NHÀ BÁO PHÁP PIERRE DARCOURT VIẾT VỀ NHỮNG NGÀY GIỜ CUỐI CỦA VIỆT NAM CỘNG HOÀ: VỀ BÀ NGÔ BÁ THÀNH & LỰC LƯỢNG THỨ BA
Thành phố Sài Gòn đầy rẫy tin đồn: Hoa Thạnh Đốn đã quyết định tiến hành nhanh chóng cuộc hành quân di tản công dân của họ.
Những chuyến di tản đầu tiên đã được bắt đầu vào ngày 10 tháng 4, khi hầu hết những xí nghiệp lớn của Hoa Kỳ (các hảng Hàng Không, các công ty xăng dầu, và công ty đang có những công tác lớn) đã có quyết định cho hồi hương các cán bộ và nhân viên của họ. 2000 người Mỹ và 6000 người Việt (các chuyên viên kỹ thuật và gia đình của họ) đã được đi sang Hoa Kỳ.
Trong tuần lễ từ 14 đến 20 tháng 4, các phi cơ vận tải khổng lồ thuộc cầu không vận quân sự của Ngũ Giác Đài, chuyển quân dụng thay thế cho quân đội Miền Nam (2 liên đội pháo binh, một số cao xạ phòng không và 2 tiểu đoàn chiến xa ) lượt về sẽ được xử dụng để chở những người dân tỵ nạn. Các phi cơ có khả năng chuyên chở nhiều người, loại Galaxie, Starfighter và Hercules. sẽ bốc đi trong 6 ngày khoảng 20.000 người Việt Nam tỵ nạn, và 2000 người Mỹ. Nhưng cũng còn hơn 5000 người Mỹ ở Sài Gòn và Bộ Ngoại Giao ước tính có khoảng 130.000 người Việt Nam mà "tánh mạng bị Cộng Sản đe dọa" cần phải được di tản. Như vậy con số người phải được bốc đi củng không phải nhỏ.
Vào hồi 1 giờ trưa, tôi biết được là có một điện tín của hảng thông tấn UPI loan báo là Xuân Lộc đã bị thất thủ. Tin nầy ở đâu ra? Tôi vẫn còn ở Xuân Lộc chỉ cách đây vài giờ, lúc đó binh sĩ còn giữ chặt vị trí của họ kia mà… Tin tức nầy dù sao cũng đã được tung ra khắp thành phố như một giây thuốc pháo và tinh thần của dân chúng do đó đang bị một cú sốc.
Tôi cố gắng liên lạc được bằng điện thoại với Đại Tá Xuân ở phòng nhì. Ông ta xác nhận là "Xuân Lộc chưa bị mất, nhưng từ 10 giờ sáng nay Cộng Sản Bắc Việt đã nã vào thành phố điêu tàn nầy bằng pháo binh nặng 130 ly với nhịp độ 2000 quả trong một giờ. Để tránh bị thiệt hại quá nặng về nhân mạng, binh sĩ của tướng Đảo và anh em Biệt Động Quân đã di tản khỏi đống gạch vụn nầy để ra nằm bố trí chung quanh thành phố. Nhưng mặt trận Xuân Lộc chưa bị chọc thủng, chiến trận vẫn còn đang tiếp diễn, liên lạc vô tuyến vẫn chưa bị gián đoạn.
Bắt đầu buổi trưa, tôi đi thăm bà Ngô Bá Thành, một người đàn bà nhỏ con đang ở trong một biệt thự khiêm nhường ở trung tâm thủ đô, bên cạnh dãy nhà của những người Pháp và được nằm trong khu vực do tòa đại sứ Pháp bảo vệ như những tấm bảng yết thị mới được thấy dán ở ngoài. Là một mưu sĩ của "lực lượng thứ ba", bà tiếp khách thường xuyên ở ngoài vườn, nhất là những nhà báo ngoại quốc. Bà đỗ ba bằng tiến sĩ luật học (Pháp, Hoa Kỳ và Bồ đào Nha), nói được nhiều ngoại ngữ, bà là Chủ tịch "Phong Trào Phụ Nữ đòi Quyền Sống", một trong nhiều tổ chức đào tạo về công dân, về tôn giáo và về nghiệp vụ trong "Tổ hợp 36 chợ của Sài Gòn" thuộc phong trào chống tham nhũng, dự định sẽ ngồi giữa CPLTCHMN và chánh quyền Sài Gòn trong Hội Đồng Hòa Giải Quốc Gia được dự trù trong Hiệp Định Ba Lê.
Là một địch thủ hăng say của Tổng Thống Thiệu, điều làm cho bà phải 4 lần vào khám, bà Thành hiện bị quản thúc tại gia. Báo chí Mỹ trong những tháng gần đây đã từng lên tiếng ồn ào về vấn đề "giải phóng phụ nữ" của bà, đã cho biết là bà hiện đang bị canh phòng cẩn mật. Thế nhưng con trai của bà, một người trẻ tuổi, cao lớn, tóc để dài, là lính đào ngũ mà vẫn sống kín đáo trong nhà nhiều tháng nay mà không sợ gì cảnh sát hết…. Là con gái của một nhân sĩ Miền Bắc, chồng là một bác sĩ thú y dễ dãi và sống âm thầm, bà Thành là một người tranh đấu tiến bộ, quả quyết nhưng ương ngạnh. Bà nói với tôi:
"Thiệu đã ở thế cùng rồi, Số phận của ông ta được tính từng giờ. Ông ta dựa vào người Mỹ và quân đội. Người Mỹ đã bỏ rơi ông ta, và quân đội thì đã tan rã rồi. Sĩ quan và binh sĩ đã chán ghét ông ta rồi. Có lẽ ông không biết là các binh sĩ ưu tú - Biệt Động Quân và Thủy Quân Lục Chiến - có nhiệm vụ bảo vệ nơi chôn nhau cắt rún của ông ta gần Phan Rang, đã nổi dậy và đã dùng chất nổ để phá tan mồ mả của gia đình ông ta rồi. Việc phá nát mộ phần của cha mẹ ông bà của ông ta là một sự chối bỏ nghiêm khắc đối với Thiệu và tất cả những gì ông hiện đang nắm giữ. Ở Việt Nam, nơi mà sự thờ cúng ông bà là nền tảng của Tôn Giáo của chúng tôi, không có một sỉ nhục to lớn và nghiêm trọng nào như sự xúc phạm như thế. Đó vừa là một sự chửi rủa, vừa là một sự khinh bỉ hoàn toàn và là một lời nguyền rủa nữa.. Còn về ông Kissinger, thì mới chiều hôm qua đây, ông đã tuyên bố một câu ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa "Hoa Kỳ chúng tôi ủng hộ một chánh phủ Miền Nam Việt Nam, nhưng không ủng hộ đặc biệt một cá nhân nào ca. " Quá rõ rồi phải không ? Hơn nữa, những ngày sau cùng nầy, đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin và đại sứ Pháp Jean Marie Mérillon đã tấn công ông Thiệu để bảo ông ta hãy rút lui đi, và nhường chỗ lại cho một toán khác có khả năng chận đứng được chiến cuộc lại."
Ông Ngô Bá Thành mời khách dùng trà trong những cốc đẹp màu xanh với cử chỉ chậm chạp giống như các bà, mà không hề nói một tiếng nào. Vợ ông mặt rạng rỡ, cặp mắt sáng ngời, lại tiếp tục đánh tiếp với những luận điệu của bà:
"Ông Thiệu bao giờ cũng chỉ biết nghĩ đến tương lai qua một cuộc chống trả cực đoan và một chiến thắng quân sự. Sự tan rã của quân đội ngay tại chiến trường đã lên án ông không chống đỡ nổi. Ông cứ khư khư tin rằng Hoa Kỳ không bao giờ bỏ rơi ông.. Ông không để ý tớí những chuyện thay đổi đã xảy ra ở bên Hoa Kỳ. Từ hai năm nay, dân chúng Hoa Kỳ đã gạch bỏ hai chữ Việt Nam rồi. Quốc Hội đã từ chối không bỏ phiếu cho mọi viện trợ quân sự và họ đã gạt hẳn ra ngoài việc cho phép tái can thiệp bằng võ lực. Ông Ford là một Tổng Thống được chỉ định chớ không phải do dân bầu, nên không có đủ phương tiện để có thể giữ lời hứa của ông Nixon được. Còn Kissinger hả ? ông ta là một con người quá thực tế nên đâu có dại gì đi khư khư bênh vực khi đã nắm chắc phần thua? "Quân đội nhân dân giải phóng" chỉ còn không đầy một tiếng đồng hồ nữa trên đường đến Sài Gòn rồi. Và Hoa Thạnh Đốn cũng dư biết là vài trăm triệu Mỹ kim, vài trăm chiến xa hay đại bác thêm nữa cũng đâu có cứu được nước Việt Nam của ông Thiệu ? Nhiều lắm là nó chỉ có thể kéo dài giây phút hấp hối của một kẻ sắp chết mà thôi…. "
Bà đưa ngón tay trỏ chỉ ngay tôi và nói với một giọng đổ lỗi:
"Các nhà báo nước Pháp của anh - ngoại trừ các phóng viên của tờ Le Monde - đều không biết làm công việc của họ. Phải đập ông Thiệu. Phải tố cáo những tội sát nhân của ông ta, tố cáo chế độ cảnh sát trị của ông ta. Các anh phải giúp chúng tôi mở cửa các nhà tù đang nhốt 200.000 tù nhân chánh trị. Và hơn thế nữa các anh không đặt nặng tầm quan trọng và một chỗ đứng cho "lực lượng thứ ba" của chúng tôi. Lực lượng nầy có thực, các anh phải thấy rõ là nó có một vai trò chánh trị quan trọng trong đất nước chúng tôi, trong một tương lai rất gần đây thôi. Ngay như những người Cộng Sản, họ củng nhìn nhận là họ phải nghĩ đến chúng tôi."
"Thưa bà, các nhà báo Pháp, chưa bao giờ tỏ ra quá mềm dịu đối với Tổng Thống Thiệu đâu. Nhưng chúng tôi không có phận sự phải đề cao một phong trào chánh trị và cho phong trào nầy một tầm vóc hay một sự kết hợp mà nó vốn không có. Về vấn đề tù chánh trị, thì con số 200.000 là con số thật sự được Hà Nội, và phe đối lập của ông Thiệu thổi phồng lên. Con số 200.000 nầy đã nhiều lần được báo chí Tây Phương nhắc đi nhại lại nhưng không bao giờ được Hội Hồng Thập Tự Quốc tế củng như hầu hết các Hội Nhân Quyền quốc tế thuộc các tổ chức Tôn Giáo hay không Tôn giáo xác nhận, dù là tất cả đều rất quan tâm đặc biệt đến vấn đề nầy trong 2 năm gần đây. Theo thống kê thì nhân số trong tất cả các nhà tù của Miền Nam Việt Nam (kể cả các người bị nhốt tạm ở các xã ấp đến những tù nhân đang bị giam giữ ở các nhà lao lớn ở Côn Sơn) đều không quá con số 36.000 người… "
Bà Ngô Bá Thành nhảy dựng lên, giận dữ, tuông ra một tràng:
"Thật là đê tiện, quá buồn cười, Sai! và hoàn toàn sai bét!" Gương mặt bà thay đổi thình lình, mặt mày nhăn nhó…bà ho lên một tràng dài, ho và nấc lên từng cơn, rung động cả người.
Bằng một giọng đau khổ lẫn trách móc, chồng bà nói với tôi:
"Lẽ ra ông không nên nói những điều nghịch ý với vợ tôi. Bà vợ tôi đang rất hào hứng khi nói về vấn đề chánh trị. Bà không thể chịu nổi những điều trái ngược với ý của bà ta. Bà ta giận ngay, nhanh lắm, khó chịu lắm và cơn suyễn lại kéo đến và bà ta sẽ ngộp thở. Mỗi lần như vậy là tôi phải cho bà một liều thuốc kháng sinh (nguyên tác: hydrocortisone). Bà vẫn biết đó là thuốc độc, nhưng đó là phương thuốc duy nhất… "
Tôi ra về mà không hỏi được bà Ngô Bá Thành một câu hỏi có ích lợi nào cả. Bà ta đã nằm co ro trong cái ghế bành lớn bằng mây rồi. Trông bà có vẻ rất là yếu đuối để bảo đảm sự thay thế các tướng lãnh đang đối diện trận chiến khốc liệt với Cộng Sản Bắc Việt, những bộ đội đã từng sống cam khổ qua những trường huấn luyện rừng núi, nay đang sắp sửa tiến vào Sài Gòn. Và sau đó tôi bỗng thình lình sực nhớ lại cách đây 2 năm, được gọi phải ra gặp vị Chánh Án ở Toà Án tỉnh Gia Định, người đàn bà yếu đuối và bệnh hoạn nầy đã rình trước cửa Tòa Án và dùng một viên đá lớn liệng vỡ kính trước xe của ông Chánh Án nầy. Sau đó bà chạy lại lôi tuột ông nầy ra khỏi xe, kéo vào lề đường và dùng cán dù đánh ông nầy một trận nhừ tử, sau đó lại còn đá ông mấy đá vào cạnh sườn làm ông nầy đo ván luôn.
Ngày Thứ Năm, 10 tháng Tư
Trước tòa đại sứ Hoa Kỳ, có mấy trăm người Việt Nam đang xếp hàng trên lề đường chờ xin phép nhập cảnh để được đi Mỹ.
Đại sứ Graham Martin không tiếp báo chí và đã không bao giờ rời khỏi sứ quán của ông, vừa là một dinh thự vừa là một pháo đài sơn màu trắng ngà, có một bức tường bê tông bao quanh có gằn máy chụp ảnh tự động. Hai anh binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến với lễ phục lớn (kết trắng, găng trắng, quần chạy nếp đỏ) đứng gác lúc nào cũng trong tư thế "Nghiêm" trước hai cánh cửa bọc sắt có ổ khóa chỉ được mở bằng mật mã bằng máy vi tính từ xa. Nóc bằng của sứ quán đã được cải biến thành bãi đáp cho trực thăng.
Với 62 tuổi, người cao lớn và rắn rỏi, trán đã có nhiều vết răn sâu, mặt cũng đã có nếp nhăn và quầng thâm, ông vẫn luôn luôn mặc quần áo màu xám, cả giầy cũng vậy, giờ đây ông đã có một dáng đi hơi nặng nề và mệt mỏi của một võ sĩ quyền Anh đánh quá một trận, mà từ khước không chịu cho đôi tay ngơi nghỉ ! Phải nói rằng nhà ngoại giao Hoa Kỳ nầy có một lối xử sự không được bình thường.
Trái hẳn các đồng nghiệp của mình luôn có thái độ "lạnh nhạt", dù tình hình quá nghiêm trọng họ vẫn đánh giá bằng một thái độ dửng dưng khác thường, ông Martin là một người biết trọng danh dự, biết thế nào là giá trị của một lời hứa đã được đưa ra, là môt người biết đau khổ và biết xúc động. Ông đã mất một người con trai trong chiến cuộc ở Việt Nam và không chấp nhận là đứa con của mình đã hy sinh một cách vô ích. Ông ta đã tỏ thái độ giận dữ với các nhà báo và các nghị sĩ theo chủ nghĩa "hòa bình", những người quên hay chối bỏ sự hy sinh của 58.000 binh sĩ Hoa Kỳ ở Việt Nam.
Thay thế đại sứ Ellsworth Bunker (được coi như người đỡ đầu của Tổng Thống Thiệu) sau khi Hiệp Định Paris vừa được ký kết, ông Graham Martin, một nhân vật thẳng tính và không mưu mẹo quanh co, ngay từ lúc đầu đã cố gắng giúp đở và che chở cho vị Tổng Thống Miền Nam Việt Nam. Ông đã tranh đấu với Quốc Hội năm vừa qua để đòi hỏi Hoa Kỳ phải tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế như đã hứa cho Miền Nam Việt Nam, nhưng ông đã thất bại.
Từ sau ngày Cao Nguyên bị thất thủ, ông đã công khai biện hộ và vận động riêng để sự cứu trợ cấp thời phải được gởi sang Việt Nam; và bằng mọi phương tiện mà ông có sẳn, ông đã nâng đỡ tinh thần của người dân Miền Nam. Ông đã đi xa hơn nữa bằng hành động phối hợp cuộc hành quân "bốc trẻ mồ côi", một việc làm chạm tinh thần quốc gia dân tộc và lòng kiêu hãnh của người dân Việt Nam. Trong một bức thư riêng gởi cho Thủ Tướng Chánh Phủ Việt Nam, ông đã giải thích rằng những phản ứng xúc động do hoàn cảnh vô cùng khốn đốn của các trẻ mồ côi có thể sẽ làm nghiêng cán cân dư luận của dân chúng Hoa Kỳ có lợi cho Miền Nam Việt Nam. Nhưng nội dung lá thư riêng của ông lại được tung ra cho báo chí gây ra môt làn sóng phản đối dữ dội.
Tuy vậy ông Martin không ngã lòng. Và như ông đã khiếp sợ sự "trốn chạy", nên ông cẩn thận hơn một chút đối với các anh nhà báo vá các nghị sĩ quá tò mò, buộc các cộng sự viên của ông phải đề cao cảnh giác và nêu gương phẩm cách của mình, và khuyên họ không nên buông thả theo "tính chủ bại", và ông cũng cố gắng thuyết phục họ là "cuối cùng rồi có lẽ Hoa Kỳ cũng sẽ tỉnh dậy thôi"
Trong lúc cuộc tháo chạy đã gần như hoàn toàn, trong khi hàng trăm ngàn dân tị nạn làm nghẽn hết đường sá, và hết thành phố nầy đến thành phố khác cứ tiếp tục thất thủ, ông vẫn phô bày một sự lạc quan không lay chuyển, mỗi ngày cẩn thận tính sổ các xã ấp mà Sai Gòn còn đang kiểm soát được và gởi về Hoa Thịnh Đốn nhiều điện văn "tối khẩn" đòi hỏi những chương trình phát triển kinh tế dài hạn cho phần đất còn lại của Miền Nam Việt Nam.
Cho đến khi Hoa Thịnh Đốn đòi hỏi ông Martin phải sẳn sàng để di tản 5000 người Mỹ hiện còn đang ở Miền Nam Việt Nam thì ông đã trả lời bằng một công hàm hết sức gay gắt, khuyên Bộ Ngoại Giao hãy khóa "vòi nước hoảng loạn" lại. Ông Martin không dấu giếm với những người bên cạnh ông rằng ông coi chuyện "di tản" nầy như một cuộc "tháo chạy nhục nhã", một "hành động hèn nhát", một hành động "phản bội có cân nhắc" đối với một người bạn đồng minh đang có nguy cơ đứng trước cái chết….
Thứ Sáu, 18 tháng Tư, 1975
Phnom Penh đã thất thủ. Bị vây trong năm tháng liền, bị pháo binh 105 và rốc-kết nã vào, thủ đô Nam Vang của Campuchia đã chống trả rất can đảm trong vô vọng, bây giờ thì coi như đã hết.
Sự thất thủ của thủ đô Campuchia là một biến cố đe dọa nặng nề đối với Miền Nam Việt Nam. Mà còn hơn thế nữa với sự việc Khmer Đỏ đã chiếm được thành phố nầy và cái lối mà người Mỹ đã bỏ rơi thủ đô Pnhom Penh nầy, Sài Gòn đã có một cảm nhận rất nặng nề vừa như một xúc phạm, một sự sỉ nhục, vừa là một loại triệu chứng bất tường cho chính mình. Những cuộc tranh cãi kéo dài vô tận giữa Lập Pháp và Hành Pháp Hoa Kỳ về một sự "cần thiết tối khẩn" cho một ngân khoản viện trợ cho Phnom Penh, cuối cùng bị ngưng trệ vô điều kiện vì những người có trách nhiệm của Hoa Kỳ, đã thực sự báo động cho dân chúng Miền Nam Việt Nam. Họ còn bồn chồn lo sợ hơn nữa khi thấy sự phản đối công khai và hiển nhiên của đa số Quốc Hội Hoa Kỳ đối với những đòi hỏi nhắc đi nhắc lại của Tổng Thống Ford mong muốn giúp cho Sài Gòn, cũng như một cuộc thăm dò dư luận gần đây của đài NBC theo đó 70 % dân chúng Mỹ tin chắc rằng dù Hoa Kỳ có làm gì đi chăng nữa thì cũng không thể ngăn cản được Miền Nam Việt Nam bị rơi chắc chắn vào tay Cộng Sản. Những người Việt Nam đang lo sợ nhất là những người thuộc mấy thành phần rõ rệt sau đây: nhiều nhất trước hết là những người trực tiếp làm việc trong các cơ sở dịch vụ của Hoa Kỳ - như phòng thông tin tuyên truyền và báo chí - các nhân viên tòa đại sứ, các nhà trí thức, các giáo sư, các nhà xuất bản hay chánh trị gia đang hoạt động (số nầy hơn 40.000) kế đó là những nhà hào phú: các ông giàu có nhờ biết lợi dụng chiến tranh (cũng đến hằng ngàn ) đang tìm cách mua giấy phép xuất cảnh hay giấy chứng nhận là công dân ngoại quốc với bất cứ giá nào. Ngoài ra còn có tất cả cán bộ các cấp trong guồng máy quân sự và hành chánh của Miền Nam Việt Nam các sĩ quan cao cấp, sĩ quan an ninh quân đội, tỉnh trưởng hay quận trưởng, thanh tra cảnh sát… những người đang lo sợ nếu Cộng Sản chiếm được Miền Nam. Con số những người nầy cũng từ 150.000 đến 200.000. Đối với 20 triệu dân thì con số nầy chỉ đại diện cho một thiểu số mà thôi (chừng 1 %).
Hầu hết dân chúng Miền Nam khiêm nhường và siêng năng đều gắn liền với đồng ruộng của họ. Họ không muốn tự đặt mình dưới sự cai trị của quân thù, nhất là những người đến từ Miền Bắc. Bằng chứng là đã có hằng bao nhiêu ngàn nguời dân sống chết cũng phải bỏ chạy. Họ không chạy đến những người tự xưng là "giải phóng cho họ" và họ cũng không chờ đợi những anh "giải phóng" nầy ở tại làng của họ. Tất cả họ đều kéo nhau chạy về Sài Gòn vì bàn tay sắt khát máu của Cộng Sản đã làm cho họ run sợ.
Hơn nữa, tránh được làn sóng hoảng loạn lan truyền trên khắp miền Trung của đất nước, Miền Nam đang cứng rắn chịu đựng mối đe dọa của các sư đoàn Bắc Việt. Ý thức kỳ thị và óc địa phương đã bắt rễ thật sự rồi! Sài Gòn và đồng bằng Cửu Long là vùng đất cũ của người Nam Bộ, và họ muốn giữ lấy cho họ. Quân đội Miền Nam sẽ đánh và sẽ cố giữ từng tấc đất của họ. Các đơn vị địa phương quân tình nguyện tham gia các cuộc hành quân. Tại Vùng 4, tướng Nam giữ chặt tính chủ động, đường sá vẫn được mở cho mọi sự lưu thông và Sài Gòn vốn được tiếp tế đều đặn, không thấy có dấu hiệu hoảng hốt nào.
Chánh phủ mới, một "chánh phủ chiến đấu", cuối cùng đã được thành lập xong. Thành phần gồm có những người liêm khiết, những kỹ thuật gia có giá trị, những người lãnh đạo các trường đại học, các lãnh tụ tôn giáo, công đoàn và lần đầu tiên hầu hết đều là những người gốc Miền Nam. Nhưng dù cho có một sự hợp tác rộng rãi của mọi thành phần dân chúng, dù binh sĩ có đầy đủ tinh thần can đảm và ý chí chiến đấu, tương lai gần đây của Miền Nam vẫn phải tùy thuộc vào thái độ của người Mỹ. Muốn đương đầu với môt kẻ thù cứng rắn và cương quyết, được võ trang thật hùng hậu, lại được các đồng minh lớn Liên Xô và Trung Cộng hậu thuẫn vô điều kiện, Miền Nam cần phải có thêm thật nhiều võ khí nặng, đạn dược, cơ phận thay thế và xăng dầu. Chỉ có Hoa Kỳ là có thể cung cấp được ngần ấy thứ mà thôi. Báo chí Mỹ loan báo là Quốc Hội sẽ cho biết quyết định của họ vào ngày mai 19 tháng 4.
Nếu các nhà Lập Pháp Hoa Kỳ chấp thuận giải tỏa ngân khoản do Tổng Thống Ford đề nghị, thì chánh phủ chiến đấu mới thành lập nầy còn có cơ may làm tròn nhiệm vụ của họ được. Nhưng nếu không có một sự trợ giúp về tiếp vận và tài chánh, thì chánh phủ này sẽ chỉ là một chánh phủ chyển tiếp mà thôi, đối diện với một thảm kich tấn thối lưỡng nan: hoặc bán đứng Miền Nam và đưa Miền Nam cho Hà Nội giám hộ, hoặc chống cự lại như kiểu Campuchia với cái giá cuối cùng của một sự tắm máu thật kinh khủng.
Những tin tức từ mặt trận đưa về thường không đầy đủ. Ba sư đoàn Bắc Việt được rút ra từ sau khi Campuchia bị hoàn toàn thất thủ, đã được tung ra để cô lập hoàn toàn tỉnh Tây Ninh, thủ đô tôn giáo của Đạo Cao Đài nằm về hướng Bắc của Sài Gòn khoản 100 cây số. Bốn sư đoàn khác tiến về hướng Đông cốt đánh bật chốt Xuân Lộc. Trong khu vực nầy lực lượng Miền Nam ngày hôm qua đã thành công giành được chút không khí khi họ tiến lên phía trước khoảng 10 cây số, nhưng sau đó bị Bắc Việt cầm chân bằng nhiều cuộc phản công, đồng thời các đơn vị Bắc Việt đã lợi dụng sự cầm chân nầy để tiến đánh bọc hai bên sườn quân Miền Nam.
Hai trung đoàn thuộc sư đoàn 7 Bắc Việt khóa cứng ngã ba Dầu Dây (Suzannah) đồng thời tiến về hướng Trảng Bom. Quân chánh phủ tung ra lực lượng trừ bị cuối cùng: sư đoàn 5 và một lữ đoàn Dù.
Lúc nãy, tôi có gặp được bạn tôi là ông Hoàng Đức Nhã, cựu bộ trưởng Thông Tin, ở tại biệt thự của ông trong khu vực của bệnh viện Grall. Ông có vẻ bận rộn nhưng cũng tâm tình với tôi một vài điều:
"Ngưòi Mỹ chơi trò lạ lùng lắm. Họ không bao giờ ngưng tiếp xúc với "phía bên kia". Phương tiện họ dùng cũng giản dị thôi. Hằng tuần vẫn có một chiếc phi cơ Mỹ do người Mỹ lái ra Hà Nội. Phi cơ đó chở những nhân viên đi phép thuộc phái đoàn quân sự Bắc Việt trong Ủy Ban Kiểm Soát Ngừng Bắn đang đóng ở Tân Sơn Nhứt. Chúng tôi biết là viên phi công Mỹ lái chiếc máy bay liên lạc nầy, có mang theo một số thư mật của Kissinger gởi cho Thủ Tướng Bắc Việt. Chúng tôi biết từ một nguồn tin chắc chắn là cách nay mấy ngày có một đặc phái viên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đến Hà Nội, mang theo một lá thư của chánh phủ Hoa Kỳ. Bức thư đó đã bảo đảm với Bắc Việt rằng trong trường hợp quân đội Miền Nam sụp đổ hoàn toàn, thì Hoa Kỳ sẽ cho rút hết toàn bộ nhân viên của sứ quán Mỹ ở Sài Gòn " với điều kiện là lực lượng Cộng Sản không được bắn vào các trực thăng chuyên chở đang lo việc di tản nầy ". Để cho lời cảnh cáo nầy được thêm nặng ký, bức thư nầy cũng có nhấn mạnh với lãnh đạo Hà Nội rằng "các pháo đài bay B.52 hiện đang đậu trên căn cứ ở Thái Lan và hạm đội VII với tất cả các hàng không mẫu hạm của mình đã ở trong tình trạng báo động." Bất cứ một sơ suất nhỏ nào của bộ đội Bắc Việt cũng sẽ dẫn đến những hành động trả đủa thật ghê gớm."
Tin tức nầy có thể là một "ngòi nổ" lớn được lắm đó, nhưng tôi tin chắc rằng người Mỹ sẽ đính chánh ngay thôi, và dù sao hệ thống kiểm duyệt của chánh phủ cũng phải xóa ngay điện tín của tôi. Và hơn nữa tôi không có môt phương tiện nào để kiểm chứng hay phối kiểm được..
NHÀ BÁO PHÁP PIERRE DARCOURT VIẾT VỀ NHỮNG THÌ GIỜ CUỐI CỦA VIỆT NAM CỘNG HOÀ: CƠN BÃO LỬA TẠI CHIẾN TRƯỜNG XUÂN LỘC
Không còn nghi ngờ gì nữa, những ngày sắp tới sẽ là những ngày quyết định.
Ở đầu một đường bay, do phuot những người lính chữa lửa đang chữa cho một máy bay phản lực 2 động cơ, bị trúng một hỏa tiễn SA.7 của Liên Xô lúc mới vừa cất cánh. Cạnh một chiếc xe vận chuyển tôi nhìn thấy 4 bao ny lông dài đã đóng kín. Đó là những gì còn nhặt lại được từ thân thể của phi hành đoàn 4 người.
Vào lúc 2 giờ trưa, tôi lại lên được một chiếc tàu bay chuyển vận "chinook" để bay lên vùng chiến trường. Tôi được tháp tùng với khoảng 40 anh em biệt kích người vạm vỡ, gọn trong bộ binh phục đen, được trang bị súng phóng lựu và tiểu liên 45 ly ngắn nòng M3 A.1 bá xếp. Huy hiệu mà họ mang trên tay áo là một con ó và một chiếc dù được thêu trong một hình tam giác, chỉ cho tôi biết họ thuộc lực lượng biệt kích dù Lôi Hổ (cọp bay). Đây là một đơn vị đặc biệt, chuyên hành binh ban đêm từng toán 3 người một, trong vùng địch, có nhiệm vụ tìm vị trí địch, các trục tấn công của địch, sau đó báo cho pháo binh và không quân bạn để có hành động phản ứng kịp thời.
Giờ đây tôi lại đang trên đường đi đến Xuân Lộc: đây là lần thứ ba trong tám hiện tại tôi lên khu vực nầy, mà lần nầy thì chuyến đi có vẻ thoải mái và anh em đoan chắc với tôi là đến một vị trí tương đối yên tĩnh và sạch sẽ hơn. Chiếc trực thăng bay độ 15 phút thì đến vùng Xuân Lộc, bay trên quốc lộ 1 và ngoặc hẳn về hướng Đông, hạ thấp xuống độ 700 bộ đến một vườn cao su bạt ngàn thẳng tuột.
Chiếc "chinook" xuống rất nhanh. Từ trên nhìn xuống, Xuân Lộc ít nhất nếu còn gì thì cũng chỉ có một quang cảnh mờ nhạt. Rất lo ngại tôi ghi nhận là có nhiều chùm lửa, cột khói do đạn pháo cứ rơi đều xuống đai đã bị tàn phá. Chiếc "chinook" của chúng tôi hạ cánh đáp xuống làm tung bụi mù đỏ thẳm. Khoảng 50 người dân rách rưới chạy lại bao quanh chiếc trực thăng. Có nhiều người đã bị thương; và vẫn một cảnh tượng cũ: các bà mẹ bế con nít xống áo đầy máu, vẻ mặt hốt hoảng đang muốn đi khỏi đây. Một chiếc xe Jeep, chạy gần như nhảy qua các đống gạch vụn, chở tôi đến một trạm cứu thương.
Mỗi một làn gió nhẹ đưa tới là có một mùi hôi thối kinh người từ mấy trăm xác chết của Cộng Sản Bắc Việt đầy ruồi nhặng xông lên. Một người y tá nói với tôi:
"Chúng tôi làm gì có thời giờ để mai táng họ, chỉ kịp rải lên mình họ một lớp vài vá cát đá vụn mà thôi".
Ở trạm cứu thương nầy đầy những lính bị thương. Có hai vị thầy thuốc trẻ đang làm những gì mà họ có thể làm được dưới một ánh đèn mờ màu xanh. Họ gọt, họ cắt xén, khâu lại, hay cưa bỏ. Có nhiều người mang những vết thương hoảng hồn đầy mủ trắng. Các thuộc hạ bị cắt được vất lộn lạo vào một thùng phuy xăng mà các anh y tá đã mang tới lúc còn đầy xăng. Các mảnh vụn khác thì được chôn ở một hố được đào lên cách đó chừng 20 thước có tưới thuốc tiệt trùng và được lấp đất lại cẩn thận.. Ngoài sân trời đang vần vũ, mấy đám mây đen kịt đang la đà dưới chân trời. Cơn bão lại sắp đến.
Tôi cố tìm Đại Tá Phước, chỉ huy trưởng đơn vị Biệt Động Quân. Một trung sĩ cho tôi biết là ông đang ở gần nhà bưu diện, nơi sắp có cuộc đụng độ mạnh. Mưa đã bắt đầu rơi nặng hột xuống mảnh đất khô đầy máu nầy, và sau đó thì mưa to, mưa quá to và chỉ trong vài phút đã làm ướt ngập trũng hết nơi đây. Anh em quân sĩ ai cũng phải choàng áo đi mưa vào. Hằng đàn chuột to từ những lổ cống hay từ các bức tường sập tuông ra. Có đến hằng ngàn con xám đen, từng đàn, lì lợm tuôn ra từ những đống thây ma chôn vội vàng.
Một sĩ quan Biệt Động Quân dẫn tôi đi và bắt tôi phải ẩn nấp trong một hầm ẩn nấp lụp xụp trong đó có khoảng một tiểu đội với súng liên thanh nhẹ được bố trí đạn đã lên lòng.. Viên trung úy liên lạc vô tuyến. Mưa càng ngày càng to. Các anh em binh sĩ dù nằm hay ngồi dựa lưng sau bức tường sập vớ ai cũng đều trong tư thế sẵn sàng chờ đương đầu.Đại tá Phước rót thêm một tách trà, hớp từng ngụm và nối:
"trước tiên, chúng tôi thiếu cái gì ? Đó là một sư đoàn hành binh di động tốt. Bao giờ chúng tôi mới thật sự đột kích họ được và bẻ gãy các cuộc tiến công của họ được. Nhưng chúng tôi không - "Như vậy là anh tới thăm tôi ? Tướng Đảo có nói với tôi là anh đã tới đây 3 hôm trước. Ê, được lắm ! Tình hình ngày càng quyết liệt hơn rồi đó. Trên mặt giá trị đương đầu của binh sĩ, tôi không có gì lo ngại hết. Anh em Dù và Biệt Động Quân đều có cú đấm của mình, và sư đoàn của tướng Đảo là một đơn vị ưu tú. Trước mặt chúng tôi là lính Bắc Việt còn rất trẻ nhưng thiếu kinh nghiệm hơn chúng tôi, nhưng họ có quân trừ bị quan yếu, và có lực lượng tăng cường cho họ đều đều. Vì không có đầy đủ quân số cấp thiết nên chúng tôi phải nằm cứng ở thế phòng vệ và vì thế bị chúng nó tấn công có phương pháp. Kết quả là chúng tôi phải đào lỗ và sống như những con chuột chù và thiết trí những hầm trú ẩn hay đường hầm tác chiến! Tướng Đảo đã thay gần một tuần nay để đem về lại Trung đoàn 43 của ông (trung đoàn thứ ba của sư đoàn ) đang bị cầm chưn ở Củ Chi. Bộ Tư Lệnh đã khước từ, và ông rút trung đoàn về không được. Nhưng còn một bài toán rất trầm trọng hơn nữa, đó là vấn đề tiếp vận. Tôi sẽ cho anh một đôi con số.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét