Ông Định bị tuyên án 6 năm tù vì tội 'tuyên
truyền chống nhà nước' vào năm 2013.
Ngay tại đám tang đang diễn ra ở Sài Gòn của
tù nhân lương tâm Đinh Đăng Định, gia đình của ông nói chính quyền nợ ông 'một
lời xin lỗi' vì ông vô tội.
Hôm 05/4/2014, cô Đinh Phương Thảo, con gái đầu lòng của ông Định - người vừa qua đời hôm thứ Sáu, sau một thời gian ngắn được 'đặc xá' về nhà trị bệnh, cũng đưa ra quan điểm gia đình không loại trừ ông Định đã bị 'đầu độc' trong thời gian ở trong tù.
Con gái ông Định cho rằng việc chính quyền không cho phép ông Định được chạy chữa kịp thời chứng bệnh 'ung thư dạ dày' đã có vai trò làm trầm trọng hóa bệnh tình của ông, dẫn tới việc ông tử vong và rằng việc ông Định bị cản trở điều trị, chăm sóc phù hợp có thể được coi là những hình thức 'tra tấn' tinh vi đối với tù nhân lương tâm này.
Hôm 05/4/2014, cô Đinh Phương Thảo, con gái đầu lòng của ông Định - người vừa qua đời hôm thứ Sáu, sau một thời gian ngắn được 'đặc xá' về nhà trị bệnh, cũng đưa ra quan điểm gia đình không loại trừ ông Định đã bị 'đầu độc' trong thời gian ở trong tù.
Con gái ông Định cho rằng việc chính quyền không cho phép ông Định được chạy chữa kịp thời chứng bệnh 'ung thư dạ dày' đã có vai trò làm trầm trọng hóa bệnh tình của ông, dẫn tới việc ông tử vong và rằng việc ông Định bị cản trở điều trị, chăm sóc phù hợp có thể được coi là những hình thức 'tra tấn' tinh vi đối với tù nhân lương tâm này.
Trao đổi với BBC ngay tại trụ sở Dòng Chúa Cứu
Thế Việt Nam ở Sài Gòn, nơi ông Định được di quan tới từ tỉnh Đắk Nông trong
hôm thứ Bảy, con gái ông Định nói:
"Nhà nước Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt
Nam cũng như chế độ hiện giờ phải tuyên bố vô tội cho bố tôi, bố tôi không có
tội chứ không phải là 'đặc xá',
"Bởi vì người ta có tội mới 'đặc xá', cái
mà gia đình tôi cần là người ta phải tuyên bố vô tội cho bố tôi, ông không hề
có tội."
Về nguyên nhân được cho là 'gián tiếp' dẫn tới
tử vong của ông Định, cô Phương Thảo nói:
"Lý do là không được khám, chữa bệnh đúng
(cách), đó chính là một sự tra tấn trong nhà tù, khi mà bố tôi bị đau thì ông
đã không được đưa đi khám, lúc nào cũng trích cho thuốc giảm đau, hoặc là thuốc
không biết rõ nguồn gốc... Ngày nào ông đau, thì ngày đó loại thuốc không rõ
nguồn gốc đó tiêm vào người thì cũng là nguyên nhân gián tiếp gây nên căn bệnh
của bố tôi,
"Rồi càng ngày khối u trong người càng
lớn, nhưng chẳng được phát hiện ra, khi phát hiện ra rồi, thì khối u to đùng,
lúc phát hiện ra khối u to, thì việc điều trị, họ cũng không chịu thả tự do cho
bố tôi,
"Họ vẫn cứ giam giữ bố tôi, thì thử hỏi,
với điều kiện giam giữ trong tù như thế thì làm sao một người vừa trải qua cơn
đại phẫu có thể hồi phục được? Cho nên chính sự khốc liệt trong nhà tù, sự đầy
đọa, tra tấn tù nhân đã đẩy bố tôi đến mức cơ sự này."
'Có bị đầu độc?'
Khi được hỏi về việc có hay không chuyện ông
Định được cho là bị 'đầu độc' ở trong tù, con gái của tù nhân chính trị bị kết
án 6 năm tù giam vì tội 'tuyên truyền chống nhà nước' vào năm 2013 theo điều 88
Bộ luật hình sự, nói:
"Nguyên nhân này có lẽ cũng không loại
trừ, không loại trừ nguyên nhân bị đầu độc, có lẽ cũng là nguyên nhân, nhưng gia
đình chưa dám khẳng định tại vì muốn cáo buộc ai thì mình phải cần có bằng
chứng,
"Nhưng bố tôi là một nhà giáo, bố tôi dạy
hóa (học) nên bố tôi phát hiện ra được mùi hóa chất rất giỏi, thí dụ trong thức
ăn, nước uống của bố tôi có những hóa chất lạ là bố tôi phát hiện ra liền, gia
đình tôi không khẳng định, nhưng cái đó không thể loại trừ."
Chiều tối hôm thứ Bảy, quan tài của ông Đinh
Đăng Định đã được chuyển tới nhà thờ Dòng Chúa Cứu thế ở 38, phố Kỳ Đồng,
Phường 9, Quận 3, TP Hồ Chí Minh, sau khi bắt đầu được di quan từ nhà riêng của
ông ở tỉnh Đắk Nông lúc 13 giờ chiều cùng ngày.
Gia đình ông Định cho hay đã có nhiều tổ chức,
đoàn thể tới viếng đám ma của ông, trong đó có đại diện và thành viên của các
nhóm như No-U (nhóm phản đối Bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc), Hội Ái hữu
Tù nhân Lương tâm, Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, Câu lạc bộ Hoa Mai, Hội Bầu
bí Tương thân, nhiều bloggers v.v...
Cô Phương Thảo cho hay gia đình chưa gặp sự
cản trở nào của chính quyền, tuy rằng có thể một số nhà hoạt động đến dự đám bị
an ninh theo dõi và có một "sự cố" là nhà riêng của ông Định đã bị
'cúp điện' trong vòng 2-3 tiếng ngay trong tang lễ và trước khi quan tài của
ông được chuyển ra khỏi nhà riêng ở Đắk Nông.
Con gái người tù nhân vừa qua đời ở tuổi 51
nói: "Không có trở ngại một cách công khai cả, nhưng có điều hơi phiền khi
thỉnh thoảng khu vực nhà tôi ở bị mất điện, mất điện thì rất là phiền cho đám
tang của bố tôi,
"Mất điện khoảng từ hai tiếng đến ba
tiếng thôi nhưng nó cũng gây ra phiền nhiễu."
'Chạy trốn trách
nhiệm?'
Hôm thứ Bảy, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng bình luận
với BBC về điều mà ông cho là chính quyền đã có 'tính toán' khi thả ông Định về
nhà trong tình trạng bệnh tật đã rất trầm trọng, được hiểu là ung thư dạ dày
giai đoạn cuối.
Ông Dũng nói: "Chính quyền không biết là
họ đem lại phúc lợi gì cho nhân dân, nhưng mà về những động cơ riêng của họ thì
họ tính toán rất giỏi, và cuối cùng, họ cho lệnh đặc xá với ông Đinh Đăng Định,
đó là một việc lấy lòng quốc tế, cho là nhà nước Việt Nam có nhân quyền,
"Và giải tỏa được một chút trong số 227
khuyến nghị của các nước, các quốc gia đặt ra trong Kiểm Định nhân quyền phổ
quát (UPR) tại Thụy Sỹ cho Việt Nam vào tháng 2/2014 vừa qua,
"Và thứ hai nữa, họ cũng thoát được trách
nhiệm giải quyết cái chết của ông Đinh Đăng Định một cách chắc chắn và nhiều
người thậm chí còn đặt nghi ngờ là ông Định trong thời gian ở trong tù đã 'bị
thuốc."
Theo ông Dũng việc tổ chức một đám tang không
hoàn toàn quá tốn kém so với khả năng của nhà nước, nhưng trách nhiệm và chi
phí này, có thể đã được tính toán để 'chuyển sang' cho các đương sự và người
nhà của các đương sự bị qua đời.
"Không phải là tốn kém so với hàng ngàn,
hàng vạn tỷ (đồng) thất thoát ở trong khu vực nhà nước, nhưng nhà nước lại tiết
kiệm một cách quá đáng và đẩy dồn toàn bộ trách nhiệm, chi phí cho những người
cùng cảnh ngộ như ông Đinh Đăng Định và gia đình ông Đinh Đăng Định phải chịu."
Ông Dũng kêu gọi chính quyền Việt Nam minh
bạch hơn và cải thiện chế độ nhà tù, giam giữ, đồng thời công khai danh sách
các tù nhân chính trị và lương tâm đang bị giam giữ hoặc quản thúc.
Được biết trong kỳ Kiểm định Nhân quyền Phổ
quát vừa qua ở Geneva, Thụy Sỹ, đại diện chính quyền Việt Nam đã một lần nữa
khẳng định với Liên Hiệp quốc rằng Việt Nam luôn tôn trọng và thực thi nghiêm
chỉnh các quy định và nguyên tắc bảo đảm quyền con người và các quyền tự do cơ
bản của công dân, kể cả tôn trọng quyền của các tù nhân, theo các chuẩn mực
quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và là thành viên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét