Hồ Đinh - Ngày
30-12-1960, VC thành lập tại Hà Nội cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam,
dùng làm bình phong, để che đậy ý đồ xâm lược cưỡng chiếm VNCH bằng quân sự. Để
hoàn thành giấc mộng nhuộm đỏ toàn cõi VN bằng ý thức hệ Mác-Lê, Hồ Chí Minh và
đảng cộng sản, một mặt bắt các cán binh, bộ đội gốc Miền Nam, đã tập kết ra Bắc
năm 1954 phải hồi kết, qua đường mòn Trường Sơn. Số này sẽ kết hợp với các cán
binh nằm vùng năm xưa và một vài trí thức địa phương, đang bất mãn chính phủ
Ngô Đình Diệm, vì đa số thuộc thành phần địa chủ, thượng lưu có quốc tịch Pháp,
mà xí nghiệp, ruộng đất đang bị quốc hữu hóa, theo luật pháp của Quốc Gia VN. Tất
cả sẽ dấy lên một phong trào tranh đấu giả tạo, để lật đổ chính quyền hợp pháp
của Miền Nam, qua kế hoạch ba mặt giáp công là chính trị, binh vận và quân sự của
Miền Bắc, quyết tâm chiếm cho được nửa phần đất nước còn lại, từ bờ nam sông Bến
Hải (Quảng Trị), vào tới Mũi Cà Mâu.
Cuộc binh biến ngày 1-11-1963 với kết quả đưa VNCH vào tình trạng vô chính phủ và gây nên những xáo trộn chính trị triền miên, suốt những năm 1964-1967.
Cuộc binh biến ngày 1-11-1963 với kết quả đưa VNCH vào tình trạng vô chính phủ và gây nên những xáo trộn chính trị triền miên, suốt những năm 1964-1967.
Nắm bắt lấy thời
cơ, mà Hồ Chí Minh cho là đã chín mùi tại Miền Nam, nên đầu năm 1964, đảng ra lệnh
tập trung các cán bộ Y tế, Giáo dục, Văn hóa Thể dục Thể thao, Nhà văn, Nhà
báo, Nông nghiệp, Bưu điện, Tiếp vận... khắp đất Bắc, để học tập, huấn luyện,
lên đường vào Nam, tiếp tay với bọn ăn cơm Quốc gia thờ ma cộng sản, đang dấy
lên phong trào cướp chính quyền ở Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn và nhiều thành phố
khác. Đợt đó có 300 người bị tập trung tại Trường Huấn Luyện Đặc Biệt ở Phú Thọ,
mang tên là Đoàn K-33.
Ngày
22-12-1964 lớp học bế mạc. Tất cả các học viên đều lên đường vào Nam. Để che mắt
và lừa bịp công luận quốc tế, mọi người được trang bị như VC chính hiệu ở Miền
Nam, với quần áo bằng vải kaki Nam Định, mũ tai bèo may bằng vải rộng vành dép
râu Bình Trị Thiên, cổ quàng khăn rằn và ai cũng thuộc bài "Giải Phóng Miền
Nam" của Huỳnh Minh Siêng, tức Lưu Hữu Phước, lúc đó cũng đang có mặt tại
Cục R ở Nam phần.
Trong số
cán bộ trên, hiện còn nhiều người sống sót và được đảng thưởng công rất hậu như
Nguyễn Trung Hậu (Bí thư tỉnh ủy Thượng Hải),
Trần Ngọc
Trác (Chủ tịch tỉnh Thuận Hải),
Ngô Triều
Sơn (Q.Bí thư tỉnh ủy Bình Thuận),
Nguyễn Tường
Thuật (Chủ tịch tỉnh Phú Yên)...
Ngoài ra
còn có các nhạc sĩ, nhà văn
như Phan Huỳnh Điểu, Thuận Yến, Lê Anh
Xuân, Tô Nhuận
Vỹ, Dược sĩ
Nguyễn Kim Hùng, Tiến sĩ
Võ Quảng, Nguyễn Thới
Nhậm...
Nhưng lên
chức cao nhất, chỉ có Nguyễn Khoa Điềm, được vào Trung ương đảng VC khóa IX năm
2001, đứng hàng 15 trong Bộ chính trị và hàng thứ 5 trong Ban bí thư trung ương.
Qua bài
thơ "40 Năm Gặp Lại" đăng trong tờ Xuân Ất Dậu 2004 của VC. Bình Thuận,
Nguyễn Khoa Điềm đã viết :
"Những
người cùng đi trên chuyến tàu lửa ngày ấy
Qua khu bốn,
qua sông Xê Bang-Hiên, đường chín
nhìn thấy
đêm Noel trong một chớp sáng
Vâng,
chúng ta đã chia tay nhau ở Xê-Phôn
Tôi rẽ
theo vĩ tuyến.."
Lời thơ
đã xác nhận, từ cuối năm 1964, khi vào Nam, Nguyễn Khoa Điềm đã được chỉ định
hoạt động tại các tỉnh miền hỏa tuyến, thuộc Vùng I chiến thuật của VNCH, trong
đó có Thừa Thiên-Huế, là quê hương của đương sự, trước khi tập kết ra Bắc năm
1954.
Nhưng tại
sao, trong bài viết "Một cõi đi về" của Lê Đức Dục, đăng trong tờ Kiến
Thức Ngày Nay số 266 ngày 10-12-1997, xuất bản tại Thành Hồ, có kê khai danh
sách những hung thần VC, nằm vùng trong các trường Đại Học Huế từ 1963-1966 như
Trần Quang Long, Ngô Kha, Phan Duy Nhân, Lê Thanh Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường,
Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Lê Minh Trường, Trần Vàng Sao..., lại
không hề đề cập tới tên Nguyễn Khoa Điềm. Ngược lại trong bài viết của Nguyễn
Khoa Điềm, cũng chẳng hề nhắc tới Trần Vàng Sao và Tô Nhuận Vỹ ?
Trong lúc
đó, trên Mạng Lưới Dân Chủ, ngày 14-11-2005, có phổ biến bài viết liên quan tới
Vụ Án Tổng Cục 2 của Đinh Văn Toàn, phần mở đầu, tòa soạn có ghi chú về sự liên
hệ của ba nhân vật xứ Huế, cùng tập kết, hồi kết và vào nằm vùng trong Viện Đại
Học Huế. Đó là Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Đính và Tô Nhuận Vỹ.
Ngoài ra,
báo chí nào của VC khi nhắc tới những năm loạn lạc ở Huế từ 1965-1966, đều nhắc
tới Trần Vàng Sao, mà chú thích của Mạng Lưới Dân Chủ, nói là bí danh của Nguyễn
Đính, lại không hề nhắc tới hoạt động của Nguyễn Khoa Điềm, dù rằng hắn từ cuối
năm 1964 đã về hoạt động, trà trộn trong Đại Học Văn Khoa Huế. Lạ một chỗ là Điềm
cũng nín như hến, chẳng bao giờ tiết lộ một lời, về những ngày hoạt động của
mình tại Miền Nam từ 1964-1975.
Là người
trong cuộc, cùng là VC tập kết, hồi kết và hoạt động trong các trường tại Huế,
Thanh Thảo mượn cớ phê bình thơ của Nguyễn Khoa Điềm, để nói toạc móng heo về
chân tướng của tên xếp chúa ngụy quân tử nhưng nhỏ mọn (khi nói những điều cao
lớn, nhưng không bao giờ quên cúi nhìn những vật bé nhỏ), thâm độc, bất chấp thủ
đoạn để đạt tới ý muốn. Bởi vậy, vì hám danh, nên hắn đã dám bước khỏi giới hạn
của mình, qua các hành động như chỉ điểm khai báo đồng đội, khi bị bắt vào những
năm 1964-1966, lúc đang hoạt động, để đổi điều kiện chỉ bị giam ở Nhà Lao Thừa
Phủ, mà không bị giải ra Côn Đảo như đồng bọn.
Khi VC
làm chủ được thành phố Huế, vào những ngày đầu Tết Mậu Thân 1968, Nguyễn Khoa
Điềm được đồng bọn giải thoát và trở thành xếp chúa lúc đó, vì là một cán bộ
chính quy có đảng tịch, cho nên chắc chắn y đã ban lệnh hay đề nghị thảm sát đồng
bào bị kẹt lại trong thành phố, để trả thù "Ngụy quân-Ngụy Quyền".
Mấy năm
nay, nhờ theo phe cánh thân Trung Cộng tại Bắc Bộ Phủ như Đỗ Mười, Lê Đức Anh,
Trần Đình Hoàn, Nguyễn Văn An, nên Nguyễn Khoa Điềm được đồng bọn cất nhắc lên
rất mau và được giao cho giữ chức "Trưởng Ban Tư tưởng và Văn Hóa" với
trọng trách là phải tận diệt những kẻ dám chống lại đảng đang bán nước cho Tàu,
hay dám ngăn cản đảng cộng sản VN tiếp tục cầm quyền, để phát huy đạo đức và
trí tuệ Hồ Chí Minh, chẳng những trong quá khứ mà sau Đại Hội X càng phải tiến
nhanh, tiến mạnh lên xã nghĩa thiên đường.
Lâu nay
nhiều người thắc mắc về sự liên hệ giữa Nguyễn Khoa Điềm và Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Thậm chí không ít người quả quyết cả hai chỉ là một nhưng quan trọng nhất vẫn
là câu hỏi là tại sao Nguyễn Khoa Điềm chỉ là con của Hải Triều, lại không có
kiến thức về tư tưởng, kinh tế hay khả năng quản lý, còn tư cách cá nhân cũng
không có. Như vậy chắc phải có một động lực nào, đã đẩy Điềm tiến nhanh vào vị
trí vô cùng quan trọng, trong Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư Trung Ương Đảng VC?
Nhiều chục
năm về trước, Tố Hữu vì lợi danh, mà dám làm nhiều chuyện tàn ác kinh thiên động
địa, trong đó có Vụ Án Nhân Văn-Giai Phẩm, để bia miệng khinh chê nguyền rủa mỗi
lần có dịp nhắc tới. Nguyễn Khoa Điềm bây giờ cũng vậy, vì lợi ích cá nhân, chẳng
những chạy theo bọn thân Tàu để toa rập bán nước, mà còn thẳng tay đàn áp đồng
bào, bóp chẹt tất cả tự do của mọi người, bất chấp miệng đời và lưới trời nhân
quả.
"Bây
giờ mùa mưa đã qua
giọt nước
đầu hiên đặc quánh
bây giờ bạn
đã quay lưng
chén trà
một chân đóng cặn
Anh là kẻ
phải đánh trận sau cùng
kẻ được
xé vé cuối cùng trong rạp hát
sự may mắn
của anh dính dáng ít nhiều tới những rễ cây"
(thơ Nguyễn
Khoa Điềm)
Thơ là
người, thơ đã thay Điềm nói lên chân tướng của mình, nhất là lúc này dưới áp lực
của mọi phía, về cái gọi là "vụ án siêu nghiêm trọng T4", có liên hệ
tới 11 ủy viên Bộ Chính Trị, trong số này có Nguyễn Khoa Điềm, cần đưa ra xét xử
trước khi họp Đại Hội X. nhưng như lời thơ ở trên đã khẳng định "sự may mắn
của Anh, dính dáng ít nhiều tới rễ cây". Như vậy ai là kẻ chống lưng Điềm,
chắc chắn ngoài Lê Đức Anh, Đỗ Mười... còn có Trung Cộng nhúng tay vào chỉ dạy
đảng, cho nên ai dám bứng hắn ra khỏi quyền lực đang nắm khi VC vẫn còn làm tôi
tớ cho người Tàu?
Có lẽ vì
thấy không thể bưng bít được miệng người, nên sau Đại Hội Đảng X, bọn chóp bu
Hà Nội đã hất Điềm ra khỏi trung tâm quyền lực, để chờ giờ vắt chanh bỏ vỏ. Đó
cũng là nguyên lý của luật chơi giang hồ, có vay thì phải trả, đừng thấy thiên
hạ làm thinh mà ngở là có thể quịt được những nợ nần đã vay của thiên hạ từ trước.
Con làm
đao phủ thủ giêt nhân dân Huế, Cha Hải
Triều làm giặc (1908 - 1954)
1- CHÂN
TƯỚNG CỦA NGUYỄN KHOA ĐIỀM :
Nguyễn
Khoa Điềm là con Hải Triều Nguyễn Khoa Văn, cháu nội của Nguyễn Khoa Tùng và
Nguyễn Phúc Đồng Canh hay Công Nữ Đồng Canh mà báo chí thường gọi là Đạm Phương
Nữ Sử.
Đọc qua
gia thế của cha con Nguyễn Khoa Điềm, ai cũng thấy đó là một thế gia vọng tộc,
con vua cháu chúa thời Nhà Nguyễn, lừng danh tại kinh thành Huế. Tiếc thay, cả
cha lẫn con đều là quốc tặc, chạy theo Hồ Chí Minh và đảng cộng sản, phản lại
tiên tổ, bán nước cầu vinh, hãm hại đồng bào, chắc chắn sẽ lưu xú danh ngàn đời
trong những trang sử Việt.
Căn cứ
theo tài liệu của Nguyễn Khoa Diệu Biên và Nguyễn Cửu Thọ, xuất bản tại thành Hồ
năm 1995, nên biết được Đạm Phương sinh năm 1881 tại Huế và mất năm 1947 ở
Thanh Hóa. Vì từng làm nữ quan thời Nhà Nguyễn, phụ trách việc ghi chép và dạy
các công chúa cũng như cung nữ trong nội cung, nên người đương thời gọi bà là Nữ
Sử.
Đạm
Phương là con ruột của Hoàng tử 66 của Vua Minh Mạng, tên Nguyễn Phúc Miên Triện,
tước Hoằng Hóa Quận Vương. Bà Đạm Phương là chính thất của ông Nghè Nguyễn Khoa
Tùng, sinh được sáu con ruột là Nguyễn Khoa Diệu Nhơn, Nguyễn Khoa Diệu Duyên,
Nguyễn Khoa Tú, Nguyễn Khoa Văn (Hải Triều), Nguyễn Khoa Châu (Hải Châu) và
Nguyễn Khoa Diệu Vân. Ngoài ra Nguyễn Khoa Tùng còn có vợ hai tên Hồ Thị Lệ,
sinh được năm con tên Nguyễn Khoa Vỹ, Nguyễn Khoa Diệu Kỳ, Nguyễn Khoa Diệu
Dung, Nguyễn Khoa Tiếu và Nguyễn Khoa Diệu Cầu.
Như vậy
xét về gia phả, Hải Triều, Hải Châu cũng như Nguyễn Khoa Điềm sau này, đều là
tôn thất của Nhà Nguyễn, nhưng bọn chúng đã tán tận lương tâm, tin lời Hồ Chí
Minh và cộng sản, đã tận tuyệt dứt điểm nhà Nguyễn vào tháng 9-1945, khi bắt ép
vua Bảo Đại phải dâng ấn kiếm thoái vị.
Sau đó thực
dân Pháp theo chân quân Anh-Ấn vào tái chiếm lại thuộc địa VN\. Vì vậy năm
1947, Hải Triều phải đưa mẹ là Đạm Phương, chạy ra Quảng Bình rồi Thanh Hóa và
mất ở đó trong năm.
* HẢI
TRIỀU:
Hải Triều
tên thật là Nguyễn Khoa Văn, sinh ngày 1-10-1908 tại An Cựu (Thừa Thiên). Gia
nhập đảng Tân Việt (tiền thân của đảng cộng sản Đông Dương), vào năm 1927, được
đánh giá như là một lý thuyết gia của cộng sản. Năm 1931, Hải Triều bị bắt tại
Sài Gòn, tòa kêu án rất nặng nhưng không biết vì lý do gì, lại được thả vào
tháng 7-1932 tại Huế.
Bắt đầu từ
đó, Hải Triều công khai hoạt động cho cộng sản, dùng ngòi bút để tuyên truyền
chủ nghĩa Mác-Lê, cùng với quan điểm của đảng qua chiêu bài "nghệ thuật vi
nhân sinh". Nhiều tác phẩm được xuất bản như Chủ nghĩa Mác Xít Phổ Thông
(1935), Văn Sĩ và Xã Hội (1937), Duy Tâm Hay Duy Vật (1935)... Năm 1939, Hải
Triều, Hải Thanh và Phan Đăng Lựu, mua lại tờ Sông Hương của Phan Khôi, biến
thành cơ quan tuyên truyền của cộng sản tại Miền Trung nhưng cũng chỉ được vài
số, thì đình bản.
Tháng
8-1940, Hải Triều lại bị bắt và an trí tại Phong Điền (Thừa Thiên) và được thả
vào tháng 3-1945. Tháng 9-1945 cùng đồng bọn đến Hoàng Cung, bắt ép vua Bảo Đại
thoái vị, nhường ngôi, nên được Hồ Chí Minh thưởng công, cho làm Giám đốc Sở
tuyên truyền Trung phần. Từ năm 1947 ra Bắc và được phong chức Giám đốc Sở
tuyên truyền Liên Khu IV kiêm Ủy viên Ban Chấp hành Chi hội Văn Nghệ và chết
ngày 6-8-1954 tại Hà Lăng, Thanh Hóa. Sau tháng 5-1975, VC đã cho cải táng phần
mộ của Đạm Phương và Hải Triều từ Thanh Hóa, về chôn trong Khu Di Tích Phan Bội
Châu, tại Bến Ngự (Huế).
Nhắc tới
Hải Triều là phải nói những bài luận chiến đăng trên báo sặc mùi lý luận Mác
xít, duy vật, ảnh hưởng từ các triết gia thiên tả thời đó như Henri Barbusse,
Romain Rolland, Maxime Gorki... Tuy nhiên đảng chỉ xài Hải Triều lúc còn phôi
thai, vào những thập niên trước 1945, là thời điểm rất cần để tuyên truyền lôi
cuốn mọi người vào đảng. Điều này cũng dễ hiểu, vì sau tháng 9-1945, Hồ Chí
Minh và Đảng cộng Sản đã chiếm được chính quyền, nên quyền hành lớn phải được
giao cho những bộ hạ thân tín. Đó là lý do, Hải Triều chỉ được công tác tại
Thanh Hóa, còn những bài lý luận, được đánh giá thuộc loại dao to búa lớn nhưng
đâu có ma nào để ý tới như trước.
Nguyễn Khoa
Điềm là con của Hải Triều Nguyễn Khoa Văn, hiện nay là một trong những tên cán
bộ gộc theo Trung Cộng, nắm quyền sinh sát đồng bào và vận mệnh của cả Quốc Gia
Đân Tôc. Tuy là hai cha con nhưng Hải Triều thăng tiến một thời, nhờ cái lưỡi
không xương ngụy luận, để dụ dỗ tuyên truyền những người nông dân xóm biển,
theo chúng làm giặc. Trái lại Nguyễn Khoa Điềm vừa tàn bạo bất nhân, lại là một
kẻ xu phụ cấp trên nhưng không tha kẻ dưới, độc tài độc đoán, căm thù giai cấp
và trên hết là rất kiên trì tôn thờ chủ nghĩa Maoit. Cho nên việc Nguyễn Khoa
Điềm đã ra lệnh tàn sát đồng bào Huế vào Tết Mậu Thân (1968) để trả thù rửa hận,
vì bị Chính phủ VNCH bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ Huế hay chạy theo đuôi bọn
thân Trung Cộng, tại Bắc Bộ Phủ để tiến thân, xét cho cùng, thì cũng đâu có lạ
gì với một kẻ tán tận lương tâm, hại dân bán nước.
2- NGUYỄN
KHOA ĐIỀM, TỪ THẢM SÁT ĐỒNG BÀO HUẾ (1968), TỚI HÀNH ĐỘNG BÁN NƯỚC CHO TRUNG CỘNG:
Tỉnh Thừa
Thiên nằm giữa miền Trung VN, có diện tích 5054km2 và dân số tính đến năm 2000
là 1.045.134 người với các quận Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang,
Hương Thủy, Phú Lộc, A Lưới và Nam Đồng. Tỉnh lỵ là thành phố Huế hiện nay có
diện tích 380km2 với 209.043 người. Là cố đô của nhà Nguyễn (1802-1945), Huế
muôn đời vẫn đẹp và thơ mộng, mang nhiều sắc thái tiêu biểu cho dân tộc, nhân
chứng của một chặng đường lịch sử, văn hóa, kiến trúc VN.
Nghĩ về
Huế, dù là địa phương hay kẻ viễn khách, ai cũng đều ưa thích những công trình
kiến trúc lịch sử cung điện và lăng tẩm của các tiên vương nhà Nguyễn. Kinh
thành Huế do vua Gia Long cho khởi công xây cất từ năm 1805 mãi tới năm 1838 đời
vua Minh Mạng mới xong. Những gì còn lại của Huế hôm nay chỉ là một phần công
trình của cố đô trong đống gạch vụn do Việt Cộng và bọn Việt Gian VNCH tàn phá
vào Tết Mậu Thân 1968.
Ngoài ra
Huế còn nhiều nét tiêu biểu khác như Chùa Thiên Mụ, cầu Trường Tiền, Chợ Đông
Ba, với trường Quốc Học cổ kính nằm cạnh bờ sông với hàng phượng vỹ nở rộ mỗi độ
hè về, núi Ngự Bình trước tròn sau méo, sông An Cựu nắng đục mưa trong, hồ Tĩnh
Tâm sen nở ngút ngàn và Phú Văn Lâu trơ gan cùng tuế nguyệt. Nói tới Huế để nhớ
về những hình ảnh nổi bật dịu dàng của người dân đất thần kinh như mái tóc thề,
tà áo dài trắng, chiếc nón bài thơ, những giọng hò, câu hát\... tất cả là những
nét đẹp làm Huế miên viễn sống với sông núi thời gian.
Cuối cùng
nhớ Huế là nhớ đến công trình mở nước vĩ đại của các Chúa Nguyễn Hoàng, Sải
Vương, Hiền Vương, Phúc Chu, Phúc Trú... cho ta một giải giang sơn gấm vốc tới
tận mũi Cà Mâu no giàu để con cháu về sau một đời sung mãn\. Những đấng Tiên
Vương công đức và sự nghiệp ngất cao như núi trên, từ khi VC lên nắm quyền, đã
bị chúng hủy diệt, để dành công, dành tiếng và dành địa vị độc tôn yêu nước
trong dòng sử Việt.
Từ năm
1967, Hà Nội đã quyết định tổng tấn công VNCH vào những ngày hưu chiến Tết Mậu
Thân 1968. Trong số 44 tỉnh thị tại miền nam bị đột kích, thì Sài Gòn và Huế là
quan trọng và bị thiệt hại nhiều hơn cả. Trận chiến mở màn vào sáng mồng hai Tết,
nhằm ngày 31-1-1968, bằng hai cánh quân với nhiều tiểu đoàn chính qui Bắc Việt.
Cũng nói thêm là VC đã lợi dụng những xáo trộn tại Huế trong các năm 1965,1966,
xâm nhập hoạt động cũng như móc nối dụ dỗ một số học sinh, sinh viện tại địa
phương. Thật ra mặt trận quan trọng nhất của VC ở Huế là mặt trận chính trị, vì
vậy Hà Nội bất chấp máu xương của cán binh và thường dân vô tội, ra lịnh cho
đám tàn binh phải cố thủ trong Đại Nội, lúc đó thật bi thảm tuyệt vọng bởi các
vòng vây của quân lực Hoa Kỳ và VNC.
Phụ trách
công tác tổng khởi nghĩa, để lập chính quyền cách mạng ở Huế là Hoàng kim Loan
và Hoàng Lanh, đã vào nằm vùng từ lâu trong nhà một giám thị trường Quốc Học là
Nguyễn Đoá. Ngoài ra còn có Nguyễn trung Chính, Nguyễn Hữu Vân (giáo sư trường
Âm nhạc kịch nghệ), Phan Nam, Nguyễn Thiết. Ngày 14-2-1968 đài VC phát thanh tại
Hà Nội cho biết đã lập xong chính quyền cách mạng tại Huế do Lê văn Hảo làm chủ
tịch, còn Đào thị xuân Yến và Hoàng phương Thảo làm phó.
Ngoài ra
còn có cái Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình được Hà Nội nặn
ra ngày mồng ba Tết (1-2-1968) cũng do Lê văn Hảo, tiến sĩ giảng sư về nhân chủng
học tại Đại Học Huế và Sài Gòn làm chủ tịch liên minh. Theo Hảo vì trốn lính,
nên 1953 qua Pháp du học và tiêm nhiễm chủ nghĩa cộng sản của Trần văn Khê,
Nguyễn khắc Viện, nên vào các năm 1965, 1966 dù đang sống trong cảnh giàu sang,
chức trọng lại được trốn lính nhưng vẫn tán tận lương tâm, theo VC nằm vùng là
Hoàng phủ ngọc Tường và Tôn thất Dương Tiềm vào MTGPMN và ra bưng cuối tháng
12/1967.
Trong
Liên Minh Ma này còn có Hoàng phủ ngọc Tường, Thích Đôn Hậu, Nguyễn Đoá, Hoàng
phủ ngọc Phan, Nguyễn đắc Xuân... Tóm lại mặt trận được chỉ huy tổng quát bởi
Lê Minh, Trưởng ban an ninh khu ủy Trị Thiên, còn Tống hoàng Nguyên và Nguyễn
đình Bảy Khiêm thì lo về phần thủ tiêu, giết người vô tội tại Huế\. Theo Bảy
Khiêm, chính Y đã giết rất nhiều sĩ quan và cán bộ, công chức VNCH bị kẹt tại
Huế, cùng các giáo sư người Đức dạy tại Đại học Y Khoa, qua chỉ điểm của VC nằm
vùng và sau này Lê Minh lẫn Bùi Tín đều xác nhận Việt Cộng đã tận tuyệt tàn sát
vô nhân đạo đồng bào vô tội tại Huế vào Tết Mậu Thân 1968. Tóm lại không còn lời
nào để đủ viết về Huế đang quằn quại trong lửa máu, giống như những nhịp cầu
Tràng Tiền trên Hương Giang đớn đau gãy xập. Hỡi ôi sắt thép, gỗ đá còn biết rơi
nước mắt với Huế thê lương, trong khi đó lại có không ít người thản nhiên đứng
vỗ tay cười.
Những
hành động dã man nhắm vào dân lành tại Huế, làm nhớ tới Nga Sô tàn sát hơn 5000
hàng binh Ba Lan phần lớn là sĩ quan vào tháng 9-1939 tại rừng Katyn ở phía tây
thành phố Smolensk, chứng tỏ bản chất hiếu sát vốn tiềm tàng trong máu óc của cộng
sản, dù chúng là ai chăng nữa, tất cả đều giống nhau vì cùng chung một tổ, một
lò.
Trong trận
chiến Tết Mậu Thân 1968, Huế là thành phố bị thiệt hại nặng nhất về nhân mạng
cũng như vật chất vì bị VC chiếm đóng lâu dài nhất\. Riêng người Huế sở dĩ bị
tàn sát dã man, theo một số nhân chứng, do VC được chỉ điểm bởi một số nằm vùng
địa phương vì thù oán nhau mà trả thù, rồi lại được tự do đi lại trong thành phố
nên tự do hành động, nhất là trong khoảng từ mồng hai tới mồng bốn, tha hồ đi từng
nhà, lôi từng người ra bắn giết theo ý muốn, đúng với kỹ thuật bắt và thủ tiêu
theo KGB và Maoist.
Trong số
các hung thần can dự tới bữa tiệc máu tại Huế, dư luận trước sau vẫn nhắm vào
Lê văn Hảo, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngọc Phan và Nguyễn đắc Xuân. Năm 1966 khi
còn là một sinh viên, Nguyễn đắc Xuân từng tổ chức đoàn "Phật Tử Quyết Tử"
quậy nát Huế, sau đó trốn theo VC và trở lại cố đô vào Tết Mậu Thân, phụ trách
đội "Công tác thanh niên" và khuyến dụ các quân nhân VNCH bị kẹt, để
lập cái gọi là đoàn nghĩa binh...
Trái với
dự đoán của cộng sản, dân chúng Huế không hưởng ứng tổng khởi nghĩa, đã bỏ trốn
sang các khu vực có QLVNCH như Mang Cá, Trường Kiểu Mẫu, Tiểu Khu Thừa Thiên, Bến
Tàu, Phú Bài... Bắt đầu ngày mồng ba Tết, QLVNCH và Hoa Kỳ phản công, ngày
7-2-1968 VC giựt xập cầu Trường Tiền. Ngày 15-2 Quân Ủy cộng sản tại Hà Nội ban
lệnh cho VC tử thủ tại Huế, nhưng tình hình càng lúc càng bi đát cho VC nên Lê
Minh muốn rút quân. Ngày 23-2 VC bị đẩy ra khỏi Huế, lá cờ VNCH lại tung bay
trên kỳ đài ở Phú văn Lâu.
Nói chung
cộng sản tàn sát đồng bào Huế nhiều nhất là tại khu dân cư Gia Hội vì vùng này
bị VC chiếm lâu nhất từ ngày mùng 2 Tềt đến 22-2-1968 mới được Biệt Động Quân
giải tỏa, bởi vậy giặc và Việt gian mới có cơ hội giết nhiều đồng bào vô tô.i\.
Cho đến nay không ai biết chính xác số người bị VC tàn sát tại Huế là bao nhiêu
nhưng căn cứ vào thống kê số hài cốt tìm được trong một số hầm chôn tập thể sau
khi giặc bị đánh duổi khỏi thành phố, tại các địa điểm Trường Gia Hội, Chùa
Theravada, Bãi Dâu, Cồn Hến, Tiểu Chủng viện, Quận tả ngạn, Phía đông Huế, Lăng
Tự Đức, Đồng Khánh, Cầu An Ninh, Cửa Đông Ba, Trường An Ninh Hạ, Trường Vân
Chí, Chợ Thông, Chùa Từ Quang, Lăng Gia Long, Đồng Di, Vịnh Thái, Phù Lương,
Phú Xuân,Thượng Hòa, Thủy Thanh, Vĩnh Hưng và Khe Đá Mài... tổng cộng đếm được
2326 xác.
Về câu hỏi
tại sao VC tàn sát thường dân vô tội, đến nay Hà Nội vẫn tránh né, còn Võ
nguyên Giáp thì đểu giả hơn khi bị các ký giả ngoại quốc phỏng vấn sau Tết Mậu
Thân, đã trả lời là Bắc Việt không hề biết vì đó chuyện của MTGPMN và VNCH.
Theo các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, thì động cơ cộng sản tàn sát dân
chúng tại Huế, ngoài một lý do nhỏ là sự trả thù do hờn oán trước đây giữa cá
nhân và cá nhân, thì tàn sát theo kế hoạch phá hủy và làm rối loạn bộ máy cầm
quyền của VNCH, điều này đã được ghi lại trong một tài liệu của cán bộ VC, bị
SD1 Không kỵ Hoa Kỳ bắt được tại tỉnh Thừa Thiên ngày 12-6-1968. Tàn sát để khủng
bố và cảnh cáo đe dọa dân chúng đừng tòng quân chống cộng. Tàn sát tín đồ Thiên
Chúa Giáo để chia rẽ sự đoàn kết tại miền nam, tạo sự nghi kỵ giữa các tôn giáo
cho tới ngày VC cưỡng chiếm được miền Nam mới chấm dứt vì VC độc tài đảng trị,
cấm biểu tình xuống đường, nên bốn bên bốn phía bình đẳng chịu sống chung hòa
bình, nên gần như không thấy tự thiêu, tuyệt thực và ra báo chống đối, bêu xấu,
hạ nhục chính quyền như cơm bữa thời VNCH.
Chỉ vì dã
tâm xâm lăng cho được VNCH, mà Hà Nội trong cuộc chiến Mậu Thân đã giết hại
hàng chục ngàn người trên toàn quốc và chỉ riêng tại Huế lại chôn sống đồng
bào, vậy mà tới nay từ Hà Nội cho tới bọn cộng sản tại Huế vẫn coi như không hề
xảy ra một chuyện gì và cũng chẳng có ai nhận trách nhiệm, ngoài việc công khai
đổ hết nợ máu cho Lê văn Hảo, Hoàng phủ ngọc Tường, Hoàng phủ ngọc Phan, Nguyễn
Đoá, Nguyễn đắc Xuân.
Năm 1998,
ngày giỗ chung của gần 100.000 người VN chết trong cuộc chiến cũng là ngày VC
ăn mừng chiến thắng Mậu Thân, ca tụng bài thơ của Hồ viết chúc Tết đồng thời
cũng là mật hiệu cho cán binh tại miền nam mở cuộc tiệc máu. Chính Bộ Trưởng quốc
phòng Bắc Việt lúc đó là Võ nguyên Giáp soạn thảo kế hoạch, Phạm Hùng Ủy viên Bộ
Chính trị, chỉ đạo Trung Ương Cục Miên Nam chỉ huy trận tổng tấn công, vậy mà
cũng chính Võ nguyên Giáp đã trâng tráo dám nói láo với nhà báo Tây Phương vào
năm 1969 là hoàn toàn vô can, vô trách nhiệm.
Gần đây
Nguyễn Đính, tức Trần Vàng Sao, một thời nằm vùng trong Đại Học Huế, có viết
"Thơ của người yêu nước mình", trong đó có nhắc tới Nguyễn Khoa Điềm.
Thật ra ai cũng biết Điềm hồi kết về Nam, trong Đoàn K-33 vào cuối năm 1964, vì
là một cán bộ chính trị, nên Điềm được lệnh trà trộn vào trong Đại Học Văn Khoa
Huế, để móc bối, tuyên truyền, dụ dỗ các sinh viên nhẹ dạ, chạy theo VC.
Tuy vậy,
không lâu chân tướng Điềm bị lộ tẩy nên bị an ninh VNCH bắt và giam tại Nhà lao
Thừa Phủ-Huế cho tới Tết Mậu Thân, mới được đồng bọn giải thoát. Có một điều lạ,
là hầu hết những VC nằm vùng tại Huế như Ngô Kha, Phan Duy Nhân hay những sinh
viên theo VC tại Sài Gòn, khi bị bắt, đều bị giam cầm tại Côn Đảo, mặc dù họ chỉ
là những kẻ liên hệ hay cán bộ địa phương.
Trái lại
Nguyễn Khoa Điềm là đảng viên cộng sản, cán bộ chính qui nhưng tại sao chỉ bị
giam giữ ở Huế, mà không bị đưa ra Côn Đảo, Phú Quốc hay các trại giam tù phiến
Cộng ở Biên Hòa, Pleiku? Chính điểm này, khiến cho các nhà viết sử sau này, đã
khẳng định là Điềm đã khai báo với Chính quyền Quốc Gia, những bí mật có liên hệ
tới tổ chức. Vì vậy vào cuối năm 1966, coi như phong trào nổi loạn của VC nằm
vùng tại Huế Đà Nẵng, gần như bị phá vỡ hoàn toàn. Bọn đầu sỏ như Lê văn Hảo,
Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường... nhờ mật báo nên
nhanh chân, trốn vào núi.
Mặc khác,
tuy Điềm được sinh trưởng tại Huế nhưng từ năm 1947, cả gia đình đã di tản hết
ra Thanh Hóa và sống tại đó, nên đã bị đảng cộng sản nhồi sọ, tuyên truyền và dạy
dỗ từ tuổi nhỏ, đến lúc trưởng thành. Bởi vậy Điềm rất căm thù giai cấp, dù
mình và gia đình cũng xuất thân từ chốn cung đình, con quan cháu chúa, ăn trên
mặc sướng và làm cha thiên hạ. Do bản tính đã biến thành thú người, nên khi được
thả ra khỏi tù vào những ngày đầu Tết Mậu Thân, Điềm đã góp ý cùng đám hung thần
Xuân, Phan, Tường... cứ thẳng tay tàn sát hết bọn ngụy dân, ngụy quân, ngụy quyền,
đang bị kẹt tại Huế.
Sở dĩ đến
nay, chuyện kín của Nguyễn Khoa Điềm chưa bị phanh phui trước dư luận, tuy rằng
đã có kẻ thầm thì bàn tán. Chuyện này cũng dễ hiểu, vì Điềm vốn là tên sát nhân
giết người không gớm tay. Cái sự y dám rút súng bắn Nguyễn Đắc Xuân vào năm
1977, khi cả hai cùng công tác tại Ban Tuyên Huấn Thành Ủy Huế, khiến cho mọi
người, kể cả bạn thân như Tô Nhuận Vỹ hay Trần Vàng Sao, dù biết rõ chân tướng
của Điềm nhưng đâu dám tố cáo, vì sợ bị trả thù.
Hơn nữa,
từ lâu Nguyễn Khoa Điềm đã thuộc phe cánh của Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Trần đình
Hòan, Nguyễn Chí Vịnh... đều là những cán bộ then chốt trong Bộ Chính Trị. Từ
năm 2001 được cất nhắc vào Trung Ương Đảng, giữ chức Trưởng Ban Tư tưởng và văn
hóa, Điềm đã thẳng tay kiểm soát báo chí và mạng internet cả nước, độc tài độc
đảng và luôn luôn trung thành với tư tưởng Mao Trạch Đông, thù hận giai cấp và
sắt máu với đồng bào.
Như của một
nhân chứng còn sống
Cách đây
chừng 5, 6 số báo tôi đọc thấy 1 cậu trả lời của 1 độc giả khác trước đó về các
câu hỏi tại sao vụ Tết Mậu Thân Việt Cộng (VC) giết nhiều người ở Huế như thế
và giết bằng cách nào. Tôi nghĩ rằng 2 người đó là 1 và mục đích là làm lợi cho
sự tuyên truyền của Việt Cộng.
Với tư
cách là người chiến đấu trong cuộc từ đầu đến cuối tôi biết tường tận về việc
đó nay tôi xin viết lại cho rõ: Tôi là một đại đội trưởng thuộc tiểu đoàn 3,
trung đoàn 3, sư đoàn 1 Bộ binh. VC đã qua mặt được lực lượng Cảnh sát, An ninh
quân đội, phòng 2 của Sư đoàn 1 Tiểu khu các lực lượng diện địa để đưa trước 3
tiểu đoàn chính quy vào ếm trong thành nội Huế. Ðúng 3:30 sáng ngày 1 tháng 1
năm Mậu Thân, tức là 1/12/1968 thì bắt đầu nổ súng, ban đầu chúng chiếm trung
tâm cải huấn Thừa Thiên và kho lương thực của đồn quân cụ, lực lượng rằng phối
hợp với bọn nằm vùng đi từng nhà bắt quân dân cán chính của ta mà chúng đã theo
dõi từ trước, đồng thời hướng dẫn bọn chính quy (gồm 12 tiểu đoàn) từ ngoài vào.
Chúng bắt
tất cả 5800 người, giết tại nhà độ 100, đưa ra Bắc độ 100, còn lại bị giết tập
thể tại 4 địa điểm:
1) Khe Ðá
Mài thuộc quận Hương Thủy.
2) Bãi
Cát Xuân Ô Ðiên Ðại quận Phú Vang.
3) Sau
chuà áo vàng - quận 2 đường Chi Lăng.
4) Bãi
Dâu - quận 2 phía Bao Vinh.
Sau khi
quân ta đánh tấn VC ra khỏi Huế tôi bị thương điều trị tại quân y viện Nguyến
Tri Phương. Tình cờ gặp đoàn xe của Tiểu nhị Thừa Thiên đi đào xác hai hố tập
thể Xuân Ô Ðiên Ðại, tôi đi theo xem. Vùng đó tôi quá quen thuộc vì hơn 2 năm
qua đơn vị tôi bảo vệ an ninh cho vùng đó. Ðoàn xe đi theo tỉnh lộ rãi đá về hướng
Tây Bắc thành phố Huế. Ðến chợ Sam xe dừng lại vì chỉ còn cách xa 1 cây số,
chúng tôi đã ngửi trong gió biển mùi hôi thối Ðoàn người đi bộ tiến về bãi chôn
người cách 500m thì một cảnh tưởng hãi hùng xảy ra. Rõ ràng là 1 bức tranh của
Quỷ trong truyện Liêu Trai: Trên các giòng (lằn) của bãi cát là NHỮNG NGƯỜI ÐƯỢC
ÐỨNG BỞI 1 CỌC TRE HOẶC SẮT GỔ XUYÊN TỪ ÐÍT LÊN TỚI ÐẦU chừng 40 cụm , mỗi cụm
5 đến 10 người, phía dưới chân là NHỮNG NGƯỜI BỊ CHẶT NGANG CỔ, CÓ NGƯỜI BỊ CHẶT
CHÂN NGANG BỤNG. Phía dưới chân các giòng cát thì nước còn rịu rịu vì trời còn
mưa lay ray suốt cả tháng là những người BỊ CHÔN SỐNG, 2 TAY BỊ BUỘC CHẶT SAU
LƯNG RỒI CHÔN QUAY MẶT LẠI NHƯ ÐANG NÓI CHUYỆN VỚI NHAU, có người trên đầu có mủ,
có người có 1 tàn thuốc gắn vào nón. Tất cả đều tím đen hoặc rỉ nước vàng hôi
thối ghê gớm. Sau cùng là các hầm, hầm được lấp đi sả thừng lòi chân tay ra
ngoài, mỗi hầm có 4 đến 5 câm, xâm xuyên qua lòng bàn tay bằng dây kẽm gai và bị
đánh bằng vật cứng ở sau đầu, cũng có người bị tan nát mặt, tất cả đều bị rữa
thối rất khó nhận dạng.
Những người
được hưởng đặc ân thì được chết tại nhà, như Trung Sĩ Rốt Cảnh Sát, bọn chúng
vào bắt tại nhà, buộc dây dắt đi ngoài đường gọi người khác ra hàng: "Tôi
là Trung Sĩ Cảnh Sát Nguyến Văn Rốt đây, tôi nghe lời cách mạng kêu gọi ra hàng
nên đã được khoan hồng tha thứ, các anh em hãy ra hàng để được khoan hồng tha
thứ như tôi". Ðến gần sáng ấy đem về trước sân gọi vợ con ra xem và bắn 1
phát vào đầu. Hiện nay tiệm Bún "Mụ Rớt" rất ngon nổi tiếng ở đường
Chi Lăng Quận 3 Huế.
Còn thiếu
tá Cứ tỉnh đoàn trưởng xây dựng nông thôn Huế, đã núp kỹ trên máng xối VC vô lục
soát 2 giờ không ra, sau đó chúng dụ mụ vợ gọi Anh ra để nhận chức vụ cũ không
có gì thay đổi hết, bây giờ cách mạng thiếu người.
Bà vợ
kêu: "Anh ơi, xuống đi, cách mạng đang cần Anh hợp tác, không bắt chi mô đừng
sợ". Cứ ta bò xuống bắt quỳ giữa sân và bắn 1 phát vào đầu.
Bọn chỉ
điểm hồi đó tôi có biết mấy tên:
- Nguyến
Ðắc Xuân - Ðại học sư phạm văn khoa Huế
- Hoàng
Phủ Ngọc Phan - sinh viên
- Hoàng
Khiêu - Huấn luyện viên thể dục ở tại bang Washington
- Nguyến
thị Ðoan Trinh - sinh viên - Con ông Nguyến Ðóa dạy Pháp văn trường Bồ Ðề Huế
- Nguyến
Khắc Từ - huynh trưởng gia đình phật tử toàn quốc - sau đó vượt biên bị bắt chết
trong tù
Tôi viết
bài nầy thân tặng các bạn trẻ chưa từng chứng kiến hoặc các bạn già ở ngoài cuộc
hoặc ngoài Huế đang còn tin theo sự bóp méo của VC mà coi thường sự độc ác gian
manh của chúng. (Hồi ký của người lính già)
Hồ Đinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét