1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 CUỐI
Vào lúc 4 giờ Sáng ngày 29, cộng quân pháo kích nhiều trái đạn đại bác 130 ly và hỏa tiễn 122 ly vào khu vực Phi Trường Tân Sơn Nhứt, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Bộ Tư Lệnh Hải Quân ở Bến Bạch Đằng. Cuộc pháo kích này đã gây nhiều tổn thất quan trọng tại Phi Trường Tân Sơn Nhứt: Một chiếc C-130 của Không Lực Hoa Kỳ bị trúng đạn khi sắp sửa cất cánh, hai chiếc C- 130 khác chở người tỵ nạn may mắn đã cất cánh trước đó chừng vài ba phút và hai Binh Sĩ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, Hạ Sĩ Darwin Judge và Hạ Sĩ Cbarles McMahon, vừa mới được đưa đến Sài Gòn cách đó 10 ngày để phụ trách về an ninh cho chiến dịch di tản Mỹ kiều, bị tử thương trong vòng đai phòng thủ Phi Trường. Hai binh sĩ này là hai người Mỹ cuối cùng bị thiệt mạng trong lịch sử Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam trong hai thập niên.
Vào lúc 4 giờ Sáng ngày 29, cộng quân pháo kích nhiều trái đạn đại bác 130 ly và hỏa tiễn 122 ly vào khu vực Phi Trường Tân Sơn Nhứt, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Bộ Tư Lệnh Hải Quân ở Bến Bạch Đằng. Cuộc pháo kích này đã gây nhiều tổn thất quan trọng tại Phi Trường Tân Sơn Nhứt: Một chiếc C-130 của Không Lực Hoa Kỳ bị trúng đạn khi sắp sửa cất cánh, hai chiếc C- 130 khác chở người tỵ nạn may mắn đã cất cánh trước đó chừng vài ba phút và hai Binh Sĩ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, Hạ Sĩ Darwin Judge và Hạ Sĩ Cbarles McMahon, vừa mới được đưa đến Sài Gòn cách đó 10 ngày để phụ trách về an ninh cho chiến dịch di tản Mỹ kiều, bị tử thương trong vòng đai phòng thủ Phi Trường. Hai binh sĩ này là hai người Mỹ cuối cùng bị thiệt mạng trong lịch sử Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam trong hai thập niên.
Một điều đáng chú ý là dường
như McMahon là một cái tên định mệnh: Người Mỹ đầu tiên bị chết tại Việt Nam là
Trung Tá Peter Dewey, nhân viên của cơ quan Tình Báo OSS, là một người Mỹ rất
ủng hộ Việt Minh, ông ta đã nhiều lần lên tiếng phản đối người Pháp và tiếp xúc
trực tiếp với các đại diện của Việt Minh, do đó đã bị người Pháp yêu cầu phải
rời khỏi Sài Gòn. Vào ngày 26 tháng 9 năm 1945, Trung Tá Dewey phải trở về Ấn
Độ, tuy nhiên vì máy bay bị trục trặc, ông từ Phi Trường Tân Sơn Nhứt lái xe
trở về Sài Gòn ăn trưa và đã bị tự vệ của Việt Minh tưởng lầm là người Pháp cho
nên bắn chết tại cầu McMahon, lúc đó người Việt Nam gọi là cầu “Bạc Má Hồng”,
sau này là cầu Công Lý. Đúng 30 năm sau thì người Mỹ cuối cùng bị giết chết tại
Phi Trường Tân Sơn Nhứt vì đạn pháo kích của quân cộng sản Bắc Việt vào rạng
sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975 là một Hạ Sĩ Quan Mỹ cũng mang tên là McMahon,
cái tên mà người Việt ngày xa đã gọi là “bạc má hồng”.
Sau trận pháo kích này, kế hoạch
di tản người Mỹ và người Việt tỵ nạn bằng phi cơ C-130 xem như là bị hủy bỏ
hoàn toàn vì Phi Trường Tân Sơn Nhứt đã bị hư hại nặng nề.
Đến 10 giờ 30 sáng, Tướng Homer
Smith, Tùy Viên Quân Sự tại Sài Gòn, gọi điện thoại cho Đô Đốc Noel Gayler,
Tổng Tư Lệnh Quân Lực Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương tại Honolulu báo cáo rằng Phi
Trường Tân Sơn Nhứt không còn ở trong tình trạng sử dụng được nữa. Tin này được
trình lên cho Bộ Trưởng Quốc Phòng James Schlesinger đang tham dự phiên họp đặc
biệt của Hội Đồng Nội Các tại Bạch Cung và ông ta đã phúc trình ngay cho Tổng
Thống Ford.
Vào lúc 7 giờ sáng tại
Washington tức là 7 giờ tối tại Sài Gòn, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia đã triệu tập
một phiên họp khẩn cấp dưới quyền chủ tọa của Tổng Thống Gerald Ford với sự
hiện diện của Ngoại Trưởng Henry Kissinger, Bộ Trưởng Quốc Phòng James
Schlesinger, Đại Tướng George Brown, Chủ Tịch Bộ Tham Mưu Liên Quân (Jcs) và
ông William Colby, Tổng Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo CIA. Phiên họp đặc biệt này
nhắm vào việc tìm giải pháp hữu hiệu để di tản những người Mỹ còn lại ở Sài
Gòn. Ngoại Trưởng Kissinger bác bỏ đề nghị sử dụng khu trục cơ để hộ tống cho
phi cơ vận tải C-130, ông nói rằng nên thận trọng không có những hành động tấn
công gây hấn để gây hiểu lầm cho Hà Nội trong lúc này. Sau cùng thì Hội Đồng
chấp thuận đề nghị dung hòa của Đại Tướng George Brown, đó là thử dùng 7 phi cơ
C-130 từ Phi Luật Tân và Thái Lan bay đến Phi Trường Tân Sơn Nhứt, nếu những
phi cơ này còn đáp xuống được thì chiến dịch di tản bằng phi cơ có cánh sẽ tiếp
tục, tuy nhiên trong trường hợp phi đạo không còn sử dụng được thì phải quay
sang sử dụng kế hoạch cuối cùng, đó là kế hoạch “Frequent Wind:
Option-IV”.
Đến 9 giờ 45 sáng, Tổng Thống
Ford đã triệu tập một phiên họp đặc biệt của Hội Đồng Nội Các tại Bạch Cung. Mở
đầu phiên họp, Tổng Thống Ford nói rằng “trong hai tuần lễ vừa qua, Hoa
Kỳ đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Tuy cho đến giờ này thì việc di tản đang
diễn ra một cách tốt đẹp nhưng chúng ta cũng vẫn chưa thoát ra được những khó
nhăn có thể xảy ra. Mục tiêu của chúng ta là ngăn không để cho hỗn loạn xẩy ra
tại Nam Việt Nam rồi sẽ gây ra nguy hiểm cho việc di tản của người Mỹ, ngăn
chận những hoạt động của Bắc Việt và giữ cho tình hình được ổn định nhằm hoàn
tất cuộc di tản”.
Ngoại Trưởng Kissinger phúc
trình rằng cho đến giờ này (9 giờ 45 tối tại Sài Gòn), chỉ còn có
khoảng từ 300 đến 400 người Mỹ còn đang hoạt động trong khuôn viên Tòa Đại Sứ
Hoa Kỳ và trong hơn hai ngày qua, có bơn 4.650 người đã được di tản ra khỏi Sài
Gòn, nâng tổng sổ người được Hoa Kỳ di tản lên đến con số gần 45.000 người,
trong số này chỉ có từ 500 đến 600 là người Mỹ.
Bộ Trưởng Quốc Phòng James
Schlesinger báo cáo rằng còn có khoảng 700 người tại Trụ Sở của Văn
Phòng Tùy Viên Quân Lực Hoa Kỳ tại Tân Sơn Nhứt nhưng phi cơ vận tải C130 không
thể đáp xuống được nữa, do đó phải di tản bằng trực thăng từ trên sân thượng
của Tòa Đại Sứ. Ông cho biết thêm rằng vấn đề này cũng gặp phải khó khăn vì chỉ
có hai chiếc trực thăng có thể đáp xuống cùng một lúc và quân Bắc Việt đã bắn
vào trực thăng di tản.
Ngoại Trưởng Kissinger nói rằng mặc
dù Tổng Thống Ford đã ra lệnh là chỉ di tản người Việt Nam nếu các phi cơ vận
tải C-130 còn đáp xuống được Phi Trường Tân Sơn Nhứt và trong trường hợp không
còn sử dụng phi cơ C-130 nữa thì chỉ di tản người Mỹ mà thôi, tuy nhiên tại Sài
Gòn Đại Sứ Martin và Thiếu Tướng Homer Smith đã quyết định vẫn tiếp tục di tản
cả những người Việt Nam còn đang có mặt trong Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ.
Tổng Thống Ford nhấn mạnh rằng ông
muốn phải di tản ít nhất là từ 43.000 cho đến 45.000 người Việt Nam ra khỏi
miền Nam Việt Nam.
Bộ Trưởng Morton hỏi Tổng Thống
Ford: “những người Việt Nam được di tản này sẽ đựợc đưa đi đâu và trong
số này có bao nhiêu người là thuộc thành phần “chuyên nghiệp và có học” (white
collar)?
Tổng Thống Ford trả lời rằng Bộ
Ngoại Giao đang lo giải quyết vấn đề này và sẽ có 3 căn cứ quân sự tại Hoa Kỳ
đang được chuẩn bị để đón người tỵ nạn. Tổng Thống Ford cũng cho biết rằng theo
Ngoại Trưởng Kissinger thì một số các quốc gia khác đã được Hoa Kỳ tiếp xúc để
đón tiếp một số người tỵ nạn, tuy nhiên có lẽ Hoa Kỳ sẽ đón nhận 90 phần trăm
số người này.
Ngoại Trưởng Kissinger nói rằng cũng
khó mà biết rõ được số người tỵ nạn có đủ trình độ “nghề nghiệp” và “học vấn”
là bao nhiêu tuy nhiên ông đoán chắc rằng có lẽ con số này cũng khá cao. Về
đề nghị của Bộ Trưởng Norton dự định đưa một số khoảng 5.000 người tị nạn Việt
Nam sang Lãnh Thổ Giám Hộ tại Thái Bình Dương (Pacific trust Territories) của
Hoa Kỳ, nơi đó có lẽ sẽ cần đến tài năng của những người tỵ nạn này thì Ngoại
Trưởng Kissinger nhận xét rằng “đó có vẻ là một ý kiến hay”.
Đó là những chi tiết về phiên
họp đặc biệt của Hội Đồng Nội Các Hoa Kỳ sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975 và Tổng
Thống Ford tuyên bố bế mạc phiên họp vào lúc 10 giờ rưỡi sáng, tức là 10 giờ
rỡi tối tại Sài Gòn, khoảng hơn 12 tiếng đồng hồ trước khi Dương Văn Minh ra
lệnh đầu hàng“. [*194: "cabinet Meeting Minutes. April 29. 1975. Giải mật
ngày 12 tháng 10 năm 1990. Tài liệu "Box 4, James E. Connor Files,"
lưu trữ tại Thư Viện Gerald Ford tại Grand Rapids, tiểu bang Michigan.]
Sáng ngày 29 tháng 4, “Thủ
Tướng” Vũ Văn Mẫu đã đọc đi đọc lại liên tục trên Đài Phát Thanh Sài Gòn một
Bản Thông Cáo của Tân Tổng Thống Dương Văn Minh yêu cầu người Mỹ rút ra khỏi
Việt Nam trong 24 tiếng đồng hồ. Bản thông cáo đó là Văn thư Số O33-TT/VT của
Phủ Tổng Thống nguyên văn như sau:
Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa
Kính gởi: Ông Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Thưa ông Đại Sứ
Tôi trân trọng yêu cầu ông Đại Sứ vui lòng chỉ thị cho nhân viên
của Cơ Quan Tùy Viên Quân Sự DAO rời khỏi Việt Nam trong 24 tiếng đồng hồ kể từ
ngày 29.4.1975 để vấn đề Hòa bình Việt Nam sớm được giải quyết.
Trân trọng kính chào ông Đại Sứ
SAIGON, ngày 28 tháng 4 năm 1975
Ký tên và đóng dấu:
Việt Nam Cộng Hòa-Tổng Thống
Đại Tướng Dương Văn Minh
Đại Sứ Hoa Kỳ Graham Martin đã
phúc đáp như sau:
Thưa Tổng Thống,
Tôi đã nhận được văn thư nói trên và tôi đã ra chỉ thị thi hành
đúng như lời yêu cầu của Tổng Thống.
Tôi tin rằng Tổng Thống sẽ ra lệnh cho các lực lượng Quân Đội của
chính phủ cộng tác trên mọi phương diện để giúp cho sự triệt thoái của các nhân
viên Tòa Tùy Viên Quân Sự được dễ dàng và trong an toàn.
Tôi cũng xin bày tỏ sự hy vọng rằng Tổng Thống sẽ can thiệp với phía
bên kia để họ có thể cho phép các nhân viên Tòa Tùy Viên Quân Sự Hoa Kỳ được ra
đi trong sự an toàn và trật tự.
Xin chúc Tổng Thống đươc mọi sự lành.
Grabam Martin Đại Sứ Hoa Kỳ
“Tổng Thống” Dương Văn Minh hân
hoan đuổi được người Mỹ ra đi và hy vọng rằng sẽ có triển vọng để nói chuyện
với “người anh em bên kia” của ông thì vào lúc 10 giờ sáng ngày hôm đó, Lê Duẩn
đã gửi một điện văn “gửi anh Sáu, anh Bảy, anh Tuấn, anh Tư, đồng điện anh Tấn”
như sau:
Bộ Chính Trị và Quân Ủy đang
họp thì được tin Dương Văn Minh ra lệnh ngưng bắn. Bộ Chính Trị và Quân Ủy
Trung Ương chỉ thị:
1- Các anh ra lệnh cho quân ta
tiếp tục tiến công vào Sài Gòn theo kế hoạch, tiến quân với khí thế hùng mạnh
nhất, giải phóng và chiếm lĩnh toàn bộ Thành Phố, tước vũ khí Quân Đội địch,
giải tán chính quyền các cấp của địch, đập tan triệt để mọi sự chống cự của
chúng.
2- Công bố đặt Thành Phố Sài
Gòn-Gia định dưới quyền của Ủy Ban Quân Quản do Tướng Trần văn Trà làm Chủ
Tịch.
Sẽ có điện tiếp, nhận được điện
trả lời ngay.
BA.
[*195: văn kiện Đảng: trang
324.]
Như vậy thì Bộ Chính Trị cộng
sản Bắc Việt đã có quyết định “giải tán chính quyền các cấp của Tổng
Thống Dương Văn Minh và đập tan triệt để mọi sự chống cự của chúng” chứ
không hề nói đến hai chữ “bàn giao” mà ông Dương Văn Minh cùng
với nhóm Hòa Giải Hòa Hợp của ông đang mong đợi…
Sau khi phúc trình về Bộ Tổng
Tư Lệnh Thái Bình Dương tại Hawaii, Tướng Smith trình cho Đại Sứ Martin biết về
vấn đề Phi Trường Tân Sơn Nhứt không còn có thể sử dụng được cho phi cơ vận tải
C-130 và ông Martin cuối cùng phải nhượng bộ vì cho đến ngày 29 tháng 4, ông
Đại Sứ vẫn cương quyết chống lại lệnh di tản tức khắc tất cả người Mỹ ra khỏi
Việt Nam của Bộ Ngoại Giao. Thâm ý của Đại Sứ Martin là giữ người Mỹ lại để di
tản càng nhiều người Việt Nam ra khỏi Sài Gòn thì càng tốt chừng đó. Đại Sứ
Martin gọi điện thoại thông báo cho Ngoại Trưởng Kissinger và ông Kissinger
trình ngay cho Tổng Thống Gerald Ford. Chỉ trong vòng vài phút, Tổng Thống Ford
ra lệnh cho thi hành Chiến Dịch “Frequent Wind, Option IV” tức là kế hoạch di
tản toàn bộ người Mỹ ra khỏi Việt Nam vào lúc 10 giờ 51 phút sáng tại Sài Gòn.
Trước đó, vào lúc 1 giờ sáng
giờ Washington tức là khoảng 1 giờ trưa ngày 29 tháng 4, Đại Sứ Martin nhận
được bức điện văn “thượng khẩn” số White House 50782 ngày 29 tháng 4 nguyên văn
như sau:
Nơi gửi: White House
Nơi nhận: Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ-Sài Gòn
Ngoại Trưởng Henry A. Kissinger
Gửi đến: Đại Sứ Graham Marizn
1.
Tổng Thống đã chủ tọa một phiên bọp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia
và đã có những quyết định sau đây:
A.
Nếu ngày hôm nay mà Phi Trường Tân Sơn Nhứt còn có thể sử dụng được
cho các loại phi cơ có cánh (phi cơ vận tải C-130) thì ông Đại Sứ được phép cho
di tản những người Việt Nam được xếp vào thành phần có thể bị nguy hiểm đến
tính mạng. Cho đến cuối ngày hôm nay ông Đại Sứ phải cho di tản tất cả nhân
viên người Mỹ tại Phi Trường Tân Sơn Nhứt cũng như là tất cả những nhân viên
Ngoại Giao tại Tòa Đại Sứ, ngoại trừ một thiểu số tối cấn thiết cho nhiệm vụ di
tản.
B.
Ông Đại Sứ không được tiết lộ cho ai biết rằng hôm nay là ngày cuối
cùng loại phi cơ vận tải C-130 sẽ được sử dụng để di tản từ Phi Trường Tân Sơn
Nhứt.
C.
Nếu Phi Trường trở thành bất khiển dụng đối với phi cơ vận tải và
trở thành nguy hiểm nếu bị cộng sản pháo kích, ông Đại Sứ phải tức khắc cho di
tản tất cả, lặp lại: Tất cả người Mỹ tại Văn Phòng Tùy Viên Quân Sự DAO và Tòa
Đại Sứ bằng phương tiện trực thăng. Nếu cần thì các phi cơ chiến đấu các phi cơ
chiến đấu sẽ yểm trợ và hỏa lực sẽ được sử dụng để phòng vệ trong trường hợp
các trực thăng bị tấn công trong khi thi hành việc di tản.
2.
Đô Đốc Gayler, Tư Lệnh Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, sẽ nhận được
lệnh tương tự từ Bộ Quốc Phòng.
Trân Trọng
[*196: "Secretary of State Henry Kissinger's Cable on President
Ford's Decisions on the Saigon Evacuation, April 29, 1975." (Công Điện của
Ngoại Trưởng Henry Kissinger về Quyết Định của Tổng Thống Ford trong việc Di
Tản Sài Gòn ngày 29 tháng 4 năm 1975). Tài liệu giải mật ngày 10 tháng 1 năm
2000, lưu trữ tại Thư Viện Gerald Ford, Grand Rapids, Michigan.]
Trong khi bản thông cáo của
“Tổng Thống” Dương Văn Minh đòi người Mỹ phải triệt thoái nhân viên của DAO
được “Thủ Tướng” Vũ Văn Mẫu đọc đi đọc lại nhiều lần trên Đài Phát Thanh Sài
Gòn thì trên Đài Phát Thanh của Quân Lực Hoa Kỳ tại Việt Nam được gọi tắt là
AFRS, vào buổi trưa một ngày cuối tháng 4 nóng bức, người xướng ngôn viên đọc
đi đọc lại nhiều lần lời nhắn: “Mother wants you to call home” (Mẹ
muốn con gọi về nhà) và người dân Sài Gòn được nghe bản nhạc “I’m Dreaming
of a White Christmas” (Tôi mơ một Giáng Sinh Đầy Tuyết Trắng) phát đi
phát lại liên tục trong ngày hôm đó. Lời nhắn và bản nhạc này là mật hiệu báo
cho tất cả mọi người Mỹ tại Sài Gòn biết rằng Chiến Dịch Frequent Operation IV
đã khởi đầu và tất cả mọi công dân Hoa Kỳ đều phải đến những điểm hẹn đã ấn
định sẵn từ trước để được di tản ra khỏi Việt Nam.
Trong ngày 29 tháng 4, hàng
trăm trực thăng C-53 và C-46 đã từ Hạm Đội Thứ Bảy ngoài khơi bờ biển Việt Nam
bay đến Sài Gòn di tản hàng chục ngàn người Mỹ và người Việt Nam đang tập trung
tại các địa điểm như Văn Phòng DAO ở Tân Sơn Nhứt, các cao ốc của người Mỹ và
nhất là Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ trên Đại Lộ Thống Nhất. Đại Sứ Graham Martin không
chịu di tản vì ông muốn ở lại Tòa Đại Sứ để kéo dài thời gian nhằm di tản thêm
một số người Việt Nam dù rằng Ngoại Trưởng Kissinger đã nhiều lần ra lệnh cho
ông phải ra đi càng sớm càng tốt.
Vào lúc 11 giờ 40 tối 29 tháng
4, một toán chuyên viên chất nổ của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã phá nổ toàn
bộ Tòa Tùy Viên Quân Sự DAO, tức là Bộ Tư Lệnh Quân Lực Hoa Kỳ tại Việt Nam gọi
tắt là MACV trước năm 1973, nơi mà trong hơn 10 năm đã từng là biểu hiệu của sự
cam kết của Hoa Kỳ với trên nửa triệu quân nhằm chống lại âm mưu thôn tính Miền
Nam Việt Nam của cộng sản Bắc Việt. Sự phá hủy cơ sở này, trước đây được giới
báo chí gọi là “Ngũ Giác Đài Phương Đông” (Pentagon East) là dấu hiệu cho biết
rằng đối với người Mỹ, chiến tranh Việt Nam đã kết thúc.
Cựu Tổng Thống Trần Văn Hương Không Chịu Di
Tản
Trong ngày 29 tháng 4, dù rất
bận rộn trong việc di tản hàng chục ngàn người Mỹ và người tỵ nạn Việt Nam, Đại
Sứ Martin cũng đã tìm cách đến gặp Cụ Trần Văn Hương, cựu Tổng Thống Việt Nam
Cộng Hòa tại Phủ Phó Tổng Thống trên đường Công Lý lần chót. Theo Giáo Sư
Nguyễn Ngọc An, bạn thâm giao của Cụ Hương thì cuộc gặp gỡ này đã diễn ra như
sau:
“Cũng ngày đó, 29 tháng 4 năm
1975, Đại Sứ Hoa Kỳ, ông Martin đến tư dinh đường Công Lý với một Tham Vụ Sứ
Quán nói tiếng Pháp đại khái Đại Sứ nói:
- Thưa Tổng Thống, tình trạng
hiện nay rất nguy hiểm. Nhơn danh chính phủ Hoa Kỳ, chúng tôi đến mời Tổng
Thống rời khỏi nước, đi đến bất cứ xứ nào, ngày giờ nào với phương tiện nào mà
Tổng Thống muốn. Chánh phủ chúng tôi cam kết bảo đảm cho Ngài một đời sống xứng
đáng với cương vị Tổng Thống cho tới ngày Tổng Thống trăm tuổi già.
Tổng Thống Trần Văn Hương mỉm
cười trả lời:
- Thưa Ngài Đại Sứ tôi biết
tình trạng hiện nay rất là nguy hiểm. Đã đến đỗi như vậyHoa Kỳ cũng có phần
trách nhiệm trong đó. Nay ông Đại Sứ đến mời tôi ly hương, tôi rất cám
ơn ông Đại Sứ. Nhưng tôi đã suy nghĩ kỹ và quyết định dứt khoát ở lại nước tôi.
Tôi cũng dư biết rằng cộng sản vào được Sài Gòn, bao nhiêu đau khổ nhục nhã sẽ
trút xuống đầu dân chúng miền Nam. Tôi là người lãnh đạo đứng hàng đầu của họ,
tôi tình nguyện ở lại để chia xẻ với họ một phần nào niềm đau đớn tủi nhục, nổi
thống khổ của người dân mất nước. Cám ơn ông Đại Sứ đã đến viếng tôi.
Khi nghe câu: “Les États Unis
ont aussi leur part de responsibilités (Hoa Kỳ cũng có phần trách niệm trong
đó), Đại Sứ Martin giựt mình nhìn trân trân Ông Trần Văn Hương.
Năm 1980, ông thuật lại với
tôi: “Dứt câu chuyện, on se sépare sans même se serrer la main” (chúng tôi từ
giã nhau mà cũng chẳng có hề bắt tay nhau). [*197: G.S. Nguyễn Ngọc An: "Cụ Trần Văn Hương" đăng
trên Báo Thời Luận, không rõ ngày]
Đây không phải là lần đầu tiên
Cụ Trần Văn Hương từ chối lời mời di tản ra ngoại quốc. Trong cuốn Hồi Ký “Saigon
et Moi”, cựu Đại Sứ Pháp Mérillon cho biết rằng trước ngày 28 tháng 4 năm
1975, ông ta có chuyển lời mời Cụ Trần Văn Hương sang sinh sống ở Pháp sau khi
giao quyền lại cho Dương Văn Minh thì cụ đã trả lời như sau:
-
Ông Đại Sứ à! Tôi đâu có ngán việt cộng. Nó muôn đánh, tôi sẽ đánh tới cùng.
Tôi chỉ sợ mất nước, sống lưu đày ở xứ người ta. Nếu trời hại nước tôi, nước
tôi mất, tôi thề sẽ ở lại đây và mất theo nước mình.
Cựu Đại Úy Nguyễn Văn Nhựt, Sĩ
Quan Tùy Viên của Phó Tổng Thống Trần Văn Hương cho người viết biết vào những
ngày cuối cùng trong tháng 4 năm 1975, Cụ Trần Văn Hương đã nói với các anh em
phục vụ tại Phủ Phó Tổng Thống rằng “thấy các em còn trẻ tuổi mà
phải chịu hy sinh gian khổ vì chiến tranh “qua” rất thương, tuy nhiên số phận
của đất nước mình là như vậy, mình phải đánh cho tới cùng”.
Sau khi bàn giao chức vụ Tổng
Thống cho Dương Văn Minh, tối 28 tháng 4, Cụ Trần Văn Hương dã dọn ngay về tư
gia ở trong hẻm đường Phan Thanh Giản, tuy nhiên qua sáng ngày hôm sau, 29
tháng 4, Cụ phải trở lại Dinh Phó Tổng Thống ở đường Công Lý một lần cuối cùng
để tiếp kiến Đại Sứ Hoa Kỳ Graham Martin khi ông Martin đến từ giã Cụ.
Trong một cuộc tiếp xúc với Bác
Sĩ Nguyễn Lưu Viên, cựu Phó Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa tại Westminster vào
cuối năm 2005, Bác Sĩ Viên có cho người viết biết rằng vào sáng ngày 29 tháng 4
năm 1975, ông và bà Trần Văn Văn có đến thăm Cụ Trần Văn Hương một lần cuối và
Cụ Hương đã nói với hai người rằng hai vị Đại Sứ Pháp và Hoa Kỳ có đến mời ông
đi tị nạn nhưng ông đã từ chối lời mời của họ.
Vào năm 1978, khi việt cộng trả
lại “quyền công dân” cho Dương Văn Minh, các anh em đang bị tù
“học tập cải tạo” đều bị đi xem hình ảnh và phim chiếu lại cảnh cựu “Tổng Thống” Dương Văn Minh
đang hồ hỡi hân hoan đi bầu quốc hội “đảng cử dân bầu” của cộng sản.
Cụ Trần Văn Hương cũng được
cộng sản trả lại “quyền công dân” nhưng Cụ đã từ chối. Cựu Tổng Thống Việt Nam
Cộng Hòa Trần Văn Hương đã gửi bức thư sau đây đến các cấp lãnh đạo chính quyền
cộng sản:
“…hiện nay vẫn còn có mấy trăm
ngàn nhơn viên chế độ cũ, cả văn lẫn võ, từ Phó Thủ Tướng, Tổng Bộ Trưởng, các
Tướng Lãnh, Quân Nhân Công Chức các cấp các Chính Trị Gia, các vị Lãnh Đạo Tôn
Giáo, Đảng Phái đang bị tập trung cải tạo, rĩ tai thì ngắn hạn mà cho đến nay
vẫn chưa thấy được được về.
Tôi là người đứng đầu hàng lãnh
đạo Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa, xin lãnh hết trách nhiệm một mình. Tôi xin
chính phủ mới thả họ về hết vì họ là những người chỉ biết thừa hành mạng lệnh
cấp trên, họ không có tội gì cả. Tôi xin chính phủ mới tha họ về sum họp với vợ
con, còn lo làm ăn xây dựng đất nước.
Chừng nào những người tập trung
cải tạo được về hết, chừng nào họ nhận được đầy đủ quyền công dân, chừng đó tôi
sẽ là người cuối cùng, sau họ, nhận quyền công dân cho cá nhân tôi.”
Cụ Trần Văn Hương không hề nhận
“quyền công dân” của cộng sản và cho đến khi từ trần vào năm 1981 thì Cụ vẫn
còn là công dân của Việt Nam Cộng Hòa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét