Nguyên Châu
(Danlambao) - Từ đầu năm nay, 2013, bộ chính trị lệnh cho quốc
hội Ba Đình đưa hiến pháp năm 1992 ra sửa lại. Lần này dân góp ý ‘thoải mái’.
Âm mưu đen tối muốn ‘đạo diễn’ một màn ngoạn mục các đại biểu ‘đảng cử dân bầu’
nhất trí hoàn toàn với ‘cương lãnh thứ hai’ của đảng theo cách hiểu hiến pháp
của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thế là có dân chủ rồi còn gì. Khỏi cần phúc
quyết của nhân dân hay tổ chức trưng cầu dân ý.
Thật bất ngờ! Gần như ngay lập tức rất nhiều
người lên tiếng ‘diễu dở’ lời phát biểu của ông Trọng coi hiến pháp là cương
lãnh thứ hai của đảng và nhất là đòi huỷ bỏ điều 4, đòi công nhận quyền sở hữu
đất đai của nông dân, đòi phi chính trị hoá quân đội. Điển hình là những kiến
nghị của nhóm 72 trí thức, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Giáo Hội
Phật Giáo Hoà Hảo, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên và tuyên
bố của Công Dân Tự Do… Hoảng hốt sợ phong trào quần chúng hưởng ứng dâng cao,
bạo quyền Hà Nội vội vàng tung ra chiến dịch tuyên truyền chống lại những đòi
hỏi chính đáng trên. Và để chắc ăn, phái cán bộ đến từng hộ dân ép ký đồng ý
với bản Hiến pháp mới chúng định sửa lại.
Đang điêu đứng khổ sở vì kinh tế khó khăn, đời
sống cơ cực vất vả, tham nhũng tràn lan, mất đất canh tác, ngoài biển mất đảo
hết đường đánh cá…, lòng dân đã quá bực bội lại phải ngồi nghe tuyên truyền và
nhất là bị ép ký đồng ý với bản hiến pháp mới mà họ chẳng buồn quan tâm có gì
trong đó.
Đi đâu người ta cũng nghe dân ‘chửi’ về lối
hành xử cưỡng bức, khinh dân của cộng sản. Vậy là bỗng dưng thế trận toàn dân
quay lưng lại với bộ chính trị lớn mạnh như ‘Thánh Gióng’. Hiện bộ chính trị
đang bị cô lập trong lòng dân tộc ta.
Ngày 28-11-2013, nhà hát Ba Đình muối mặt
thông qua hiến pháp ‘bổn cũ soạn lại’ ấy trong bối cảnh chẳng đặng đừng. Thôi
cũng đành khua chiêng, gõ trống, múa may, quay cuồng, đồng hát bài ca đổi lời
từ ‘nhân dân chửi bố’ sang ‘nhân dân hồ hởi’. Kết quả là 97,99 % đồng ý (486
trong 488 tán thành, chỉ có 2 dân biểu không biểu quyết).
Những tưởng như thế là xong. Nhưng không phải.
Hoá ra là đổ dầu vào lửa.
Nhân dân ta đã ‘ngộ’ ra rằng những đòi hỏi
chính đáng của họ về hiến pháp đang làm cho độc tài âu lo, run sợ.
Trò hề ‘sửa rồi lại không sửa’ đã thực sự khởi
phát tinh thần đối kháng giữa quần chúng có sức mạnh rời non lấp biển với bộ
chính trị đảng cộng sản Việt nam.
Bộ chính trị coi chừng! Nên ý thức vai trò
lịch sử của mình đã hết. Hãy thức thời!
Rồi ra, mọi chuyện sẽ hé lộ cho chúng ta biết
Ai? là người đã xúi dại Hà Nội..
Nhưng ngay giờ, nếu tinh ý, có thể biết được
ai đó là Ai.
Nguyên Châu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét