Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2023

EM BÉ GÁI TRÊN ĐẠI LỘ KINH HOÀNG CỦA MÙA HÈ ĐỎ LỬA 1972

Thanh Phong

Em bé ngày xưa, nay là Trung Tá Kimberly M. Mitchell
Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ trên Đại Lộ Kinh Hoàng; em đang trườn người trên bụng mẹ tìm vú để bú nhưng mẹ đã chết từ bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân.

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: TIN TỨC VỀ NGÀY QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN 2015 TẠI NEW YORK


THÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ: NGÀY VẬN ĐỘNG NHÂN QUYỀN, TỰ DO DÂN CHỦ CHO VIỆT NAM TẠI NEW YORK, HOA Kỳ (11 THÁNG 12, 2015)
Nhân kỷ niệm 67 năm công bố bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 10 tháng 12, 1948,

BÁO CÁO TÌNH HÌNH BUÔN NGƯỜI NĂM 2013 VIỆT NAM - DANH SÁCH LOẠI 2

Đại Sứ Quán Hoa Kỳ Tại Hà Nội
Việt Nam là điểm xuất phát và, ở mức độ thấp hơn, là đích đến của nhiều nam giới, phụ nữ và trẻ em bị mua bán vì mục đích tình dục hoặc bị cưỡng ép lao động. Việt Nam là quốc gia có nhiều nam giới và phụ nữ di cư ra nước ngoài lao động thông qua con đường tự túc hoặc thông qua các công ty xuất khẩu lao động nhà nước, tư nhân và cổ phần. Nhiều nam giới và phụ nữ Việt Nam cũng di cư ra nước ngoài thông qua các công ty xuất khẩu lao động không chính thức, chủ yếu trong các ngành xây dựng, đánh bắt thuỷ sản, nông nghiệp, khai thác mỏ, khai thác gỗ và cơ khí chế tạo tại Đài Loan, Ma-lai-xi-a, Hàn Quốc, Lào, Các tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất, và Nhật Bản, và ở mức độ thấp hơn là tại Trung Quốc, Thái Lan, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Vương quốc Anh, Cộng hoà Séc, Đảo Síp, Pháp, Thuỵ Điển, Trinidad và Tobago, Costa Rica, Nga, Libya, Ả-rập Xê-út, Gioóc-đa-ni và một số quốc gia khác ở Trung Đông và Bắc Phi. 

TAU CHƯỞI - TRẦN VÀNG SAO

tau tức quá rồi
tau chịu không nổi
tau nghẹn cuống họng
tau lộn ruột lộn gan

TRẦN VÀNG SAO - TRÀO VÀNG SÂN

Trần Vàng Sao là một trong những trường hợp đặc biệt của văn nghệ Việt Nam hiện đại. Với giọng điệu đầy cá tính, một số tác phẩm của anh đã tạo lắm hiệu quả đáng nhớ: Bài thơ của một người yêu nước mình (1967), Người đàn ông bốn mươi ba tuổi nói về mình (1984), Buổi trưa giữa đường tôi ngồi núp mưa (1990) đem lại cho tác giả niềm vinh quang lẫn nỗi hệ luỵ. Bao năm nay, dưới mái nhà ở Vỹ Dạ, cố đô Huế, Trần Vàng Sao còn say sưa vẽ tranh bằng nhiều chất liệu.

TRẦN VÀNG SAO: LẠC LẦM HAY XUẨN ĐỘNG?

Trần Vàng Sao ra Băc chữa bệnh.Nào ngơ Trần Vàng Sao ra tới Bắc càng thât vọng hơn vì’’hâu phương xã hội chủ nghĩa’’ chỉ là một trại tập trung đầy đoa con người..Trần Vàng Sao thât vọng bao nhiêu chế độ Cộng Hòa thối nát thì ra chế độ xã hội chủ nghĩa Trần Vàng Sao tuyêt vọng bây nhiêu vì ít ra ở chế độ Công Hòa con ngươi còn có tí tự do còn chế độ xã hội chũ nghĩa thì mât hêt,mất trắng luôn

ÔNG LÊ HIẾU ĐẰNG TUYÊN BỐ BỎ ĐẢNG



                              TUYÊN BỐ
Tôi tên LÊ HIẾU ĐẰNG là ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VN, hơn 40 tuổi đảng. Nay tôi tuyên bố công khai ra khỏi đảng CSVN vì:

Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2023

TIẾN SỸ PHẠM CHÍ DŨNG: 'ĐẢNG CHỈ CÒN MANG BÓNG HÌNH CỦA CÁC NHÓM LỢI ÍCH'

Thụy My

TRẦN VÀNG SAO


Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính (sinh 1941), là một nhà thơ Việt Nam.
Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1941 (Tân Tỵ) ở Thừa Thiên - Huế. Năm 1961 ông thi đỗ tú tài rồi vào Đại học Huế, tham gia các phong trào đấu tranh của sinh viên cùng thế hệ với Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Quang Long, Ngô Kha. Từ 1965 đến 1970, ông lên chiến khu và công tác tại Ban Tuyên huấn Thành uỷ Huế, viết báo với các bút danh Nguyễn Thiết, Lê Văn Sắc, Trần Sao. Năm 1970 ông được đưa ra miền Bắc an dưỡng, chữa bệnh. Ở nơi đây, ông có viết nhật ký gồm những suy nghĩ của ông về cái gọi là “hậu phương xã hội chủ nghĩa” và sau đó bị tố cáo, đấu tố và cô lập [2] đến nỗi ông có cảm giác không còn được coi là con người mà đã thành “một con vật, một con chó, theo như Hồi ký "Tôi bị bắt (Nhớ lại những năm tháng tôi bị bắt rồi được thả ra và sống như tù)" sau này của ông.

TÔI BỊ BẮT - HỒI KÝ CỦA MỘT KẺ ĂN CƠM QUỐC GIA THỜ MA CỘNG SẢN - PHẦN 1

Trần Vàng Sao
Lời người sưu tầm
Tài liệu mà tôi gởi tới độc giả sau đây là một tập hồi ký, dày 134 trang A4 đánh máy vi tính chữ nhỏ xuất hiện dưới hình thức samizdat được photocopy (thứ văn chương chuyền tay khá phong phú ở Việt Nam sau những năm “đổi mới”) cách đây có hơn 10 năm [1]. Tác giả của nó là Trần Vàng Sao (tên thật là Nguyễn Đính), một người làm thơ ở miền Nam, nhưng vào những năm 60 của thế kỷ trước, đã cùng với nhiều bạn bè đồng lứa đứng lên chống lại chế độ chính trị của miền Nam lúc đó bằng cách “đi lên núi” để cuối cùng, sau khi thoát khỏi bom đạn Mỹ, anh đã vướng phải một tai họa cực kỳ tệ hại.Cuốn hồi ký này kể lại cái tai họa đó khi từ chiến khu, anh được đưa ra miền Bắc trị bệnh: ở nơi đây, sau một thời gian quan sát, anh đã ghi lại những suy nghĩ của mình về cái gọi là “hậu phương xã hội chủ nghĩa” đó bằng nhật ký và chính vì những suy nghĩ ghi thành chữ viết này anh bị các đồng chí của mình truy bức, nguyền rủa, phỉ nhổ, cô lập, đến chỗ như anh cho biết anh không còn được coi là con người mà đã thành “một con vật, một con chó”. Trong rừng, tôi đã nghe biết một số trường hợp những trang nhật ký bị tố cáo, nhưng chưa thấy có trường hợp nào sự tố cáo lại dẫn đến một cuộc hành hạ, trừng trị độc địa như trường hợp của Trần Vàng Sao.

TÔI BỊ BẮT - HỒI KÝ CỦA MỘT KẺ ĂN CƠM QUỐC GIA THỜ MA CỘNG SẢN - PHẦN 2

Trần Vàng Sao
- II –
Tôi nhớ rõ một hay ba ngày sau, khoảng 7 giờ sáng, bà Quy, bác sĩ chủ nhiệm khoa bảo tôi:
“Anh chuẩn bị sáng nay về Cục. Giấy tờ và thủ tục chúng tôi đã làm xong. Anh cứ đợi đây. Bao giờ tôi vào báo anh sẽ đi”.
Lát sau, bà ta quay trở lại đưa giấy tờ cho tôi:
“Xe đợi anh ngoài cổng”.
Tôi chào ông già Tuyến. Ông đưa trả tôi mấy cuốn sách, những cuốn bìa đỏ của Mao Trạch Đông bằng tiếng Pháp. Tôi nói:

TÔI BỊ BẮT - HỒI KÝ CỦA MỘT KẺ ĂN CƠM QUỐC GIA, THỜ MA CỘNG SẢN - PHẦN CUỐI

Trần Vàng Sao
 Trần Vàng Sao
Chương II
Ở K100 thị xã Phú Thọ
Về lại thị xã, khoảng một tháng sau, ngày 28.3.1973, tôi được chuyển lên K100 ở thị xã Phú Thọ.
Một buổi chiều, ăn cơm xong, ông Hà, Chủ tịch Hội đồng bệnh nhân, chận tôi ở cổng nói:
“Anh chuẩn bị đồ đạc sáng mai chuyển lên K100”.
Sáng hôm sau, tôi và khoảng 20 người nữa được chuyển lên K100. K100 là nơi dành cho những người bệnh và sức khỏe đã ổn định ở chờ đi học chính trị hay văn hóa, nghiệp vụ để vào lại chiến trường hay ra công tác A.

MỘT RỪNG ĐẠI NGÀN NHỮNG TRANG HỒI KÝ HAY, RẤT ĐÁNG ĐỌC

HỒI KÝ THÁNG BA GÃY SÚNG CỦA CAO XUÂN HUY


1     2    3

HỒI KÝ CỦA TRẦN ĐĨNH: ĐÈN CÙ

1       2       3       4       5       6       7       8

HỒI KÝ THÉP ĐEN CỦA ĐẶNG CHÍ BÌNH

1     2     3         5     6     7     8     9     10     11     12     13     14   

  15     16

10 NGÀY CUỐI CÙNG CỦA VIỆT NAM CỘNG HOÀ


1      2      3      4      5      6      7      8      9      10     11       12      CUỐI


1    2    3    4    5    6    7    8

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ

1     2      3           5      6      7      8       9
   10       11       12       13       14       15      16       17

HIỆN TƯỢNG THÁI BÁ TÂN


Mặc Lâm RFA - Mạng xã hội hôm nay không những nóng lên vì tin biển đã sạch, phi trường Tân Sơn Nhất ngập như sông, máy bay huấn luyện rơi giết phi công còn rất trẻ và đâu đó người này người khác lại bực dọc vì một nhà thơ mà họ yêu mến nay bỗng dưng tuyên bố những điều gián tiếp từ khước tất cả những gì mà ông từng viết và được ưa chuộng trước đây. Nhà thơ ấy là Thái Bá Tân, với cung cách “khẩu thơ” của những bài ngũ ngôn tuyệt vời.

THÁI BÁ TÂN, KHÔNG THỂ SỐNG TRONG IM LẶNG


Có thể nói, kể từ ngày lập quốc, chưa có chế độ xã hội nào thối nát, con người vô cảm như hiện nay. Sự vô cảm ấy, làm con người trở nên yếu đuối, và đê hèn. Cả ngàn người viết, hàng vạn người mang danh học hành, bằng cấp, nhưng khó tìm ra một nhà văn, một trí thức đích thực. Vâng! Một đất nước có hồn khí như vậy, chắc chắn đang bước tới hố sâu, và ngõ cụt. Từ đó có thể thấy, thịnh suy dẫn đến sự đổ nát, suy tàn của một triều đại là điều khó tránh khỏi. Đó cũng là qui luật tất yếu của lịch sử. Bởi, cái cũ chắc chắn sẽ được thay bằng cái mới phù hợp với sự phát triển văn hóa, khoa học cũng như khát vọng của con người. Tuy nhiên, để làm được điều đó, cần phải có nhiều yếu tố. Thơ văn và nhận thức tư tưởng thi sĩ nói riêng và của con người nói chung là một trong những ngòi dẫn, yếu tố quan trọng.

NHỮNG TÊN ĐỘC TÀI KHÁT MÁU NHẤT THẾ KỶ 20

ĐÂY, CHÂN DUNG NHỮNG TÊN ĐỘC TÀI KHÁT MÁU NHẤT THẾ KỶ 20
Enver Pasha (Thổ Nhĩ Kỳ)
Số người tử vong: 1,1-2,5 triệu
Năm cầm quyền: 5 (1913-1.918)
Tội phạm: diệt chủng người Armenia
Chế độ: Quân Sự
Nguyên nhân chết : thiệt mạng trong chiến đấu


CÔNG AN THÀNH HỒ 'CHÀO ĐÓN' NHÂN QUYỀN BẰNG... MẮM TÔM

Bùi Thị Minh Hằng - Nhiều ngày nay mình bận vô số công việc riêng nên chẳng còn thời giờ nào nữa. Vào đọc thông tin trên mạng biết các anh chị em có cuộc gặp mặt lúc 17 giờ chiều 8-12-2013 tại công viên 23-9 ngay trước cửa chợ Bến Thành. Nhân tiện trên đường đi công việc riêng mình định bụng chỉ ghé qua xem một nhà nước vừa được gia nhập Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc sẽ đón chào ngày Quốc tế Nhân quyền như thế nào.


CHUYỆN VỀ BÀ CÁT HANH LONG

Bà Cát Hanh Long và các con
Bà Cát Hanh Long tức bà Nguyễn Thị Năm, bị cách mạng vô sản quy là địa chủ cường hào gian ác, lôi ra xử bắn năm 1953. Hôm nay 13.3, tôi may mắn được đọc trên tờ báo An ninh thế giới số mới nhất (12.3) bài viết về bà Năm của nhà báo Xuân Ba bạn tôi. Chỉ mong sao cái chính quyền này biết cúi đầu thừa nhận những sai phạm tày trời của họ để chiêu tuyết cho những nạn nhân mà họ đã đày ải oan ức khốn cùng. Nhưng tôi (và có lẽ cả bạn tôi nữa) đều hiểu rằng điều ấy rất khó.
Giờ thì anh Xuân Ba mới lên tiếng chứ tôi và em gái tôi, cô Người Làng Trà đã viết về bà Năm từ năm 2007 cơ, trong lần đi tìm mộ người chú ruột hy sinh và được chôn cất tại đồn điền của bà Năm ở Đồng Bẩm, Thái Nguyên. Chính chú tôi là một trong hàng nghìn người được bà Năm cưu mang thời kháng chiến, vì vậy gia đình tôi rất biết ơn bà.

HỒI KÝ NHỮNG NĂM THÁNG LƯU ĐÀY TRONG NGỤC TÙ CỘNG SẢN CỦA DUYÊN ANH - KỲ 1


 1      2           4      5      6      7     8


GỌI LÀ THAY LỜI TỰA

Tôi không có ý định viết hồi ký về những năm tù đầy của tôi khi tôi trở lại đời sống bình thường. Con người sinh ra là để chịu đựng mọi hệ lụy. Từ đầu đường oan nghiệt, tôi khởi sự khóc và tôi sẽ gục ngã ở cuối đường oan nghiệt. Từ đấy, theo tôi, là những cái mộ u cao hơn, nhiều chông gai hơn những cái mộ u khác dốc dài sau đó. Vượt qua hay chẳng vượt qua thì rồi cũng chết. Có những cái chết thật vô tích sự và mục rả như có cây tàn tạ. Có những cái chết được phục sinh. Chinh ý nghĩa của sự sống đã phục sinh sự chết. Ý nghĩa ấy nảy mầm trong lòng những cái mộ u cao nhất của sầu đạo và mầm ấy chổi lên mặt đất, chổi lên mãi thành cây nhân sinh xum xuê lá cành xanh mướt, trĩu nặng trái chín vàng mộ bằng sự phấn đấu can đảm của con người vượt qua mộ u. Nhà tù nào cũng chỉ là một xã hội thu hẹp. Nó nhỏ bé nên nó sinh động vô cùng. Nó gần gũi nên nó lột trần muôn mặt. Nó đầy rẫy ti tiện bẩn thỉu. Nó cao thượng và nó thấp hèn. Nó phản phúc đáy tim và nó sắt son đầu lưỡi. Nó đố kỵ ban đêm và nó hòa hoãn ban ngày. Nó anh hùng trong bóng tối và nó khiếp nhược ngoài ánh sáng. Nó tạo dựng ngộ nhận, vu khống, chup mũ và hành hạ lẫn nhau, bởi quan điểm cũ kỷ, bởi lập trường sắt máu, bởi sự ngu xuẩn, bởi máu lãnh tụ và bởi cả một điếu thuốc lào, một cục đường hay một miếng thịt chia chẳng đồng đều! Nhà tù không dạy con người một bài học cao quý nào cả. Con người đã tự học ở sự tủi nhục, ở nơi cay đắng trong nhà tù. Để biết chịu đựng. Để biết coi thường tất cả. Để biết thương xót. 

NHỮNG KẺ ĂN CƠM QUỐC GIA THỜ MA CỘNG SẢN: TRƯỜNG HỢP LÝ CHÁNH TRUNG - PHẦN 2

Lý Chánh Trung, Tố Hữu, Lê Quang Vịnh, Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Đình Thi.
Nguyễn Văn Lục
Lý Chánh Trung và nhóm Liên Trường
Nhóm Liên Trường còn được gọi là nhóm Phục Hưng miền Nam. Rất có thể là do những người đứng ra khởi đầu như các ông Nguyễn Văn Lộc, Huỳnh Văn Đạo, Lý Quý Phát. Vả sau đó được sự hỗ trợ của các ông Phan Khắc Sửu, nhất là cụ Trần Văn Hương. Theo giáo sư Lưu Trung Khảo thì do gợi ý của tướng Mai Hữu Xuân với tướng Trần Văn Đôn như một điều chỉnh lại tình trạng lép vế của người miền Nam so với người Bắc.

NHỮNG KẺ ĂN CƠM QUỐC GIA THỜ MA CỘNG SẢN: TRƯỜNG HỢP LÝ CHÁNH TRUNG - PHẦN 1

 Lý Chánh Trung, Tố Hữu, Lê Quang Vịnh, Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Đình Thi.
Nguyễn Văn Lục
Trong một bài biên khảo nhan đề: 20 năm giới trí thức miền Nam, tôi đã có dịp đề cập đến trường hợp Lý Chánh Trung.. như một biểu tượng của trí thức thiên tả miền Nam trước 1975. Nhưng nay ông vào tuổi xế chiều mà thời gian còn lại cho ông không còn bao nhiêu nữa. Vinh danh và quyền lực của đảng cộng sản dành cho ông như chức tước cũng đã đến lúc trắng tay.

Thứ Năm, 2 tháng 3, 2023

CUỘC ĐIỀU TRẦN NHÂN QUYỀN 2015 CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA LIÊN BANG HOA KỲ


 Blogger Nguyễn Thu Trâm - 

Nhân kỷ niệm  67 năm ngày Quốc Tế Nhân Quyền và 5 năm ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam, vào ngày 10 tháng 12 năm 2015 vừa qua đước sự hổ trợ của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New York, Cộng Đồng Người Việt Liên Bang Hoa Kỳ và Canada đã tổ chức biểu tình tố cáo tội ác của nhà cầm quyền CSVN, lên án các hành vi vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo và khủng bố những tiếng nói đối lập, và hành hung những người yêu nước, những nhà hoạt động Dân Chủ, Nhân Quyền ở Quốc Nội.

HOA ĐÁ - THẠCH LAN

Thạch Lan (Lithops) là một chi thực vật mọng nước trong gia đìnhAizoaceae.

Các thành viên của chi này có nguồn gốc từ Nam Phi giống như những viên đá khi không nở. 

Tên có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại từ “lithos” có nghĩa là "đá", và "ops” có nghĩa là "khuôn mặt", đề cập đến sự xuất hiện giống như đá loài này.

Đây cũng là một cách ngụy trang của lithops tránh bị ăn thịt bằng cách ẩn mình giữa những hòn đá xung quanh nên thường được gọi là sỏi hoặc đá sống.