Ngôi Nhà Của Cụ Edith Macefield Tại Trung Tâm Thương Mại Ballard, Seatle, USA |
Vì không mua được đất của Cụ Edith Macefield, cơ quan phát triển
đô thị cuối cùng đã phải thay đổi thiết kế của tòa nhà, mà với thiết kế
mới, tòa nhà Trung Tâm Thương mại năm tầng này buộc phải cắt cúp lõm vào tại vị
trí ngôi nhà ngôi nhà hai tầng cũ kỷ đã trải qua 108 năm dãi dầu mưa nắng của cụ
Edith tọa lạc, nhưng tuyệt nhiên, không đụng đến bất cứ một chi tiết nhỏ
nào của ngôi nhà dù chỉ là một tấc đất. Và cụ Edith Macefield vẫn tiếp tục sống
một cách an nhiên tự tại trong ngôi nhà đó, ngay cả khi công trường xây đựng
trung tâm đô thị cứ diễn ra ngày một náo nhiệt hơn, ngay cả sau khi bức tường
bê tông ba mặt bao quanh ngôi nhà mỗi ngày cứ cao dần lên khi hết khối bê
tông này đến khối bê tông khác cứ tiếp tục được đắp lên đó. Ngay cả khi những
cần cẩu đã vượt qua mái nhà của của cụ để nâng hàng ngàn khối sắt thép bê tông,
hết ngày này qua tháng khác cho đến ngày Trung Tâm Thương Mại hoàn thiện. Cụ
Edith Macefield vượt qua hết mọi quấy quả một cách hết sức đơn giản bằng cách tăng âm
lượng của chiếc vô tuyến truyền hình hoặc âm nhạc opera mà cụ yêu thích
to hơn một chút, và thế là đủ.
Cụ Edith đã chia sẻ rằng: “Tôi đã đi qua cuộc chiến tranh thế giới thứ II, tiếng ồn không làm tôi khó chịu, vì tôi đã quá quen thuộc với nó”. Nhưng ấn tượng hơn cả là câu nói mà cụ Edith thường lập đi lập lại nhiều lần với nhân viên của Hội Đồng Thành Phố, những người nhiều lần đến gặp cụ dể thương lượng mua lại ngôi nhà của cụ và thuyết phục cụ chuyển đi nơi khác, nhường lại mặt bằng cho Trung Tâm Thương Mại, rằng “Tôi không muốn di chuyển. Tôi không cần tiền. Tiền không phải là tất cả”.
Cụ Edith đã chia sẻ rằng: “Tôi đã đi qua cuộc chiến tranh thế giới thứ II, tiếng ồn không làm tôi khó chịu, vì tôi đã quá quen thuộc với nó”. Nhưng ấn tượng hơn cả là câu nói mà cụ Edith thường lập đi lập lại nhiều lần với nhân viên của Hội Đồng Thành Phố, những người nhiều lần đến gặp cụ dể thương lượng mua lại ngôi nhà của cụ và thuyết phục cụ chuyển đi nơi khác, nhường lại mặt bằng cho Trung Tâm Thương Mại, rằng “Tôi không muốn di chuyển. Tôi không cần tiền. Tiền không phải là tất cả”.
Sau Khi Cụ Edith Macefield qua đời vì ung thư tuyến tụy vào năm
2008, ngôi nhà của cụ lại càng nổi tiếng hơn, vẫn bé nhỏ, e ấp tại đó, bao
quanh bởi bức tường bê tông cao chót vót trên ba mặt của Trung Tâm Thương Mại
hiện đại và đồ sộ. Ngôi nhà không những đã trở thành nguồn cảm hứng và cổ vũ lớn
lao cho cư dân khu Ballard, Seatle, mà cũng là nguồn cảm hứng cho hầu hết người
dân Mỹ cũng như người dân ở các quốc gia Phương Tây, những người đã quá mệt mỏi
với sự biến mất dần những cảnh quang thiên nhiên xanh tươi, mát mẻ và yên bình
để thay vào đó là những tòa nhà chọc trời, những khu chung cư cao tầng hay những
trung tâm thương mại đồ sộ. Với nguồn cảm hứng đó, rất nhiều người đã tạo hình
xăm ngôi nhà bé nhỏ của cụ Edith lên cơ thể như là một cách thành tâm để tưởng
nhớ đến cụ cũng như để tỏ lòng ngưỡng phục lòng kiên định của cụ.
Những người luôn tiếc nhớ cụ Edith thì thổ lộ rằng họ đã lấy cảm
hứng từ tinh thần và lòng dũng cảm của cụ, bởi sự lựa chọn của cụ để được sống một
cuộc sống đơn giản trong chính ngôi nhà nhỏ của mình, theo cách mà cụ ấy muốn.
Thật là một cuộc đời đáng để sống khi người ta được sống theo cách mà người ta
muốn, nếu không thì chúng ta không phải đang sống, mà thực ra là chỉ đang tồn tại
mà thôi. Đó là lý do khiến càng ngày càng có thêm nhiều người biết đến
cụ và hết lòng kính ngưỡng cụ, hết lòng tôn vinh tinh thần Edith Macefield.
Riêng đối với người Việt Nam, chúng ta không dừng lại ở việc chỉ
kính ngưỡng tinh thần Edith Macefield như nhiều người dân Mỹ, mà chúng ta
còn đặc biệt cảm kích trước cách ứng xử vô cùng nhân văn của các cơ quan công
quyền thành phố Seatle đối với cư dân trong “vùng quy hoạch”. Dù là vì một công
trình công ích công cộng, nhưng chính quyền vẫn tôn trọng sự lựa chọn của người
dân. Họ đã không cưỡng chế để giải phóng mặt bằng, không kết tội cụ Edith
Macefield là chống người thi hành công vụ, là phản động, là đi ngược lại với lợi ích của nhà nước và nhân dân… Mà họ vẫn hết
sức tôn trọng quyền chon lựa của một công dân: Công
trường xây dựng vẫn không bị đình đốn, bản thiết kế chỉ thay đổi một chi tiết
là giữ nguyên trạng ngôi nhà của cụ, mại tại đó kiến trúc của Trung Tâm Thương
Mại thành phố sẽ phải khuyết vào…
Tất nhiên một điều tương tự như thế chưa từng bao giờ và sẽ
không bao giờ xãy ra ở Việt Nam, nơi mà lợi ích của đảng và của các nhóm lợi
ích là tối thượng, là trên cả lợi ích của Tổ Quốc, của Dân Tộc, chứ nói gì đến
lợi ích của mỗi cá nhân. Chính vì vậy mà hàng loạt
những ngôn từ mới đã xuất hiện trong kho tàng ngôn ngữ của dân tộc, mà không
ít những từ ngữ mới này là ác mộng kinh hoàng đối với những người
dân thấp cổ bé họng như “khu quy hoạch, giải
phóng mặt bằng, thu hồi đất, giải tỏa”… hay “cưỡng chế đất đai” … Bởi khác với những gì đã xãy ra với cụ Edith
Macefield ở Mỹ, ở nước Việt Nam ngàn năm văn hiến này, khi đảng và nhóm lợi ích muốn,
thì người dân hoặc phải “bàn giao” nhà cửa ruộng vườn để ra đi trong lặng lẽ,
hoặc phải vào nhà tù nhỏ vì tội chống người thi hành công vụ, mà đất đai, ruộng
vườn nhà cửa cũng bị trưng thu, chứ hoàn toàn không có bất cứ sự lựa chọn nào
khác.
Mọi sự nhượng bộ phải xuất phát từ nhân dân chứ không phải từ giới công
quyền.
Ngược dòng lịch sử để thấy được rằng ngay sau cuộc cách mạng
long trời lỡ đất Cải Cách Ruộng Đất ở Miền Bắc từ 1949 đến 1956 đã có đến hàng
chục ngàn ngôi nhà của địa chủ phú nông bị quốc hữu hóa để làm cơ quan của các
đoàn thể cách mạng. Hàng ngàn cơ sở tôn giáo bao gồm cả đình đền miếu mạo và
chùa chiền của Phật Giáo, các Thánh đường, Tu Viện của Thiên Chúa Giáo… cũng đã
bị trưng thu để làm kho hợp tác.
Tại Miền Nam, Giáo Hoàng Học Viện Thánh Pio Đà Lạt là một trong
những cơ sở tôn giáo bị trưng thu sớm nhất: Ngày 28 tháng 8 năm 1975, tất cả
các giáo sư, thừa sai nước ngoài nhận lệnh phải rời khỏi Việt Nam. Ngày 9 tháng
8 năm 1977, Học Viện phải giải tán. Năm 1980, chính quyền trưng dụng tòa nhà để
làm trụ sở của Trung Tâm Đào Tạo của Viện Hạt Nhân với tham vọng biến Việt Nam
thành một cường quốc hạt nhân ở Châu Á.
Xin được đơn cử một số vụ cưỡng chiếm đất đai ruộng vườn, nhà cửa
của dan nghèo, mà nhóm lợi ích họi là “cưỡng chế đất đai”:
- Ngày 4/9/2009 UBND tỉnh Quảng Ninh ra quyết định thu hồi 41,59
ha của 852 hộ dân tại huyện Đông Triều giao cho Công ty TNHH Thành Tâm thực hiện Dự án khu đô thị Kim Sơn. 778 hộ dân
phải di dời đi nơi khác, nhường lại đất cho dự án, trong đó 74 hộ còn lại không
chịu nhận tiền hỗ trợ vì số tiền đền bù chưa thỏa đáng, đã bị bắt giam để buộc
họ phải tuân thủ lệnh di dời.
Cưỡng Chế Đất Đai Ông Đoàn Văn Vươn Tại Tiên Lãng |
- Ngày 5 tháng 1 năm 2012, UBND huyện Tiên Lãng đã tiến hành cưỡng
chế gia đình ông Vươn với lực lượng đông đảo hơn 100 người bao gồm cả công an
và quân đội. Gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã chống trả quyết liệt bằng súng và
mìn tự chế.
Sau vụ cưỡng chế bất thành, cơ quan công an Hải Phòng đã
ra quyết định khởi tố vụ án giết người và chống người thi hành công vụ đối với
Đoàn Văn Vươn, khiến cả gia tộc Đoàn Văn Vươn đều phải lụy vòng lao lý
- Ngày 30/6/2004, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có quyết định thu hồi
đất tại 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao của huyện Văn Giang, giao đất cho
nhà đầu tư Dự án khu đô thị Văn Giang, Hưng Yên (Ecopark) do con gái của Thủ Tướng
là Nguyễn Thị Kim Phượng làm Tổng Giám Đốc. Tuy nhiên, đến năm 2012, UBND tỉnh
Hưng Yên vẫn chưa hoàn thành giao đất cho chủ đầu tư. Nguyên nhân được lãnh đạo
tỉnh Hưng Yên cho rằng vì “người dân khiếu
kiện liên tục, tập trung đông người, lôi kéo, kích động cản trở không hợp tác"
Ngày 24 tháng 4 năm 2012, UBND tỉnh Hưng Yên đã huy động hơn 1.000 công an và bộ
đội, tiến hành cuộc cưỡng chế do Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch tỉnh trực tiếp chỉ
đạo, để bàn giao 72 ha đợt 2 cho chủ đầu tư. Khoảng 300 người dân tập trung tại
các điểm gần khu vực cưỡng chế, mang theo cuốc, xẻng, dao, liềm, gậy gộc, gạch
đá, chai xăng chống lại lực lượng làm nhiệm vụ cưỡng chế. 19 người được cho là
có hành vi quá khích, chống trả người thực thi nhiệm vụ đã bị bắt giữ trong
ngày cưỡng chế, và cả đều đã bị kết án tù.
- Vào cuối tháng 3 vừa qua, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã
hoàn tất việc “cưỡng chế” buộc 400 hộ gia đình giáo dân tại Cồn Dầu phải chuyển
đi nơi khác, nhường lại đất đai cho nhóm lợi ích xây dựng khu du lịch sinh
thái. Một xứ đạo có lịch sử hơn 100 năm đã hoàn toàn bị xóa bỏ!
Cưỡng Chế Đất Đai Ở Dương Nội, Hà Đông |
Hiện nay hầu như khắp nơi trong cả nước, từ Ninh Thuận đến Đắc Lắc,
Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Nghệ An nơi nào cũng có hàng ngàn người biểu tình phản
kháng việc nhóm lợi ích cưỡng chiếm đất đai của người dân thấp cổ bé họng, mà
có lẽ công luận quan tâm nhiều hơn cả là cuộc phản kháng của nông dân Dương Nội,
Hà Đông, thuộc thành phố Hà Nội bởi máu của nhiều nông dân ở đây đã đổ trong suốt
cuộc chiến đấu để giữ lấy ruộng đất của mình đất từ nhiều năm qua và cũng rất
nhiều người dân Dương Nội cũng đã bị tù đày chỉ vì họ đã làm một việc giống như
cụ Edith Macefield, là cương quyết ở lại với ruộng vườn chứ không chịu rời đi
nơi khác.
Một đất nước của Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc mà phó chủ tịch nước
Nguyễn Thị Doan đã từng dõng dạc tuyên bố là: “Việt Nam tự do dân chủ gấp triệu
lần các nước tư bản phương Tây” lại là nơi mà từng ngày từng giờ người dân cứ
phải sống trong nơm nớp lo âu không biết phải mất cửa mất nhà mất vườn ruộng
hay phải tù đày lao lý lúc nào đây.
Có ai trả lời cho người dân Việt Nam biết được đến bao giờ thì
câu chuyện của cụ Edith Macefield sẽ xãy ra tại thiên đường XHCN Việt Nam này?
1.000 năm? 2.000 năm nữa hay mãi mãi sẽ không bao giờ?
Nguyễn Thu Trâm, 8406
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét