Chương 6: Thế Giới Anh
Chị Tại Thượng Hải
Các nhà lãnh đạo cộng sản đầu tiên của Trung hoa bắt chước kiểu
mẫu cách mạng của cộng sản Nga sô, lấy công nhân thành thị làm thành phần căn
bản. Họ chọn Thượng Hải, một thành phố kỹ nghệ nhiều công nhân nhất của Trung
hoa, làm địa điểm đầu tiên thành lập đảng cộng sản. Hoạt động của cộng đảng
Trung hoa tuy rất kín đáo, nhưng cũng lọt vào tai mắt của giới anh chị chuyên
kiếm sống trên đầu dao mũi súng, bằng cách đòi tiền bảo vệ của giới thương gia
giầu có, hoặc bằng cách buôn thuốc phiện lậu độc quyền. Chủ nghĩa cộng sản rất
bất lợi cho giới thương gia, và quyền lợi của giới thương gia gắn liền với
quyền lợi của các tay anh chị sống ngoài vòng pháp luật. Chính vì thế giới
giang hồ chuyên đâm thuê chém mướn tại Thượng Hải rất thù ghét cộng sản, và
chính họ đã đánh bại cộng sản ngay tại Thượng Hải, một thành trì của giới thợ
thuyền.
Người đứng đầu các tổ chức tội ác tại Thượng Hải là Bố già Hoàng
Ứng Vĩnh, có biệt danh là Hoàng Mặt Rỗ. Hoàng Mặt Rỗ thuộc tổ chức Hồng Hội, và
hoạt động trong khu tô giới Pháp. Vào thời kỳ đảng cộng sản Trung hoa thành lập
tại Thượng Hải thì Bố già Hoàng Mặt Rỗ cũng đã già rồi, và một nhân vật khác,
một thứ Bố già hàng nhì bắt đầu nổi bật, đó là Đỗ Nguyệt Thăng, có biệt hiệu là
Đỗ Đại Nhĩ. Đỗ Đại Nhĩ nắm trong tay một tổ chức chống cộng mãnh liệt nhất Lục
Hội. Lục Hội dùng màu xanh lá cây làm biểu tượng, và vì thế được gọi là Lục
Hội.
Đỗ Đại Nhĩ là một nhân vật rất đặc biệt, một người của tội ác,
sinh ra để tác yêu tác quái. Đỗ Đại Nhĩ sinh năm 1888 tại Thượng Hải trong một
gia đình bần cùng nhất của thành phố, và có một tuổi thơ ấu vô cùng khốn nạn.
Thân phụ Đỗ Đại Nhĩ là một cu li trong một tiệm gạo. Khi hắn được vài tuổi thì
cha mẹ chết, và hắn thuộc về người cậu ruột. Người cậu của Đỗ Đại Nhĩ rất thính
đánh đập hắn, và coi đó là một thú tiêu khiển. Vì bị đánh đấm khá nhiều ngay từ
lúc còn nhỏ, nên Đỗ Đại Nhĩ có một khuôn mặt méo mó, và thân hình gầy gò.
Khi Đỗ Đại Nhĩ được 15, 16 tuổi thì đã tỏ ra một thiếu niên rất
quen thuộc với việc giết người, và không từ một tội ác nào mà không làm. Điểm
đặc biệt nhất của Đỗ Đại Nhĩ là hai cái tai rất to, như hai cây nấm vươn lên từ
một cái đầu lúc nào cũng cạo trọc. Chính cái nét đặc biệt có hai tai to mà Đỗ
Nguyệt Thăng có biệt danh là Đỗ Đại Nhĩ. Hai cánh tay của Đỗ Đại Nhĩ rất dài,
như tay của loài vượn, một hàm răng rất dài, lúc nào cũng vàng khè và cặp mắt
nhỏ nhưng sắc như mắt chuột. Đỗ Đại Nhĩ gia nhập Lục Hội từ lúc chưa đầy 15
tuổi, và tỏ ra một tay anh chị đáng sợ.
Đỗ Đại Nhĩ tìm cách ra mắt với Bố già Hoàng Mặt Rỗ, chúa trùm
giới giang hồ lúc đó. Hắn lân la chầu chực trong bếp của nhà Hoàng Mặt Rỗ, và
dần dà làm quen được với người tình nhân cưng nhất của Hoàng Mặt Rỗ. Hoàng Mặt
Rỗ nhận thức được khả năng đặc biệt của Đỗ Đại Nhĩ và thu nhận hắn làm đàn em.
Đỗ ĐạI Nhĩ thi hành mệnh lệnh của Bố già rất ngon lành sắc gọn. Đỗ Đại Nhĩ có
tài làm quen với mọi người một cách dễ dàng vì bản chất của hắn rất rộng rãi về
tiền bạc, và lúc nào cũng sẵn sàng "giúp đỡ người anh em một tay" khi
cần. Đỗ ĐạI Nhĩ rất thích bầy tỏ quyền lực bằng cách bênh vực các người bán
hàng rong bị chủ nợ là các tiệm cầm đồ làm khó dễ. Đỗ Đại Nhĩ đã từng gây kinh
hoàng cho giới cầm đồ tại Thượng Hải.
Nhưng khả năng xuất sắc nhất của Đỗ Đại Nhĩ là giải quyết việc
buôn bán thuốc phiện. Hắn muốn các nhóm buôn thuốc phiện đối lập nhau nên tập
hợp thành một tổ chức chung, và do đó có thể bảo nhau tăng giá thuốc phiện và
thu lợi được nhiều hơn. Hoàng Mặt Rỗ giao cho Đỗ Đại Nhĩ thi hành kế hoạch này
-- có nghĩa là hắn sẽ thương thuyết với một vài thủ lãnh bang hội này, và ám
sát một số lãnh tụ bang hội khác. Thủ lãnh của Lục Hội không đồng ý liền bị hắn
giết chết và hắn trở thành Bố già của Lục Hội. Người thủ lãnh của Thanh Hội là
Trương Hiếu Liêm khôn ngoan cộng tác với Đỗ Đại Nhĩ, và từ đó ba người, Hoàng
Mặt Rỗ, Đỗ Đại Nhĩ và Trương Hiếu Liêm ngự trị thế giới anh chị của Thượng Hải
và Chiết Giang, và toàn cõi lưu vực sông Dương Tử.
Trong các tô giới ngoại quốc, việc buôn bán thuốc phiện vẫn
thuộc Tam Hòa Hội của người Triều Châu do Vương Sung lãnh đạo. Đỗ Đại Nhĩ thành
công "nói phải quấy" với họ Vương, bắt họ Vương phải gia nhập tổ chức
buôn thuốc phiện chung của hắn. Cuối cùng Đỗ Đại Nhĩ thâu tóm luôn Tam Hòa Hội.
Tài sản của Đỗ Đại Nhĩ lúc đó lên tới 40 triệu mỹ kim. Đỗ Đại Nhĩ là người rất
hào phóng về tiền bạc, sẵn sàng chia xẻ cho bạn bè. Nếu ai có lý do chính đáng
cần tiền, hắn không ngần ngại ra tay giúp đỡ ngaỵ Nhiều lần hắn đã ra tay giúp
đỡ các cô nhi và quả phụ nghèo khó, nhưng lúc nào hắn cũng có khả năng làm cho người
khác phải khiếp sợ. Một khi hắn ra lệnh thì ai cũng phải thi hành cho đến nơi
đến chốn.
Đỗ Đại Nhĩ không muốn thay thế Bố già Hoàng Mặt Rỗ, mặc dù hắn
đủ sức hạ Bố già họ Hoàng dễ dàng. Hoàng Mặt Rỗ vẫn là thủ lãnh của nhóm ba
người, nhưng Đỗ Đại Nhĩ là người trực tiếp chỉ huy mọi hoạt động của tổ chức.
Mỗi khi Đỗ Đại Nhĩ ra lệnh thì cả thành phố phải nhảy theo lệnh của hắn. Dưới
quyền của hắn là một số đông đảo thợ thuyền, từ những phu khuân vác bến tàu đến
những cu li ngoài đường, nhân viên phát thư của bưu điện và nhân viên các ngân
hàng. Các nhân viên phát thư cho phép người của Đỗ Đại Nhĩ đọc thư từ của người
khác để nắm được mọi bí mật của giới chính trị và thương gia. Khi cần, Đỗ Đại
Nhĩ có thể dùng những bí mật này để gây áp lực cho giới chủ nhân, bắt họ phải
thần phục và nộp tiền bảo vệ. Người của Đỗ Đại Nhĩ cũng ra lệnh cho thợ thuyền
của các hãng xưởng phải gia nhập một nghiệp đoàn riêng do người của Đỗ Đại Nhĩ
lãnh đạo. Bề ngoài thì các nghiệp đoàn này có vẻ độc lập, nhưng khi cần Đỗ ĐạI
Nhĩ giật dây là tất cả phải hành động theo đúng mệnh lệnh của hắn, như khi nào
thì phải đình công chẳng hạn. Đỗ Đại Nhĩ cũng cần sự hợp tác làm ăn chung với
giới tài phiệt. Người hợp tác đắc lực nhất với Đỗ Đại Nhĩ là Tống Ái Linh, mà
nhiều người thường gọi là Bà Khổng.
Đỗ Đại Nhĩ thường đến tư gia của Tống Ái Linh vào sáng chủ nhật,
sau khi Ái Linh đi lễ nhà thờ về, để bàn luận công việc làm ăn. Trong khoảng từ
1916 đến 1940, Đỗ Đại Nhĩ và Tống Ái Linh đã thành công đầu tư và đoạt được khá
nhiều cơ sở thương mại kỹ nghệ tại Thượng Hải. Hai bên hợp tác với nhau đều có
lợi. Ái Linh có tiền và thế lực trong khi Đỗ Đại Nhĩ có khả năng thi hành được
mọi kế hoạch, dù khó khăn mờ ám thế nào cũng thành công. Đôi khi Đỗ Đại Nhĩ
cũng gặp phải những người cứng đầu không sợ sự hăm doạ. Khi thấy sự hăm dọa
ngầm của mình không được đối phương hiểu rõ, Đỗ Đại Nhĩ chỉ cần làm một cảnh
cáo rất nhẹ nhàng: sai đàn em khiêng đến tận nhà đối thủ một cỗ quan tài chạm
trổ rất đẹp đẽ. Lập tức mọi điều kiện của Đỗ Đại Nhĩ được chấp thuận ngay.
Một thú tiêu khiển của Đỗ Đại Nhĩ là hay lai vãng các xóm yên
hoa. Chính tại các khu vực thanh lâu này mà Đỗ Đại Nhĩ gặp gỡ và kết thân với
một thanh niên sống rất buông thả, tính tình hay cáu kỉnh. Người thanh niên đó
là Tưởng Giới Thạch.
Tưởng Giới Thạch
Tưởng Giới Thạch lớn hơn Đỗ Đại Nhĩ một tuổi. Họ Tưởng sinh ngày
31-10-1887 tại Khê Khẩu, một thị trấn nhỏ về phía tây Thượng Hải, nằm dưới chân
núi Vũ Lĩnh thuộc tỉnh Chiết Giang. Năm đó thân mẫu Tưởng 23 tuổi, và là vợ thứ
ba của một thương gia buôn muối, và già gấp đôi tuổi bà. Năm 1895, khi Tưởng
lên tám tuổi thì thân phụ qua đời. Tưởng rất quyến luyến và thương mẹ, một
người đàn bà buồn nhiều hơn vui. Có lần Tưởng nhận xét bà mẹ là người
"phải nuốt rất nhiều tủi nhục chua chát".
Hồi nhỏ Tưởng rất hay đau yếu và khó nuôi, do đó tính tình của
Tưởng rất khó chịu. Chú bé họ Tưởng trở thành mục tiêu chế riễu trong làng, vì
cái đầu của Tưởng méo mó giống như một hạt đậu phọng. Một thầy tướng số trông
thấy Tưởng cũng rất kinh ngạc khi thấy cái đầu bất thường của Tưởng. Ông thầy
tướng nói cái đầu rất lạ lùng của Tưởng là một quý tướng, làm nên nhưng tàn ác.
Tưởng lớn lên mang trong người những chứng bệnh rất lạ lùng, khi thì khóc sướt
mướt, khi thì giận dữ điên cuồng.
Trong nhà không có đàn ông nên gia đình nhà họ Tưởng thường bị
nhà chức trách của triều đình nhà Thanh bắt nạt. Một hôm có người trong làng họ
Vương, hàng xóm của nhà họ Tưởng, bỏ làng trốn vì không đủ tiền đóng thuế nông
nghiệp. Nhà chức trách đến nhà họ Tưởng, lôi cổ Tưởng Giới Thạch lên cửa quan,
và bắt Tưởng Giới Thạch phải bỏ tiền đóng thuế cho người họ Vương bỏ trốn. Mặc
dầu nhà họ Tưởng đã đóng đủ thuế rồi, nhưng nhà chức trách cho biết cả làng
phải chịu trách nhiệm về món tiền thuế thất thu của họ Vương. Mẹ của Tưởng đành
phải lo tiền nộp thuế để Tưởng khỏi bị phạt tù. Nhưng Tưởng rất căm giận sự bất
công phi lý của triều đình. Về sau Tưởng gọi đó là động lực đầu tiên thúc đẩy
Tưởng đi vào con đường cách mạng.
Sau khi học hết trường tiểu học Khê Khẩu, Tưởng được mẹ gửi đến
học trường trung học Long Giang tại Phụng Hóa. Khi Tưởng được 14 tuổi thì gia
đình bắt Tưởng về nhà lấy vợ. Người vợ đầu tiên của Tưởng là Mao Phúc Mai,
người cùng làng và lớn hơn Tưởng 4 tuổi. Tuy nhiên cuộc hôn nhân này không giữ
Tưởng ở lại quê nhà. Tưởng không mấy quan tâm đến người vợ, và bằng lòng lấy vợ
là để làm vừa lòng mẹ. Sau đó Tưởng trở lại trường học tại Phụng Hóa, trau giồi
kiến thức để tìm cách tiến thân. Tưởng không có ý định ở lại Khê Khẩu suốt đời
làm một thương gia bán muối.
Chính tại trường trung học Long Giang, Tưởng tìm đọc cuốn Binh
Thư của Tôn Tử. Tôn Tử là một chiến lược gia danh tiếng sống thời Chiến Quốc.
Đối với Tôn Tử, nghệ thuật cao nhất của chiến tranh là thắng được kể địch mà
không cần phải giao chiến. Chiến tranh phải dựa trên mưu thuật. Xử dụng gián
điệp là thượng sách. Xử dụng quân đội phải được coi như là biện pháp cuối cùng.
Chiến tranh mà phải dùng đến quân đội để giao tranh là một sự phí phạm về kinh
tế và nhân sự. Tuy nhiên Tôn Tử cũng cảnh cáo việc xử dụng gián điệp không phải
là việc dễ dàng. Chỉ có những tướng tài, khôn ngoan, công bằng và nhân đạo mới
dùng được gián điệp.
Tưởng rất say mê tư tưởng của Tôn Tử, và tư tưởng của Tôn Tử ảnh
hưởng rất nhiều đến tương lai của Tưởng. Ngoài Tôn Tử, Tưởng còn tôn thờ danh
tướng Nhạc Phi của nhà Tống, và Vương Dương Minh, một nho gia làm tới chức tể
tướng đời nhà Minh. Sau này khi phải chạy ra Đài Loan, Tưởng đã đổi tên ngọn
núi Thảo Sơn thành núi Dương Minh Sơn để tỏ lòng ngưỡng mộ Vương Dương Minh. Vị
sư phụ của Tưởng cố gắng huấn luyện cho Tưởng tinh thần vị tha, tự kỷ và lúc
nào cũng phải cố gắng về tinh thần. Từ trước, cuộc đời của Tưởng chỉ là một cố
gắng để thoát ra khỏi cảnh nghèo và sự chế nhạo của người đời về cái đầu kỳ
khôi của mình. Tại học viện này, Tưởng đặt cho mình một mục tiêu xa hơn nữa.
Tưởng tập được một thói quen tốt, buổi sáng dậy thật sớm, đứng trước hàng hiên
để trầm tư mặc tưởng mỗi sáng nửa giờ. Trong nửa giờ đó, Tưởng đứng thật
nghiêm, thật thẳng, miệng mím chặt và khoanh hai tay trước ngực.
Nhờ đọc sách của Tôn Tử và Nhạc Phi, Tưởng nhất quyết trở thành
một chiến sĩ, lập sự nghiệp trên lưng ngựa. Đến năm 1906, Tưởng ngưỡng mộ quân
đội Nhật Bản đã chiến thắng hải quân Nga sô tại eo biển Đối Mã, nên bỏ sang
Nhật để nghiên cứu học thuật quân sự của Nhật. Tưởng viết thư xin mẹ tiền làm
lộ phí cho cuộc xuất ngoại. Khi bà mẹ phản đối không chịu cho Tưởng xuất ngoại,
Tưởng lập tức cắt cái mớ tóc đuôi sam trên đầu và gửi về cho mẹ. Cả làng bất
mãn hành động của Tưởng, nhưng bà mẹ đành phải đổ hết tiền dành dụm được cho
cậu quý tử ra đi. Hành động cắt đuôi sam của Tưởng vừa bày tỏ lòng cương quyết
ra đi tìm học, vừa bày bỏ sự chống đối nhà Mãn Thanh, vì nhà Mãn Thanh bắt buộc
đàn ông Trung hoa phải để tóc, kết thành đuôi sam. Cái đuôi sam là dấu hiệu
phục tùng nhà Mãn Thanh.
Khi sang tới Nhật, Tưởng vỡ mộng vì lúc đó Nhật chỉ chấp nhận
những sinh viên nào do triều đình nhà Mãn Thanh gửi sang. Tưởng không có sự bảo
trợ của triều đình, vừa không có tóc đuôi sam nên không được nhận vào học viện
quân sự của Nhật. Tưởng ở lại Nhật thêm sáu tháng nữa, sống lẫn lộn với giới
cách mạng chống nhà Mãn Thanh, và rất ưa thích cuộc đời phóng túng, và bắt đầu
tập tành làm chính trị. Lúc đó Đồng Minh Hội của Tôn Dật Tiên đã thành lập. Tôn
Dật Tiên có một người phụ tá rất tài giỏi, và ăn nói rất lôi cuốn quần chúng là
Trần Kỳ Mỹ. Tưởng được Trần Kỳ Mỹ nhận làm đàn em. Trần Kỳ Mỹ đã từng hoạt động
tại Thượng Hải với Bố già Hoàng Mặt Rỗ. Chính Hoàng Mặt Rỗ đã khuyên Trần Kỳ Mỹ
sang Nhật để học hỏi thêm về quân sự. Tại Nhật, Trần Kỳ Mỹ được vào học tại Học
viên Cảnh sát của Nhật.
Đến mùa đông 1906-1907, Tưởng trở về quê nhà để dự hôn lễ của
người em gái. Trước khi Tưởng trở về, Trần Kỳ Mỹ đã lập kế hoạch để cho Tưởng
được thi đậu vào trường quân sự Bảo Định tại Hồ Bắc. Năm 1907, Tưởng được nhận
vào trường quân sự Bảo Định, và đến năm sau thì chính thức được gửi qua học các
lớp quân sự cao cấp tại Nhật Bản. Tưởng đã vượt qua được mọi khó khăn để được
thâu nhận vào trường quân sự danh tiếng Shimbu Gakko, và tốt nghiệp ba năm sau
đó.
Trước khi Tưởng rời Khê Khẩu xuất dương sang Nhật thì người vợ
quê mùa của Tưởng sinh được đứa con trai đầu tiên. Tưởng đặt tên con là Tưởng
Kinh Quốc. Cuộc đời của người vợ đầu tiên của Tưởng thật là khổ nhục, phải sống
với một người chồng khó tính khắt khe và một bà mẹ chồng rất lạnh lùng. Tưởng
thường hay đánh đập vợ, vì thế người vợ hằng cầu mong Tưởng đi xa càng lâu càng
tốt. Tưởng giao du thân mật với nhóm anh chị của Hoàng Mặt Rỗ và Đỗ Đại Nhĩ, và
bí mật gia nhập Lục Hội.
Năm 1910, sau khi tốt nghiệp trường quân sự Shimbu Gakko, Tưởng
trở về Thượng Hải, và nhúng tay vào một vụ giết người đầu tiên. Hồ sơ của Tưởng
tại sở cảnh sát trong tô giới Anh gồm nhiều vụ ám sát giết người, những vụ cướp
vũ trang và tống tiền, cũng như nhiều thứ tội ác khác nữa. Tưởng bị buộc tội
trong tất cả mọi trường hợp, nhưng Tưởng không bao giờ bị bắt đem xử trước toà
hoặc bị bắt giam. Mùa hè năm 1911, Tưởng tổ chức một cuộc ám sát nữa tại Thượng
Hải, và sắp sửa trở lại Nhật để được xung vào Trung đoàn Pháo binh 19 thì cuộc
nổi dậy Song Thập ngày 10 tháng 10 tại Vũ Hán thành công. Tưởng lập tức quay
trở về Thượng Hải và được Trần Kỳ Mỹ giao cho chức vụ chỉ huy trưởng "Lữ
đoàn 83", gồm một nhóm ba ngàn tay anh chị của Lục Hội do Hoàng Mặt Rỗ
viện trợ cho phe cách mạng. Lúc đó Thượng Hải vẫn thuộc quyền cai trị của nhà
Mãn Thanh, nhưng Trần Kỳ Mỹ nhất quyết dùng võ lực chiếm thành phố này.
Đầu tháng 11-1911, Trần Kỳ Mỹ dẫn lữ đoàn tấn công các vị trí
của quân Mãn Thanh, và kiểm soát được thành phố. Trần Kỳ Mỹ trở thành vị thống
đốc đầu tiên cai trị thành phố Thượng Hải được giải phòng. Trần Kỳ Mỹ cử Tưởng
làm tham mưu trưởng cho quân cách mạng tại Thượng Hải. Ngay sau đó Trần Kỳ Mỹ
phái Tưởng chỉ huy một nhóm 100 cảm tử quân tiến về Hàng Châu để giúp các nhà
cách mạng địa phương giải phóng Hàng Châu, thủ phủ của tỉnh Chiết Giang. Tưởng
hoàn thành nhiệm vụ, và trở thành một anh hùng cách mạng. Tưởng được bổ nhiệm
làm chỉ huy trưởng Trung đoàn 5 tại Hàng Châu.
Lúc đó Trần Kỳ Mỹ gặp sự chống đối của một lãnh tụ cách mạng tại
Thượng Hải là Đào Chính Cương. Họ Đào muốn loại Trần Kỳ Mỹ để nắm quyền chỉ huy
quân sự tại Thượng Hải. Để trả ơn Trần Kỳ Mỹ, Tưởng từ Hàng Châu trở về Thượng
Hải, đến thẳng bệnh viện nơi Đào Chính Cương đang chữa bệnh. Tưởng cãi nhau
kịch liệt với Đào Chính Cương, và cuối cùng rút súng bắn chết họ Đào ngay trên
giường bệnh. Khi giết Đào Chính Cương xong, Tưởng vội trốn sang Nhật để tránh
bị bắt. Tưởng lẩn tránh tại Nhật cho mãi tới cuối năm 1912, và xuất bản một tập
san quân sự. Tưởng say mê viết những bài tham luận về quân sự và chính trị trên
tờ tập san này.
Đến mùa đông năm 1912, khi Tưởng trở lại Thượng Hải thì Tưởng
lại quay về những thói quen xấu trước kia. Nhiều khi Tưởng bỏ nhiệm sở cả tháng
trời để sống với những ca kỹ. Tưởng rất hợp tính với Đỗ Đại Nhĩ. Hai người đều
lấy thanh lâu ca kỹ làm nguồn vui, và thích thú những hành động tội ác. Mỗi khi
Bố già Đỗ Đại Nhĩ đến chơi một chốn yên hoa nào, thì một toán vệ sĩ tiền phương
phải tới trước và lục soát từ nhà bếp tới các phòng ngủ xem có những nguy hiểm
nào không. Toán vệ sĩ tiền phương sau đó lập thành đội phòng vệ, tỏa ra bao vây
nhà hàng để chờ Bố già Đỗ Đại Nhĩ đến. Đỗ Đại Nhĩ bao giờ cũng dùng một xe hơi
bốn cửa được bọc thép chống đạn. Trước và sau đều có xe chở đầy vệ sĩ đi theo
hộ vệ. Đỗ Đại Nhĩ chỉ xuống xe bước vào nhà hàng khi có đông đủ vệ sĩ vây
quanh. Rồi hai bên hai vệ sĩ, Đỗ Đại Nhĩ tiến vào nhà hàng, trong đó mỗi cánh
cửa, mỗi góc phòng đều có một vệ sĩ của Đỗ Đại Nhĩ đứng canh gác. Khi Đỗ ĐạI
Nhĩ ngồi vào bàn đầu thì một toán vệ sĩ bao vây bàn sau, và các bàn bên trái
bên phải, súng lúc nào cũng sẵn sàng nhả đạn khi cần.
Đây là thời cực thịnh của nghề mãi dâm tại Thượng Hải. Vào thời
đó, cứ 12 căn nhà tại Thượng Hải thì có một nhà điếm. Riêng tại khu tô giới
ngoại quốc có tới 668 nhà điếm. Cứ 130 người dân trong thành phố Thượng Hải thì
có một người là gái điếm, trong số này thì một nửa là gái mãi dâm của Lục Hội.
Riêng nhà Thanh Lâu, nơi Đỗ Đại Nhĩ và Tưởng thường hay lui tới giải trí, có
tới 121 kỹ nữ. Sự kiểm soát ngành mãi dâm của Lục Hội thật là hoàn toàn chặt
chẽ. Đây chính là nguồn lợi tức lớn của Lục Hội, ngoài nha phiến. Dù đẹp hay
xấu, dù tài nghệ điêu luyện thập thành hay không thì tất cả những gái mãi dâm
tại Thượng Hải đều bị bắt buộc phải tận lực dùng đủ mọi mánh khóe để mê hoặc,
quyến rũ khách làng chơi, vì sự cạnh tranh nghề nghiệp tại đây thực là vô cùng
gay go, khi mà số lượng gái điếm và nhà thanh lâu nhiều đến như thế.
Chương 7: Bàn Chân Nhỏ
Của Người Đàn Bà Trung Hoa
Gái điếm tại Thượng Hải phải là những người có bàn chân đã được
bó nhỏ, và chỉ những gái điếm có bàn chân nhỏ mới có khách. Bàn chân nhỏ lý
tưởng nhất phải dài dưới tám phân. Những bàn chân nhỏ này được coi là sự kích
thích dục tình đặc biệt, và là trung tâm điểm của những cuộc vui suốt sáng,
trận cười thâu đêm. Sự đam mê bàn chân nhỏ không phải chỉ có ở Trung hoa mà
thôi. Chẳng hạn người đàn bà Thổ Nhĩ Kỳ hoặc người đàn bà Mông Cổ tại Tây Bá
Lợi Á có thể cởi trần để hở ngực đi ra đường vào những ngày nóng nực, không hề
e lệ khi người lạ trông thấy vú của mình. Nhưng họ tuyệt đối giữ kín hai bàn
chân, không cho ai được nhìn thấy bàn chân của họ. Bàn chân của họ là một bộ
phận thiêng liêng kín đáo riêng tư mà chỉ người chồng mới có diễm phúc được
nhìn thấy, được cầm lấy mà mân mê ve vuốt. Nhưng ở Trung hoa thì lòng say mê
bàn chân người đàn bà đã lên đến tuyệt đỉnh, và việc bó chân đã trở thành định
chế xã hội. Một nhà học giả người Pháp đã nhận định về sự say mê đôi bàn chân
nhỏ của người Trung hoa như sau:
"Tôi đã bị lôi cuốn đặc biệt bởi một số rất nhiều những bức
họa những hình điêu khắc khích dâm mà người Trung hoa rất ưa thích. Trong tất
cả những tác phẩm khiêu dâm đó, cảnh tượng đáng chú ý nhất là hình ảnh một
người nam đờ đẫn mê man mơn trớn bàn chân nhỏ của người nữ. Khi người đàn ông
Trung hoa được mân mê bàn chân của người nữ, nhất là bàn chân đã được bó nhỏ
lại, thì tác dụng cũng tương tự như một người đàn ông tây phương được rờ rẫm bộ
ngực căng tròn của một thiếu nữ. Tất cả những người Trung hoa mà tôi phỏng vấn
đều trả lời trăm người như một: "Ôi bàn chân nhỏ! Các ông là người tây phương
không thể nào hiểu được cái tuyệt diệu, cái ngọt ngào và khích động của những
bàn chân nhỏ ấy đâu!" Sự cọ sát bộ phận sinh dục của người nam vào bàn
chân nhỏ của người nữ gây cho người đàn ông Trung hoa một xúc cảm tình dục vô
ngần. Một người đàn bà Trung hoa có kinh nghiệm về tình dục biết rằng cách làm
cho người đàn ông đê mê sung sướng nhất là lấy hai bàn chân nhỏ cặp chặt lấy
dương vật của người đàn ông. Nhiều người Trung hoa theo đạo công giáo đã hơn
một lần xưng tội họ đã có những ý nghĩ tà dâm mỗi khi trông thấy bàn chân nhỏ
của người đàn bà."
Tục lệ bó chân tại Trung hoa bắt đầu từ đời nhà Đường (618-908).
Các vũ nữ trong cung cấm phải buộc chặt bàn chân để có thể nhảy những vũ điệu
rất nhẹ nhàng, giống như một cành sen lả lơi trên mặt hồ, đặc biệt là vũ điệu
nổi tiếng "Kim Liên Vũ Khúc". Cho đến đời nhà Tống (960-1279) thì tục
lệ bó chân đàn bà đã lan từ cung điện tới dân gian. Không những chỉ có giới
thượng lưu, mà nhiều gia đình nông dân cũng theo tục lệ này. Thực ra một người
bị bó chân thì không thể nào nhảy những vũ điệu được, mà chỉ có thể đi rón rén
mà thôi. Một mục đích nữa của tục lệ bó chân là người đàn ông muốn kìm hãm
người đàn bà, bắt người đàn bà hoàn toàn lệ thuộc vào người đàn ông trong cuộc
sống. Người đàn bà bị bó chân không thể chạy trốn khỏi những ông chồng vũ phu
ưa đánh đập vợ. Những người Trung hoa theo đạo Khổng không bao dung đàn bà,
không muốn đàn bà ngang hàng với mình. Trên mười thế kỷ, người đàn bà Trung hoa
đã phải chịu cực hình, từ một người bình thường trở thành một người tàn tật cho
mục đích vị kỷ của người đàn ông.
Việc bó chân thường bắt đầu khi đứa trẻ được 5 tuổi. Người mẹ
dùng một mảnh khăn bằng vải dầy, dài độ ba thước, và rộng độ năm phân, quấn
chặt quanh những ngón chân, trừ ngón cái, rồi bẻ quặt những ngón chân đó xuống
lòng bàn chân. Mỗi ngày mảnh khăn vải được thắt chặt thêm, cho đến khi nào bàn
chân gập hẳn lại và chỉ còn một ngón cái vươn lên như một bông sen bị vặt hết
cánh hoa, chỉ còn lại cái cuống. Thịt của những ngón chân nhỏ hư thối và rụng
đi, và bàn chân hoàn toàn thay đổi hình thể, từ lành lặn trở thành tàn tật kỳ
dị. Công việc bó chân phải mất hai năm mới hoàn tất. Những bàn chân nhỏ như thế
thường dùng những giầy bằng lụa và dấu không cho người khác được nhìn thấy.
Chính vì thế mà một số thanh niên vô lại, khi không lấy được con gái nhà xứng
đáng thì cố công ăn cắp những chiếc giầy nhỏ bé của họ, rồi thủ dâm vào giầy;
sau đó đem trả lại để thỏa mãn sự ham muốn và lòng trả thù, làm nhục những cô
gái này.
Khi bị bó chân, các cô gái Trung hoa lớn lên và phải đi những
bước ngắn. Các bước đi như thế làm cho chân của người con gái không phát triển
nhiều và trở nên dài và thẳng, trong khi đó mông và hạ bộ phát triển lớn hơn.
Người Trung hoa tin rằng đàn bà mông lớn dễ sinh đẻ. Ngay một nhà trí thức danh
tiếng Trung hoa là Cố Hồng Minh cũng đã viết: "Bàn chân người đàn bà càng
nhỏ bao nhiêu thì các thớ thịt của âm đạo sẽ tuyệt diệu bấy nhiêu." Người
đàn ông Trung hoa không quan tâm mấy đến ngực người đàn bà, mà chỉ ao ước ngắm
nhìn và hôn liếm bàn chân đã biến thể. Một trong những màn hấp dẫn nhất trong
các thanh lâu tại Thượng Hải là biểu diễn bàn chân nhỏ.
Thường các gái điếm tại Thượng Hải rất trẻ, chỉ vào khoảng từ 12
đến 14 tuổi. Phần lớn bị bắt cóc, hoặc do chính cha mẹ vì quá nghèo đói mà phải
đem bán. Các cô gái bắt buộc phải hành nghề buôn hương bán phấn này thường mặc
quần lụa rất rộng và một áo chẽn cổ cao. Một trong những trò chơi thịnh hành
nhất là trò chơi "Uống Rượu Trong Giầy". Một cô gái điếm tháo đôi
giầy nhỏ tặng cho khách làng chơi. Chiếc giầy sẽ được chuyển vòng quanh bàn
tiệc để khách làng chơi mân mê sờ mó. Một ly rượu được đặt vào trong chiếc
giầy, và tất cả giầy và rượu được đặt trong một chiếc tô lớn. Rồi cô gái điếm
đi chân không, lẫm chẫm đi quanh bàn tiệc, tay cầm tô rượu đưa cách xa khách
làng chơi một sải taỵ Khách làng chơi lượm những hạt sen và liệng vào chiếc
giầy. Sau khi mỗi khách làng chơi liệng năm lần như thế, thì cô gái điếm chủ
chiếc giầy sẽ quyết định hình phạt: mỗi khách làng chơi phải uống từ một tới
năm ly rượu, tùy theo số lần ném hụt vào chiếc giầy. Rượu được uống từ chiếc ly
đặt bên trong chiếc giầy, để khách được dịp ngửi mùi hương hấp dẫn của bàn chân
nhỏ đã được tẩm nước hoa.
Bất cứ lúc nào trong cuộc mua vui, khách làng chơi cũng có thể
dẫn một cô gái điếm lên phòng riêng. Thường người đàn ông bao giờ cũng dành rất
nhiều thời giờ đầu tiên cho cái thú sờ mó, hôn hít và liếm bàn chân nhỏ của cô
gái điếm. Đôi khi có người còn nhúng bàn chân nhỏ của các cô gái vào một tách
trà trước khi uống. Một thú nữa là cắn hạt dưa kẹp giữa hai ngón chân cái của
bàn chân nhỏ. Khi sự ham muốn lên đến mức cực điểm thì khách bắt đầu tiến tới
thú "mây mưa", và kéo hai bàn chân cô gái gác lên vai, đưa cả ngón
chân cái vào miệng và mút chùn chụt. Chính tại những thanh lâu hấp dẫn này, nhà
cách mạng Tưởng Giới Thạch và Bố già Đỗ Đại Nhĩ đã sống một phần lớn cuộc đời
của họ.
Tưởng Giới Thạch có lần đã viết cho một người bạn để bào chữa sự
sa ngã của mình: "Mọi người bảo rằng tôi yếu đuối trước những ham muốn
nhục dục, nhưng họ không biết được rằng thú thanh lâu là phương tiện cuối cùng,
khi người ta ở trong tình trạng chán nản cực độ."
Tại một trong những thanh lâu nổi tiếng nhất của Thượng Hải,
Tưởng say mê Diêu Di Thành, một ca kỹ rất đẹp, đến nỗi cuối cùng Tưởng lấy nàng
làm vợ bé và đưa về sống với thân mẫu tại Khê Khẩu. Gia đình Tưởng lúc đó là
một gia đình lớn và hạnh phúc, gồm có một bà mẹ độc tài, một người vợ cả đau
khổ, một đứa con trai rất cứng đầu cứng cổ là Tưởng Kinh Quốc, và người hầu
thiếp rất điệu nghệ trong việc chăn gối. Năm đó Tưởng mới có 25 tuổi.
Người hầu thiếp Diêu Di Thành tỏ ra rất chăm sóc con riêng của
Tưởng. Ñt lâu sau Tưởng đem về một đứa con trai nữa và gọi tên là Vĩ Quốc.
Thoạt đầu Tưởng cho biết Vĩ Quốc là con một người bạn sinh tại Nhật Bản, nay
người bạn không thể nuôi được nên đem gửi Tưởng. Về sau Tưởng lại nói Vĩ Quốc
sinh tại Thượng Hải. Nhưng thực ra đó là đứa con riêng của Tưởng sinh tại Nhật
bản trong thời gian Tưởng du học về quân sự. Tưởng và thân mẫu của Vĩ Quốc
không kết hôn với nhau. Tuy vậy Diêu Di Thành rất yêu thương Vĩ Quốc, săn sóc
đứa bé như là con riêng của mình, và ai cũng coi Tưởng Vĩ Quốc là con trai thứ
hai của Tưởng.
Năm 1913, khi cuộc cách mạng thứ hai nhằm lật đổ Viên Thế Khải
bắt đầu, Tưởng được lệnh xâm nhập vào quân đội của triều đình, xúi giục các sĩ
quan đồng khóa cũ đứng dậy chống lại tư lệnh của họ. Nhưng Tưởng hành động
không được khôn khéo nên bị lộ, và xuýt bị bắt. Tưởng trốn về gặp Bố già Đỗ Đại
Nhĩ và được Bố già cho mượn một số đàn em của Lục Hội để tấn công quân đội của
Viên Thế Khải. Toán quân vô tổ chức của Tưởng bị thiệt hại nặng nề, và phải rút
lui vào tô giới Anh. Tại đây nhóm tàn quân của Tưởng bị quân Anh tước khí giới,
nhưng Tưởng may mắn không bị quân Anh bắt giữ.
Mặc dù thất bại, Tưởng cũng tạo được một tiếng vang dẫn tới
quyền bính sau này. Tưởng và Trần Kỳ Mỹ cùng với Hoàng Phục, tham mưu trưởng
của Trần Kỳ Mỹ, cắt máu ăn thề kết nghĩa anh em, long trọng hứa sẽ chăm sóc con
của nhau như người ruột thịt của chính mình. Tưởng cũng liên kết chặt chẽ với
những người trong nhóm anh chị của Đỗ Đại Nhĩ, đặc biệt là nhà tài phiệt quốc
tế Curio Trương.
Đến năm 1915, vì bị cảnh sát và các tay thích khách của Viên Thế
Khải săn đuổi ráo riết nên Tưởng và Trần Kỳ Mỹ phải bỏ trốn sang Nhật Bản một
lần nữa. Tuy nhiên hai người vẫn bí mật lén về Thượng Hải để tổ chức những cuộc
nổi dậy, cướp phá và ám sát. Trần Kỳ Mỹ đã leo lên tới địa vị Chủ tịch Ủy ban
Trung ương trong tổ chức Quốc dân đảng của Tôn Dật Tiên, và trở nên nhân vật số
hai của phong trào cách mạng chống lại đế chế của Viên Thế Khải. Tất cả mọi âm
mưu ám sát Trần Kỳ Mỹ của Viên Thế Khải đều thất bại, cho đến ngày 18-5-1916
thì các chuyên viên ám sát của Viên Thế Khải thành công lẻn được vào tư thất bí
mật của Trần Kỳ Mỹ tại trụ sở cách mạng trong tô giới Pháp, và bắn chết Trần Kỳ
Mỹ tại chỗ. Cái chết của Trần Kỳ Mỹ là một đòn cực mạnh đối với Tưởng Giới
Thạch, vì Trần Kỳ Mỹ vốn là người đỡ đầu cần thiết cho Tưởng. Năm đó Tưởng mới
có 30 tuổi và bỗng chốc mất đi người anh kết nghĩa, một người đồng chí thân cận
nhất, và một nhà cách mạng kiểu mẫu cho Tưởng.
Trong bài diễn văn đọc trước linh cữu Trần Kỳ Mỹ, Tưởng đã kêu
thống thiết: "Than ôi! Từ nay tôi biết tìm đâu được một người hiểu tôi và
yêu thương tôi sâu xa như đại ca!" Và dường như ám chỉ những lời chỉ trích
mình về những thói hư tật xấu hay nóng giận, rượu chè, và sa ngã chốn thanh
lâu, Tưởng kể lể: "Tôi không bao giờ quan tâm đại ca có tin những lời bịa
đặt người ta nói về tôi lúc đại ca còn sống hay không. Điều quan hệ nhất của
tôi là bây giờ tôi có một lương tâm thanh thản khi đại ca đã chết." Sau đó
Tưởng đem người cháu ruột của Trần Kỳ Mỹ là Trần Quả Phu làm người tâm phúc cho
mình. Tưởng đã che chở cho hai anh em Trần Quả Phu và Trần Lập Phu trở thành
những nhân vật quyền thế của mình. Hai anh em nhà họ Trần cũng tạo được những
sản nghiệp chính trị và tài chánh chỉ thua gia đình nhà họ Tống thôi. Cả hai
người đều trung thành với Tưởng cho tới lúc chết. Điều làm Tưởng đau tiếc nhất
là chỉ vài tuần lễ sau khi Trần Kỳ Mỹ bị người của Viên Thế Khải ám sát chết,
thì chính Viên Thế Khải cũng chết vì quá uất ức khi tham vọng làm hoàng đề
không thành tựu, và bị truất hết quyền lực chính trị. Sau cái chết của Trần Kỳ
Mỹ, Quốc dân đảng điều chỉnh lại nhân sự, và Tưởng Giới Thạch nổi bật, trở
thành nhân vật thứ nhì trong Quốc dân đảng, chỉ đứng sau Tôn Dật Tiên.
Kể từ ngày kết hôn với Tôn Dật Tiên, Khánh Linh bao giờ cũng
xuất hiện trước công chúng cùng với Tôn Dật Tiên, và những người đi theo Tôn
Dật Tiên cũng chấp nhận sự hiện diện của Khánh Linh. Tuy nhiên người Trung hoa
chia làm hai phe trước cuộc hôn nhân của Tôn Dật Tiên và Khánh Linh. Những
người thuộc lớp già coi cuộc hôn nhân là một điều ô nhục cho đại cuộc, trong
khi giới trẻ thì hoàn toàn tán đồng cuộc hôn nhân. Tin tức về Khánh Linh lan
tới tận Tứ Xuyên, và giới sinh viên tại đó nghe nói về một sinh viên xinh đẹp
du học Hoa Kỳ, con nhà họ Tống, một gia đình bạn thân nhất của Tôn Dật Tiên. Họ
hoan hô lãnh tụ của họ đã kết duyên với người nữ sinh viên họ Tống. Họ tin rằng
Tống Khánh Linh sẽ giúp Tôn Dật Tiên rất nhiều trong những chương trình cải
cách của ông. Hơn nữa sự coi thường những quan niệm cổ truyền của Tôn Dật Tiên
rất phù hợp với tinh thần trẻ trung cởi mở của họ. Trong mấy năm đầu sau khi
Viên Thế Khải chết rồi, trong khi Lê Nguyên Hồng trở thành tổng thống, và các
tỉnh của Trung hoa nằm trong tay các sứ quân, thì Tôn Dật Tiên vẫn lận đận,
không hoàn thành được điều gì, và phải về sống tại Thượng Hải chờ thời cơ.
Vào mùa thu năm 1917, Tôn Dật Tiên và Khánh Linh quyết định cuộc
cách mạng phải có một căn cứ mạnh tại miền nam. Quảng Đông lúc đó nằm trong tay
sứ quân Trần Quýnh Minh, độc lập với Bắc Kinh và là bạn của Tôn Dật Tiên. Tôn
Dật Tiên và Khánh Linh xuống Quảng Đông và thiết lập một chính phủ cách mạng
tại đó. Trước kia chính Tôn Dật Tiên bổ nhiệm Trần Quýnh Minh làm tổng đốc Quảng
Đông và gần đây Trần Quýnh Minh thành công đánh bại được sứ quân Quảng Tây, và
chiếm được Quảng Tây. Tháng 11, Tôn Dật Tiên cử Tưởng Giới Thạch làm cố vấn
quân sự. Nhiệm vụ thực sự của Tưởng là chỉ huy về an ninh và liên lạc cho Tôn
Dật Tiên. Trong chức vụ này, Tưởng đi khắp nơi với những nhiệm vụ bí mật, và
mặc thường phục.
Quân đội Quảng Đông do sứ quân Trần Quýnh Minh chỉ huỵ Các sĩ
quan dưới quyền của Trần Quýnh Minh đều là người miền nam và nói tiếng Quảng
Đông. Họ bất mãn trước những mệnh lệnh của Tưởng Giới Thạch, một người họ cho
là kỳ khôi với cái đầu như hạt đậu phọng và chỉ nói được thổ âm Chiết Giang mà
họ không thể hiểu được. Nhiệm vụ của Tưởng đối với quân đội Quảng Đông quả thực
hết sức khó khăn. Chỉ có một khu vực gần thành phố Quảng Châu là phe Tôn Dật
Tiên mới thực sự kiểm soát được. Hơn nữa Quảng Đông vẫn còn bị bao vây bởi
những sứ quân còn trung thành với Bắc Kinh. Tôn Dật Tiên biết rằng cần phải
củng cố được sức mạnh quân sự trước khi có thể làm được việc lớn. Tôn Dật Tiên
mướn lính đánh thuê của các sứ quân khác, của các bang hội, của các đảng cướp
và ngay cả binh sĩ của chính phủ. Những binh sĩ này chỉ trung thành với ai trả
tiền cho họ. Tôn Dật Tiên cần phải có quân đội riêng, chứ không thể dựa vào
những quân đội đánh thuê mãi được. Muốn có quân đội riêng thì cần phải có tiền
nhiều để trả lương và tổ chức huấn luyện.
Vì quan tâm tới vấn đề tài chánh nên Tôn Dật Tiên giao phó công
việc hàng ngày cho một số thuộc hạ. Thuộc hạ của Tôn Dật Tiên thì những người
giỏi đã bị ám sát hết, chỉ còn lại rặt những hạng bất tài mà cứ tưởng mình là
thần thánh. Trong hoàn cảnh đó, Tôn Dật Tiên càng ngày càng phải nhờ cậy đến
Tưởng Giới Thạch nhiều hơn, và thường mời Tưởng từ Thượng Hải xuống để giải
quyết giúp ông nhiều vấn đề quan trọng. Tưởng không thích những công việc dọn
dẹp lặt vặt này, nên mỗi lần chỉ ở lại Quảng Châu vài ngày rồi lại vội vàng trở
về Thượng Hải. Tưởng rất thân thiện với nhà triệu phú Curio Trương và Đỗ Đại
Nhĩ. Cả ba người tổ chức thị trường chứng khoán tại Thượng Hải, và tạo ra được
rất nhiều tiền trợ giúp Tôn Dật Tiên. Những số tiền gửi tới Tôn Dật Tiên đều do
Đỗ Đại Nhĩ và Curio Trương ký tên, nên từ đó vai trò của hai người này càng
thêm uy thế trong Quốc dân đảng.
Năm 1921, Tưởng Giới Thạch bị tiếng sét ái tình đầu tiên khi gặp
Trần Khiết Như, một người đàn bà vô cùng khéo léo, không bó chân và rất khôn
ngoan bặt thiệp. Tưởng ly dị người vợ cả, đuổi người ca kỹ Diêu Di Thành để kết
hôn với Trần Khiết Nhự Thực ra Trần Khiết Như trước kia thuộc quyền của Đỗ Đại
Nhĩ. Tháng 11 năm 1921, hôn lễ của Tưởng và Trần Khiết Như được cử hành theo
nghi lễ Phật giáo, và Trần cô nương trở thành đệ nhị phu nhân Tưởng Giới Thạch.
Nhưng chỉ một ít lâu sau đó, trong một đêm dạ vũ do Tống Tử Văn tổ chức ăn mừng
Giáng Sinh, Tưởng Giới Thạch gặp một thiếu nữ trẻ đẹp, trí thức, linh động và
có nhiều liên hệ với các phe nhóm chính trị và kinh tài quan trọng: người đó là
Tống Mỹ Linh, em gái Tôn Dật Tiên phu nhân. Mỹ Linh cũng còn là em gái Ái Linh,
người đang hợp tác kinh tài rất chặt chẽ với Đỗ Đại Nhĩ. Tưởng vô cùng hối tiếc
đã kết hôn với Trần Khiết Như quá vội vàng, và tiếc không gặp Tống Mỹ Linh sớm
hơn. Tuy nhiên, Tưởng không bao giờ bỏ lỡ cơ hội để mất một người có thể đem về
cho mình rất nhiều điều lợi, cả về chính trị và tài chánh như Tống Mỹ Linh.
Tưởng lập tức đặt ra một kế hoạch lâu dài để chinh phục Tống Mỹ Linh.
Cuối tháng 12 năm đó, khi đi Quảng Đông theo lời mời của Tôn Dật
Tiên, Tưởng không quên đưa vấn đề được giới thiệu với Tống Mỹ Linh ra nói với
Tôn Dật Tiên. Tưởng cho biết đã ly dị vợ cả, và đuổi Diêu Di Thành rồi, nhưng
Tưởng cố tình không cho Tôn Dật Tiên biết cuộc hôn nhân mới của mình với Trần
Khiết Nhự Tưởng kể cho Tôn Dật Tiên biết như thế để chứng tỏ mình đã quyết tâm
chỉnh đốn lại đời sống, mở một trang đời mới, và dành hết tâm huyết cho công
cuộc cách mạng, và sẵn sàng nhận lãnh những trách nhiệm lớn hơn. Cuối cùng
Tưởng hỏi Tôn Dật Tiên, "Thưa sư phụ, bây giờ tôi không có vợ, sư phụ có
nghĩ rằng Tống Mỹ Linh sẽ chấp nhận lời cầu hôn của tôi không?"
Tôn Dật Tiên suy nghĩ một lúc rồi thành thực trả lời Tưởng rằng
ông không nghĩ Tống Mỹ Linh sẽ chấp nhận lời cầu hôn của Tưởng. Nhưng Tôn Dật
Tiên hứa sẽ bàn lại với vợ. Khi Tôn Dật Tiên bàn với vợ về vấn đề Tưởng muốn
cầu hôn với Tống Mỹ Linh thì bà Khánh Linh bừng bừng nổi giận. Bà rít lên thà
bà thấy em gái bà chết đi còn hơn là lấy một người mà bà cho là vô tư cách đến
như Tưởng Giới Thạch. Tuy nhiên một người như Tưởng Giới Thạch không dễ gì đầu
hàng mọi khó khăn mà chưa phấn đấu, nhất là con mồi Tống Mỹ Linh hứa hẹn rất
nhiều lợi lộc to lớn mà Tưởng đang thèm muốn.
CHƯƠNG 8: SỨ QUÂN
QUẢNG ĐÔNG PHẢN TÔN DẬT TIÊN
Cuộc cách mạng của Tôn Dật Tiên là một chuỗi dài những thất bại.
Nhiều lúc Tôn Dật Tiên tưởng đã đạt được thành quả thì lại phải bỏ chạy tháo
thân. Sau nhiều cố gắng, Tôn Dật Tiên đã tạo được một căn cứ địa tại Quảng Đông
làm địa bàn cho mộng thống nhất đất nước đang bị phân tán vào tay rất nhiều sứ
quân. Mộng làm chủ nước Trung hoa của Tôn Dật Tiên vào mùa xuân năm 1922 lại
một lần nữa bị chính các sĩ quan của ông phá hoại, và công bố những bí mật tai
hại của ông.
Tư dinh của Tôn Dật Tiên nằm trên một ngọn đồi, và được nối liền
với phủ tổng thống bằng một cây cầu gỗ có mái che và tường gỗ hai bên. Trong
thời kỳ loạn lạc đó, các sứ quân, các viên chức cao cấp của triều đình và các
thương gia giầu có phải biến chỗ ở của mình thành những pháo đài kiên cố, để
chống lại mọi mưu toan tấn công hoặc ám sát. Riêng tư dinh của Tôn Dật Tiên nằm
trơ vơ trên một ngọn đồi và do đó việc phòng thủ rất là khó khăn. Kẻ thù có thể
tấn công vào tư dinh từ bất cứ mặt nào, và lối thoát duy nhất là cây cầu gỗ
thông qua dinh tổng thống.
Sứ quân Quảng Đông là Trần Quýnh Minh. Tổ tiên họ Trần vốn từ
miền bắc lưu lạc đến lập nghiệp tại Quảng Đông từ nhiều thế kỷ trước. Họ là
những người không theo tục lệ bó chân cho con gái, và thành công tổ chức những
bang hội Triều Châu. Hồi còn trẻ, Trần Quýnh Minh đã đóng một vai trò quan
trọng trong việc chiếm Quảng Đông và biến Quảng Đông thành một tỉnh độc lập với
nhà Mãn Thanh năm 1911. Năm 1922, Trần Quýnh Minh mới có 40 tuổi, và được coi
là một trong những sứ quân tiến bộ nhất của Trung hoa.
Sau khi Viên Thế Khải chết, Tôn Dật Tiên cùng Trần Quýnh Minh
thiết lập một nước cộng hòa tại Quảng Đông, đối lập với chính quyền tại Bắc
Kinh, lúc đó do Lê Nguyên Hồng đứng đầu. Trần Quýnh Minh đưa ra những chương
trình tiến bộ, như gửi sinh viên ra ngoại quốc du học, kể cả sinh viên cộng
sản. Với những thành công đầu tiên, Trần Quýnh Minh hết sức quan tâm đến việc
bảo vệ và phát triển nước cộng hòa Quảng Đông, và không thiết tha gì đến công
việc giải phóng toàn thể Trung hoa khỏi tay các sứ quân khác. Chính Trần Quýnh
Minh cũng chỉ ước mong trở thành một sứ quân.
Tôn Dật Tiên, trái lại, lúc nào cũng ôm giấc mộng lớn được dẫn
quân đội Bắc phạt, để thống nhất Trung hoa và trở thành vị tổng thống đầu tiên
của nước cộng hòa Trung hoa. Tôn Dật Tiên giao phó tất cả công việc chính phủ
tại Quảng Đông cho thuộc hạ, và chỉ say mê với những giấc mơ huy hoàng trong
trí tưởng tượng của ông. Tay chân của Tôn Dật Tiên phần lớn là những người
thiếu khả năng, vì thế Quảng Đông trở nên rối loạn: thành phố Quảng Châu không
có cảnh sát, ngoài đường đầy rẫy những toán lính vô kỷ luật và các tay anh chị.
Trần Quýnh Minh chỉ mơ ước làm chủ một tỉnh là mãn nguyện rồi. Họ Trần nhận
thấy rằng nước cộng hòa nhỏ bé của miền nam chưa được ổn định, và có thể bị các
sứ quân khác xâu xé, nếu quân đội Quảng Đông phải làm một cuộc viễn chinh Bắc
phạt. Trần Quýnh Minh thiên về một thể chế liên bang, và các tỉnh được hưởng
quyền rộng rãi hơn. Các sĩ quan của quân đội Quảng Đông hết sức ủng hộ Trần
Quýnh Minh, vì họ là những người rất tham nhũng, sống bám vào các thương gia
giầu có của Quảng Đông.
Tôn Dật Tiên nhiều lần yêu cầu Trần Quýnh Minh khởi quân Bắc
phạt, nhưng họ Trần tìm cách tránh né, trì hoãn, không muốn rời xa căn cứ của
mình. Cuối cùng hai người đi đến một quyết định: Tôn Dật Tiên sẽ chỉ huy quân
đội Bắc phạt, còn Trần Quýnh Minh ở lại giữ Quảng Đông. Ngày 6-5-1922, Tôn Dật
Tiên và Khánh Linh bắt đầu rời Quảng Châu, và tiến tới thị trấn Thảo Quận để
nắm quyền chỉ huy toán quân đánh thuê trong chiến dịch Bắc phạt. Tôn Dật Tiên
có 500 vệ sĩ là quân nòng cốt của Quốc dân đảng. Sau khi Tôn Dật Tiên ra đi thì
Trần Quýnh Minh trở thành chủ nhân ông toàn quyền của Quảng Đông, đúng như điều
họ Trần hằng mong ước. Tổ chức Quốc dân đảng của Tôn Dật Tiên bị họ Trần loại
ra khỏi chính quyền. Chính quyền tại Quảng Đông nay là của Trần Quýnh Minh. Họ
Trần đã thành công làm một cuộc đảo chánh chớp nhoáng.
Tại Thượng Hải, Tưởng Giới Thạch nghe tin Trần Quýnh Minh trở
mặt và làm đảo chánh tại Quảng Đông. Tưởng vội đánh điện yêu cầu Tôn Dật Tiên
phải lo củng cố hậu phương trước khi tiến quân viễn chinh. Ngày 25-5, Tôn Dật
Tiên vội dẫn Khánh Linh và 50 vệ sĩ quay trở về Quảng Châu. Từ tư dinh trên
đồi, Tôn Dật Tiên trông thấy quân đội của Trần Quýnh Minh từ từ tiến tới, chiếm
những vị trí bao vây quanh đồi, có vẻ muốn tấn công vào tư dinh của ông. Tôn
Dật Tiên vội đánh điện cho Tưởng Giới Thạch, lúc đó đang ở Chiết Giang, và yêu
cầu Tưởng phải tới cứu nguy ngay tức khắc.
Khoảng 2 giờ sáng ngày 16-6, Khánh Linh đang ngủ ngon thì bị Tôn
Dật Tiên đánh thức dậy, và dục Khánh Linh phải thay quần áo mau lẹ để chạy
trốn, vì tình thế rất khẩn trương. Tôn Dật Tiên vừa nhận được một điện thoại
cho biết quân của Trần Quýnh Minh đang sửa soạn tấn công vào dinh. Tôn Dật Tiên
dự định cùng vợ trốn ra một pháo thuyền ngoài sông, và từ đó ông sẽ chỉ huy
quân đội trung thành với ông chống lại cuộc phản loạn của Trần Quýnh Minh.
Khánh Linh nhận thấy mình có thể là gánh nặng cho chồng trong
lúc khẩn cấp, nên khuyên Tôn Dật Tiên nên trốn đi trước một mình. Khánh Linh lý
luận rằng mang một người đàn bà đi theo cuộc hành quân là điều bất tiện, và bà
ở lại cũng không có gì nguy hiểm. Tôn Dật Tiên vốn là người hay nghe lời vợ nên
vội vàng đồng ý, và để lại tất cả vệ sĩ để bảo vệ cho vợ. Rồi ông hấp tấp ra đi
với một người vệ sĩ duy nhất.
Chừng nửa giờ sau khi Tôn Dật Tiên đã ra đi rồi thì súng bắt đầu
nổ chung quanh tư dinh. Quân của Trần Quýnh Minh từ bốn phía xông vào tư dinh,
và đồng loạt hô to khẩu hiệu: "Giết Tôn Dật Tiên! Giết Tôn Dật Tiên!"
Toán vệ sĩ của Tôn Dật Tiên nằm im lặng chờ đợi, và đèn bên trong tư dinh tắt
hết. Cho đến gần sáng thì quân của Trần Quýnh Minh bắt đầu dùng súng đại bác
bắn vào tư dinh. Vệ sĩ của Tôn Dật Tiên chỉ có súng trường và một ít súng máy.
Sự chênh lệch về sức mạnh của hai bên rất rõ ràng, và toán vệ sĩ trong tư dinh
chắc chắn không thể cầm cự lâu dài được.
Thoạt tiên một trái đại bác bắn sập phòng tắm của Khánh Linh, và
một phần ba số vệ sĩ bị loại ra khỏi vòng chiến. Tuy nhiên đám vệ sĩ còn lại
vẫn kiên quyết chiến đấu tới cùng, vì họ là những phần tử trung kiên của Quốc
dân đảng. Một vệ sĩ trèo lên lầu và bắn hạ được khá nhiều quân tấn công. Đến 8
giờ sáng thì binh sĩ bên trong tư dinh gần hết đạn, và phải bắn cầm chừng để
tiết kiệm số đạn dược ít ỏi còn lại. Viên đại úy chỉ huy toán vệ sĩ thấy tình
thế mỗi lúc một tuyệt vọng hơn, nên khuyên Khánh Linh rời khỏi tư dinh ngay, và
tất cả số vệ sĩ còn lại sẽ chặn hậu, bảo vệ đường thoát hiểm cho Khánh Linh.
Khánh Linh cùng một đại tá cố vấn ngoại vụ của Tôn Dật Tiên và
hai binh sĩ trốn khỏi tư dinh bằng cách bò trên cây cầu gỗ nối liền với dinh
tổng thống. Quân phản loạn lập tức hướng hỏa lực vào cây cầu này. Hai lần đạn
sướt qua màng tang Khánh Linh, nhưng toán người rút lui được các thành cầu bằng
sắt cản đạn nên thoát chết nhiều lần. Nhưng khoảng giữa cầu có một đoạn đã bị
đại bác bắn trúng và phá tung. Nhóm Khánh Linh bắt buộc phải chạy qua một
khoảng trống không có song sắt che chở. Chính tại đây viên đại tá cố vấn ngoại
vụ bị trúng đạn vào đùi và máu tuôn sối xả. Hai tên lính phải dìu ông ta đi
tiếp. Tất cả phải mất vài giờ mới vượt qua được cây cầu ngắn để lẩn vào vườn
sau của dinh tổng thống.
Ngay khi họ vừa qua được cây cầu thì một trái đạn đại bác đánh
gục hẳn cây cầu gỗ, và kể từ đó hỏa lực của loạn quân dồn hết vào tư dinh, phá
sập tư dinh và tất cả vệ sĩ còn lại trong tư dinh đều tử trận. Sau đó quân phản
loạn quay súng sang tấn công phủ tổng thống. Khánh Linh tìm cách băng bó cho
viên đạI tá. Viên đại tá vừa rên rỉ vừa trấn an Khánh Linh, "Thưa phu
nhân, chiến thắng cuối cùng sẽ là của chúng ta!"
Từ sáng cho tới 4 giờ chiều, Khánh Linh nằm chết dí trong phủ
tổng thống để nghe đạn bay tứ phía. Có khi Khánh Linh và vệ sĩ vừa đi qua thì
cả trần nhà sụp xuống vì trúng đạn đại bác. Vào lúc 4 giờ chiều thì viên tư
lệnh quân phản loạn phái một sĩ quan tiến vào dinh để đề nghị điều kiện cho bên
trong đầu hàng. Yêu sách đầu tiên của Khánh Linh là phe phản loạn phải bảo đảm
sự an toàn cho Khánh Linh, nhưng yêu sách này bị phe phản loạn bác bỏ ngaỵ Sở
dĩ quân phản loạn không thể bảo đảm an ninh cho Khánh Linh được là vì chính các
sĩ quan cũng không chỉ huy được quân sĩ của mình. Họ là những binh sĩ vô kỷ
luật. Cuộc thương thuyết bất thành, và đợt tấn công cuối cùng bắt đầu.
Cổng phủ tổng thống bị phá sập; từng toán quân phản loạn chĩa
súng cắm lưỡi lê tiến vào ào ào như thác lũ. Khánh Linh tưởng giờ phút cuối
cùng đã điểm, nhưng những toán lính phản loạn dường như không thèm để ý đến
những người ở bên trong phủ. Cái mà chúng chú tâm nhất là tranh nhau vơ vét đồ
đạc bên trong phủ, và nhét đầy những bao tải chúng mang theo. Lợi dụng tình
trạng hỗn loạn giữa những loạn quân mải mê hôi đồ, Khánh Linh và hai người vệ
sĩ lẻn trốn ra khỏi phủ tổng thống. Ngoài đường phố đông đầy lính phản loạn, xô
nhau đi cướp đồ trong các bộ phủ quanh đó, và không một ai để ý đến Khánh Linh.
Nhóm Khánh Linh chạy thoát vào một đường hẻm, nhưng Khánh Linh
kiệt sức, không đủ sức tiếp tục chạy nữa. Bà yêu cầu hai người vệ sĩ bỏ mặc bà
ngồi lại một mình, và ra lệnh cho họ cứ tiếp tục chạy cho thoát, nhưng hai vệ
sĩ xốc nách Khánh Linh, dìu bà đi qua những xác chết rải rác ngoài đường. Nhiều
xác bị đâm thủng ngực hoặc cụt chân cụt taỵ Nhóm Khánh Linh đụng độ từng toán
chuyên đi hôi đồ, và Khánh Linh phải nằm thẳng cẳng xuống đường, giả vờ chết,
nếu không sẽ bị quân vô lại cướp bóc, hoặc lợi dụng sờ mó hoặc hãm hiếp. Hai vệ
sĩ khuyên Khánh Linh không nên nhìn những xác người chết, e rằng Khánh Linh sợ
quá có thể ngất xỉu. Một nửa giờ sau nhóm Khánh Linh lần mò tới nhà của một
nông dân. Người nông dân sợ hãi xua đuổi không dám chứa chấp Khánh Linh, sợ bị
quân của sứ quân Trần Quýnh Minh trừng phạt, nhưng hai người vệ sĩ cứ dìu Khánh
Linh vào trong nhà.
Khánh Linh mệt quá, nằm gục xuống thiếp đi, không còn biết gì
nữa. Hai vệ sĩ dùng nước lạnh để cứu Khánh Linh hồi tỉnh. Một người bước ra
ngoài để nghe ngóng tình hình. Chợt một tiếng súng chát chúa vang lên. Người vệ
sĩ còn lại vội chạy ra đóng cửa lại, và quay vào báo cho Khánh Linh biết người
vệ sĩ kia đã bị bắn chết ngay ngoài cửa rồi. Khánh Linh vội vã cải trang làm
một người đàn bà nhà quê, bưng một rổ đựng một ít rau cải, tiếp tục chạy trốn
cùng với người vệ sĩ bây giờ giả làm một người bán hàng rong. Hai người lần mò
tới nhà một người bạn của Khánh Linh. Căn nhà này đã bị loạn quân ruồng xét
buổi sáng nên Khánh Linh có thể ở lại một đêm. Súng nổ liên hồi suốt đêm đó.
Bỗng Khánh Linh nghe thấy tiếng súng phản công từ pháo thuyền ngoài sông, và bà
thở phào nhẹ nhõm: thế là Tôn Dật Tiên đã được an toàn và bà cũng có hy vọng
thoát hiểm.
Sáng sớm hôm sau, Khánh Linh được một người bạn khác tìm cách
sắp đặt một chiếc thuyền máy đưa bà ra pháo thuyền của Tôn Dật Tiên. Trên sông,
Khánh Linh gặp rất nhiều thuyền bè của nhà giầu chở đầy con gái và hàng hóa đi
tránh nạn. Cuối cùng đêm đó Khánh Linh ra được pháo thuyền với Tôn Dật Tiên.
Sau cơn chạy giặc nguy hiểm vất vả, Khánh Linh bị xảy thai, và bà không bao giờ
có thai nữa.
*
Về phần Tôn Dật Tiên, khi ông để vợ Ở lại và trốn khỏi tư dinh,
ông đã phải liều lĩnh đi qua một toán quân phản loạn để ra bờ sông. Nhưng nhờ
đêm tối nên quân phản loạn không nhận ra ông. Ông và người vệ sĩ tiến tới chỗ
đậu bí mật của chiếc pháo thuyền. Từ lúc đó thì kể như Tôn Dật Tiên được an
toàn. Ông đánh điện cầu cứu Tưởng Giới Thạch. Ngày 18-6, ông nóng nảy đánh thêm
một điện văn thứ hai cho Tưởng, thúc giục Tưởng phải đến ngay vì tình thế rất
khẩn trương.
Được điện văn thứ hai, Tưởng vội vàng từ Thượng Hải xuống giúp
Tôn Dật Tiên với hy vọng chiếm lại được Quảng Châu khỏi tay Trần Quýnh Minh.
Tưởng và Tôn Dật Tiên dùng chiếc pháo thuyền làm bản doanh chống lại quân phản
loạn trong suốt 56 ngày. Trần Quýnh Minh hoảng sợ tái mặt khi nghe tin Tưởng
Giới Thạch tới giúp Tôn Dật Tiên. Họ Trần biết Tưởng là một người quỷ quyệt, có
thể làm bất cứ điều tàn ác nào. Khi nhận được điện văn đầu tiên của Tôn Dật
Tiên, Tưởng hoàn toàn im lặng. Nhưng khi điện văn thứ hai của Tôn Dật Tiên tới
nơi thì phe của Tưởng khuyên Tưởng phải lên đường ngay, vì thời gian đã chín
mùi để Tưởng tạo được uy thế trong hàng ngũ cách mạng của Tôn Dật Tiên, vì đây
là giờ phút nguy hiểm nhất của Tôn Dật Tiên, và cần sự trợ giúp của Tưởng nhất.
Trong thời gian sống bên Tôn Dật Tiên dưới chiếc pháo thuyền, Tưởng tỏ ra rất
cần mẫn, có khi cởi áo lau sàn tàu như một người lính thường. Điều này làm Tôn
Dật Tiên rất cảm động, và quyết định giao phó cho Tưởng chức vụ quan trọng trong
tổ chức cách mạng của ông.
Vận may của Tôn Dật Tiên vẫn chưa đến. Một lần nữa nhà cách mạng
này lại ghi thêm một thất bại chua chát. Sau 56 ngày trên pháo thuyền mà không
loại trừ được quân đội phản loạn của Trần Quýnh Minh, Tôn Dật Tiên trở nên mệt
mỏi nên cùng vợ và Tưởng cải trang tìm đường trốn về Hương Cảng, rồi đi luôn
Thượng Hải để chờ một cơ hội khác. Kể từ đó vai trò của Tưởng Giới Thạch nổi
bật trong Quốc dân đảng. Phe cực hữu của Thượng Hải đã thành công xâm nhập vào
tổ chức cách mạng của Tôn Dật Tiên.
Tại Quảng Đông, Trần Quýnh Minh đốt tư dinh của Tôn Dật Tiên
thành bình địa. Họ Trần còn hỏa thiêu tất cả các tài liệu và các bản thảo của
Tôn Dật Tiên bỏ lại, trừ một số tài liệu bí mật viết tay của Tôn Dật Tiên, liên
quan tới việc bí mật bắt tay với cộng sản Nga sộ Tôn Dật Tiên đã từng nhẫn nại
gõ cửa các quốc gia tây phương nhờ giúp đỡ cho công cuộc thống nhất và canh tân
nước Trung hoa của ông, nhưng mọi cánh cửa đều đóng chặt, không đáp lại sự nài
nỉ của ông. Cuối cùng Tôn Dật Tiên đành phải quay sang cầu cứu cộng sản Nga sô
giúp đỡ.
Các tài liệu mật liên lạc với Nga sô bắt được trong tư dinh của
ông được đăng tải trên tờ Hong Kong Telegraph, gây chấn động trên thế giới, đặc
biệt là giới tài phiệt Trung hoa. Người ta chưa được biết nhiều về những người
bôn-sê-vích Nga sô, nhưng những điều ít ỏi người ta được biết về cộng sản Nga
sô đều đáng kinh sợ. Tờ báo L'Avenir du Tonkin của người Pháp tại Hà nội ngày
24-7-1922 đã tóm lược các bằng chứng về sự móc nối giữa Tôn Dật Tiên và Nga sô
như sau: "Chính phủ của Trần Quýnh Minh đã công bố những tài liệu vạch
trần việc thiết lập một khối đồng minh Tầu-Nga- Đức do Tôn Dật Tiên soạn thảo,
với sự hợp tác của M. von Hintze, đại sứ Đức tại Mạc tư khoa, và trước kia là
đại sứ Đức tại Bắc Kinh." Việc công bố này có ảnh hưởng tai hại cho công
cuộc cách mạng của Tôn Dật Tiên. Hậu quả đầu tiên là tổ chức bí mật của Tôn Dật
Tiên tại San Francisco lập tức khai trừ Tôn Dật Tiên ra khỏi tổ chức, vì tội đã
bí mật liên kết với cộng sản Nga sộ Tại Trung hoa nhiều người e dè không dám
cộng tác với Tôn Dật Tiên như trước nữa.
Thực ra cộng sản Nga đã tìm đến Tôn Dật Tiên trước. Mặc dầu cuộc
cách mạng mùa thu của cộng sản thành công tại Nga sô, nhưng người Bôn-sê-vích
không tạo được cuộc cách mạng trên toàn thế giới như họ mong muốn. Vì lý do
này, các nhà lãnh đạo Nga sô cố gắng bày tỏ thiện cảm giúp đỡ các nước nhược
tiểu trong nỗ lực tìm cơ hội tại hải ngoại. Nga sô đã kêu gọi người Trung hoa
phải vùng dậy, lật đổ nền quân chủ và đòi lại các nhượng địa trước kia triều đình
Mãn Thanh đã phải nhượng cho các quốc gia tây phương. Lời kêu gọi của Nga sô đã
được giới trí thức Trung hoa rất đỗi cảm kích, nhất là sau khi người Trung hoa
thất vọng trước kết quả của hội nghị Versailles. (Hội nghị này cho phép người
Nhật được làm chủ các lãnh thổ Trung hoa trước kia do người Đức cai quản.)
Nhiều cán bộ cao cấp của cộng đảng Nga được phái sang Bắc Kinh
để kiểm điểm tình thế để xem Nga sô nên cầm đầu nhóm cách mạng nào của Trung
hoa. Năm 1922, một phái bộ ngoại giao Nga do Adolf Joffe hướng dẫn sang Bắc
Kinh để tìm sự giao hảo và hợp tác với chính quyền Bắc Kinh. Các sứ quân của
Trung hoa lúc đó còn đang mải lo tìm sự trợ giúp của Anh quốc nên bác bỏ mọi đề
nghị của Joffẹ Bị thất bại tại Bắc Kinh, Joffe tìm đường xuống Thượng Hải gặp
Tôn Dật Tiên, và coi Tôn Dật Tiên như một con bài thay thế.
Người cộng sản Nga không có ảo tưởng về Tôn Dật Tiên. Chính
Lênin đã có lần mô tả Tôn Dật Tiên là một người ngây thơ, và những tư tưởng của
Tôn Dật Tiên là không tưởng, thiếu thực tế. Tuy nhiên người Nga nhận thấy có
thể lợi dụng được Tôn Dật Tiên và tổ chức Quốc dân đảng của ông. Nga sô tin
tưởng có thể biến Tôn Dật Tiên thành một lãnh tụ chỉ đóng vai trò tượng trưng.
CHƯƠNG 9: VAI TRÒ CỦA BORODIN TẠI TRUNG HOA
Sau khi bị sứ quân Quảng Đông lật đổ, Tôn Dật Tiên trở về Thượng
Hải nằm liếm vết thương chờ thời. Đang cơn túng quẫn bị nhiều người xa lánh vì
việc sứ quân Quảng Đông công bố tài liệu hợp tác với cộng sản Nga, và không
biết xoay trở cách nào thì phái bộ Nga sô do Joffe cầm đầu tìm đến. Tôn Dật
Tiên và phái bộ Nga sô thảo luận nhiều ngày liên tiếp, tìm phương thức hợp tác.
Joffe cố thuyết phục Tôn Dật Tiên rằng Nga sô không có tham vọng đất đai tại
Trung hoa. Joffe chứng minh một xã hội phong kiến như Trung hoa không thể là
một vùng đất tốt cho chủ nghĩa cộng sản. Những điều Joffe nói có lẽ phản ảnh
đúng ý kiến của Lênin và Trotsky đang cầm quyền lúc đó, chứ không phải chủ
trương của Stalin sau này. Joffe nhấn mạnh trong công cuộc chống lại ngoại
bang, Trung hoa có thể trông cậy vào sự giúp đỡ của Nga sô.
Tôn Dật Tiên cẩn thận yêu cầu Joffe viết giấy xác nhận những
nguyên tắc mà chính quyền cộng sản Nga sô đã công bố khi mới thành lập chế độ
cộng sản, như từ bỏ các nhượng địa Trung hoa, và xóa bỏ những hòa ước giữa Nga
hoàng và triều đình Mãn Thanh. Các điều này đã được công bố trong bản thông cáo
chung bằng Anh ngữ khi "đồng chí" Joffe rời Thượng Hải đi Tokyo ngày
26-1-1923. Bản thông cáo không tiết lộ những hứa hẹn của Nga sô giúp đỡ Tôn Dật
Tiên và Quốc dân đảng về tài chánh trong mưu đồ tranh quyền làm chủ Trung hoa.
Về phần Tôn Dật Tiên, trước hết ông phải chứng tỏ khí thế của mình bằng cách
kiểm soát được miền nam Trung hoa, và cũng để tỏ thiện chí, Tôn Dật Tiên phải
cho đảng cộng sản gia nhập Quốc dân đảng.
Rồi vận may của Tôn Dật Tiên cũng trở lại. Tôn Dật Tiên tìm cách
liên kết được với hai sứ quân Vân Nam và Quảng Tây vốn là kẻ thù của sứ quân
Quảng Đông. Quân đội của hai sứ quân này cùng với số binh sĩ trung thành với
Tôn Dật Tiên đủ mạnh để bao vây và áp lực sứ quân Quảng Đông. Trần Quýnh Minh
cảm thấy ở thế yếu, nên quyết định rời bỏ chính trị, ôm tài sản trở về hưởng
phú quý tại Hương Cảng. Tất cả xảy ra đúng hai ngày trước khi Joffe đến gặp Tôn
Dật Tiên. Chiến thắng bất ngờ gia tăng uy tín của Tôn Dật Tiên rất nhiều. Bây
giờ Tôn Dật Tiên đường hoàng trở về Quảng Đông với tư cách là Tổng Thống Đặc
Biệt, và đó cũng là điều kiện đầu tiên để được viện trợ của Nga sô.
Lần này, Tôn Dật Tiên và Khánh Linh cẩn thận hơn, không dám ở
trong dinh tổng thống cũ nữa. Tôn Dật Tiên cho sửa chữa lại một nhà máy trên
một hòn đảo ngoài sông, và dùng nơi đó làm dinh tổng thống. Tại đây việc phòng
thủ dễ dàng hơn, vì có sông bao quanh và toà nhà rất kiên cố có thể chống đỡ
được những đợt pháo kích. Tôn Dật Tiên không tìm vệ sĩ là người Trung hoa. Ông
mướn Morris Cohen, một cựu võ sĩ quyền Anh người Gia nã đại, làm vệ sĩ cho ông.
Cuộc thảo luận sơ khởi với Joffe đã mở đường cho một nhân vật
Nga sô đặc biệt tới Trung hoa. Đó là Borodin, tên thật là Mikhail Markovich
Grusenberg. Borodin được Lênin phái tới Trung hoa làm cố vấn cho Tôn Dật Tiên
với tư cách là đại diện tổ chức cộng sản thế giới tại Trung hoa. Borodin có
quyền hạn rất lớn, nhưng nhiệm vụ thật vô cùng nặng nề khó khăn. Việc khó khăn
nhất của Borodin là phải tổ chức lại Quốc dân đảng thành một đảng chính trị
thống nhất có kỷ luật. Từ trước Quốc dân đảng là một tổ chức rất lỏng lẻo, ai
cũng muốn làm lãnh tụ chứ không chịu thừa hành lệnh của người khác. Việc khó
khăn thứ hai là tài trợ, huấn luyện và trang bị quân đội Quốc dân đảng thành
một quân đội có thể đảm nhiệm được vai trò chiến đấu. Quân đội Quốc dân đảng
lúc đó vô kỷ luật, thiếu khả năng, thiếu trang bị về vũ khí, nhưng lại rất
thiện nghệ hôi đồ cướp của, và rất khôn ngoan bỏ trốn khi gặp nguy hiểm.
Borodin là một đảng viên cộng sản cao cấp có tài, đã từng hoạt
động thành công trong những nhiệm vụ rất khó khăn tại nhiều quốc gia Mỹ châu và
Âu châu. Borodin có lần suýt được bổ nhiệm làm đại sứ tại Anh quốc. Borodin rất
thân cận Lênin, và được Lênin tin dùng trong những nhiệm vụ trọng yếu. Trước khi
tới Trung hoa, Borodin hoạt động tại Tô Cách Lan, trợ giúp các thợ hầm mỏ của
Anh đình công, và bị tù nửa năm tại khám đường Barlinniẹ Khi mãn hạn tù Borodin
bị trục xuất khỏi Anh quốc. Nhưng khi trở về đến Mạc tư khoa, Borodin được
Lênin phái ngay sang Trung hoa đảm nhiệm trách vụ quan trọng, đặt nền móng để
đưa Trung hoa vào quỹ đạo cộng sản.
Khi tới Trung hoa, Borodin được Tôn Dật Tiên rất quý mến tin
cẩn. Ngày đầu tiên, Tôn Dật Tiên nắm tay Borodin, bắt ngồi xuống bên cạnh mình,
và mỉm cười nhìn rất lâu vào mắt Borodin, như nhìn vị cứu tinh của mình.
Borodin trông thấy ngay vị thế nguy hiểm của Tôn Dật Tiên và Quốc dân đảng.
Thành phố Quảng Châu đầy binh lính của các sứ quân khác nhau. Các binh sĩ này
hưởng lương của Quốc dân đảng, nhưng không thể tin cậy được. Tôn Dật Tiên chỉ
có khoảng 200 tay súng trung thành làm vệ sĩ.
Sứ quân Trần Quýnh Minh quay trở lại, tìm cách chiếm lại thành
phố. Quân của Trần Quýnh Minh đóng ngay bên ngoài thành phố, lúc nào cũng sẵn
sàng mở cuộc tấn công. Các lính đánh thuê của Tôn Dật Tiên thì chỉ mải du hí,
không quan tâm đến sự phòng thủ thành phố. Borodin lập tức tuyển lựa được 450
tay súng trong đảng cộng sản để huấn luyện và thành lập đoàn quân xung kích đầu
tiên. Năm tuần lễ sau khi tới Quảng Đông, ngày 15-11, Borodin đem toán quân này
đến trình diện Tôn Dật Tiên thì thấy Tôn Dật Tiên đang chuẩn bị thu dọn hành lý
để đào tẩu, vì Tôn Dật Tiên mới nghe tin Trần Quýnh Minh sắp sửa tấn công vào
Quảng Châu. Tôn Dật Tiên không chịu bàn luận với Borodin về kế hoạch đương cự lại
Trần Quýnh Minh, mà chỉ muốn bàn luận kế hoạch bỏ chạy của ông được bảo đảm an
toàn.
Borodin vô cùng thất vọng chán nản, và đành phải tự mình đứng ra
bảo vệ Quảng Châu bằng nhóm xung kích ít ỏi mới được thành lập. Borodin dạy cho
toán xung kích phương pháp đánh giết tàn bạo nhất, theo kiểu mẫu hung bạo của
thời cách mạng Nga sô tại St. Petersburg, Nga sộ Lối tấn công hung bạo của
Borodin khác hẳn lối đánh nhau thông thường của các sứ quân Trung hoa. Trong
các cuộc đụng độ giữa những sứ quân cũng có những tổn thất lớn lao, nhưng phần
lớn là do sự hỗn loạn và tàn sát dân lành vô tội. Trong một trận đánh, quân của
các sứ quân Trung hoa vừa chiến đấu vừa quan sát xem có thể vơ vét được của cải
gì sau trận đánh. Các trận đánh chỉ có mục đích làm cho bên địch rút lui để
mình tới vơ vét, chứ không cố tình tàn sát, và cũng không bao giờ có vấn đề
liều chết cố thủ. Nếu chỉ bị núng thế thì họ lập tức rút lui ngay.
Chính vì tinh thần chiến đấu thiếu hăng say của binh lính các sứ
quân như thế, nên khi Borodin tung ra cuộc tấn công tàn sát thì năm trăm tay
súng của ông đã đánh bại hàng ngàn quân của sứ quân Trần Quýnh Minh. Từ đường
phố, đến các nhà chứa và sòng bạc, các tay súng của Borodin mặc sức bắn giết,
không chậm trễ, không thương xót, phải bắn hạ tất cả, kể cả những kẻ đang chạy
trốn. Sứ quân Trần Quýnh Minh vô cùng kinh hoàng trước sức tấn công vũ bão của
bên địch, nên vội vàng bỏ chạy thục mạng, cùng với những quân lính chạy nhanh
nhất của mình.
Nhờ Borodin, lần này Tôn Dật Tiên không phải đào tẩu nữa. Nhưng
chính quyền Quảng Đông của Tôn Dật Tiên thì thực là hỗn độn, bất trị. Người tây
phương xa lánh Tôn Dật Tiên vì thấy Tôn Dật Tiên tin dùng Borodin. Nhiều người
khuyên Tôn Dật Tiên nên loại bỏ Borodin. Một người bạn Hoa Kỳ đến thăm Tôn Dật
Tiên với mục đích trình bày sự nguy hiểm khi dùng Borodin. Người bạn này hỏi
Tôn Dật Tiên:
"Bác sĩ có biết tên thực của Borodin là gì không?"
Tôn Dật Tiên nháy mắt mỉm cười trả lời, "Có chứ. Tên thực
của ông ta là Lafayettẹ" (Lafayette là một người Pháp đã đến giúp người Mỹ
chiến đấu chống người Anh để dành độc lập.) Câu trả lời này chứng tỏ Tôn Dật
Tiên nhất quyết chọn con đường đi với Nga sộ Thực ra đó cũng là con đường duy
nhất ông chọn được. Các nước tây phương khác đều từ chối không trợ giúp ông.
Fanya, vợ của Borodin, và hai con trai cũng từ Nga sang sống tại
Quảng Đông. Borodin còn có một thanh niên cộng sản Trung hoa rất thông minh
khôn ngoan làm thư ký và đảm nhiệm công việc văn phòng. Người đó là Chu Ân Lai.
Tôn Dật Tiên rất thán phục Borodin, nhất là sau lần thành công bảo vệ thành phố
Quảng Châu. Borodin khuyên Tôn Dật Tiên phải nắm được một khu vực trung ương,
như Hán Khẩu chẳng hạn, và một căn cứ tại Mông cổ có Nga sô đứng sau thì Tôn
Dật Tiên mới có thể đương đầu được với các quốc gia tây phương thù nghịch.
Trong những lần bàn luận với Tôn Dật Tiên, Borodin càng nhận thấy nhận xét của
Lênin về Tôn Dật Tiên là đúng. Tôn Dật Tiên quả thực là một người ngây thơ,
trong khi đó vẫn tưởng chỉ có mình mới là "anh hùng", còn mọi người
khác chỉ là một đám đông tầm thường.
Tuy nhiên sự kiêu hãnh của Tôn Dật Tiên không phải là nguyên do
sự nhức đầu của Borodin. Chính Tưởng Giới Thạch mới là người gây khó khăn cho
Borodin. Ngay từ năm 1920, Tưởng Giới Thạch đã tỏ ra chú ý đến Nga sộ Tưởng đã
học tiếng Nga và đã viết thư cho Tôn Dật Tiên biết chính sách của Nga sô thật
là đúng khi tập trung hết nỗ lực vào an ninh nội bộ trước khi giải quyết những
sự chống đối từ bên ngoài. Điều Tưởng thán phục nhất ở người Nga là kỷ luật.
Không có kỷ luật thì không thể nào đạt được kết quả. Tưởng đã có quá nhiều kinh
nghiệm bản thân với các đồng chí và quân lính Trung hoa. Nhiều lần Tưởng đã
phải từ chức vì các thuộc hạ không áp dụng kỷ luật để có thể thi hành mệnh lệnh
một cách chính xác và thành công. Tưởng đã từ chối tham gia chính phủ Quảng Đông
cho đến khi được bảo đảm có được sự tuân lệnh của thuộc cấp và quân lính dưới
quyền.
Kỷ luật của Nga sô là trách nhiệm của tổ chức công an quốc gia,
lúc đó được gọi là Cheka, đã xâm nhập cả vào quân đội, và làm câm họng mọi
tiếng nói chống đối. Trong thời gian Cheka hoành hành nhất, các nhân viên Cheka
đã bắn chết, đâm chết, dìm nước cho chết và đánh chết khoảng 500 ngàn người Ngạ
Hoạt động khủng bố của Cheka được các lãnh tụ cộng sản ca ngợi và bênh vực, vì
Cheka phục vụ cho quyền lợi của chính họ. Lênin từng tuyên bố, "Việc khủng
bố quảng đại quần chúng cần phải được khuyến khích."
Tưởng Giới Thạch cũng nghe biết về những sự tàn bạo của công an
Nga, vì rất nhiều người Nga bỏ trốn sự khủng bố của cộng sản đã tới Thượng Hải,
tìm một nơi trú ẩn an toàn. Năm 1923, Tôn Dật Tiên cử Tưởng sang Nga sô nghiên
cứu. Tưởng tuyên bố sẽ ở Nga ít nhất từ 5 đến 10 năm. Nhưng Tưởng vỡ mộng ngay
khi tới Nga sộ Những huy hoàng của giới vô sản không hề có như trong những tài
liệu tuyên truyền của Nga sộ Tưởng chỉ thấy một sự sợ hãi cùng sự đói rách của
giới vô sản, cộng với một đời sống vô cùng buồn tẻ. Nga sô không phải là nơi
Tưởng có thể tìm thấy sự thoải mái, nhất là một người đã từng sống buông thả
như Tưởng. Tưởng cũng nhận thấy người dân Mạc tư khoa vừa sợ vừa ghét người Á
Đông.
Nhưng về phương diện chính trị thì cuộc viếng thăm Mạc tư khoa
của Tưởng là một thắng lợi lớn cho Quốc dân đảng. Ngay khi tới Mạc tư khoa ngày
2-9-1923, Tưởng đọc diễn văn trước đại hội của tổ chức cộng sản quốc tế, bày tỏ
niềm tin tưởng rằng cuộc cách mạng tại Trung hoa sẽ thành công trong hai hoặc
ba năm. Khi nghe thấy các đảng viên cộng sản người Trung hoa chê bai Tôn Dật
Tiên và Quốc dân đảng, Tưởng liền nhấn mạnh đại hội cộng đảng không hiểu phong
trào cách mạng tại Trung hoa, và yêu cầu Nga sô cử thêm nhiều quan sát viên
sang Trung hoa để nghiên cứu tình hình tại chỗ.
Tưởng được đi thanh tra hồng quân Nga, viếng thăm các trường
quân sự và các tổ chức đảng, thăm căn cứ hải quân Petrograd. Đúng ra Tưởng dùng
rất nhiều thời giờ với các nhân viên mật vụ Cheka, và học hỏi phương thức của
họ. Điều không may cho Tưởng là trong lúc ở Mạc tư khoa thì Lênin bắt đầu lâm
trọng bệnh, hôn mê trước khi chết. Tưởng đàm đạo rất nhiều với Trotskỵ Trotsky
bảo đảm vai trò của Nga sô sẽ cung cấp tối đa tinh thần và viện trợ vật chất
cho phong trào cách mạng tại Trung hoa, nhưng Nga sô sẽ không phái quân đội
sang Trung hoa giúp Quốc dân đảng.
Chỉ ba tháng sau Tưởng đã muốn trở về Trung hoa. Trong một cuốn
hồi ký viết sau này, Tưởng nhận xét: "Từ sự quan sát và các cuộc tiếp xúc
của tôi, tôi nhận thấy những cuộc xung đột dữ dằn nhất không những đang tiếp
diễn tại nước Nga, mà còn cả giữa các đảng viên cộng sản với nhau." Trước
khi ra đi, Tưởng hy vọng sẽ được chứng kiến một bộ mặt kỷ luật của Nga và một
đảng cộng sản kiểm soát tuyệt đối được đảng và quốc gia Ngạ Trái lại Tưởng chỉ
chứng kiến những cuộc ám sát lẫn nhau, và sự yếu kém ngay trong đảng. Ngày
29-11, Tưởng bất thình lình chấm dứt cuộc viếng thăm và vội vàng hồi hương.
Khi trở về Trung hoa, Tưởng Giới Thạch khuyên Quốc dân đảng
không nên tin người Ngạ Tưởng thận trọng nhắc nhở các đồng chí trong Quốc dân
đảng: "Trong cuộc trợ giúp Trung hoa, đảng cộng sản Nga chỉ có một mục
đích biến đảng cộng sản Trung hoa thành một sức mạnh duy nhất. Nga sô muốn biến
những đất đai tại Mãn châu, Mông cổ, Hồi giáo và Tây tạng trở thành lãnh thổ
của Ngạ Nga sô có những tham vọng lớn tại Trung hoạ"
Tưởng biết rằng kinh nghiệm của ông về Nga sô đã giúp ông trở
thành một nhân vật duy nhất trong Quốc dân đảng có thể đương đầu với vấn đề Nga
sộ Nếu người Nga định thành lập một trường võ bị tại Quảng Châu để đào tạo một
quân đội thực sự với trang bị của Nga sô, thì Tưởng phải là người kiểm soát
trường võ bị đó, và từ đó Tưởng sẽ có thể nắm được quân đội tương lai. Nhờ kinh
nghiệm Nga sô của Tưởng, không ai có thể tranh được chức chỉ huy trưởng trường
võ bị Hoàng Phố với Tưởng.
Sau khi ở Nga sô về, Tưởng trở về quê nhà tại Khê Khẩu trong khi
phe bảo thủ vận động ráo riết chức chỉ huy trường võ bị Hoàng Phố cho Tưởng.
Đến ngày 26-12-1923, Tưởng nhận được điện văn hứa cho Tưởng được toàn quyền
điều hành trường võ bị Hoàng Phố. Điện văn còn nói tiếp: "Việc tổ chức
trường võ bị không thể tiến hành được nếu không có Ngài." Ngày 30-12, Tôn
Dật Tiên lại gửi cho Tưởng một điện văn thứ hai, yêu cầu Tưởng phải lập tức đến
Quảng Châu ngay "để tường trình mọi vấn đề và soạn thảo kế hoạch hợp tác
Nga-Hoạ"
Mãi đến ngày 16-1-1924, Tưởng mới rời Khê Khẩu, đúng lúc cuộc
đại hội của Quốc dân đảng đang diễn ra tại Quảng Châu. Tưởng muốn toàn thể đại
hội Quốc dân đảng phải xác nhận việc bổ nhiệm Tưởng vào chức vụ điều khiển
trường võ bị Hoàng Phố. Nhưng trong buổi đại hội này, một số đảng viên cộng sản
gia nhập Quốc dân đảng đã chống lại chương trình và cách điều hành trường Hoàng
Phố của Tưởng Giới Thạch. Khi Tưởng trình bày kế hoạch về trường Hoàng Phố thì
các đảng viên cộng sản và các cố vấn Nga phản đối và tìm cách qua mặt Tưởng.
Tưởng tức giận, đập bàn và bỏ về Khê Khẩu.
Khi về đến Khê Khẩu, Tưởng viết cho Tôn Dật Tiên một lá thư dài.
Tưởng nhận lỗi là đã quá "bướng bỉnh" tại buổi đại hội và "bồn
chồn như một người ngồi trên manh chiếu đầy đinh nhọn", nhưng tất cả những
cái đó chỉ là vấn đề tiểu tiết cá nhân. Điều chính làm Tưởng nổi giận là sự
chia ra thành các phe nhóm chống đối nhau trong Quốc dân đảng, và những phe đó
chính là cộng sản và Nga sộ Tưởng thú nhận đồng ý với những tư tưởng chính trị
bảo thủ với các đồng chí khác trong Quốc dân đảng. Tưởng lý luận Quốc dân đảng
có thể tiếp nhận những khuynh hướng mới, nhưng không nên từ bỏ hệ thống cổ
truyền. Nhiều người Tôn Dật Tiên coi là có khả năng và trung thành, nhưng thực
ra họ chỉ là những người thời cợ Đúng ra Tôn Dật Tiên phải cần đến những người
thực sự trung thành và tin cậy được, như chính Tưởng chẳng hạn. Tưởng lại nhắc
nhở Tôn Dật Tiên rằng chỉ có mình Tưởng là người đã đứng cạnh Tôn Dật Tiên
trong cuộc chiến đấu chống lại sứ quân Quảng Đông trước kia. Tưởng cho biết
không thể nào điều khiển trường võ bị Hoàng Phố mà không được biết rõ những lý
thuyết chính trị trong chương trình giảng dạy.
Tôn Dật Tiên cuối cùng đồng ý ủng hộ Tưởng Giới Thạch trong việc
loại bỏ các chính ủy cộng sản tại trường Hoàng Phố. Ngày 3-5-1924, Tưởng Giới
Thạch chính thức được bổ nhiệm chức chỉ huy trưởng trường Hoàng Phố, kiêm tham
mưu trưởng quân đội Quốc dân đảng. Borodin mắc một lỗi lầm quan trọng khi
nhượng bộ việc bổ nhiệm Tưởng Giới Thạch. Borodin không hiểu thái độ của người
Trung hoa đối với ông thày dạy mình. Người Trung hoa có ba mối ràng buộc chính
yếu. Thứ nhất là tuyệt đối trung thành với gia đình. Thứ hai là trung thành với
các người không cùng một huyết mạch nhưng ràng buộc qua hôn nhân. Thứ ba là mối
liên hệ giữa sư phụ và đệ tử. Các sứ quân Trung hoa đã tận dụng khai thác các
mối ràng buộc trung thành truyền thống này. Tưởng cũng hiểu điều này hơn ai
hết. Nếu Tưởng là người chỉ huy trưởng trường Hoàng Phố thì tất cả mọi khóa
sinh đều là học trò của Tưởng, và Tưởng sẽ có được sự kính trọng và trung thành
của các cấp chỉ huy quân sự sau này trong quân đội Trung hoa. Đó là một thành
công quan trọng nhất của Tưởng.
Borodin và Tôn Dật Tiên đồng ý rằng mục tiêu đầu tiên là thành
lập một quân đội theo kiểu mẫu Nga sô, và sửa soạn một căn cứ để mở cuộc chinh
phục các sứ quân miền bắc. Nga sô viện trợ ngân khoản và cố vấn. Năm 1924, ngân
quỹ Quốc dân đảng thiếu hụt, và phải nhờ vào tiền của Hội Người Trung Hoa Hải
Ngoại. Cuối tháng 2-1924, Tôn Dật Tiên nhận được một ngân khoản 64 ngàn đô la,
có lẽ là tiền của Nga sộ Tưởng Giới Thạch hỏi lãnh tụ cộng sản Liêu Trọng Khải
về nguồn gốc số tiền đó, thì được Liêu Trọng Khải trả lời, "Về tiền bạc để
điều hành trường thì tôi không bao giờ hỏi xem tiền đó được tiêu dùng thế nào,
thì ông cũng không nên hỏi tiền đó từ đâu tới. Tiền sẽ không bao giờ thiếu và
ông cứ an tâm điều khiển trường." Về sau Mạc tư khoa công nhận chính Nga
sô đài thọ cho trường Hoàng Phố, và chi phí lên tới 27 triệu đô la.
CHƯƠNG 10: TRƯỜNG VÕ BỊ HOÀNG PHỐ
Trường võ bị Hoàng Phố được đặt tại một hòn đảo trên dòng sông
Châu Giang, cách Quảng Châu mười dặm. Trong thập niên 1870, một căn cứ quân sự
và một trường huấn luyện hải quân của nhà Mãn Thanh được thiết lập tại đây. Bây
giờ người ta chỉ cần đóng thêm những căn nhà gỗ cho các khóa sinh ở.
Thoạt đầu Quốc dân đảng chỉ quyết định tuyển mộ những khóa sinh
thuộc tỉnh Quảng Đông, nhưng những người đi tuyển mộ khóa sinh đều bị các sứ
quân đối lập bắt giam hoặc ám sát hết. Do đó nhà trường phải mở một cuộc thi
tuyển lựa trên toàn quốc. Tôn Dật Tiên rất ngạc nhiên khi có ba ngàn ứng viên
đủ điều kiện nộp đơn. Năm trăm trong số ba ngàn ứng viên được tuyển ngay cho
khóa học đầu tiên. Các trường quân sự của Trung hoa vào thời kỳ ấy thường gặp
phải rất nhiều khóa sinh mù chữ, nhưng tại Hoàng Phố, hầu hết khóa sinh của lớp
đầu tiên đều tốt nghiệp trung học và có trình độ văn hóa cao.
Điều Tôn Dật Tiên và Borodin không ngờ được là phần đông các
khóa sinh đều là người của Lục Hội. Đám anh chị này thấy không thể bỏ lỡ cơ hội
được huấn luyện tại trường Hoàng Phố, và sau này sẽ được nắm giữ những chức vụ
quân sự quan trọng. Thực ra người đứng ra tuyển lựa khóa sinh là Trần Quả Phu,
cháu của Trần Kỳ Mỹ. Trần Quả Phu vốn là một đảng viên quan trọng của Lục Hội
từ lâu. Kể từ khi Trần Kỳ Mỹ bị ám sát chết, thì hai anh em Trần Quả Phu giữ
chức vụ của Trần Kỳ Mỹ trong Lục Hội, và được Tưởng Giới Thạch đỡ đầu. Tổng
cộng, Trần Quả Phu tuyển mộ được bảy ngàn khoá sinh từ mọi cấp bực của Lục Hội.
Họ là những người sẽ trở thành bộ tham mưu then chốt của Tưởng Giới Thạch. Vào
lúc đó đảng cộng sản cũng không được tổ chức chặt chẽ và có ảnh hưởng tới thời
cuộc bằng những đàn em của Tưởng Giới Thạch tại trường Hoàng Phố.
Khóa đầu tiên tại trường Hoàng Phố khai giảng ngày 5-5-1924.
Tưởng Giới Thạch nắm quyền chỉ huy trưởng, và Liêu Trọng Khải, một người khuynh
tả được giáo dục tại Hoa Kỳ, là đại diện của Quốc dân đảng tại trường Hoàng
Phố. Dưới quyền của Tưởng và Liêu Trọng Khải có sáu phân khoa, gồm các phân
khoa chính trị, huấn luyện, giảng huấn, điều hành, quân y và quân nhụ Các giảng
viên được thu nạp từ các trường quân sự Nhật Bản, trường võ bị Bảo Định và Vân
Nam. Dưới sự điều hành của Liêu Trọng Khải, trường Hoàng Phố đã có một chương
trình huấn luyện chính trị khá đầy đủ, gồm có các khóa học về kinh tế, lý
thuyết quân chủ, lịch sử Trung hoa, và lịch sử cách mạng của tây phương. Về mặt
quân sự, Tưởng Giới Thạch nhấn mạnh đến kỷ luật và bốn đức tính quân sự, như
can đảm, mạo hiểm, uy quyền và đạo đức. Tinh thần trách nhiệm tập thể được đề
cao.
Trường Hoàng Phố đặt nặng việc huấn luyện về kỹ thuật với các
huấn luyện viên Nga sộ Lần đầu tiên một quân đội cơ khí tối tân được hình
thành. Tại Trung hoa các sứ quân chỉ dùng vũ khí mới như súng và pháo binh với
mục đích thay thế pháo. Các bức tường thành bao quanh các thị trấn Trung hoa
thường làm bằng đất, nên chỉ cần một phát đại bác cũng đủ phá vỡ tường để xông
vào chiếm thành. Theo truyền thống quân sự Trung hoa, thì các thứ đạn dược chỉ
dùng để tạo ra sự nổ lớn nhằm áp đảo tinh thần đối phương để đòi một sự nhượng
bộ chính trị. Nhưng chiến lược mới được giảng dạy tại trường Hoàng Phố thay đổi
tất cả. Borodin và Tưởng Giới Thạch không hài lòng với những kẻ địch hoảng sợ.
Hai người muốn kẻ địch phải chết, và đấy là công dụng đích thực của vũ khí tối
tân.
Sau hòa ước Versailles, các nước tây phương không được phép chở
vũ khí cho Trung hoa, vì thế Nga sô là nước cung cấp vũ khí cho Trung hoa nhiều
nhất. Riêng trong năm 1925, Nga sô chở tới Trung hoa một số lượng vũ khí trị
giá gần ba triệu đồng tiền Nga, và còn rất nhiều nằm chờ sẵn sàng tại hải cảng
Vladivostok. Trước kia Tôn Dật Tiên cần tiền để thành lập quân đội, nhưng bây
giờ ông còn cần tiền nhiều hơn nữa để tài trợ các cuộc hành quân trong chiến
dịch Bắc phạt để thống nhất Trung hoa. Tôn Dật Tiên nghe lời Khánh Linh, triệu
em vợ là Tống Tử Văn từ Thượng Hải xuống, và giao cho Tống Tử Văn nhiệm vụ
chỉnh đốn lại hệ thống kinh tài trong Quốc dân đảng.
Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn cho Tống Tử Văn. Nền kinh tế
của Trung hoa đang gặp khủng hoảng. Sau đệ nhất thế chiến, các nước tây phương
quay trở lại khai thác Trung hoa như trước. Trong lúc đó nhiệm vụ chính của
Tống Tử Văn là lo sao có đủ tiền cho các hoạt động hàng ngày của Quốc dân đảng.
Sau đó Tống Tử Văn phải tổ chức lại nền kinh tế của Quảng Đông, và áp dụng được
chế độ thuế khóa mới. Tống Tử Văn đã thành công hoàn thành được hai mục tiêu
này.
Tống Tử Văn là một người lùn và mập, và có một khuôn mặt tròn.
Ông tốt nghiệp về kinh tế tại đại học Harvard danh tiếng, và có nhiều bạn Mỹ.
Tống Tử Văn đã đề nghị một loạt những biện pháp kinh tế khẩn cấp năm 1924, kể
cả việc đánh thuế hầu hết mọi sản phẩm. Tháng 2 năm đó, họ Tống yêu cầu các
thương gia "cho vay" mỗi người từ 5 dến 500 đô lạ Sự thành công đáng
kể nhất của Tống Tử Văn là thành lập được Ngân hàng Trung ương đầu tiên tại
Quảng Đông, và chính họ Tống là giám đốc. Thực ra số tiền lớn để thành lập ngân
hàng này là của Nga sô cho vaỵ Trước khi có chế độ thuế khoá của Tống Tử Văn,
thì các sứ quân tha hồ đánh thuế và giữ lại một phần lớn trước khi gửi cho
chính quyền trung ương. Hàng hóa bị đánh thuế mỗi lần qua cổng thành hoặc qua
một cây cầu.
Vì thành quả này, Tống Tử Văn được thăng thưởng lên chức bộ
trưởng tài chánh. Vì hiểu được sức mạnh của ngòi bút được hỗ trợ bằng súng đạn,
Tống Tử Văn thành lập một quân đội và các quan tòa riêng để đi thâu thuế. Trong
thời gian hai năm Tống Tử Văn giữ chức bộ trưởng tài chánh, ngân quỹ của tỉnh
Quảng Đông gia tăng gấp mười lần, từ 8 triệu năm 1924 lên đến 80 triệu năm 1926
mà không phải tăng thuế.
Sự thành công của Tống Tử Văn thật là lớn lao, nhưng cũng tạo ra
một sự chống đối mới. Giới tư bản tại Quảng Đông vốn đã e dè trước sự liên hệ
chặt chẽ với chế độ cộng sản Nga của Tôn Dật Tiên, nay họ coi Tống Tử Văn chỉ
là một người Bôn-sê-vích, một người thâu thuế cho Tôn Dật Tiên. Các thương gia
tư bản Quảng Đông coi Tôn Dật Tiên cũng chỉ là một sứ quân, và một thứ sứ quân
nguy hiểm đối với họ vì dính dấp với cộng sản. Các hội viên phòng Thương Mại
Quảng Đông bắt đầu thảo luận việc thành lập một đạo quân riêng. Họ đã chán bị
bắt nạt, và sẵn sàng đứng lên chống lại Tôn Dật Tiên.
Phòng Thương Mại Quảng Đông được Anh quốc trợ giúp ngầm để thành
lập một Lực lượng Tình nguyện của Thương gia. Người đứng đầu là thương gia Trần
Liên Phố, một tỷ phú có rất nhiều cơ sở thương mại và kỹ nghệ, như cơ xưởng dệt
lụa, hai hãng bảo hiểm, mười ngân hàng và vô số những tiệm cầm đồ. Trần Liên
Phố có rất nhiều tài sản tại Trung hoa và hải ngoại, và cũng là một nhà mại bản
mạnh nhất tại miền nam Trung hoa. Thoạt đầu Trần Liên Phố yêu cầu các thương
gia phải đóng tiền ủng hộ Lực lượng Tình nguyên, một lực lượng đông tới 50 ngàn
binh sĩ. Lực lượng này cũng nhận được vũ khí và ngân quỹ hoạt động từ Anh quốc.
Khi Tống Tử Văn áp dụng chế độ thuế khóa mới thì Lực lượng Tình nguyện bắt đầu
tồn trữ vũ khí đợi ngày khai chiến. Lực lương đặt mua năm ngàn khẩu súng của
Đức, nhưng khi số súng này chở tới Quảng Đông thì bị chính quyền Tôn Dật Tiên
bắt được. Những súng bị tịch thu được chở tới giao cho trường võ bị Hoàng Phố.
Tưởng Giới Thạch ra lệnh cho các khóa sinh phải sẵn sàng tấn công Lực lượng
Tình nguyện của Thương gia.
Ngay lập tức, lãnh sự Anh tại Quảng Châu hăm dọa Tôn Dật Tiên
rằng hải quân Anh sẽ can thiệp nếu Quốc dân đảng tấn công Lực Lượng Tình nguyện
của Thương Gia. Tôn Dật Tiên nổi giận đánh điện phản kháng với chính phủ Anh,
nhưng không được phúc đáp. Phòng Thương mại đòi Quốc dân đảng trả lại cho họ số
vũ khí bị tịch thu, và phát động một cuộc chống đối việc tăng giá gạo. Borodin
đề nghị Tôn Dật Tiên ra lệnh thiết quân luật, tịch thu mọi cửa tiệm đình công
đóng cửa, và cấm di chuyển hàng hóa ra khỏi thành phố. Borodin cũng ra lệnh cho
đảng cộng sản và công nhân cũng như nông dân đứng lên chống lại Lực lượng Tình
nguyện của Thương Gia. Trong lúc số phận Quảng Châu đang lâm vào tình trạng
nguy hiểm thì Tôn Dật Tiên thấy rằng không nên làm hại mộng lớn thống nhất đất
nước của ông chỉ vì một biến cố địa phương. Tôn Dật Tiên liền phát động chiến
dịch Bắc phạt. Borodin và Tưởng Giới Thạch vô cùng tức giận. Đúng lúc đó thì
chiếc tàu Vorovsky của Nga sô chở vũ khí từ Vladivostok tới nơi.
Khi nghe tin có vũ khí mới từ Nga sô tới, Tôn Dật Tiên ra lệnh
cho Borodin gửi ngay vũ khí đó ra mặt trận cho ông. Tưởng Giới Thạch rất quan
tâm đến tình hình tại Quảng Châu, bèn khuyên Borodin không nên nghe lời Tôn Dật
Tiên. Tôn Dật Tiên càng tức giận và đánh điện bắt Tưởng Giới Thạch phải ra mặt
trận trình diện ông ngaỵ Tường từ chối không tuân lệnh Tôn Dật Tiên. Phòng
Thương mại đề nghị trả 200 ngàn đô la cho số vũ khí của họ bị tịch thụ Tôn Dật
Tiên thấy rằng có thể trả lại một phần vũ khí cho phòng Thương mại, vì đã có vũ
khí mới của Nga sô vừa chở tới. Ông ra lệnh phải trả cho phòng Thương mại một
nửa số vũ khí bị tịch thụ Tưởng Giới Thạch đồng ý, nhưng chỉ trả lại súng thôi,
và giữ lại tất cả đạn dược.
Ngày lễ Song Thập năm đó được tổ chức trọng thể bằng một cuộc
diễn hành của các khóa sinh trường võ bị Hoàng Phố, trong đó có cả Lâm Bưu. Các
khóa sinh được tăng cường bằng các quân đoàn sinh viên và quân đoàn công nhân
của Quốc dân đảng. Dân chúng nghi ngờ không biết cuộc diễn hành này là một cuộc
lễ kỷ niệm thực sự, hay là một sự cố tình gây hấn của Borodin và Tưởng Giới
Thạch. Đoàn diễn hành tiến thẳng tới bến tàu, nơi phe Lực lượng Tình nguyện của
Thương Gia đang chuyển vũ khí được trả lại xuống tàu. Hai bên đụng độ nhau, và
bên Quốc dân đảng có một số người bị bắn hạ.
Tôn Dật Tiên vội trở về Quảng Châu thì thấy Borodin và Tưởng
Giới Thạch đang sửa soạn cuộc tấn công vào Lực lượng Tình Nguyện của Thương
Gia. Cuộc tấn công sẽ khởi sự vào nửa đêm, và lực lượng tấn công của Tưởng gồm
có 800 khoá sinh trường Hoàng Phố, 220 khóa sinh của Hồ Nam Quân Học Viện, 500
khóa sinh của Vân Nam Quân Học Hiệu, vài ngàn cảnh sát, 250 binh sĩ, tất cả các
cố vấn quân sự người Nga, và 320 công nhân tự vệ do Mao Trạch Đông huấn luyện.
Tống Tử Văn cẩn thận di chuyển tất cả tiền bạc của chính phủ lên chiếc tàu
Vorovsky của Ngạ Sau đó là lệnh di tản các nhân vật quan trọng như Tôn Dật
Tiên, Tống Khánh Linh, Tống Tử Văn, Borodin, và các cố vấn Nga sô.
Đúng 10 giờ đêm, các khóa sinh Hoàng Phố của Tưởng mở cuộc tấn
công khắp thành phố. Đây không phải là một cuộc phục kích thông thường. Nhiều
khu vực của thành phố bị đốt cháy. Các cuộc chiến đấu ngoài đường phố thật là
đẫm máu. Sự tàn phá tài sản và thiệt hại nhân mạng ghê gớm đến nỗi các thương
gia Quảng Châu mất tinh thần. Sau 20 giờ hỗn loạn, các thương gia đầu hàng.
Những toán Lực lượng Tình nguyện sống sót đều bị khóa sinh Hoàng Phố tước khí
giới. Ngày hôm đó được gọi là Ngày Thứ Tư Đẫm Máu. Đến chiều tối hôm đó, thành
phố Quảng Châu chỉ còn là những đám lửa cháy chưa tắt. Các khu vực người ngoại
quốc cũng bị đốt cháy và bị cướp bóc tài vật.
Đối với Tưởng Giới Thạch thì đây là một chiến thắng huy hoàng.
Tưởng và phe nhóm tại Thượng Hải không thương tiếc gì sự hủy hoại của phe tư bản
tại Quảng Châu. Đây chỉ là một màn chó cắn lẫn nhau, giữa những phe tư bản vốn
thù nghịch nhau. Trận đánh này là dịp thực tập tốt đẹp nhất cho các khóa sinh
của Tưởng Giới Thạch, và cũng dạy các thương gia Quảng Châu một bài học về
chính trị của thế kỷ 20. Kể từ đó, quân đội Quốc dân đảng làm chủ Quảng Đông.
Borodin bình tĩnh nhận xét tình hình. Quân đội mà Borodin thành
lập và Tưởng Giới Thạch huấn luyện đã hành động thành công đúng theo nhật lệnh,
mặc dù quân đội ấy phải đương đầu với một địch quân đông gấp mười lần. Các cố
vấn quân sự Nga đã chứng tỏ tài năng của họ. Một điều may mắn là đúng lúc cần
nhất thì có vũ khí của Nga sô chở tới.
Sự bất tuân lệnh của Tưởng Giới Thạch làm Tôn Dật Tiên rất khó
chịu, nhưng nay trước chiến thắng lớn lao này, Tôn Dật Tiên cũng phải cố nuốt
đi sự chua chát. Để bày tỏ sự vui mừng của mình, Tôn Dật Tiên sai thiết lập một
khải hoàn môn ngay trước con tàu Vorovsky của Ngạ Trong y phục toàn trắng, Tôn
Dật Tiên và bộ tham mưu tiến lên tàu Vorovsky, ngỏ lời cám ơn các cố vấn,
thuyền trưởng và hải hành đoàn Nga sô.
Chiến thắng Quảng Châu là một thành công quân sự của Tưởng Giới
Thạch và các khóa sinh Hoàng Phố, nhưng đối với Tôn Dật Tiên thì đó là một thất
bại chính trị to lớn. Trước khi rời Quảng Châu đi chinh phạt miền bắc, Tôn Dật
Tiên cho biết Quảng Châu là một vấn đề đã chết. Cả thành phố đã chống lại Quốc
dân đảng. Nhưng Tưởng Giới Thạch và Borodin không nghe lời Tôn Dật Tiên cứ tiến
hành việc trừng phạt Quảng Châu. Thành phố Quảng Châu không bao giờ tha thứ cho
Quốc dân đảng. Tôn Dật Tiên nói với các lãnh tụ Quốc dân đảng rằng phá hủy một
thành phố không có ích lợi gì cả; khi tất cả một thành phố đứng lên chống lại
Quốc dân đảng thì đó là một thất bại của Quốc dân đảng. Bây giờ Tôn Dật Tiên
cần một thành phố khác thay thế Quảng Châu làm thủ đô cho nước cộng hòa của
ông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét