Năm 1959 đánh dấu một mùa Giáng Sinh buồn bã tại miền Bắc khi
linh mục Nguyễn Văn Vinh còn được gọi là cha chính Vinh cùng với linh mục Lương
Huy Hân và 68 người gồm tu sĩ, chủng sinh thậm chí cả những người hát trong ca
đoàn, tất cả bị bắt và dẫn lên trại giam Cổng Trời giam giữ. Con số 70 người
này không ai sống sót trở về, họ chết âm thầm trong tay bạn tù và mãi hàng chục
năm sau thân nhân mới hay biết.
Những người tù miền Nam
Năm 1977 tức 18 năm sau đêm Giáng Sinh bách hại, từ miền Nam xa
xôi, linh mục Nguyễn Hữu Lễ tiếp bước LM Nguyễn Văn Vinh vào trại Cổng Trời để
làm chứng nhân của một trại giam khắc nghiệt nhất thế giới. LM Nguyễn Hữu Lễ kể
lại những kỷ niệm mà chính trong đêm Giáng Sinh năm 1977 ông và những người người
tù miền Nam chịu đựng:
“Chúng tôi bị đưa ra Bắc vào năm 1977 và trong đêm Giáng Sinh
năm ấy. Trước ngày Giáng Sinh thì nó có một cuộc tương đối là biến động, bởi một
số tù miền Nam còn trẻ ra đây thì người ta phản đối và bày tỏ thái độ phản
kháng trong tù, đặc biệt nhất là những anh em công giáo.
Cũng vì cái tội có vài lần vượt ngục như vậy cho nên họ đã đưa
tôi lên trại Cổng Trời cùng với 5 linh mục tuyên úy khác là linh mục Cao Đức
Thuận, linh mục Nguyễn Thiện Thuật, linh mục Đinh Cao Thuấn, linh mục Nguyễn
Văn Hùng tất cả lên trại Cổng Trời kể từ tháng 12 năm 1977.
LM Nguyên Thanh
Đúng vào đêm Giáng Sinh, chỉ có mình tôi là linh mục trong trại
Nam Hà thôi. Sau khi kẻng điểm danh rồi thì anh em các buồng khác hướng về cái
buồng của tôi, lúc đó tôi âm thầm dâng lễ. Tôi đã dấu được bánh lễ và rượu lễ
mang ra từ miền Nam, để rồi làm lễ âm thầm trong mùng. Anh em hướng tâm hồn với
tôi để dâng lễ trong đêm Giáng Sinh. Khi tôi dâng lễ vừa xong thì cửa buồng mở
ra và có một cuộc đổi buồng rất lớn xảy ra. Hai mươi người trong số chúng tôi bị
còng tay đưa lên trại Cổng Trời.”
LM Nguyên Thanh, một nhạc sĩ viết thánh nhạc nổi tiếng trong
giáo hội Việt Nam cũng theo bước chân LM Lễ lên trại Cổng Trời cùng thời gian
mùa Giáng Sinh năm 1977. LM Nguyên Thanh không đi một mình, ông cùng với 5 linh
mục tuyên úy khác bước chân vào trại trong một mùa đông giá rét, ông kể:
“Khi tôi bị bắt là ngày 19 tháng 6 năm 1976 cùng với anh Nguyễn
Văn Thanh là em ruột của Hồng Y Nguyễn Văn Thuận cùng nhau vượt ngục ở trại Suối
Máu, sau đó bị bắt lại và bị đánh một trận gần chết, bị còng tay đưa xuống tàu
suốt hai tuần lễ ra Bắc và đưa vào trại Sơn La.
Tôi lại tham gia vào một vụ vượt ngục khác tại trại Sơn La rồi
cũng bị bắt lại và bị đánh một trận gần chết thứ hai, sau đó bị cùm 6 tháng.
Cũng vì cái tội có vài lần vượt ngục như vậy cho nên họ đã đưa tôi lên trại Cổng
Trời cùng với 5 linh mục tuyên úy khác là linh mục Cao Đức Thuận, linh mục Nguyễn
Thiện Thuật, linh mục Đinh Cao Thuấn, linh mục Nguyễn Văn Hùng tất cả lên trại
Cổng Trời kể từ tháng 12 năm 1977.”
Những nhân chứng sống
Theo lời kể của người tù Kiều Duy Vĩnh thì ông là người đã chứng
kiến từng người tù ngã xuống trong trại giam nghiệt ngã này. Ông xác định chỉ
mình ông và Nguyễn Hữu Đang là sống sót sau nhiều năm bị nhốt tại đây. 72 người
đến trại giam chỉ hai người trở lại. Bức tranh bi thảm này làm sao diễn tả nổi
sự kinh hoàng phía sau khung bố của nó? Người tù Kiều Duy Vĩnh cho biết:
“Không còn ai cả! Tại vì lúc bấy giờ tôi còn trẻ lắm tôi sinh
năm 1931 mà. Tôi là người hầu như trẻ nhất trong 72 người. 70 người còn lại đều
là tu sĩ cả. Những người như cha Vinh, cha Quế. Chỉ còn tôi và anh Nguyễn Hữu
Đang là người không theo đạo.”
Qua kinh nghiệm nhiều năm tù đày trong trại Cổng Trời, LM Nguyễn
Hữu Lễ nhận xét do đâu mà người cộng sản mong muốn tiêu diệt niềm tin công giáo
một cách nghiệt ngã như vậy, ông nói:
Không ai biết có bao nhiêu người đã bỏ mình trong trại giam Cổng
Trời ngoại trừ những người đi cùng toán với nhau.
LM Nguyễn Hữu Lễ
“Không ai biết có bao nhiêu người đã bỏ mình trong trại giam Cổng
Trời ngoại trừ những người đi cùng toán với nhau.”
LM Nguyễn Thanh Đương, người bị giam trong trại Cổng Trời 18 năm
cho biết về những bạn tù của ông như sau:
“Tôi có ở cổng trời nhưng thời gian đó những người lên đó coi
như là được xếp vào loại chết. Nói về hình khổ trên ấy thì nhiều lắm, mỗi người
có một cái khổ riêng. Nhiều khi trong một trại nhưng người kể thế này người kể
thế khác.
Tù thì nhiều nhà tù, nhiều hình khổ khác nhau. Mình chứng kiến
hoặc mình nghe anh em đi tù kể lại cũng không thể biết hết được tội ác của họ
đâu. Mình bị 18 năm nhưng có cha 20 năm, 22 năm. Thầy Cao Ngân 22 năm nhưng
Ngài chết rồi.”
Tuyệt thực Cổng Trời: chống bạo lực bằng im lặng
Người tù nổi tiếng của trại giam Cổng Trời, đại úy Kiều Duy
Vĩnh.
Những người tù công giáo đầu tiên trong đợt Giáng Sinh năm 1959
theo chân linh mục Nguyễn Văn Vinh đã tay không chống lại sự đàn áp đức tin của
họ trước cán bộ trưởng trại giam một cách bền bỉ như thế nào được ông Kiều Duy
Vĩnh kể lại trong bài viết mang tên "Tuyệt Thực Cổng Trời" rất nổi tiếng.
Trong phần mở đầu ông viết:
“Tôi không theo đạo Thiên Chúa, và điều ấy có thể đã làm cho tôi
sống được đến hôm nay, năm 1994. Vì những người Cộng Sản căm thù những người
theo đạo Thiên Chúa nên tất cả mũi nhọn của nền chuyên chính đều chĩa vào những
người con Chúa.
Thứ nhất là các vị Giáo sĩ trong Giáo Hội, rồi đến các tu sĩ cả
nam lẫn nữ. Trong ngục tù Cộng sản, tôi đã gặp hai bà Sơ bị bắt vào xà-lim, rồi
đến các ông chánh trương, trùm trưởng, cả đến những người trong Hội Trống, Hội
Kèn Nhà Thờ cũng bị bắt đi tù hàng loạt. Tôi thấy đa số họ hiền lành, ngơ ngơ
nói năng chẳng ra sao. Không biết họ mắc tội gì mà bị hành hạ đến như vậy: Họ
có mỗi một tội là tin vào Chúa Jê-Su. Thế thôi.
Còn tôi, tôi thiếu đức tin đó, và điều đó đã cứu tôi sống. Nói
thế không có nghĩa là tất cả mọi người Công giáo đi tù đều chết hết. Có nhiều
người còn sống sau cuộc tù đày, những anh Thi, anh Thọ, chị Diệp, là những người
trong vụ nổi loạn ở Ba Làng, Thanh Hóa năm 1954, còn Nguyên Công “Cửa” tức Nguyễn
Công Môn, ngư dân vượt biển, còn Nguyễn Hữu Bổn, người thôn Vạn Lộc, Nam Lộc
Nam Đàn…”
Vì những người Cộng Sản căm thù những người theo đạo Thiên Chúa
nên tất cả mũi nhọn của nền chuyên chính đều chĩa vào những người con Chúa.
Ông Kiều Duy Vĩnh
Tác giả Kiều Duy Vĩnh hiện vẫn còn sống tại Hà Nội, mặc dù đã hơn
80 nhưng tính tình vẫn còn lạc quan, và đặc biệt là không bao giờ thỏa hiệp với
chế độ mà ông đang sống cùng. Ông đích thân kể lại cho chúng tôi câu chuyện bi
tráng này như sau:
“Lên đến nơi việc đầu tiên của cán bộ quản lý trại giam là:
"Ai cho các anh ăn? Không có thằng Giê Su nào, con mẹ Maria nào cho các
anh ăn cả. Đảng và chính phủ cho các anh ăn vậy cấm không được làm dấu trước
khi ăn!" Tất cả các tràng hạt, tất cả cái gì thuộc về kinh bổn, chữ thập đều
bị tịch thu hết và tôi trở thành người tiến bộ.
Các ông ấy không ăn, các ông ấy tuyệt thực vì bị cấm làm dấu trước
khi ăn. Tôi được ba bữa, ngày thứ nhất đến trưa thứ hai thì tôi đói quá. Các tu
sĩ thấy tôi đói quá bảo thôi anh ăn đi, họ chỉ cấm những người công giáo không
được đọc kinh làm dấu trước khi ăn thì tôi và anh Đang là người không công
giáo.
Thật tình tôi đói lắm, lúc bấy giờ tôi còn khỏe lắm. Tôi cao 1
thước 76 nặng 72 cân. Tôi đói lắm. Cha sanh mẹ đẻ tôi không đi nhà thờ và không
làm dấu bao giờ cả. Trưởng trại giam bảo tôi tiến bộ, tôi bảo tôi không phải là
người công giáo nên không làm dấu chứ chả có tiến bộ gì cả, đói phải ăn thôi. Vậy
là tôi sống còn bao nhiêu chết cả!”
LM Nguyễn Văn Lý bị công an mặc thường phục bịt miệng tại toà án
Thừa Thiên-Huế tháng 3/2007
Trong bài viết "Tuyệt Thực Cổng Trời" tác giả Kiều Duy
Vĩnh kể lại một điều quan trọng đó là người cộng sản cố tìm cách giết những người
tù công giáo này như thế nào, ông viết:
"Vả lại ở trên Cổng Trời này, đối với các bậc như Cha Vinh,
cha Quế, Tu sĩ Đỗ Bá Lang, Tu sĩ Nguyễn Trung Chính tức Nhẫn, tôi là hạng bét
so với các đấng Tù ấy nên mũi nhọn của cuộc tàn sát không chĩa vào tôi. Ban
giám thị trại đem so tôi với các bậc Thánh đó thấy tôi là một phần tử tốt. Này
nhé: Tôi không có đạo, tôi không cầu kinh, không làm dấu thánh, không ăn chay Lễ
Phục Sinh, không theo nghi lễ Giáng Sinh. Như thế là tôi chấp hành nghiêm chỉnh
mệnh lệnh của Ban Giám thị quá rồi còn gì nữa.
Còn với các đấng Tù kia, nội qui trại tù cấm tù cầu kinh, các vị
cứ cầu kinh, cấm làm dấu thánh trước trước khi ăn, các vị cứ làm dấu thánh.
Ngày Lễ Giáng Sinh các vị tự ý nghỉ, không chịu đi làm.
Ông Kiều Duy Vĩnh
Còn với các đấng Tù kia, nội qui trại tù cấm tù cầu kinh, các vị
cứ cầu kinh, cấm làm dấu thánh trước trước khi ăn, các vị cứ làm dấu thánh.
Ngày Lễ Giáng Sinh các vị tự ý nghỉ, không chịu đi làm."
Câu chuyện "Tuyệt Thực Cổng Trời" kết thúc bởi sự rút
lui của cán bộ trưởng trại giam vì không thể bắt 70 người tù này chết đói khi họ
cương quyết không ăn uống nếu bị cấm làm dấu thánh giá.
Những con người xem rất bình thường này đã tranh đấu trước cái đói
một cách phi thường và lần đầu tiên tại Cổng Trời sức mạnh của quyền lực phải
chịu thua sự im lặng trong niềm tin. Nhưng 70 người được ông Vĩnh gọi là những
"đấng Tù", những "bậc Thánh" ấy không một ai sống sót trở về
với gia đình, xã hội, với bàn dâng lễ ở nhà thờ...
Quý vị vừa nghe bài thứ hai trong loạt bài Trại Giam Cổng Trời
do các nhân chứng kể lại sự bách hại người theo đạo công giáo trong trại giam
này như thế nào. Xin mời quý vị nghe tiếp bài thứ ba của câu chuyện sẽ được
phát vào giờ phát thanh kế tiếp cũng do Mặc Lâm cùng nhiều nhân chứng trình
bày.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét