Các vụ bạo động chống công ty Trung Quốc từ Bình Dương
vào ngày hôm qua vẫn chưa chấm dứt và còn lan ra trên nhiều khu công nghiệp của
Đồng Nai và một vài nơi phía Bắc. Mặc Lâm ghi nhận qua lời kể của các nhân chứng
sau đây.
Một ngày sau khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Sài Gòn nổ ra, vào lúc 7 giờ tối ngày 12 tháng 5 khoảng 4.000 công nhân của công ty giày Thông Dung đã đình công xuống đường biểu tình chống Trung Quốc.
Một ngày sau khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Sài Gòn nổ ra, vào lúc 7 giờ tối ngày 12 tháng 5 khoảng 4.000 công nhân của công ty giày Thông Dung đã đình công xuống đường biểu tình chống Trung Quốc.
Từ ngòi lửa này vào lúc 10 giờ sáng ngày hôm sau hàng
ngàn công nhân của công ty King Makerrong đình công xuống đường. Cuộc đình công
biểu tình này nhanh chóng lan sang công ty King Food Wear và Shyang Hung Cheng
cũng như nhiều công ty Trung Quốc khác.
Đến 2 giờ chiều ngày 13 tháng 5 công nhân tại các khu
công nghiệp Sóng Thần I, Sóng Thần II, Linh Trung, Singaporer, Dĩ An I, Dĩ An
II liên tiếp xảy ra những cuộc đình công và biểu tình chống Trung Quốc và các
cuộc bạo động đã nổ ra lan tràn trên nhiều khu vực.
Tính đến 6 giờ chiều ngày 13 tháng 5 số lượng người tham
gia biểu tình tăng lên rất đông tại các khu công nghiệp VSIP, Sóng thần,
và Việt Hương.
Khói và ngọn lửa bùng ra các cửa sổ của nhà máy ở Bình
Dương vào ngày 14 tháng năm 2014. Những công nhân biểu tình chống Trung Quốc đã
đốt hơn một chục nhà máy ở Bình Dương. AFP
Các công ty có vốn đầu tư của Hàn Quốc, Nhật Bản,
Singapore cũng bị vạ lây. Để tránh bị người biểu tình tấn công hầu hết đều treo
cờ của nước họ và có công ty còn ghi rõ “Chúng tôi không phải là Trung Quốc”.
Đây là một thái độ tự phát của công nhân bắt đầu từ 8 giờ
sáng ngày hôm qua liên tục tới giờ này. Số công nhân tham dự ước chừng từ 2 tới
3 chục ngàn người và cái quan trọng nhất là họ đập phá, đốt các xí nghiệp mà họ
nghi là của TQ tức là có viết chữ Tàu. TQ hay Đài Loan nó đều làm hết
Ông Huỳnh Kim Báu
Lúc 1 giờ sáng quân đội đã được điều động từ TP.HCM và Đồng
Nai đến Bình Dương. Xe bọc thép từ Sài gòn chạy vể Bình Dương cũng như tỏa ra tại
trước Lãnh sự quán Trung Quốc nhằm ngăn chặn bạo động nếu công nhân từ Bình
Dương kéo về thành phố.
Tất cả các tờ báo chính thống đều bị rút bài đăng vào
trưa ngày hôm qua xuống khiến tình hình Bình Dương lại càng trở nên mờ ảo hơn.
Người dân mất phương hướng và tin tức chủ yếu lan ra từ các trang mạng xã hội,
đặc biệt là Facebook. Hình ảnh video được tải lên liên tục cho thấy sự bạo động
đã đến mức cực kỳ nguy hiểm.
Ông Huỳnh Kim Báu do có doanh nghiệp ở Bình Dương nên
sáng hôm nay đã cho chúng tôi biết:
Đây là một thái độ tự phát của công nhân bắt đầu từ 8 giờ
sáng ngày hôm qua liên tục tới giờ này. Số công nhân tham dự ước chừng từ 2 tới
3 chục ngàn người và cái quan trọng nhất là họ đập phá, đốt các xí nghiệp mà họ
nghi là của Trung Quốc tức là có viết chữ Tàu. Trung Quốc hay Đài Loan nó đều
làm hết. Hồi hôm thì họ vẫn tiếp tục và giờ này cũng vậy tiếp tục đốt phá những
xí nghiệp lớn thiệt hại rất là lớn. Tình hình này công an hay quân đội có tăng
cường tới nhưng không làm được gì vì số lượng nó quá đông.
Có một số công nhân chặn đốt xe trên đường phố. (infonet)
Chúng tôi rất là sợ đây là âm mưu của Trung Quốc. Hiện tượng
nó rất giống như Ukraina mà Putin làm giai đoạn đầu. Tình hình rất là nguy hiểm
đã đến lúc mọi người phải đoàn kết lại và phải ngăn chận những hành động này.
Anh Nguyễn Đăng, một công nhân cho biết những điều anh
trông thấy:
Lúc 2 giờ rưỡi tôi chủ động đi ra khi nhận được tin hai
ngày nay các công nhân ở khu công nghiệp Bình Dương có nổ ra biểu tình và một số
nơi có bạo loạn. Khi nghe tin như thế tôi chủ động xách xe máy của công ty tôi
đi ra khu công nghiệp Mỹ Phước I tôi thấy tình hình có vẻ yên ắng. Tôi qua bên
khu VSing II thì thấy một nhóm khoảng 200 công nhân được dẫn đầu bởi một tốp 20
người cầm hai cái cờ đò sao vàng chạy ngoài đường và hò hét. Tôi vào các khu
N4, N8 thì theo quan sát của tôi thì tôi thấy các cuộc đình công chỉ xảy ra tại
những công ty Trung Quốc còn những công ty không phải của Trung Quốc thì công
nhân vẫn làm việc bình thường.
Chị Lê Thị An công nhân nữ của một công ty Trung Quốc kể
lại:
Nói chung là không phải công nhân biểu tình mà do một
nhóm quá khích nào đó không biết xuất phát từ đâu họ đe dọa công nhân nên họ
đình công không đi làm. Nhóm quá khích đó cũng khoảng vài chục người họ lượn
qua lượn lại rồi họ đập phá, lôi kéo một số công nhân nam nữa rồi bắt đầu gây
ra hỗn chiến tất cả các công ty Trung Quốc ở Bình Dương đều bị rồi ảnh hưởng
các công ty Hà Quốc, Anh, Nhật…
Những công nhân nữ họ nói họ không biết gì hết về vấn đề
tổ chức biểu tình, họ chỉ thấy rằng khi họ đang làm việc vào buồi sáng thì có
công an vào yêu cầu họ nghỉ việc, đình công đi… thế là toàn bộ công nhân công
ty đó ra về hết. Theo những công nhân này thì họ mặc sắc phục công an
Anh Nguyễn Đăng
Anh Đăng kể lại câu chuyện trong khi hoảng loạn những người
Trung Quốc trong ban giám đốc đã gây gỗ và hành hung lẫn nhau sau khi các vụ đập
phá xảy ra:
Việc đập phá thì chỉ là bức xúc nhất thời của công nhân
xuất phát từ lương bổng họ bức xúc nên luôn tiện họ đập phá thôi. Tôi quan sát
thấy trên tầng hai của một công ty thì có mấy ô cửa sổ bị đập vỡ tôi có hỏi thì
công nhân nói là có sự cãi nhau giữa chuyên gia Trung Quốc bất đồng quan điểm
nên đánh nhau và tự đập phá trên tầng hai.
Chị An kể lại tình hình trong công ty của chị, đáng chú ý
là chị ghi nhận thái độ thờ ơ của công an khi sự bạo động của đám đông đã lên tới
cao trào:
Tôi thấy chủ công nhân tất cả đều đi hết. Một số thành phần
vô hôi của lấy đồ. Thật sự chuyện này không phải do công nhân tại vì công nhân
chỉ bị nhóm quá khích đe dọa thôi. Em khẳng định là có một nhóm quá khích nhưng
không biết là thế lục nào thôi. Nói chung cảnh sát giao thông thì cũng đứng ở mấy
cung đường nhưng em đi đường em thấy nhiểu nhóm người quá khích đó chia thành
nhiều nhóm họ khua chiêng trống, la ùm trời tụ năm tụ ba không đội nón bảo hiểm
nhưng cũng không thấy công an hỏi hay bắt gì hết nên em rất ngạc nhiên
Anh Nguyễn Đăng cho biết một yếu tố quan trọng đó là công
an vào nhà máy khuyến khích công nhân đình công biểu tình, anh kể:
-Những công nhân nữ họ nói họ không biết gì hết về vấn đề
tổ chức biểu tình, họ chỉ thấy rằng khi họ đang làm việc vào buồi sáng thì có
công an vào yêu cầu họ nghỉ việc, đình công đi… thế là toàn bộ công nhân công
ty đó ra về hết. Theo những công nhân này thì họ mặc sắc phục công an.
Tôi nhìn thấy những công an chạy theo nhóm biểu tình bằng
xe máy thì họ có vẻ rất là hiền hòa, có vẻ nôn nóng và hơi thất vọng. Tôi có chụp
một tấm hình hai người công an đang núp sau gốc cây nhưng do máy cảu tôi quá cũ
nên hình không rõ.
Cho tới sáng ngày hôm nay 14 tháng 5 tình hình chẳng những
không dịu xuống mà còn tăng lên, chị Huỳnh Thị Em cho biết:
Công ty của em là công ty Trung Quốc bị đập phá bây giờ
đi hết ráo rồi chỉ còn bảo vệ thôi chứ không còn ai. Vừa giám đốc vừa chủ quản
đi mất từ hôm qua rồi. Nghe bảo vệ nói công ty bị đập phá vào lúc hai giờ chiều
hôm qua. Sáng nay đi làm thấy ngay Ngã tư 50 quá trời luôn, đốt cháy hết ráo, đốt
cháy xưởng của mấy công ty từ Ellen chạy xuống Ngã tư 50 xe đạp đều cháy hết.
Ông Huỳnh Kim Báu cho biết nguồn tin từ bạn của ông từ Đồng
Nai gọi vể:
Đồng Nai thì cũng bắt đầu. Hồi sáng này 27 ngàn công nhân
đã kéo đi biều tình hết, công nhân đập phá xí nghiệp nước ngoài nói chung cả Nhật
Bản cũng bị. Tất cả các ông chủ doanh nghiệp trốn hết, các doanh nghiệp có chữ
Tàu đã bị đục hết. Các nhà máy nghỉ làm ngưng hoạt động và đồng thời treo phía
trước cái bảng “Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam”, “Việt Nam muôn năm”. Tình
hình đang hừng hực nhưng là hành động tự phát.
Sau Bình Dương, Đồng Nai các cuộc biểu tình chống Trung
Quốc lan rộng đến Quỳnh Phụ, Thái Bình. Nhà máy giày da Sao Vàng có chủ là người
Trung Quốc đã tổ chức biều tình chống quân xâm lược. Hơn 5.000 ngàn công nhân của
nhà máy đã đình công và tuần hành trên đường phố nhưng không xảy ra một hành động
bạo lực nào.
Cùng lúc đó hơn 1.000 công nhân đang làm việc tại Dự án
Formosa cảng nước sâu Vũng Áng Hà Tỉnh đã tập trung trước cổng chính của
Formosa thuộc xã Kỳ Liên để phản đối Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét