĩ tới
chuyện trốn trại tôi mới bắt đầu đi. Sáng hôm đó tôi đi làm sớm, tôi xin cán bộ
cho tôi đi đốt lò vôi. Vào tổ lò vôi được mấy ngày khi đi ra ngoài làm lán tôi
kiếm cớ tôi đi thật sớm thì tới tối tôi đã ra tới Thanh Hóa."
Ra tới Thanh Hóa nhưng không thể trốn xa hơn, thế là họ lại bị bắt.
Ra tới Thanh Hóa nhưng không thể trốn xa hơn, thế là họ lại bị bắt.
Người tù Trần Nhật Kim kể về trường hợp trốn trại khác mà ông được
biết:
"Khi các anh em tù vào phòng mỗi buổi chiều. Thí dụ như hôm
nay có 40 người cán bộ thì họ trực gác các phòng. Anh em xếp hàng ở ngoài cửa
và người ta gọi tên từng người để mấy chục cán bộ nhận diện trước khi người đó
bước vào phòng. Thành thử ra họ thuộc lòng từng người và biết rõ từng tên. Mỗi
phòng đều có quyển sổ có hình ảnh đàng hoàng, ghi tên tuổi rõ ràng thành thử
anh em có thoát ra ngoài cũng khó.
Trường hợp anh Khoan, anh này là biệt kích ra Bắc trước năm 1970
anh ấy bị bắt và trốn trại. Anh vừa thoát ra khỏi cổng trại thì bị tù hình sự
nó phát hiện nó báo cán bộ liền. Anh bị bắt và bị đánh trước mặt chúng tôi. Họ
mang vào trong một chỗ mà chúng tôi nhìn qua khe cửa đều thấy được. Bốn người vừa
đánh vừa đấm khi anh ấy bất tỉnh thì nó khiêng bỏ vào phòng kỷ luật. Anh Khoan
hiện nay đang ở tiểu bang Ohio."
Trong bài tiếp, những nhân chứng sống kể lại các phương thức
hành hạ người tù như thế nào trong cái trại giam khủng khiếp này. Từ cùm cánh
tiên, cho tới nhà đá biệt giam, lấy đi sinh mạng biết bao người, trong đó có
tính mạng của cha chính Vinh người mở đầu cho câu chuyện Trại Giam Cổng Trời
này…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét