Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2024

B'KAN TRẬN CHIẾN KHÔNG CÂN SỨC: TRẬN ĐÁNH CUỐI CÙNG CỦA BIỆT KÍCH LÔI HỔ NGÔ VĂN TÀI

Liên Hội Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vừa được tin qua đài phát thanh Việt nam Úc Châu cho biết Biệt kích quân NGÔ VĂN TÀI thuộc chiến đoàn I Non Nước Đà Nẵng, sau hơn 34 năm lưu vong trên chính tổ quốc của mình, vừa đến San Jose California, USA, bình an. 

Xin Chúc mừng chiến hữu NGÔ VĂN TÀI đã thoát được bức màn thép của cộng sản và đã đến bến bờ tự do để đoàn tụ với gia đình. Kính mong Nha kỹ Thuật, Sở Liên Lạc và các niên trưởng thuộc lực lượng biệt kích hết lòng giúp đở cho chiến hữu NGÔ VĂN TÀI (Tức Biệt Kích Quân Nguyễn Văn Tần)

Xin trân trọng giới thiệu một bài viết của chiến hữu Ngô Văn Tài
B'KAN TRẬN CHIẾN KHÔNG CÂN SỨC
Tango NGÔ VĂN TÀI

Biệt Kích Tango Ngô Văn Tài, chiến đoàn 1 Lôi Hổ
tại Non Nước - Đà Nẵng trước 1975
KBC: Tác giả bài viết này là C/H Ngô Văn Tài, một nguời tỵ nạn Cộng sản chạy sang Cam Bốt tầm trú với Cao Uỷ Tỵ Nạn LHQ nhưng nay đã phải chạy sang Thái Lan lánh nạn một lần nữa để tránh sự trả thù vì anh đã can đảm vạch mặt chỉ tên điệp viên CSVN nằm vùng, giả dạng tỵ nạn là Nguyễn Công Cẩm. Ngô Văn Tài tên thật là Nguyễn Văn Tần, truớc tháng Tư 1975 là 1 quân nhân (thuộc Chiến đoàn 1 Xung kích.
Sau 30/4/1975 anh không chịu buông súng, bỏ vào rừng Đơn Dương cùng 1 số chiến hữu tiếp tục kháng chiến. Khi sa cơ, bị bắt giam ở trại Đại Bình chờ ngày bị đưa ra Toà anh vượt ngục lấy tên giả chờ ngày có cơ hội hoạt động lại. Khi tung tích bị lộ anh Tài kịp thời đào thoát sang Cam Bốt xin tỵ nạn chính trị. Xin giới thiệu với quý độc giả trang KBC và các chiến hữu những hồi ức tưởng niệm các đồng đội của anh đã hy sinh vì lý tuởng Tự do, Dân chủ.

 Thù nhà nợ nuớc trả chưa xong
Ngày tháng thoi đưa mãi nặng lòng
Uất hận quê nhà bao tiếng khóc
Căm thù giặc Cộng phải lưu vong

Cho chúng tôi trăm ngàn cây súng
Muôn lòng như một, mối thù chung
Quyết trở về một phen sống mái
Diệt loài Cộng phỉ, lũ tàn hung
(Kính dâng anh linh những chiến hữu đã nằm xuống trên núi rừng Đơn Dương)
Trong căn phòng cô tịch, sau khi đọc hết quyển “Những trận chiến không tên trong quân sử” mà nguời bạn mới quen tận tay trao tặng, tôi hai tay ôm chặt quyển sách vào long như ôm cả quê hương miền Nam thân yêu, tưởng như anh linh và hình bóng của các Tướng, Tá, Úy, Sĩ năm xưa cũng phảng phất quanh đây. Tôi miên man nghĩ đến những người đã vì Tự do, Dân chủ, Công bằng yên vui của quê huơng, đồng bào đã “Vị quốc vong thân” hay bị đày đọa trong ngục tù. Cộng sản từ Nam chí Bắc … những người đã tự xử để bảo toàn danh tiết, hoặc những người sau khi từ “địa ngục trần gian” trở về đã lại mưu tìm chiến hữu, lập kế hoạch phục quốc nhưng một lần nữa sa cơ, gánh chịu them bản án 12 năm tù khổ sai ở Z30A Đồng Nai … Và tôi không khỏi nhớ đến các chiến hữu thân yêu của tôi trong Tiểu đoàn Lê Lợi, Trung đoàn 8, Binh đoàn 2 Chí nguyện quân Đông Dương. Những dòng chữ này xin được thay cho nén hương tuởng nhớ đến anh linh các anh …
Họ là những sĩ quan, hạ sĩ quan QLVNCH đầu năm 1976 đã trốn khỏi nhà tù Don Bosco ở Phát Chi, Trạm Hành thuộc quận Đơn Dương , tỉnh Tuyên Đức để cùng với những trai tráng, người dân yêu nước ở làng Lạc Lâm, quận Đơn Dương đứng lên cầm súng vào rừng lập chiến khu chống lại sự chiếm đóng của Cộng sản Bắc Việt. Họ là những quân nhân thuộc đủ mọi binh chủng khác nhau, từ Trinh sát Tiểu khu An Xuyên, Thuỷ quân lục chiến, Nhảy dù, Biệt động quân, Chiến tranh chính trị, hay Bộ binh, Địa phương quân, Nghĩa quân … Họ đã đụng độ nhiều trận máu lửa với bộ đội Trung đoàn 22 VC (E 22) như trận M’rang, Dom, B’Kan, Đồi pháo binh, hồ Con ruà,La Boui và Sông Pha. Trong số những trận giao chiến với E 22 VC thì trận đánh B’Kan là đáng nhắc tới hơn cả, dù trận này không lớn, tổn thất nhân mạng hai bên không nhiều như các trận La Boui và hồ Con ruà, nhưng vì trận B’Kan biểu lộ hết sự dã man, vô nhân đạo, không lương tri của Việt Cộng khi chúng lùa thân nhân ruột thịt của những nguời chống lại chúng ra làm bia đỡ đạn, và sau đó những người chết không được chôn cất tử tế. B’Kan là một làng Thượng nhỏ cách quận lỵ Đơn Dương chừng 6 – 7 km, và cách quốc lộ 20 chừng 3 km, nằm sát chân núi Chabou, một nhánh của dãy Trường Sơn, phân giới của quận Đơn Dương, Đà Lạt và Sông Pha, Phan Rang. Cách làng B’Kan chừng 1 cây số có 1 hầm đá ăn sâu vào trong núi, nhìn bao quát từ bên ngoài thì chỉ là một số phiến đá lớn nhỏ nằm chồng chất ở chân núi, ẩn hiện trong đám cây cối không mấy rậm rạp, không ai ngờ đó lại là 1 căn hầm đá có thể chứa được khoảng 10 nguời. Đó cũng là nhờ công của anh em nguời Thượng khám phá ra, đưa chúng tôi vào ẩn núp và dùng nơi đây như một trạm liên lạc. Lối đi trong hang lên xuống ngoắt ngoéo, có chỗ hẹp phải ép sát bụng, hai tay bám vào đá lần dò từng buớc hoặc đi lom khom. Trong hầm có chỗ tối lờ mờ, càng vào sâu càng tối. Chỉ có một lối duy nhất từ ngoài cửa hầm lên hầm chính, rồi từ hầm chính mới có lối lên nóc hầm; trấn giữ được conđường này thì Việt cộng không thể nào tấn công được. Thoạt đầu chúng tôi phải dùng đến địa bàn và đèn pin đểdi chuyển, sau quen dần với khoảng cách và cảnh vật nên chúng tôi có thể sờ ven vào đá để di chuyển tương đối dễ dàng. Vào một buổi sáng sớm đầu tháng Năm 1977, chúng tôi bật dậy vì hàng loạt đạn nổ liên hồi trên nóc hầm, chỗ mà Sùng (bí danh Sony) đang canh gác.  soldier2  Ai cũng vội vã vơ vũ khí và nghe Sùng thông báo thì thào qua hơi thở “VC tấn công”. Chúng tôi vội leo lên khỏi hầm để vào vị trí chiến đấu, nhưng chưa ổn định xong thì bỗng có một tiếng nổ lớn kinh hoàng chưa bao giờ nghe ngay cửa hầm. Tôi vội vã bịt hai tai, máu huyết trong người nhộn nhạo làm muốn ói.
Miểng đạn và đá vỡ vụn bay rào rào, và nhiều tiếng nổ dồn dập liên tục, gây áp lực nặng nề làm chúng tôi dường như muốn bất tỉnh sau mỗi tiếng nổ (tôi đoán có lẽ là đạn B40 bắn vào). Sau một loạt tiếng nổ lớn là hàng tràng súng nhỏ bắn loạn xạ trong hầm. Lúc này thì anh em chúng tôi cũng đã cố gắng lần mò vào hết vị trí chiến đấu vì sợ nếu để VC lọt vào và tìm được lối leo lên quăng lựu đạn xuống hầm thì chúng tôi chết hết.
Khi chúng tôi đã lên được trên hầm thì trong của hầm chật hẹp, B40 mất tác dụng vì xạ thủ không thể nào chĩa sung bắn lên, bởi sức phụt hậu dội vào đá sẽ khiến xạ thủ bị thương hoặc có thể chết được. Sùng (Sony) lúc này không thấy xuống, có lẽ anh đã chết ngay loạt đạn đầu tiên trên nóc hầm! Lúc đó có nhiều tiếng vật cứng va chạm vào đá vang lên trong bóng tối, có lẽ là VC lần mò tìm đường! Chúng tôi quăng lựu đạn xuống cửa hầm, lửa nhá lên cùng tiếng nổ hoà lẫn những tiếng kêu thảm thiết của nguời bị thuơng, sau đó là im bặt. Yên lặng được vài phút hàng loạt đạn của VC bắn xối xả trong hầm. Chúng bắn liên tục hết đợt này đến đợt khác, có lẽ chúng bắn như vậy để lôi đồng đội chết hoặc bị thuơng ra. Chúng tôi chịu không thể nhoài nguời ra để ném lựu đạn theo vì sợ trúng đạn chúng đang bắn lien thanh như mưa rào. Hơn nữa số vũ khí của chúng tôi quá hạn chế (tổng cộng chỉ có mỗi nguời vài quả lựu đạn, cùng 3 khẩu M16 và 1 khầu Colt 45 do Sùng giữ. Khẩu M 16 của tôi Sùng xách lên nóc hầm canh gác, có lẽ đã bị VC tịch thu sau cái chết của anh).
Tiếp theo đó là 1 sự yên lặng khủng khiếp! Chúng tôi lắng tai nghe ngóng từng âm thanh, căng mắt cố quan sát kỹ cửa hầm và lối dẫn lên nóc hầm. Thật sự muốn phá được căn hầm này không phải chuyện dễ, chắc chắn VC phải dùng đến rất nhiều thuốc nổ và phải mất nhiều ngày, trong khi đó thì lối đi ngoắt ngoéo, trong hầm lúc nào cũng tối mờ mờ, có chỗ tối đen như mực nên VC không dám liều lĩnh tấn công nên chúng tôi chỉ có thể chết vì đói nếu bị vây hãm lâu ngày. Vì thế VC ngưng tấn công bắt đầu bắc loa kêu chúng tôi ra hàng với giọng điệu lừa phỉnh “để được hưởng khoan hồng, về doàn tụ với gia đình …”. Nhưng khi không thấy có động tĩnh gì, chúng bắt đầu buôn gnhững lời doạ dẫm kèm theo tiếng chửi ruả …
Chửi xong, bỗng lại có những tiếng nổ lớn ở nóc hầm kèm theo nhiều loạt súng nhỏ: VC tìm cách tấn công từ trên xuống! Kỳ (Kilo) rón rén lần theo đá đi lên lối dẫn lên nóc hầmđể ngăn chặn nếu VC tìm cách mò xuống. Anh ở cách chúng tôi không xa, ám hiệu nhận nhau vẫn là tiếng huýt sáo nho nhỏ. Lại có tiếng nổ lớn và hàng loạt AK kèm theo, Kỳ bén chĩa súng bắn vài loạt ngắn về phiá truớc cảnh cáo bọn VC đừng dại dột liều lĩnh tìm cách xuống. Có lẽ VC cũng biết điều ấy nên sau những loạt đạn lại có tiếng kêu đầu hàng từ nóc hầm vọng xuống, rồi lại hàng loạt lời lẽ thô tục được tuôn ra. Đến đây thì chúng tôi bắt đầu đấu võ mồm với bọn VC và lòng tự tin, can đảm tăng dần lên sau cuộc đấu võ mồm này.
Trời tối dần, Kỳ (Kilo) lần mò tìm chỗ gài lựu đạn đề phòng đêm khuya bọn chuột VC mò xuống, xong anh báo cho chúng tôi biết chỗ có lựu đạn gài. Tôi mò xuống căn hầm chính, chui xuống khe đá lấy đầy 3 bi đông nuớc và mang theo túi gạo lên hầm. Sau khi bàn bạc cho kế hoạch dự trù cho đêm nay, chúng tôi mỗi nguời tự đọc kinhcầu nguyện Thiên Chuá che chở ban cho bằng an và cũng không quên cầu cho linh hồn nguời bạn Sùng mà Chuá đã gọi về buổi sáng nay! Rồi trong yên lặng chúng tôi chia phiên nhau gác và lấy gạo ra ăn để lấy sức cầm cự!
Sang ngày thứ hai thì chúng tôi kinh hoàng lo lắng bởi vì không còn nghe những tiếng nổ của B40 hay AK , lựu đạn từ cửa hầm vọng vào nữa mà thay vào đó là tiếng của nguời than chúng tôi bên ngoài đang vọng vào kêu gọi chúng tôi hãy ra đầu hàng! VC bắt từng gia đình một nhoài người qua tảng đá nhìn xuống cửa hầm lên tiếng gọi nguời thân. Lúc đó tiếng nguời cô ruột của tôi vang lên , tiếng cô trong nuớc mắt gọi vọng từ ngoài vào cửa hầm. Lòng tôi quặn thắt đau đớn, tôi chụp khẩu súng M16 của Nghĩa (tự Negro) chĩa vào tảng đá ngay truớc mặt nằm ở duới bắn một loạt ngắn, mục đích là để khuyến cáo gia đình đừng vào, vì nhất định nếu gia đình thân nhân chúng tôi vì sức ép của VC mà vào trong hầm thì sẽ thật là một thảm họa kinh hoàng chưa từng có! Lúc ấy bỗng có tiếng nguời huyên náo ở ngoài phản đối VC dùng nguời thân của chúng tôi làm bia đỡ đạn cho chúng! Lại có tiếng thách thức VC “các anh vào mà bắt, các anh đã từng đánh thắng đến 2 đế quốc đầu sỏ, đã đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào thế mà bây giờ chỉ có vài thằng phản động mà các anh lại phải dùng đến nguời thân làm bia đỡ đạn à?”
Ngay sau đó là những tiếng gào khóc phản đối vì bọn VC đánh nguời, đẩy nguời vào chỗ chết!
Theo dõi diễn biến bên ngoài, chúng tôi thấy thuơng xót cho gia đình quá! Bất chấp hiểm nguy họ đã dung xác thân và miệng lưỡi cố kéo dài thời gian để cho nguời thân là chúng tôi được sống. Có lẽ trời đã quá trưa. Tiếng cãi cọ, tiếng kêu gọi chúng tôi ra đầu hang rời rạc và thưa thớt dần, sau đó lại là một sự yên lặng bao phủ. Chúng tôi tự hỏi “chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo nữa đây?” Chúng tôi như những con thú bị săn đuổi và nay bị vây ở buớc đường cùng. Tuy nhiên chúng tôi tự nhủ “không thể chết! chúng tôi phải sống và không còn con đường nào khác ngoài việc phải thoát khỏi căn hầm này trong đêm nay! Trong cái chết có cái sống, mặc dù sự sống rất mong manh nhưng chúng tôi không có quyền tự xử vì thân xác này là của trời đất, nhất là chúng tôi không đủ can đảm tự kết liễu đời mình vì long ai cũng vẫn khao khát sống, vẫn còn nhiều hy vọng dù phải nhận thực là hy vọng cũng rất mỏng manh!
Đã 2 ngày qua chúng tôi nguời nào cũng cầu nguyện xin Chuá ban cho bằng an và giờ đây, những giờ phút sắp tới chúng tôi nghĩ có thể là giờ phút cuối cùng của đời người, chúng tôi thầm thì dọn mình xin Chuá tha thứ cho tất cả những lỗi lầm đã phạm và cầu xin được ơn che chở! Rồi chúng tôi dõi mắt chăm chú nhìn xuống cửa hầm, tai vểnh lên nghe ngóng, Kỳ thì rón rén lần mò men theo những phiến đá đi gỡ những trái lựu đạn đã gài hôm qua. Trời lúc này có lẽ đã khuya lắm rồi, chúng tôi cùng nắm tay nhau như một lời khuyến khích cùng can đảm lên, cầu chúc cho nhau được bình yên. Kỳ (Kilo) xuống cửa hầm truớc , Nghĩa trao cho tôi khẩu M16 cùng mấy băng đạn và lấy lại khẩu Colt 45 (của Sùng). Tôi không nhận nhưng anh nhất định đẩy vào tay tôi. Nắm chặt súng, trong tư thế sẵn sàng yểm trợ cho Kỳ, tôi nghe tiếng rõ tiếng tim đập thình thịch trong lồng ngực mình,(thậm chí chúng tôi dường như có thể nghe được cả tiếng nuốt nuớc miếng của nhau)… Hơi thở dồn dập, trời không lạnh mà sao run run, tay lại uớt nhờn mồ hôi … Có tiếng huýt sáo khe khẽ ở cửa hầm vọng lên, chúng tôi từng buớc bám theo đá lần mò đi xuống cửa hầm … miệng khô khốc, hơi thở đứt quãng, dán nguời vào đá lần đi từng buớc cố gắng không để gây nên một tiếng động … Khi đã gặp nhau ở cửa hầm, chúng tôi yên lặng quan sát kỹ phiá trước mặt và hai bên ngoài cửa hầm … cố vận dụng mọi giác quan đến mức tối đa . Ở bên ngoài, cách không xa có nhiều đốm lửa được đốt lên theo hình cánh cung, cứ khoảng chừng 50, 60 m một đống lửa . Vì thế cả một vùng trời rực sang màu lửa đỏ trông rợn người … nhìn quanh không thấy bóng nguời nhưng chúng tôi đoán, huớng đối diện của hầm, trong khoảng tối đen ngòm đó có một toán VC đang phục kích chờ đợi bắt sống chúng tôi! Hít một hơi daì, đưa tay làm dấu thánh giá trên mình xong, thu hết can đảm, nép vào bên phải cửa hầm, chúng tôi lần lượt nối gót theo Kỳ chạy lom khom núp vào những phiến đá và các lùm cây với ý định mở đường máu chạy lên núi. Và ngay khi đó, hàng loạt AK xen kẽ M79 thi nhau nổ từ nhiều huớng đổ xuống chúng tôi! Dội nguợc trở lại, theo phản ứng tự nhiên, chúng tôi nhào về phiá không có đạn nổ, vượt qua một con lạch cạn rộng chừng 1 thuớc. Tôi trượt chân té  
 Cố SVSQ/ CTCT/Dalat- Đinh Chính Nghĩa
xuống con lạch, nghe tiếng đạn nổ như mưa, tiếng hô xung phong của VC, và lẻ loi có tiếng kêu Chuá ơi của Nghĩa (Negro)! Lúc đó có tiếng súng của Kỳ bắn từng loạt chặn buớc tiến công của VC, cùng tiếng anh hô “chạy đi, theo tao”. Tôi rút chốt trái lựu đạnh, định vung tay ném về huớng bọn VC thì một tiếng nổ lớn trên bờ, gần con lạch chỗ tôi bị té. Lấy hết sức bình sinh tôi ném quả lựu đạn về hướng VC, mắt chợt nhìn thấy Nghĩa đang nằm bất động cách con lạch chừng 2m. Tôi vọt lên khỏi lạch vừa chạy vừa bắn về đống lửa bên tay trái cách tôi không xa. Tôi chạy về huớng trước mặt vài chục mét rồi quẹo ngay sang trái vì sợ phục kích, ném thêm một trái lựu đạn nữa nguợc về phiá sau và băng mình vào các lùm cây thưa thớt lẫn trong màn đêm để thoát thân …...
Mấy ngày sau chúng tôi được tin Thiếu uý Đinh Chính Nghĩa đã tử thuơng thân thể không toàn vẹn. Ngoài những vết đạn lỗ chỗ trên người, đầu anh nát bét vì bị sức công phá của trái lựu đạn anh cầm trên tay khi gục ngã! Bọn CS địa phuơng bắt gia đình chị Sương nhận xác anh Nghĩa về chôn, Bất chấp chị phản đối rằng nếu đó là xác anh Sương thì phải có một cái bướu bằng quả ổi nằm ngay eo, bên hông trái phiá sau lưng, chúng vẫn khăng khăng bắt chị nhận đem chôn!
 ( Còn Tiếp )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét