- Trong “đặc sản” của người Việt,
có thể nói tiết canh là món ăn khoái khẩu nhưng không bảo đảm an toàn vệ sinh
thực phẩm nhất, bởi đây không chỉ là ẩm thực “ăn sống nuốt tươi” mà còn là mầm
mống lây nhiễm bệnh một cách trực tiếp và nhanh nhất, đặc biệt khi động vật cho
tiết ấy lại mang mầm bệnh. Cùng với đó, các món ăn như gỏi cá, thịt bò tái…
cũng “góp phần” làm cho nguồn gây bệnh “phong phú” hơn.
Sướng cái miệng - khổ cái thân
Đúng khoảnh khắc giao thời từ năm cũ sang năm mới,
trong khi người dân hân hoan đón chào tết dương lịch trong không khí tưng bừng thì
hai nam bệnh nhân đều ở Hà Nội phải đi cấp cứu ở Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương
trong tình trạng sốt cao, hôn mê sâu. Theo chẩn đoán ban đầu, cả hai bệnh nhân
này đều bị viêm màng não do nhiễm… liên cầu lợn vì ăn tiết canh. Người nhà một
bệnh nhân cho biết, cách đó 4 hôm, nhân chuyến đi công tác ở Ninh Bình, bệnh
nhân đã ăn hai bát tiết canh dê. Sau đó, về nhà vẫn bình thường, nhưng chỉ mấy
ngày sau đột ngột sốt cao rồi hôn mê phải đi cấp cứu. Còn bệnh nhân kia, nhân
liên hoan cuối năm, cũng đã ăn tiết canh lợn với lý do “lấy may” vì có màu đỏ.
Và hậu quả hệt như bệnh nhân kia.
Đây không phải là những trường hợp đầu tiên phải cấp
cứu vì nhiễm liên cầu lợn do ăn tiết canh, mà trước đó Bệnh viện Nhiệt đới
Trung ương cũng đã cấp cứu một bệnh nhân ở Hưng Yên trong tình trạng sốc, sốt
cao, xuất hiện các ban hoại tử vùng tay, cẳng chân. Phải sau gần một tháng điều
trị, bệnh nhân mới tạm qua cơn nguy kịch. Nghiêm trọng hơn, phải kể đến 2 trường
hợp cấp cứu hồi năm ngoái cũng do ăn tiết canh dẫn đến mắc liên cầu lợn nhưng
đã tử vong bởi đi cấp cứu muộn.
Bệnh nhân bị hoại tử chân và tay do ăn tiết canh |
Không chỉ gây ra bệnh liên cầu lợn, tiết canh
còn làm thực khách dễ bị sán não, nghĩa là sán “cư trú” tại não và sinh sôi nảy
nở trong não. Như ông Bảo Ngọc Tân, ở Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, điều trị ở Viện
Sốt rét và Ký sinh trùng Trung ương đã 2 năm nay bệnh sán não chỉ vì “nghiện”
tiết canh.
Ông
tâm sự: “Trước khi đến bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, nhìn thấy tiết canh là
tôi không thể cầm lòng, phải ăn ít nhất mỗi ngày một bát tại quán đầu làng.
Nhưng đến bây giờ thì tôi sợ lắm rồi, “cạch” đến chết cũng không dám “đụng đũa”
vào tiết canh nữa”.
Chả là
tự dưng ông thấy đau đầu khủng khiếp, như có một vật sắc nhọn chọc xoáy vào đầu.
Còn tay thì tê cứng, cầm đôi đũa ăn cơm cũng không xong. Chân phải đập, vỗ mạnh
mới đi đứng được. Lúc mới khám, bác sĩ chẩn đoán ông bị rối loạn thần kinh.
Nhưng đến khi chụp cắt lớp não thì ôi thôi, bác sĩ phát hiện trong não ông sán
“nằm vùng”. Đến nay đã chữa trị 2 năm mà não ông Tân vẫn chưa hết sán.
Nằm cùng phòng ông Bảo Ngọc Tân là bệnh nhân Lương Văn Ân, ở Đại Từ, Thái Nguyên, cũng bị sán não. Nghe ông Tân chia sẻ với báo chí, anh Ân cũng một mực khẳng định: “Chừa đến già, sẽ không bao giờ tôi ăn tiết canh, dù hấp dẫn đến mấy. Bởi vì nó mà tôi phải chuyển hết viện này đến viện khác mà không biết bị bệnh gì, chỉ thấy đầu đau như búa bổ, hay lên cơn co giật và ngất lịm. Có nơi khẳng định tôi bị động kinh. Nhưng từ bé tôi có bị bệnh này đâu, trong khi nếu mắc phải có biểu hiện từ lúc ấy. Chỉ đến khi đến Viện Sốt rét và Ký sinh trùng Trung ương, tôi mới biết bị bệnh ấu trùng sán não. Cũng chỉ vì tôi ăn nhiều tiết canh quá nên mới vậy”.
Nằm cùng phòng ông Bảo Ngọc Tân là bệnh nhân Lương Văn Ân, ở Đại Từ, Thái Nguyên, cũng bị sán não. Nghe ông Tân chia sẻ với báo chí, anh Ân cũng một mực khẳng định: “Chừa đến già, sẽ không bao giờ tôi ăn tiết canh, dù hấp dẫn đến mấy. Bởi vì nó mà tôi phải chuyển hết viện này đến viện khác mà không biết bị bệnh gì, chỉ thấy đầu đau như búa bổ, hay lên cơn co giật và ngất lịm. Có nơi khẳng định tôi bị động kinh. Nhưng từ bé tôi có bị bệnh này đâu, trong khi nếu mắc phải có biểu hiện từ lúc ấy. Chỉ đến khi đến Viện Sốt rét và Ký sinh trùng Trung ương, tôi mới biết bị bệnh ấu trùng sán não. Cũng chỉ vì tôi ăn nhiều tiết canh quá nên mới vậy”.
Mối
nguy nhiễm sán lá gan
Cùng với
tiết canh, gỏi cá, rau sống, nem chua, thịt tái… những “đặc sản” thu hút được rất
nhiều thực khách hiện nay, nhất là giới trẻ cũng là những món ăn được coi là
“sướng cái miệng khổ cái thân”. Mới đây, các nhà khoa học ở Trường ĐH Khon
Kaen, Thái Lan, sau khi nghiên cứu 20 năm tại các nước Thái Lan, Việt Nam,
Campuchia đã công bố: thói quen ăn sống như: gỏi cá nước ngọt, thịt chưa nấu
chín (thịt tái) đã khiến cho 6 triệu người ở các quốc gia này bị nhiễm sán lá
gan dẫn đến ung thư gan.
TS Banchob, một trong những người chủ chương
trình nghiên cứu đã chia sẻ về cơ chế sán lá gan xâm nhập vào cơ thể: “Có hai
loại: sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn. Sán lá gan lớn thường có ở thịt bò,
trâu, dê, lợn. Nếu không nấu chín các loại thịt này thì từ đây sán lá gan lớn sẽ
xâm nhập vào cơ thể. Còn sán lá gan nhỏ có chu kỳ sinh trưởng phức tạp hơn khi
bị bài xuất ra ngoài theo con đường đại tiện (do nằm trong đường mật), gặp nước
sẽ nở thành ấu trùng lông rồi bám vào các vật chủ trung gian là các loại ốc.
Trong ốc, ấu trùng lông phát triển thành ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi sẽ tìm một
nơi cư trú khác là cá nước ngọt (vật chủ trung gian thứ 2) để phát triển thành
các nang ấu trùng và nằm trong thớ thịt của cá. Nếu bắt được cá trong giai đoạn
này và ăn gỏi thì lập tức các nang ấu trùng “chuyển” sang người và gây bệnh”.
TS Chanbob cũng cho biết, cách gây bệnh của sán lá gan có hai cách, thứ nhất là cắn biểu mô ngoài của ống mật để rồi gây ra những vết loét; Hai là gây viêm túi mật bằng cách gây ra “cơn bão” cytokine, một chất hoạt hóa tế bào. Người nào càng nhiều cytokine thì càng bị viêm nhiều. Viêm càng nhiều thì càng dễ bị ung thư về sau. Tuy nhiên, TS Banchob và nhóm nghiên cứu cảnh báo: Khi phát hiện ra ung thư gan thì bệnh nhân đã ở giai đoạn nặng, không còn cách chữa trị nào ngoài cách chỉ là “còn nước còn tát” mà thôi. Do giai đoạn đầu của bệnh không có triệu chứng gì đặc biệt cũng như để phát hiện ra tổn thương ban đầu ở gan rất khó.
TS Chanbob cũng cho biết, cách gây bệnh của sán lá gan có hai cách, thứ nhất là cắn biểu mô ngoài của ống mật để rồi gây ra những vết loét; Hai là gây viêm túi mật bằng cách gây ra “cơn bão” cytokine, một chất hoạt hóa tế bào. Người nào càng nhiều cytokine thì càng bị viêm nhiều. Viêm càng nhiều thì càng dễ bị ung thư về sau. Tuy nhiên, TS Banchob và nhóm nghiên cứu cảnh báo: Khi phát hiện ra ung thư gan thì bệnh nhân đã ở giai đoạn nặng, không còn cách chữa trị nào ngoài cách chỉ là “còn nước còn tát” mà thôi. Do giai đoạn đầu của bệnh không có triệu chứng gì đặc biệt cũng như để phát hiện ra tổn thương ban đầu ở gan rất khó.
Còn
Th.S Đỗ Trung Dũng, Trưởng khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét và Ký sinh trùng
Trung ương khẳng định: Ấu trùng sán khi đã xâm nhập vào cơ thể thì có thể đi đến
bất kỳ cơ quan nội tạng nào nhưng chủ yếu tập trung ở cơ, mắt và não (chiếm đến
80%). Khi cư trú ở vùng cơ, dưới da người bệnh thường xuất hiện các nang sán nhỏ
bằng hạt đậu hoặc hạt dẻ, tròn, chắc, không đau, di động trên nền sâu và lăn dưới
da để gây tổn thương. Còn khi cư trú ở não, sán gây tắc ống dẫn lưu, lưu thông ổ
dịch não tủy từ trên não, giãn não thất, ứ nước trong não…
Phải
ăn chín uống sôi
Theo
TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, năm nào cũng vậy,
cứ vào dịp cuối năm là số lượng bệnh nhân cấp cứu vì những món ăn sống, đặc biệt
là tiết canh lại tăng vọt. Trong khi nguy cơ tử vong, di chứng suốt đời từ những
bệnh do ăn sống này đã được cảnh báo rất cao. Như năm 2010, tại phía bắc có 55
bệnh nhân mắc liên cầu lợn do ăn tiết canh, thịt tái… thì trong đó, số người tử
vong chiếm tới 13%. Cụ thể như bệnh liên cầu lợn, sau khi ủ bệnh từ vài tiếng đến
4-5 ngày, người bệnh sẽ bị nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não mủ, thậm chí mắc
cả hai bệnh cùng lúc dẫn đến tử vong do suy đa phủ tạng. Nếu không tử vong, người
bệnh sẽ phải chịu di chứng nặng nề suốt đời như: giảm thính giác hoặc điếc vĩnh
viễn, giảm thị lực, đãng trí, mù mắt…
Bởi vậy
để bảo vệ sức khỏe cũng như không để xảy ra tình trạng tử vong vì những nguyên
nhân “lãng xẹt” đã được cản báo trước, theo TS Nguyễn Văn Kính tốt nhất nên tẩy
chay những món có tập tục “ăn sống nuốt tươi”, đặc biệt là trong hoàn cảnh vệ
sinh an toàn thực phẩm không bảo đảm như hiện nay.
Để
phòng các bệnh sán não, liên cầu lợn… người dân phải “ăn chín uống sôi”. Vệ
sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là trước khi ăn. Vệ sinh môi trường sạch sẽ, quản lý
tốt nguồn phân, không dùng phân tươi tưới rau vì ở nhiệt độ 250C, khuẩn này sẽ
sống được 24 giờ trong bụi và 8 ngày trong phân. Nếu có biểu hiện nhiễm sán, phải
điều trị ngay.
(Th.S
Đỗ Trung Dũng, Trưởng khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét và Ký sinh trùng Trung
ương)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét