1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 CUỐI
Rạng sáng ngày Chủ nhật, vào lúc 3 giờ rưỡi, việt cộng pháo kích 5 trái hỏa tiễn vào Đô Thành gây cho 6 người chết và 22 người bị thương, tuy nhiên tình hình ở Sài Gòn vẫn yên tĩnh, không có vẻ gì là rối loạn. Theo ông Trần Văn Đôn thì vào lúc 3 giờ chiều, Đại Sứ Mérillon đã gọi điện thoại cho ông ta và báo tin cho biết rằng nếu đến 6 giờ chiều hôm đó mà chưa có gì thay đổi thì quân cộng sản sẽ pháo kích vào Sài Gòn bằng đại bác 130 ly. Theo Jean Lartéguy trong cuốn L’Adieu à Saigon thì sau ngày 30 tháng 4, một sĩ quan cộng sản Bắc Việt đã tiết lộ với ông Vũ Văn Mẫu rằng các đơn vị cộng sản được lệnh bắt đầu pháo kích vào Sài Gòn bắt đầu vào lúc 11 giờ tối 30 tháng 4 nếu Sài Gòn tiếp tục chống cự và cộng sản Bắc Việt dự tính rằng họ sẽ chiếm Sài Gòn vào ngày 7 tháng 5 tức là ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ của họ 21 năm về trước.
Rạng sáng ngày Chủ nhật, vào lúc 3 giờ rưỡi, việt cộng pháo kích 5 trái hỏa tiễn vào Đô Thành gây cho 6 người chết và 22 người bị thương, tuy nhiên tình hình ở Sài Gòn vẫn yên tĩnh, không có vẻ gì là rối loạn. Theo ông Trần Văn Đôn thì vào lúc 3 giờ chiều, Đại Sứ Mérillon đã gọi điện thoại cho ông ta và báo tin cho biết rằng nếu đến 6 giờ chiều hôm đó mà chưa có gì thay đổi thì quân cộng sản sẽ pháo kích vào Sài Gòn bằng đại bác 130 ly. Theo Jean Lartéguy trong cuốn L’Adieu à Saigon thì sau ngày 30 tháng 4, một sĩ quan cộng sản Bắc Việt đã tiết lộ với ông Vũ Văn Mẫu rằng các đơn vị cộng sản được lệnh bắt đầu pháo kích vào Sài Gòn bắt đầu vào lúc 11 giờ tối 30 tháng 4 nếu Sài Gòn tiếp tục chống cự và cộng sản Bắc Việt dự tính rằng họ sẽ chiếm Sài Gòn vào ngày 7 tháng 5 tức là ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ của họ 21 năm về trước.
Báo chí Việt ngữ trong nước đã trích thuật lại
rằng cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ đã kêu gọi mọi người ở lại chiến đấu
chống lại cộng sản Bắc Việt, ông nói rằng ông
cũng sẽ ở lại để chiến đấu chứ không đi đâu cả, không di tản ra ngoại quốc vì
“ở bên đó làm gì có rau muống, mắm tôm mà ăn?…’’
Lưỡng
Viện Quốc Hội Đồng Ý “Trao Quyền’’
Vào lúc 10 giờ sáng, Tổng Thống Trần Văn Hương
mời :
- Nghị Sĩ Trần Văn Lắm, Chủ Tịch Thượng Viện,
- Dân Biểu Phạm Văn Út, Chủ Tịch Hạ Viện,
- Thẩm Phán Trần Văn Linh, Chủ Tịch Tối Cao
Pháp Viện,
- Thẩm Phán Lê Tài Triển, Phụ Tá Tư Pháp của
Tổng Thống,
- Trần Văn Đôn, Tổng Trưởng Quốc Phòng
- và Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tư Lệnh Quân
Lực Việt Nam Cộng Hòa,
để nghiên cứu kỹ các điều khoản trong Bản Hiến
Pháp của Việt Nam Cộng Hòa và thảo luận về việc yêu cầu Quốc Hội biểu quyết về
đề nghị của Tổng Thống Trần Văn Hương trao quyền cho một người không được quy
định trong Hiến Pháp. Buổi họp kết thúc vào khoảng 12 giờ trưa và Tổng Thống
Trần Văn Hương đã yêu cầu Nghị Sĩ Trần Văn Lắm triệu tập một phiên họp khẩn cấp
của Lưỡng Viện Quốc Hội vào buổi chiều hôm đó để thảo luận dứt khoát và biểu
quyết về đề nghị giao quyền Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa lại cho ông Dương Văn
Minh.
Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn cho biết rằng ông
cũng đã đóng góp ý kiến với Tổng Thống Trần Văn Hương về vấn đề này:
“Sáng chủ nhật 27 tháng 4, Tổng Thống Hương mời tôi họp tại Dinh
Phó Tổng Thống trên đường Công Lý. Phiên họp gồm có các Chủ Tịch của Lưỡng Viện
Quốc Hội, Tối Cao Pháp Viện, Giám Sát Viện, hai Phụ Tá của Tổng Thống là Lê Tài
Triển và Lê Công Chất. Tổng Thống Hương tóm lược những vận động chính trị đang
diễn tiến bức bách Cụ bàn giao cho Tướng Minh cùng lúc với áp lực mặt trận đang
đè nặng sát nách Đô Thành. Tổng Thống Hương bằng lòng nhường chỗ cho Tướng Minh
nhưng Cụ thắc mắc không biết dựa vào điều khoản nào của Hiến Pháp vì Cụ không
muốn xé bỏ Hiến Pháp và đầu hàng. Cụ nói đúng lý ra thì Cụ phải nhường chỗ cho
Chủ Tịch Thượng Viện thì mới theo đúng Hiến Pháp.
Trong phiên họp có nhiều người am tường Luật Pháp, nhưng Cụ lai
hỏi tôi: Thủ Tướng có căn bản luật và hành chánh, lại là cựu Chủ Tịch Hạ Viện,
vậy Thủ Tướng hãy góp ý tôi giải quyết việc này ra sao ?
Tôi góp ý với Tổng Thống Hương: “Thưa Tổng Thống, mặc dù chúng ta
không thể chống chọi nỗi áp lực chính trị và quân sự của ngoại bang và cộng
sản, nhưng tôi cũng xin Tổng Thống đừng dựa vào quyết định cá nhân và tự tiện
bàn giao cho Tướng Minh vì sự bàn giao vi hiến này có hậu quả chính trị là xé
bỏ Hiến Pháp là tai hại hơn nữa là sử sách sau nầy sẽ lên án Tổng Thống vì bàn
giao chức vụ cho Tướng Minh mà sau đó đất nước này mới mất vào tay cộng sản’’.
Tuy Tổng Thống và nhân viên Lưỡng Viện Quốc Hội đều được nhân dân
trực tiếp bầu, tuy Tổng Thống được Hiến Pháp giao cho trọng trách Quốc Trưởng
lãnh đạo quốc dân, nhưng theo truyền thống dân chủ cũng như theo thủ tục đã
được áp dụng trên thực tế tại các nước dân chủ lâu đời, mỗi khi cần phải có
những quyết định không được dự trù trong Hiến Pháp để cứu đất nước đang bị lâm
nguy, họ thường giao trách nhiệm nặng nề này cho Quốc Hội là cơ quan bao gồm
hàng trăm dân cử và thường được chấp nhận là quyền uy tối cao của đất nước.Vậy
tôi đề nghị Tổng Thống dành cho Lưỡng Viện Quốc Hội quyết định tối hậu. Hôi
nghị chấp thuận đề nghị của tôi’’. [*176 Nguyễn Bá Cẩn: Sđd, trang
432-433.].
Cựu Đại Tướng Cao Văn Viên cũng có nhận xét
như sau:
“Mặc dù có nhiều sự đồn đãi cho rằng cộng sản chỉ thương lượng một
giải pháp chính trị với Tướng Dương Văn Minh, nhưng là một vị Tổng Thống tin
vào Hiến Pháp, Tổng Thống Hương không thể nào trao chức Tổng Thống lại cho
Tướng Minh nếu không có sự đồng ý của Quốc Hội’’. [*177: Cao Văn Viên: Sách đã dẫn, trang 222.]
Phiên họp với Tổng Thống Trần Văn Hương chấm
dứt vào khoảng 12 giờ trưa ngày chủ nhật với quyết định sẽ giao cho Thượng và
Hạ Nghị Viện biểu quyết về vấn đề “trao quyền’’ cho Tướng Dương Văn Minh để
thương thuyết với cộng sản Bắc Việt nội trong ngày hôm đó, tuy nhiên vì thì giờ
quá cấp bách cho nên rất khó mà có thể đạt giấy mời đến các vị Nghị Sĩ và Dân
Biểu đến tham dự phiên họp đặc biệt này trong vòng chỉ có mấy tiếng đồng hồ.
Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn cho biết chính Đại
Sứ Hoa Kỳ Graham Martin đã gọi điện thoại cho ông để yêu cầu giải quyết sự khó
khăn này như sau:
“Tôi ra về sau khi từ giã Cụ Hương, nhà ái quốc khả kính mà tôi
không bao giờ được gặp nữa. Từ địa điểm họp tại Tư Dinh Phó Tổng Thống về đến
Tư Dinh Thủ Tướng tại số 5 Bến Bạch Đằng xe chạy độ 15 phút. Thế mà vừa bước
chân vào phòng khách thì điện thoại reo vang. Đại Sứ Martin ở phía đầu dây bên
kia nói với tôi: Tình hình vô cùng khẩn trương. Công việc đang phải giải quyết
với cộng sản Bắc Việt từng phút từng giây chứ không phải từng ngày, từng giờ
nữa. Tưởng là phiên họp với Tổng Thống Hương đã đi đến quyết định là bàn giao
ngay nội ngày bôm nay.
Không ngờ Thủ Tướng lại đề nghị “giao quả bóng’’ qua cho Quốc Hội,
biết chừng nào mới triệu tập cả trăm người đến họp được ? Hai ông Chủ Tịch Quốc
Hội sẽ bó tay không thể nào có phương tiện tống đạt thư mời Dân Biểu và Nghị Sĩ
được. Vậy xin Thủ Tướng giúp giùm hai vị này triệu tập phiên họp khẩn cấp nội
chiều nay. Nếu trễ ký hạn tối nay của cộng sản thì Sài Gòn sẽ lâm nguy.
Tôi liền điện thoại thông báo hai vị Chủ Tịch Thượng và Hạ Viện cứ
tống đạt thư mời các Dân Biểu và Nghị Sĩ cho đúng nội quy, nhưng e rằng thư mời
sẽ không đến tay đầy đủ cho các vị dân cử đâu. Tôi chỉ thị lập tức cho hai Đài
Truyền Thanh và Truyền Hình ngưng tất cả các chương trình phát thanh thường lệ.
Bắt đầu từ giờ phút này,chỉ phát thanh nhạc hùng, tạo không khí
khẩn trương y như khi có biến cố trước đây và đọc thư mời các Nghị Sĩ và Dân
Biểu đến dự phiên họp khoáng đại Lưỡng Viện tại Hội Trường Diên Hồng, trụ sở
của Thượng Nghị Viện vào lúc 7 giờ tối nay’’. [*178: Nguyễn Bá Cẩn: Sách đã
dẫn, trang 436.]
Trong buổi chiều hôm đó, Đài Phát Thanh Sài
Gòn liên tiếp đọc đi đọc lại từng giờ thư mời của Nghị Sĩ Trần Văn Lắm yêu cầu
các Dân Biểu và Nghị Sĩ đến dự phiên họp đặc biệt khẩn cấp tại trụ sở Thượng
Viện vào lúc 6 giờ chiều cùng ngày. Phiên họp Lưỡng Viện khai diễn vào lúc 7
giờ 30 tối với 138 Nghị Sĩ và Dân Biểu hiện diện: Có nhiều người sau này nói
rằng phiên họp này không hợp pháp vì không đủ túc số, tuy nhiên điều đó không
đúng vì vào tháng 4 năm 1975, tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ trong hai Viện Quốc Hội
là 219 người, theo nội quy của Quốc Hội thì chỉ cần quá bán tổng số tức là 110
người là đủ túc số để họp Lưỡng Viện, như vậy con số 138 người thì đã quá đủ
túc số rồi.
Theo lời yêu cầu của Chủ Tịch Thượng Viện, ông
Trần Văn Đôn, Tổng Trưởng Quốc Phòng đã hướng dẫn một phái đoàn quân sự đến
Quốc Hội để trình bày về tình hình quân sự và vòng đai phòng thủ Sài Gòn. Phái
đoàn này gồm có:
- Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tư Lệnh Quân
Lực Việt Nam Cộng Hòa,
- Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Biệt
Khu Thủ Đô,
- Trung Tướng Trần Văn Minh, Tư Lệnh Không
Quân,
- Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang, Tư Lệnh Hải Quân,
- Chuẩn Tướng Trần Đình Thọ, Trưởng Phòng 3 và
Trung Tâm Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu
- và Đại Tá Hoàng Ngọc Lung, Trưởng Phòng 2
Quân Báo thuộc Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Ông Trần Văn Đôn, với tư cách là Xử Lý Thường
Vụ Tổng Trưởng Quốc Phòng, đã thuyết trình cho Lưỡng Viện Quốc Hội tình hình bi
đát của đất nước kể từ khi Ban Mê Thuột thất thủ ngày 10.3.75, sau đó mất Quảng
Trị ngày 19 tháng 3 ,An Lộc ngày 20 tháng3, Huế ngày 26 tháng 3 Quảng Tín ngày
24 tháng3, Quảng Ngãi ngày 25 tháng 3, Đà Nẵng ngày 29 tháng 3, Quy Nhơn ngày 1
tháng 4, Nha Trang ngày 2 tháng 4, Đà Lạt ngày 4.4, Phan Rang ngày 16.4, Phan
Thiết ngày 19.4, Xuân Lộc ngày 20.4 và ngay trong lúc Quốc Hội đang họp thì
quân cộng sản Bắc Việt đã tới Biên Hòa.
Phái đoàn Trần Văn Đôn tường trình với Lưỡng
Viện Quốc Hội rằng hiện cộng sản Bắc Việt đang có tới 16 sư đoàn tức là vào
khoảng hơn 160.000 quân đang bao vây Sài Gòn cùng với sự yểm trợ của một số rất
đông thiết giáp và pháo binh hạng nặng, trong khi đó thì vòng đai phòng thủ của
ta đang từ từ bị thu hẹp. Cả hai Nghị Sĩ là Phạm Đình Ái và Vũ Văn Mẫu hỏi phái
đoàn Quốc Phòng lực lượng Tổng Trừ Bị của Việt Nam Cộng Hòa ở đâu và vòng đai
phòng thủ như thế nào thì được trả lời rằng Tổng Trừ Bị đang ở vòng đai phòng
thủ Sài Gòn cùng với hai sư đoàn 5 và 25.
Tuy nhiên hai đại đơn vị này đã bị quân cộng
sản cầm chân, Sư Đoàn 5 bị quân cộng sản vây ở căn cứ Lai Khê và Sư Đoàn 25
đang bị vây ở căn cứ Đồng Dù, còn trong Thủ Đô Sài Gòn thì chỉ có Cảnh Sát Dã
Chiến cùng với một số đơn vị Biệt Động Quân bảo vệ. Tóm lại, phái đoàn phúc
trình rằng tổng số quân Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ Thủ Đô chỉ có khoảng 60.000
người và không có khả năng tăng viện thêm trong khi đó thì quân cộng sản Bắc
Việt đông gấp 3 lần và quân của họ từ các vùng miền Bắc và Miền Trung tiếp tục
kéo về càng ngày càng đông và đó là viễn ảnh của mặt trận Sài Gòn trong một vài
ngày sắp tới. Theo một nhà báo Pháp thì trong bài thuyết trình này, ông Trần
Văn Đôn đã đặt ra một bức tranh vô cùng bi thảm: Chỉ vài ngày, có thể chỉ vài
giờ nữa, Sài Gòn có thể bị đại bác 130 ly của cộng sản tàn phá. Vậy phải thương
thuyết ngay để có ngưng bắn càng sớm càng tốt.
Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn cho biết thêm một
vài chi tiết về phiên họp đặc biệt này của Lưỡng Viện như sau:
“Sau khi ba Tướng Trần Văn Đôn, Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Khắc
Bình ra về để cho Lưỡng Viện Quốc Hội tiếp tục thảo luận, thời giờ qua rất
nhanh thế mà các Nghị Sĩ Dân Biểu kéo dài cuộc thảo luận dằng co xung quanh hai
đề tài hợp hiến và chủ quyền quốc gia, chưa chịu biểu quyết. Dân Biểu Phạm Anh,
Tổng Trưởng Đặc Trách Liên Lạc Quốc Hội, từ Hội Trường Diên Hồng báo cáo với
tôi rằng các Nghị Sĩ và Dân Biểu thuộc phe cầm quyền không chống đối việc trao
quyền cho Dương Văn Minh vì muốn tránh đổ máu cho nhân dân trong Đô Thành. Trái
lại một chuyện bất ngờ và đầy mâu thuẫn đã xảy ra là Nghị Sĩ và Dân Biểu đối
lập lại do dự chưa chịu biểu quyết cho Tướng Minh là người mà họ đã ủng hộ lâu
nay.
Khi trao đổi với nhau một cách bán chính thức ngoài hành lang của
Hội Trường, một số Dân Biểu và Nghị Sĩ đối lập cho biết “sở dĩ họ chống việc
trao quyền cho Tướng Minh là vì họ nghĩ rằng Tướng Minh sẽ không đủ tài ba để
giữ nước mà sẽ làm mất nước vào tay cộng sản’’. Được hỏi “nếu vậy thì tại sao
lâu nay quí anh tín nhiệm Tướng Minh như lãnh tụ đối lập trong nước’’ thì các
Dân Biểu và Nghị Sĩ đối lập trả lời rằng: “chúng tôi nào có tín nhiệm và tin
tưởng Tướng Minh. Chúng tôi chỉ dùng Tướng Minh để phá Tổng Thống Thiệu mà
thôi!’’.
Cũng nên nói thêm là hai Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ và Pháp vận động khá
mạnh nên sau cùng Lưỡng Viện Quốc Hội ngưng thảo luận để biểu quyết’’.[*179: Nguyễn Bá Cẩn: Sách đã
dẫn, trang 442-443]
Sau đó, vào lúc 8 giờ 45 tối, Thượng Nghị Sĩ
Trần Văn Lắm đọc câu hỏi sau đây trước Lưỡng Viện Quốc Hội “Ai đồng ý là Tổng Thống
Trần Văn Hương nên trao quyền cho ông Minh để ông ta có thể tìm kiếm một con
đuờng vãn hồi hòa bình cho Việt Nam ?’’ 136
trong tổng số 138 Dân Biểu và Nghị Sĩ bỏ phiếu thuận, hai người không bỏ phiếu
là Thượng Nghị Sĩ Trần Văn Lắm, Chủ Tịch Thượng Viện và Dân Biểu Phạm Văn Út,
Chủ Tịch Hạ Viện vì theo nội quy của Thượng và Hạ Viện thì vị Chủ Tịch chỉ bỏ
phiếu khi nào không đủ đa số mà thôi.
Như vậy, chỉ 24 tiếng đồng hồ sau quyết nghị
ngày 26.4, Quốc Hội đã thông qua một quyết nghị mới minh định việc cả hai Viện
Lập Pháp chấp thuận việc Tổng Thống Trần Văn Hương trao quyền lại cho ông Dương
Văn Minh và có như vậy thì việc Cụ Trần Văn Hương trao quyền mới có vẻ như là
có tính cách hợp hiến và hợp pháp và đó là điều mà Cụ trông đợi. Ông Trần Văn
Đôn kể lại rằng tối hôm đó ông đến nhà Cụ Hương để thông báo việc xảy ra ở Quốc
Hội thì Cụ nhờ ông Đôn nói lại với ông Dương Văn Minh là Cụ sẵn sàng trao quyền
bất cứ lúc nào.
Khi ông Đôn ra về, Cụ Hương nói với ông Đôn
rằng: “họ muốn có ông Minh thì có
ông Minh!’’. Theo ông Đôn thì sau đó ông Nguyễn Xuân Oánh và ông đến Tòa
Đại Sứ Pháp và Mỹ thông báo việc Quốc Hội đã chấp thuận việc trao quyền cho ông
Dương Văn Minh rồi cả hai người ghé đến nhà ông Minh. Ông Đôn nói với ông Minh
là Cụ Hương sẵn sàng trao quyền bất cứ lúc nào thì ông Minh nói rằng ông ta sẽ
nhậm chức vào lúc 5 giờ chiều ngày hôm sau, Thứ Hai 28 tháng 4 năm 1975. (Đại
Úy Nguyễn Văn Nhựt, cựu Tùy Viên của Tổng Thống Trần Văn Hương quả quyết với
người viết rằng tối 27 tháng 4 cũng như tối hôm sau 28 tháng 4, Cụ Hương không
hề tiếp ông Đôn tại Phủ Phó Tổng Thống trên đường Hiền Vương).
Sau khi Dương Văn Minh đã chính thức được Quốc
Hội chấp thuận giao quyền Tổng Thống, khuya hôm đó.
Theo Frank Snepp, Đại Sứ Hoa Kỳ Martin mới chỉ thị cho Polgar,
trùm CIA Sài Gòn, đi đón những nhân vật thân cận và trung thành với ông Thiệu
đưa lên Phi Trường Tân Sơn Nhất rồi họ được một chuyến bay đặc biệt đưa sang
Căn Cứ Không Quân Clark tại Phi Luật Tân. Trong số những hành khách trên chuyến
bay đặc biệt này có cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn, cựu Tổng Trưởng Hoàng Đức Nhã
và cựu Thiếu Tướng Tư lệnh Cảnh Sát Nguyễn Khắc Bình. Frank Snepp cho biết rằng
Đại Sứ Graham Martin đã ra lệnh không cho một viên chức cao cấp nào trong chính
phủ được ra đi cho đến khi nào Đại Tướng Dương văn Minh được chính thức giao
quyền Tổng Thống. [*180:
Frank Snepp: Sách đã dẫn, trang 448]
Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn nói với người viết
rằng ông ra đi vào tối 27 tháng 4 vì ông không muốn làm cái việc bàn giao chức
vụ Thủ Tướng cho Vũ Văn Mẫu. Trong cuốn Hồi Ký sau này, ông Nguyễn Bá Cẩn cũng
xác nhận rằng ông được Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ đưa lên Phi Trường Tân Sơn Nhứt vào
rạng sáng ngày 28 tháng 4 và được đưa qua Căn Cứ Clark Field của Hoa Kỳ tại Phi
Luật Tân trên một chiếc phi cơ vận tải C-13O cùng với Bác Sĩ Phan Quang Đán và
ông Hoàng Đức Nhã.
Trong khi tại Sài Gòn, hai Viện Quốc Hội đã
thông qua quyết nghị cho phép Tổng Thống Trần Văn Hương “trao quyền’’ cho ông
cựu Đại Tướng Dương Văn Minh để “điều đình’’ với cộng sản thì tại Hà Nội, Võ
nguyên Giáp đã nhân danh Quân Ủy Trung Ương gửi một chỉ thị mang số 113/QUTW
ngày 27 tháng 4 năm 1975 cho các đơn vị cộng sản tại Miền Nam về“nhiệm
vụ của các đơn vị quân đội quản lý Thành Phố Sài Gòn-Gia Định’’. Chỉ thị
này dài tất cả là 10 trang giấy nói về việc “quản lý tốt’’, nắm vững đặc điểm
của Sài Gòn-Gia Định và công tác cụ thể trong việc quản lý. Võ Nguyên Giáp ra
lệnh rằng chỉ thị này phải được “quán
triệt đầy đủ đến tân chi bộ và trung đội, tiểu đội và được chấp hành nghiêm
túc’’. Trong bản chỉ thị này, không hề có câu nào nhắc đến việc có thể
thương lượng với Dương Văn Minh.
Nhân Vật Trần Văn Đôn
Trong cuốn “Việt
Nam nhân chứng’’, tác giả Trần Văn Đôn cho biết thân phụ của ông là công
dân Pháp và ông ra đời tại Bordeaux vào năm 1917, rồi theo cha trở về Việt Nam.
Đến năm 1927, ông lại được cha cho sang Pháp “du học’’ lúc mới 10 tuổi. Sau hai
năm, ông về thăm nhà và không muốn trở lại Pháp nên học ở Sài Gòn cùng lớp với
Dương Văn Minh. Sau khi đậu Tú Tài, vào năm 1939 sang Pháp học về Cao Đẳng
Thương Mại (Hautes Études Commerciales) nhưng khi Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ vào
năm đó thì bị động viên vào quân đội với cấp bậc Binh Nhì.
Sang năm 1940 được vào học Trường Sĩ Quan Trừ
Bị St. Maixent nhưng giữa chừng thì phải ra trận rồi bị Đức Quốc Xã bắt.
Năm 1940 lại theo cha là Trung Úy Y Sĩ Trần
Văn Đôn về Việt Nam và phục vụ trong quân đội Pháp. Năm 1944 ông được người
Pháp gởi đi học sĩ quan tại Trường Đồi Thông, được người Pháp đọc là “Trường
Tông” ở Phú Thọ và trở thành Sĩ Quan trong Quân Đội Pháp. Năm 1947 được làm Sĩ
Quan Tùy Viên cho Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân rồi đến năm 1950 được sang Pháp
theo học Trường Cao Đẳng Quốc Phòng trong 1 năm, về nước năm 1951 và được cử
phụ trách Nha An Ninh Quân Đội. Đến năm 1954 được cử kiêm nhiệm thêm chức Tham
Mưu Trưởng thay cho Đại Tá Trần Văn Minh và ở lại chức này cho đến năm 1957.
Năm 1955, Trần Văn Đôn từ bỏ quốc tịch Pháp, đốt cấp hiệu Đại Tá của Pháp và
được Thủ Tướng Ngô Đình Diệm thăng lên Thiếu Tướng, sau đó được cử làm Tư Lệnh
Quân Đoàn I rồi Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa khi Đại
Tướng Lê Văn Tỵ bị bệnh. Ông là một trong những người tổ chức và lãnh đạo cuộc
đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm l963 giết chết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn
Ngô Đình Nhu nhưng đến ngày 30 tháng 1 năm 1964 thì bị Tướng Nguyễn Khánh chỉnh
lý và sau đó bị cho giải ngũ. Năm 1967 ông ứng cử vào Thượng Nghị Viện, năm
1971 ứng cử vào Hạ Nghị Viện và vào năm 1975 thì giữ chức Phó Thủ Tướng kiêm
Tổng Trưởng Quốc Phòng.
Trong cuốn “Viêtnam, Qu’as Tu Fait De
Tes Fils’’, tác giả Pierre Darcourt có viết về Trần Văn Đôn như sau:
“Trần Văn Đôn có giáng dấp của một tướng làm
chính trị hơn là chỉ huy. Quen với các trò âm mưu trong hậu trường và với các
trò xin xỏ trong chính phủ, sự nghiệp và thăng thưởng của hắn nhờ ở sự bợ đỡ
hơn là thành tích. Trung Úy Trần Văn Đôn bắt đầu leo lên hoạt động chính trị từ
năm 1946 lẻo đẻo theo xách cặp cho Tướng Nguyễn Văn Xuân, sau đó theo Trần Văn
Hữu rồi đến Ngô Đình Diệm. Năm 1956 nhiều bạn người Pháp và bạn trong Quân Đội
đã khinh miệt hắn vì để làm đẹp lòng Tổng Thống Ngô Đình Diệm, hắn đã chủ tọa
một buổi lễ đốt các tàn tích của thời thực dân Pháp thống trị và Đôn đã liệng
cặp lon Đại Tá cùng với các huy chương mà quan thầy Pháp ban cho vào lửa. Chú
ruột của Trần Văn Đôn giận quá và đã tặng hắn hai cái bạt tai nẫy lửa.
(Ghi chú của người viết. Đại Tá Trần Văn Đôn
cùng với một số sĩ quan cao cấp hồi đó đã từ bỏ quốc tịch Pháp và làm lễ đốt
lon của Pháp để lấy điểm với chính quyền Ngô Đình Diệm và ông Diệm đã thăng cấp
cho Trần Văn Đôn lên Thiếu Tướng, chỉ có Đại Tá Lê Văn Kim, em rể của Trần Văn
Đôn, và Đại Tá Trần Văn Hổ không chịu bỏ quốc tịch Pháp để được lên Tướng cho nên
không được lòng ông Ngô Đình Diệm. Trong cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963 Trung
Tướng Lê Văn Kim được xem là đầu não, là linh hồn trong nhóm bộ ba Dương Văn
Minh-Trần Văn Đôn- Lê Văn Kim và sau khi ông Diệm và ông Nhu bị giết, Tướng Lê
Văn Kim được chỉ định làm Ủy Viên Chính Trị của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng,
một chức vụ tương đương với chức vụ Cố Vấn Chính Trị tại Phủ Tổng Thống mà ông
Ngô Đình Nhu nắm giữ trong suốt 9 năm ông Diệm nắm chính quyền.)
Sau này, tuy ông Diệm ban cho hắn danh vọng và
cho hắn làm Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội, hắn vẫn tham dự dự vào việc hạ
bệ ông Diệm. Là bạn của Tướng Dương Văn Minh, Đôn bỏ Minh để theo Kỳ. Nhờ Kỳ để
ứng cử rồi lại bỏ Kỳ để theo Thiệu. Làm trò ma-nớp để Thiệu sửa Hiến Pháp cho
phép Thiệu ứng cử lần thứ ba, Thiệu thưởng công bằng cách cho hắn giữ ghế Phó
Thủ Tướng.
Trần Văn Đôn lo xa nên hay đi ngoại quốc, nhất
là những nước có liên lạc thân hữu với Pháp. Tại Paris, hắn đã tìm gặp các quan
thầy cũ để tỏ lòng hối hận vì đã giám đốt lon và huy chương của Pháp. Sau năm
1975, Trần Văn Đôn đã nhờ Tướng Loisillon của Quân Đội Pháp vận động xin với
chính phủ Pháp cho hắn lãnh tiền hưu trí vì đã phục vụ nước Pháp trong 16 nắm
trời (1940-1956) và hắn đã lãnh được số tiền là 130.000 quan (khoảng 32.000
đô-la). Đồng thời, Trần Văn Đôn cũng đã nhờ Jean Sainteny (cựu Cao Ủy Pháp tại
Bắc Việt và là người rất thân với Hồ chí Minh) môi giới để hắn móc nối với
những kẻ có liên lạc với việt cộng và Hà Nội.
Trần Văn Đôn nổi tiếng là người có tài thông
gian với nhiều phụ nữ Việt Nam có chồng nhưng mà vẫn giữ được liên lạc tốt với
những người bị cắm sừng và giữ được liên lạc với vợ của hắn’’. [*181: Pierre Darcourt:
"Vietnam, Qu’as Tu Fait de Tes Fils’’ bản dịch của Phạm Kim Vinh trong
Saigon, Người Việt, PO Box 486, Westminster, CA 92683, 1979, tr. 109-110).]
Ông Trần Văn Đính nói rằng trong thời gian Cụ
Trần Văn Hương làm Thủ Tướng cũng như là Phó Tổng Thống, có nhiều người đã yêu
cầu Cụ đưa ông Đôn lên giữ một vài chức vụ quan trọng nhưng Cụ nhất mực từ
chối, Cụ cho rằng ông Đôn chỉ là một người “opportunist’’ (cơ hội chủ nghĩa,
gió chiều nào theo chiều đó), đời sống riêng tư “thiếu đạo đức’’, không xứng
đáng để giữ một chức vụ nào trong guồng máy lãnh đạo Quốc Gia. [*182: Phỏng vấn
ông Trần Văn Đính, thứ nam của Cụ Trần Văn Hương tại California 2002].
Người viết có hỏi cựu Đại Úy Nguyễn Văn Nhựt
Sĩ Quan Tùy Viên của Cụ Trần Văn Hương cho đến ngày cuối cùng, về tin đồn nói
rằng vào cuối tháng 4 năm 1975, Cụ Hương dự định mời ông Trần Văn Đôn làm Thủ
Tướng thì ông Nhựt trả lời rằng “tôi
ở bên cạnh Cụ gần như là suốt ngày đêm trong thời gian đó và tôi không hề nghe
Cụ nói với ai về việc mời ông Đôn làm Thủ Tướng. Riêng về ông Đôn thì Cụ có nói
như vầy: Cái ông đó thì tôi không bao giờ mời làm một chức vụ gì cả’’.
Để có thể hiểu thêm về nhân vật này, có một
câu chuyện được chính ông Trần Văn Đôn kể lại cho bạn bè của ông và trong giới
chính trị cũng như các vị Tướng lãnh có nhiều người biết chuyện này. Người kể
lại câu chuyện này với người viết là một nhân vật có nhiều liên hệ với ông Đôn
từ Sài Gòn cũng như sau năm 1975. Theo lời ông Đôn kể lại thì vào khoảng thập
niên 1980, ông Đôn bị một chứng bệnh gì đó và được vào điều trị trong Bệnh Viện
Val De Grace, tức là Quân Y Viện lớn nhất của Quân Đội Pháp ở gần Paris và ông
đã kết thân với một vị Bác Sĩ Quân Y người Pháp phục vụ tại bệnh viện này. Ông
Đôn vốn là công dân Pháp trước năm 1955, là cựu sĩ quan trong Quân Đội Pháp cho
nên đã được hưởng quyền lợi đặc biệt này.
Trong thời gian dưỡng bệnh ở đây, ông Đôn hàng
ngày đi dạo và thường gặp một người Việt Nam khá lớn tuổi cũng đi dạo trong sân
bệnh viện với người theo hầu và mỗi lần gặp thì bao giờ ông Đôn cũng cúi đầu
chào. Nhiều lần như vậy thì người bệnh nhân lớn tuổi đó cũng chào đáp lễ và có
lần ông ta dừng lại chuyện trò thăm hỏi với ông Đôn. Người đó nghe giọng nói
của ông Đôn thì biết là người Miền Nam, ông ta hỏi tên tuổi và sau khi ông Đôn
tự giới thiệu thì ông già đó nói “à,
cái tên đó thì tôi cũng có nghe’’.
Ông già đó là Lê Đức Thọ, lúc đó đang được
chính phủ Pháp cho sang chữa bệnh tại Paris.
Những lần sau, Lê Đức Thọ gặp ông Đôn cùng đi
với vị Bác Sĩ người Pháp thì cũng chuyện trò vui vẻ và có lần ông ta nói với
ông Đôn là nên về thăm quê hương vì “đất
nước đang cần bàn tay xây dựng của Việt kiều’’. Vị Bác Sĩ người Pháp, cũng
là Y Sĩ điều trị cho Lê Đức Thọ, nói với Lê Đức Thọ rằng cả hai người muốn cùng
đi chung sang thăm Việt Nam một chuyến thì ông Thọ hứa là sẽ ra lệnh cho Sứ
Quán lo thủ tục cấp chiếu khán khẩn cấp cho hai người. Vài ngày sau, có nhân
viên của Sứ Quán cộng sản đến bệnh viện và đưa chiếu khán nhập cảnh Việt Nam vô
hạn định cho vị Bác Sĩ người Pháp, ông Đôn bèn hỏi về trường hợp của ông. Tên
nhân viên Sứ Quán hỏi tên ông Đôn và sau khi được ông Đôn cho biết tên thì y
trả lời bằng một giọng lạnh lùng “trường
hợp của anh thì phải theo thủ tục thông thường’’.
Nhận định về phúc trình của Trần Văn Đôn tại
Lưỡng Viện Quốc Hội ngày 27 tháng 4 năm 1975, Jean Lartéguy đã viết trong L’Adieu à Saigon rằng “Tướng Đôn thì chẳng có gì để mất
mát nhiều. Sinh tại Tỉnh Bordeaux, ông là dân Tây. Và mặc dù ông ta đã đốt giấy
thông hành và đốt cặp lon Đại Tá của Quân Đội Pháp để làm đẹp lòng ông Ngô Đình
Diệm và bà Nhu, nhưng ông ta biết là không thể mất cái quốc tịch Pháp. Những
trò hề!’’ [*183: Jean Lartéguy: L'Adieu À Saigon, bản dịch Saigon, trang 17.]
Pierre Darcourt cho biết về phản ứng của một
số dân cử về báo cáo của ông Đôn:
“Trần Văn Đôn đã dệt ra một bức tranh vô cùng bi thảm. Chỉ vài
ngày, có thể chỉ vài giờ nữa, Sài Gòn có thể bị đại bác 130 ly của cộng sản tàn
phá. Vậy phải thương thuyết ngay để có ngừng bắn càng sớm càng tốt’’. Darcourt
nói thêm rằng: “ngày sau đó, các Dân Biểu Nghị Sĩ trẻ đã thốt ra những lời giận
dữ và khinh bỉ: “Đồ bán nước! Quân đầu hàng! Tướng phòng ngủ!’’ Darcourt cho biết
là Bác Sĩ Thức, Trưởng khối Cộng Hòa đã tiến về phía Đôn và hét lên nhiều lần:
“đồ phản quốc! Phản quốc! Mầy chỉ là một tên phản quốc! Mày đáng bị xử bắn!’’. [*184: Pierre Darcourt: Sách đã dẫn, bản dịch
"Saigon’’, trang 113]
Các Vị Nghị Sĩ cùng Dân Biểu trong hai Viện
Quốc Hội lúc đó đều không biết rằng ông Trần Văn Đôn không còn đủ tư cách để
làm việc thuyết trình này vì ông Đôn lúc đó không còn là công dân Việt Nam nữa,
ông ta đã lấy lại quốc tịch Pháp, đã lấy thông hành của nước Pháp vào buổi trưa
ngày hôm đó và thực ra thì dù ông ta đã phục vụ với tư cách là Tướng lãnh, là
Nghị Sĩ, là Dân Biểu, là Phó Thủ Tướng v.v…của Việt Nam Cộng Hòa trong hơn 3
thập niên nhưng ông ta không hề mất quốc tịch Pháp vì thân phụ của ông ta là
một người công dân Pháp và ông ta đã sinh trưởng tại Pháp.
Pierre Darcourt tiết lộ rằng: “Trước đó vài giờ, giữ cho trọn nghĩa bầy
tôi với nước Pháp, Đôn đã tới từ biệt Đại Sứ Pháp Mérillon và để lãnh giấy
thông hành quốc tịch Pháp’’
Theo Jean Lartéguy trong L’Adieu À Saigon, khi ông ta đến dùng
cơm trưa với Đại Sứ Mérillon thì ông Đại Sứ thò đầu qua cửa sổ nói với ông rằng “xin lỗi, chờ tôi một lát vì tôi đang tiếp
một thân hữu. Ông ấy đến từ biệt tôi’’. Jean Lartéguy nói rằng “Đó là Trần Văn Đôn. Ngày hôm qua (26.4.75),
ông ta còn là Phó Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng và đã có lúc nghĩ tới
việc nắm lấy ghế Thủ Tướng, nếu không nắm được cái ghế Quốc Trưởng. Hôm trước,
Đôn hoạt động mạnh để đẩy Hương khỏi cái ghế Tổng Thống vì Đôn dệt ra một tình
hình quân sự bi thảm dưới sự thật. Trong những ngày gần đây, Đôn là bầy tôi
trung thành của chính sách Pháp. Người ta bảo tôi rằng nhiều tháng trước đây,
Đôn được Tòa Đại Sứ Pháp nghe theo về rất nhiều điều. Tướng Đôn bảnh trai, xuất
sắc, nhẹ nhàng đã tới Tòa Đại Sứ Pháp để lấy sổ thông hành (passport) của nước
Pháp. Phải chăng ông ta sanh tại Tỉnh Bordeaux ? [*185: Jean Lartéguy: Sách đã dẫn, bản
dịch "Saigon’’, trang 31]
Như vậy thì vào ngày 27 tháng 4 năm 1975, cựu
Trung Tướng Trần Văn Đôn đã có thông hành của Pháp, điều đó có nghĩa là ông ta
đã hồi tịch trước đó hoặc là ông ta không hề mất cái quốc tịch Pháp “thổ sinh’’
như Jean Lartéguy đã nói và một công dân nước Pháp như ông ta tại sao lại được
mời ra thuyết trình về An Ninh Quốc Phòng tại Lưỡng Viện Quốc Hội của nước Việt
Nam Cộng Hòa ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét