Nhân sĩ trí thức Việt Nam gồm 82 người vào ngày 19
tháng 7 vừa qua gửi cho chủ tịch Trương Tấn Sang bức thư ngỏ trước chuyến công
du Hoa Kỳ trong tuần này của ông.
Quan ngại Trung Quốc
Những người ký tên cho rằng họ là những người trĩu nặng ưu tư về vận nước trước những diễn tiến mới về thời cuộc trong nước và trên thế giới. Những diễn tiến đó khiến họ băn khoăn.
Nội dung bức thư ngỏ có ba điểm. Điểm thứ nhất nhắc
lại chuyến công du từ ngày 19 đến 21 tháng 6 vừa qua của chính ông Trương Tấn
Sang đi Trung Quốc. Trong chuyến đi đó, đã có những cam kết được đưa ra trong
Tuyên bố chung Việt Nam- Trung Quốc. Tuy nhiên thực tế cho thấy những cam kết
đó không được tôn trọng qua việc tàu thuyền ngư dân Việt Nam bị lực lượng Trung
Quốc rượt đuổi và hành hung ngay trên vùng biển lãnh hải của Việt Nam.Quan ngại Trung Quốc
Những người ký tên cho rằng họ là những người trĩu nặng ưu tư về vận nước trước những diễn tiến mới về thời cuộc trong nước và trên thế giới. Những diễn tiến đó khiến họ băn khoăn.
Những người ký tên trong thư ngỏ nhân chuyến công du của chủ tịch Trương Tấn sang đi Mỹ cho rằng ‘chừng nào lãnh đạo Việt Nam còn lướng vướng trong vòng kiềm tỏa của ’16 chữ’ và ‘4 tốt’ nhằm che đậy thủ đoạn của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, chừng ấy Việt Nam vẫn bị đẩy vào quỹ đạo Trung Quốc, đất nước sẽ vẫn còn trầm luân’.
Chừng nào lãnh đạo Việt Nam còn lướng vướng trong vòng kiềm tỏa của ’16 chữ’ và ‘4 tốt’ nhằm che đậy thủ đoạn của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, chừng ấy Việt Nam vẫn bị đẩy vào quỹ đạo Trung Quốc, đất nước sẽ vẫn còn trầm luân
xxxxxxxxx
Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Liên Minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa Bình Việt Nam, nguyên Phó chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, Đại biểu Hội đồng Nhân dân Tp HCM hai khóa 4 và 5, cho rằng chuyến đi Mỹ lần này của ông Trương Tấn Sang là cơ hội để ông có thể sửa lại những sai trái trong chuyến đi Trung Quốc vừa qua:
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 19 tháng 6 năm 2013. AFP PHOTO
Lần này hy vọng ông sẽ chuộc lại, sẽ sửa chữa. Tuy nhiên, theo tôi biết đi dự bên Trung Quốc có cả tập thể chỉ đạo ông ta ‘thế này, thế kia’ thành ra ‘khó’ cho ông.
Vấn đề nhân quyền
Điểm thứ hai trong bức thư ngỏ là bối cảnh khó khăn về kinh tế của Việt Nam khiến cho đời sống của nhiều người dân vô cùng khốn khó, hoạt động của doanh giới bị đình đốn. Việc tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương, TPP, được cho là một hướng ra quan trọng cho Việt Nam trong tình thế kinh tế yếu kém như thế.
Tuy nhiên, phía Hoa Kỳ có yêu cầu Việt Nam cần phải cải thiện tình trạng nhân quyền như là một điều kiện để đạt được mục tiêu đó.
Gần đây, chính quyền Việt Nam không những chưa thành tâm thực hiện những cam kết về nhân quyền theo các công ước ký kết với quốc tế mà lại còn có những biện pháp đàn áp mạnh tay hơn. Đây là một bức xúc của những người quan tâm về tình hình đất nước như phát biểu của bà Nguyễn Nguyên Bình, Hội viên Hội Nhà Văn Hà Nội và là con gái của thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh sau đây:
Chúng tôi cũng thấy rất bức xúc trước những hiện tượng vi phạm nhân quyền: bắt người trái pháp luật, rồi có những vụ xử án một là xử bỏ túi, hai là xử công khai mà không cho người dân vào xem; thế rồi lấy những lý do không chính đáng để bắt những người viết blog...
bà Nguyễn Nguyên Bình
Thực ra chúng tôi cũng thấy rất bức xúc trước những hiện tượng vi phạm nhân quyền: bắt người trái pháp luật, rồi có những vụ xử án một là xử bỏ túi, hai là xử công khai mà không cho người dân vào xem; thế rồi lấy những lý do không chính đáng để bắt những người viết blog; bắt xong rồi giam cầm họ mà nhiều việc bức xúc trong nhà tù khiến họ phải tuyệt thực… Tất cả những điều đó cho mọi người thấy là ‘vi phạm nhân quyền’.
Ông Nguyễn Xuân Ngữ, một cựu chiến binh tham gia ký tên trong bức thư ngỏ gửi chủ tịch Trương Tấn Sang nhân chuyến công du Hoa Kỳ lần này, nói rõ hơn về kỳ vọng của bản thân khi ông đặt bút ký tên vào bức thư ngỏ đó:
Nếu Việt Nam cải thiện nhân quyền tốt thì người dân Việt Nam ‘được ăn, được nói’, được phát biểu, được quyền hội họp. Nói chung là được làm những gì là quyền của con người, quyền sống của con người. Chúng tôi chỉ mong nhà nước cho chúng tôi sống đúng quyền sống của con người, chứ chúng tôi cũng chẳng đòi hỏi gì khác.
Thực tế tôi thấy Hiến Pháp, pháp luật qui định ra nhưng như trong những bài viết tôi đã đưa lên: đối với Quận 9 và thành phố Hồ Chí Minh được nhà nước ca ngợi’ đi đầu’ thế này thế kia, toàn điều tốt; nhưng họ đâu có áp dụng. Họ đưa lên mặt báo một chuyện, mà họ làm lại khác. Cụ thể hiện chúng tôi đang bị dồn vào khu gọi là ‘dồn dân để lấy đất’; tức nhà mất, đất mất, tài sản mất. Chúng tôi kêu ‘tàn hơi, hết sức’ cả chục năm nay mà chưa thấy nhà nước ngó ngàng gì đến. Thủ tướng, nhà nước cấp cao đưa xuống nhưng ‘phép vua thua lệ làng’ thôi.
Thời cơ
Ngoài cơ hội ‘chuộc lại lỗi lầm’ sau chuyến đi Trung Quốc của ông chủ tịch Trương Tấn Sang như lời của ông Lê Hiếu Đằng mà quí vị vừa nghe, bức thư ngỏ của 82 nhân sĩ trí thức, cựu chiến binh vừa ký tên gửi cho ông Trương Tấn Sang, thì trước hai thách thức về dã tâm bành trướng của Trung Quốc và tình hình nhân quyền tệ hại gây cản trở cho việc hợp tác kinh tế với phía Hoa Kỳ, chuyến đi lần này sang Mỹ là ‘thời cơ’ để ông chủ tịch nước thể hiện bản lĩnh của người gách vác trọng trách trước Tổ quốc và Nhân dân.
Ông Lê Hiếu Đằng nói về thời cơ mà ông chủ tịch nước có thể tận dụng nhằm đáp ứng lại mong mỏi của nhiều người:
Trước hai thách thức về dã tâm bành trướng của Trung Quốc và tình hình nhân quyền tệ hại gây cản trở cho việc hợp tác kinh tế với phía Hoa Kỳ, chuyến đi lần này sang Mỹ là ‘thời cơ’ để ông chủ tịch nước thể hiện bản lĩnh của người gách vác trọng trách trước Tổ quốc và Nhân dân
Chế độ toàn trị thường là tập thể (quyết); thế nhưng nếu vị chủ tịch có bản lĩnh có thể có tiếng nói của mình, chịu trách nhiệm về tiếng nói của mình. Thành ra chúng tôi hy vọng chủ tịch Trương Tấn Sang sẽ suy nghĩ, cân nhắc. Tất nhiên cũng không hy vọng gì nhiều nhưng mà mình tạo cho ông ta những suy nghĩ; để thấy một bộ phận nhân sĩ- trí thức trong nước suy nghĩ về chuyến đi của chủ tịch Trương Tấn Sang như thế nào và hy vọng của cả dân tộc về chuyến đi này.
Bà Nguyễn Nguyên Bình cụ thể hơn về thời cơ mà chủ tịch nước Trương Tấn Sang cần nắm bắt lúc này:
Cái mà quan tâm đến nhân quyền, quay về phía nhân dân vẫn là cần thiết và nên phải làm trước; chứ còn ký với ai hay có động thái gì cần phải theo dõi. Từ trước đến nay tôi vẫn suy nghĩ dù có quan hệ với ai, dù có ‘chạy bốn phương, tám hướng’ đi chăng nữa, cái mà quay về với nhân dân vẫn quan trọng nhất, dân chủ hóa xã hội vẫn quan trọng nhất để mà giữ gìn được độc lập, tự do, chủ quyền cho đất nước.
Từ trước đến nay tôi vẫn nghĩ thế và lúc nào tôi cũng mong như thế.
Bức thư ngỏ kết luận với trích dẫn cảnh báo của tiền nhân Nguyễn Trãi đưa ra cách đây hơn 500 năm ‘Thời! Thời! Thực không nên lỡ’. Những người ký tên trong bức thư ngỏ cho rằng ‘ông cha ta từng răn dạy, bỏ lỡ thời cơ là sự bỏ lỡ tệ hại nhất mà rồi cái giá mà dân tộc phải trả là không sao lường hết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét